Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

lsđ

270 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG (DÀNH CHO SINH VIÊN)
1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy ……làm nguyên tắc tổ chức cơ bản” (Văn kiện Đại hội XI của Đảng)
a. Phê bình và tự phê bình
b. Tập trung dân chủ
c. Đoàn kết thống nhất trong Đảng
d. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là:
a. Các cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
b. Những mặt hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng
c. Sự ra đời, phát triển và hoạt động lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ lịch sử
d. Các văn kiện của Đảng chuẩn bị được lưu hành

3. Là một ngành của khoa học lịch sử, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có các chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử, đồng thời còn có thêm các chức năng nổi bật khác là:
a. Chức năng nhận thức, điều tiết, chọn lọc và tìm kiếm
b. Chức năng nhận thức, giáo dục, dự báo và phê phán
c. Chức năng tuyên truyền, phổ cập, giáo huấn và phổ quát
d. Chức năng giáo dục, sàng lọc, tuyên truyền và tìm kiếm

4. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu khi nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là:
a. Khẳng định, chứng minh giá trị khoa học của những mục tiêu chiến lược và sách lược cách mạng mà Đảng đề ra trong cương lĩnh
b. Làm cho người học hiểu được quyền lực của Đảng, từ đó thêm trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng
c. Chọn lọc ra những sự kiện lịch sử nổi bật để tái hiện lại sự thành công trong quá trình lãnh đạo của Đảng
d. Tìm hiểu về lịch sử ra đời của đảng cộng sản trên thế giới

5. Trong phương pháp nghiên cứu, học tập môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải dựa trên phương pháp luận khoa học mác-xít, đồng thời phải nắm vững chủ nghĩa nào dưới đây để xem xét và nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực và đúng quy luật?
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
c. Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy vật biện chứng
d. Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy vật lịch sử

6. Tại sao khi nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam lại cần phải nhận thức và vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử?
a. Để thấy được sự ưu việt của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các đảng phái ở phương Tây
b. Để nhận thức tiến trình cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
c. Để hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp nông dân trong lãnh đạo cách mạng
d. Để hiểu vì sao cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đi theo con đường tư sản

7. Trong nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, khi xem xét, đối chiếu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát nhằm mục đích vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của sự vật thì đó là cách nghiên cứu dựa trên:
a. Phương pháp lịch sử
c. Phương pháp chọn lọc
c. Phương pháp làm việc nhóm
d. Phương pháp logic

8. Cần phải coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn lịch sử gắn với nghiên cứu lý luận trong nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam để:
a. Làm rõ kinh nghiệm, bài học, quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam
b. Làm hài lòng người dân trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng
c. Dễ dàng thống kê những thành tựu mà Đảng đạt được trong lãnh đạo cách mạng
d. Chứng tỏ sự linh hoạt trong các bước đề ra đường lối, chủ trương của Đảng

9. Việc tiến hành thảo luận, trao đổi các vấn đề do giảng viên đưa ra để có thể hiểu rõ hơn nội dung của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thì được gọi là:
a. Phương pháp làm việc khách quan
b. Phương pháp làm việc nhóm
c. Phương pháp làm việc chủ quan
d. Phương pháp làm việc biện chứng

10. Một trong những ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sinh viên là:
a. Tích cực cổ vũ, tham gia vào quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong Đảng
b. Giáo dục lý tưởng, truyền thống đấu tranh của Đảng, bồi đắp niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
c. Tin vào sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước tiến nhanh, mạnh, vững chắc theo con đường tư bản chủ nghĩa
d. Tham gia xây dựng cải cách, cải tổ Đảng theo mô hình của Đông Âu và Liên Xô nhằm làm cho Đảng thêm vững mạnh

11. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam kể từ khi Pháp xâm lược là gì?
a. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
b. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
c. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
d. Mâu thuẫn giữa nông dân, công nhân với địa chủ phong kiến

12. Ở Việt Nam, giai cấp mới nào đã ra đời dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp?
a. Tư sản
b. Nông dân
c. Công nhân
d. Tiểu tư sản

13. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858), xã hội Việt Nam có những giai cấp cơ bản nào?
a. Địa chủ phong kiến và nông dân
b. Địa chủ phong kiến và công nhân
c. Công nhân và nông dân
d. Nông dân và tri thức

14. Các phong trào yêu nước ở Việt Nam trước khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo có điểm chung là:
a. Không nhận được sự ủng hộ của người dân, đặc biệt là giai cấp công - nông
b. Không thông qua ý kiến của Quốc tế Cộng sản, đặc biệt Đảng Cộng sản Liên Xô
c. Không có đường lối rõ ràng dẫn đến thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp một cách nặng nề
d. Không có đủ tiềm lực tài chính và người đứng đầu lãnh đạo cách mạng

15. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì về văn hoá xã hội để cai trị nước ta?
a. Ngu dân
b. Bế quan toả cảng
c. Đốt sách chôn Nho
d. Chia để trị

16. Tầng lớp tư sản mại bản của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc có đặc điểm là:
a. Có sự tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực dân Pháp
b. Có tiềm lực kinh tế mạnh, là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội
c. Không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động trong các nhà máy, xí nghiệp
d. Chịu ba tầng áp bức, bóc lột: đế quốc, phong kiến và tư sản dân tộc

17. Vì sao tầng lớp tiểu tư sản lại không thể là lực lượng lãnh đạo cách mạng chống Pháp?
a. Vì địa vị kinh tế, chính trị của họ gắn chặt với Pháp
b. Vì lực lượng này hoàn toàn không có mâu thuẫn về quyền lợi với thực dân Pháp
c. Vì địa vị kinh tế của họ bấp bênh, thái độ hay dao động
d. Vì lực lượng này nhận được nhiều cảm tình của thực dân Pháp

18. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nhiệm vụ hàng đầu cần phải được giải quyết cấp thiết của cách mạng Việt Nam là:
a. Giải phóng dân tộc
b. Đấu tranh giai cấp
c. Canh tân đất nước
d. Chia lại ruộng đất

19. Sự kiện nào đã đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
a. Năm 1920, khi tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập
b. Năm 1925, khi cuộc bãi công ở nhà máy Ba Son diễn ra rầm rộ
c. Năm 1929, khi có sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
d. Năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

20. Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?
a. Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi (1917)
b. Sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920)
c. Vụ mưu sát viên toàn quyền Méc-Lanh của Phạm Hồng Thái (1924)
d. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925)

21. Phong trào đình công, bãi công của công nhân Việt Nam trong những năm 1926 - 1929 thuộc khuynh hướng nào?
a. Khuynh hướng phong kiến
b. Khuynh hướng dân chủ tư sản
c. Khuynh hướng vô sản
d. Khuynh hướng dân chủ

22. Ai là người đại diện cho chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp bạo động?
a. Bùi Quang Chiêu
b. Phan Châu Trinh
c. Phan Bội Châu
d. Nguyễn Ái Quốc

23. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - từ người yêu nước trở thành người cộng sản?
a. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
b. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin
c. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xây
d. Ra đi tìm đường cứu nước

24. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa có cơ quan ngôn luận là tờ báo nào?
a. Thanh niên
b. Cờ đỏ
c. Độc lập
d. Người cùng khổ

25. Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo vào năm:
a. 1919
b. 1920
c. 1921
d. 1922

26. Phong trào cách mạng Việt Nam vào cuối năm 1928, đầu năm 1929 đã hình thành làn sóng cách mạng nào dưới đây?
a. Cách mạng tư sản dân quyền
b. Cách mạng dân tộc, dân chủ
c. Cách mạng văn hoá
d. Cách mạng tư sản

27. Khẩu hiệu “Không thành công thì cũng thành nhân” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?
a. Ba Đình
b. Bãi Sậy
c. Yên Bái
d. Hương Khê

28. Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che giấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hoá văn minh”?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp
b. Đường Kách mệnh
c. Nhật ký trong tù
d. Con rồng tre

29. Hoạt động nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa là sự chuẩn bị về mặt tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
a. Mở các lớp huấn luyện chính trị nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam (từ năm 1925 -1927)
b. Chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (2/1930)
c. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)
d. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925)

30. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo nào?
a. Người cùng khổ
b. Lao động
c. Công nhân
d. Thanh niên

31. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
a. Bãi công của công nhân thợ nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn (1922)
b. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kỳ (1922)
c. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925)
d. Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định (1930)

32. Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
b. Đường Kách mệnh (1927)
c. Đông Dương (1924)
d. Nhật ký trong tù (1943)

33. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được thể hiện trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc là:
a. Cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội
b. Tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
c. Canh tân đất nước theo xu hướng của Minh Trị duy tân ở Nhật
d. Cách mạng xã hội chủ nghĩa để đi lên xã hội cộng sản

34. Chi bộ Cộng sản thành lập ở Bắc Kỳ tháng 3/1929 nhằm mục đích gì?
a. Củng cố ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
b. Xây dựng đội ngũ cán bộ cho cách mạng, chuẩn bị Đại hội Đảng
c. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
d. Chuẩn bị thành lập một đảng cộng sản thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

35. Tổ chức nào được Nguyễn Ái Quốc thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào tháng 6/1925?
a. Tâm tâm xã
b. Hội Việt Nam Cách mạng đồng minh
c. Hội Liên hiệp thuộc địa
d. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

36. Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam? 
a. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
b. Đông Dương Cộng sản Đảng
c. An Nam Cộng sản Đảng
d. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

37. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức tiền thân nào dưới đây?
a. Tân Việt Cách mạng Đảng
b. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
c. Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội
d. Tâm tâm xã

38. Ý nghĩa của phong trào Vô sản hoá do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động vào năm 1928 là:
a. Truyền bá tư tưởng vô sản, xây dựng, phát triển tổ chức của công nhân
b. Khuyến khích công nhân mít-tinh, biểu tình, đập phá máy móc, nhà xưởng
c. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong giai cấp nông dân
d. Giúp cho giai cấp nông dân nhận ra sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của mình

39. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929 đã khẳng định điều gì?
a. Cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển về chất, phù hợp với yêu cầu của lịch sử
b. Cách mạng Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng về đường lối lãnh đạo
c. Cách mạng Việt Nam đã đủ mạnh để đương đầu với thực dân Pháp
d. Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới

40. Trước tình hình các tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập, bài xích lẫn nhau đã dẫn đến một yêu cầu bức thiết cho cách mạng Việt Nam lúc đó là:
a. Giải tán các tổ chức cộng sản
b. Giảng hoà sự bài xích, biệt lập giữa các tổ chức cộng sản
c. Thống nhất các tổ chức cộng sản
d. Kiểm điểm nghiêm túc các tổ chức cộng sản

41. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng xác định “mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là ……và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.” Từ còn thiếu trong chỗ trống là:
a. Xã hội chủ nghĩa
b. Dân quyền cách mạng
c. Dân tộc dân chủ
d. Dân tộc dân chủ nhân dân

42. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 đã xác định giai cấp nào là lực lượng lãnh đạo cách mạng?
a. Giai cấp tư sản
b. Giai cấp công nhân
c. Giai cấp nông dân
d. Giai cấp địa chủ

43. Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”?
a. Hội nghị Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
b. Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam ra đời (1929)
c. Thành lập tổ chức Công hội đỏ Bắc Kỳ (1929)
d. Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản (1929)

44. Hai văn kiện nào dưới đây được coi như là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
a. Chánh cương vắn tắt và Lời kêu gọi của Đảng
b. Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Đảng
c. Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng
d. Sách lược vắn tắt và Chương trình tóm tắt của Đảng

45. Nội dung nào sau đây nằm trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
a. Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập
b. Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng
c. Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc
d. Giai cấp nông dân là lực lượng lãnh đạo cách mạng

46. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã vạch ra nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới là:
a. Giành lại ruộng đất cho nông dân từ tay giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa
b. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát-xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình
c. Đấu tranh chống lại nạn bóc lột sức lao động trẻ em ở các nước thuộc địa
d. Loại bỏ giai cấp tư sản ra khỏi lực lượng cách mạng

47. Trong Văn kiện “Chung quanh vấn đề chính sách mới” (10/1936), Đảng nêu quan điểm: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ với …… Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển…… Lý thuyết ấy có chỗ chưa xác đáng.” Từ còn thiếu trong các chỗ trống trên là:
a. Cách mạng điền địa
b. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
c. Cách mạng tư sản
d. Cách mạng vô sản

48. Điều kiện nào tạo ra khả năng đấu tranh công khai, hợp pháp cho phong trào cách mạng Đông Dương giai đoạn 1936 - 1939? 
a. Sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản và nguy cơ Chiến tranh Thế giới thứ nhất
b. Đảng Cộng sản Pháp giao quyền cai trị Việt Nam cho Nhật
c. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Đông Dương
d. Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, phe phát-xít lên cầm quyền ở Đông Dương

49. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được Đảng ta xác định trong thời kỳ 1936 - 1939 là:
a. Đánh đuổi quân đội Tưởng Giới Thạch và các phe phái phản động ở trong nước
b. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày
c. Chống phát-xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình
d. Đàm phán thông qua ngoại giao với thực dân Pháp để giành lại độc lập dân tộc

50. Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là:
a. Mít-tinh biểu tình
b. Đấu tranh nghị trường
c. Đấu tranh chính trị
d. Bãi khoá, bãi công

51. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng trong những năm 1936 - 1939 đã xác định kẻ thù nguy hại trước mắt của nhân dân Đông Dương là:
a. Chủ nghĩa phát-xít và phong kiến tay sai
b. Chủ nghĩa đế quốc và phong kiến
c. Phong kiến và tư sản mại bản
d. Phản động thuộc địa và bè lũ tay sai

52. Một trong những ý nghĩa của phong trào vận động dân chủ 1936 - 1939 là:
a. Thực dân Pháp phải chấp nhận tất cả những yêu sách dân chủ
b. Giúp cán bộ, đảng viên của Đảng được rèn luyện và trưởng thành
c. Thực dân Pháp rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
d. Đưa các cán bộ của Đảng gia nhập vào Nghị trường Pháp

53. Tháng 3/1938, Đảng quyết định thành lập tổ chức nào để tập hợp rộng rãi lực lượng đông đảo nhân dân chống phát-xít và tay sai phản động?
a. Mặt trận Liên Việt
b. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương
c. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương
d. Mặt trận Dân chủ Đông Dương

54. Đâu được coi là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
a. Phong trào cách mạng 1930 - 1931
b. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939
c. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945
d. Cao trào kháng Nhật cứu nước

55. Từ việc theo dõi diễn biến của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai và căn cứ vào tình hình trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ trung tâm cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945 là:
a. Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
b. Giành lại ruộng đất cho dân cày nghèo
c. Phá kho thóc Nhật để cứu đói
d. Thành lập Mặt trận Việt Minh

56. Trong giai đoạn 1939 - 1945, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được Đảng ta đưa lên hàng đầu là gì?
a. Đòi quyền dân chủ
b. Giải phóng dân tộc
c. Đánh đổ phong kiến
d. Đánh đổ tư sản

57. Khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai bùng nổ, Đảng đã tiến hành hoạt động gì để thích ứng với tình hình mới?
a. Tuyên bố tự giải tán, chỉ để lại một bộ phận rất nhỏ hoạt động ngầm ở các thành phố
b. Hợp tác với quân đội Pháp để đảo chính Nhật
c. Rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn
d. Tăng cường các hoạt động chống phát-xít ở các thành phố lớn

58. Khi chiến tranh Thế giới Thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?
a. Kinh tế thời chiến
b. Kinh tế thuộc địa thời chiến
c. Kinh tế chỉ huy
d. Kinh tế hàng hoá

59. Chính sách nào của Nhật - Pháp đã gây ra nạn đói lớn ở Việt Nam cuối năm 1944 - đầu năm 1945?
a. Xuất khẩu các nguyên liệu chiến lược sang Nhật Bản
b. Bắt người dân nhổ lúa, trồng đay lấy nguyên liệu phục vụ chiến tranh
c. Đầu tư vào những ngành công nghiệp phục vụ quân sự
d. Kiểm soát toàn bộ hệ thống đường sá

60. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống về nhận định của Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 5/1941: “Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng ……”
a. Tư sản dân quyền
b. Dân chủ tư sản
c. Xã hội chủ nghĩa
d. Dân tộc giải phóng

61. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vào năm nào?
a. 1930
b. 1935
c. 1941
d. 1945

62. Tại Hội Nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương thành lập mặt trận nào?
a. Mặt trận Liên Việt
b. Mặt trận Đồng Minh
c. Mặt trận Việt Minh
d. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

63. Để làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945, chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã đề ra chủ trương nào dưới đây?
a. Phát động tổng khởi nghĩa
b. Phát động khởi nghĩa từng phần
c. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước
d. Phát động phong trào kháng chiến kiến quốc

64. Điểm mới của Hội nghị lần thứ VIII (5/1941) so với Hội nghị lần thứ VI (11/1939) của ban Chấp hành Trung ương Đảng là:
a. Mở rộng hình thức tập hợp lực lượng và thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương
b. Đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc
c. Đặt ra vấn đề giải phóng dân tộc trong từng nước Đông Dương
d. Chú trọng đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc

65. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời vào thời gian nào?
a. 15/10/1930
b. 30/12/1940
c. 22/12/1944
d. 27/11/1954

66. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì (1940) và binh biến Đô Lương (1941) đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
a. Khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh du kích
b. Thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền
c. Đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao
d. Tiến hành tổng khởi nghĩa trước, có thể bỏ qua khởi nghĩa từng phần

67. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào sau đây?
a. Khởi nghĩa Yên Bái (1930)
b. Khởi nghĩa Nam Kì (1940)
c. Khởi nghĩa Yên Bái (1927)
d. Binh biến Đô Lương (1941)

68. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4/1945) đã xác định nhiệm vụ quan trọng, cần kíp của cách mạng Việt Nam là:
a. Nhiệm vụ quân sự
b. Nhiệm vụ văn hoá
c. Nhiệm vụ kinh tế
d. Nhiệm vụ ngoại giao

69. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (3/1945) đã xác định kẻ thù cụ thể trước mắt, duy nhất của nhân dân Đông Dương là:
a. Quân Nhật
b. Quân Pháp
c. Quân Đức
d. Quân Tưởng

70. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát-xít Nhật” được nêu trong:
a. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (3/1945)
b. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (3/1945)
c. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945)
d. Đại hội Quốc dân Tân Trào (8/1945)

71. Sự kiện nào dưới đây đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho nhân dân ta giành lại độc lập vào tháng 8/1945?
a. Sự thất bại của phe phát-xít tại chiến trường châu Mỹ
b. Sự thất bại của Hồng quân Liên Xô tại mặt trận Xô-Đức
c. Sự nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Tây Âu
d. Sự đầu hàng vô điều kiện của phát-xít Nhật

72. Ở Châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh vô điều kiện vào năm nào?
a. 1940
b. 1942
c. 1945
d. 1950

73. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 được Đảng ta đưa ra trong:
a. Hội nghị mở rộng của Ban thường vụ Trung ương Đảng (9/1945)
b. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945)
c. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4/1945)
d. Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)

74. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 14 đến 15/8/1945) đã xác định nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là:
a. Riêng lẻ, từng phần
b. Chia từng giai đoạn nhỏ
c. Tận dụng thời cơ mỗi giai đoạn
d. Tập trung, thống nhất và kịp thời

75. Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào (16/8/1945) của Đảng đã quyết định những vấn đề gì?
a. Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, quyết định đặt tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
b. Thành lập mặt trận Việt Minh để chuẩn bị lực lượng vũ trang cho Tổng khởi nghĩa
c. Quyết định phương châm chiến lược cho Tổng khởi nghĩa là “táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”
d. Bầu ra các chức vụ trong Đảng sau khi Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi

76. Đảng đã xác định thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?
a. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương
b. Từ sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương đến trước khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh
c. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
d. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương

77. Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã quyết định thành lập tổ chức nào?
a. Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam
b. Mặt trận Việt Minh
c. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc
d. Mặt trận Nhân dân Đông Dương

78. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tổ chức nào đã thực hiện nhiệm vụ của một Chính phủ lâm thời?
a. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc
b. Đảng Cộng sản Đông Dương
c. Ủy ban dân tộc Giải phóng Việt Nam
d. Mặt trận Việt Minh

79. Cách mạng giành chính quyền ở Hà Nội trong Cách mạng Tháng Tám nổ ra vào thời gian nào?
a. 18/8/1945
b. 19/8/1945
c. 23/8/1945
d. 25/8/1945

80. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là:
a. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh báo chí
b. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh ngoại giao
c. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
d. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh nghị trường

81. Theo giáo trình môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố nào được xem là nhân tố chủ yếu, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
a. Liên minh công - nông
b. Bối cảnh quốc tế thuận lợi
c. Sự lãnh đạo của Đảng
d. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất

82. Trong các bài học kinh nghiệm được rút ra từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bài học nào có ý nghĩa hàng đầu trong đường lối cách mạng của Đảng?
a. Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
b. Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, chọn đúng kẻ thù của cách mạng
c. Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông
d. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến

83. Tính chất của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là:
a. Cuộc cách mạng giải phóng giai cấp
b. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
c. Cuộc cách mạng tư sản
d. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

84. Về ý nghĩa lịch sử, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra cho cách mạng Việt Nam kỷ nguyên mới, đó là:
a. Tiến nhanh trên con đường xã hội chủ nghĩa
b. Độc lập và tự do
c. Giàu mạnh và phát triển
d. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

85. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã gặp khó khăn gì trong lĩnh vực đối ngoại?
a. Chưa có quốc gia nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý về mặt nhà nước của Việt Nam
b. Mối quan hệ giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trở nên xấu đi
c. Các nước tư bản bao vây, cấm vận nước ta
d. Các nước trong khối ASEAN cắt viện trợ về vũ khí và lương thực cho nước ta

86. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kẻ thù nguy hiểm nhất của nước ta là:
a. Quân đội Tưởng Giới Thạch
b. Thực dân Anh
c. Thực dân Pháp
d. Phát-xít Nhật

87. Đâu là âm mưu của quân đội Tưởng Giới Thạch và lực lượng tay sai khi kéo quân vào miền Bắc Việt Nam dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật?
a. Diệt Cộng, cầm Hồ
b. Dùng Việt Nam làm bàn đạp để thực hiện xâm lược Campuchia
c. Giúp đỡ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam
d. Ngăn chặn quân Anh tiến ra miền Bắc

88. Tình hình tài chính của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám có đặc điểm nổi bật là:
a. Bị quân đội Trung Hoa Dân Quốc thao túng
b. Ngân khố nhà nước trống rỗng
c. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật
d. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng

89. Tình hình kinh tế của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám có đặc điểm là:
a. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp, thủ công nghiệp kém phát triển
b. Nông nghiệp phát triển, công nghiệp, thủ công nghiệp kém phát triển
c. Công nghiệp đình đốn, nông nghiệp bị hoang hóa
d. Nền kinh tế với cơ cấu ngành công - nông nghiệp đang phát triển

90. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập năm 1945 là nhà nước …… đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ còn thiếu trong chỗ trống là:
a. Công nông
b. Phong kiến
c. Tư sản
d. Cộng sản

91. Ý nào dưới đây không phải là biện pháp giải quyết nạn đói do Chính phủ đề ra?
a. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác
b. Thu mua lương thực từ nước ngoài
c. Thực hiện chính sách giảm tô 25%
d. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất

92. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà làm gì để khẳng định quyền về kinh tế - tài chính?
a. Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam
b. Tịch thu gia sản của đế quốc, Việt gian
c. Kêu gọi đóng góp từ quần chúng nhân dân
d. Thu thuế nông nghiệp theo biểu thuế thời Pháp thuộc

93. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Một dân tộc dốt là một dân tộc ……Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ.” (Trích phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945)
a. Đói
b. Kém
c. Yếu
d. Hèn

94. Để diệt giặc dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thông qua việc thành lập tổ chức nào dưới đây?
a. Bộ Quốc gia Giáo dục
b. Hiệp hội Giáo dục Ngoài công lập Việt Nam
c. Tổ chức tình nguyện vì giáo dục
d. Nha Bình dân học vụ

95. Nha Bình dân học vụ được thành lập vào năm nào?
a. 1945
b. 1955
c. 1965
d. 1975

96. Điền vào chỗ trống từ còn thiếu để hoàn thành câu nói sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không được hưởng ……thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.” (Trích Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng ngày 17/10/1945)
a. Hạnh phúc, công bằng
b. Cơm ăn, áo mặc
c. Hạnh phúc, tự do
d. Ruộng đất, ấm no

97. Tính đến cuối năm 1946, nước ta có khoảng bao nhiêu người biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ?
a. Hơn 1 triệu người
b. Hơn 1,5 triệu người
c. Hơn 2 triệu người
d. Hơn 2,5 triệu người

98. Hoạt động nào dưới đây được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, góp phần tích cực xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
a. Chống giặc dốt, xoá nạn mù chữ
b. Trồng cây gây rừng
c. Khai hoang làm kinh tế mới
d. Cải cách ruộng đất

99. Sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng và Chính phủ lâm thời đã phát động toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa mới nhằm:
a. Phát triển đất nước theo văn minh phương Tây
b. Hội nhập văn hoá quốc tế
c. Nâng cao tinh thần chống giặc trong tầng lớp thanh niên
d. Đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ

100. Để khẳng định địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đảng đã chủ trương tổ chức hoạt động nào dưới đây?
a. Bầu cử toàn quốc để bầu ra Quốc hội và Chính phủ chính thức
b. Xây dựng các trụ sở làm việc trong khu vực tản cư
c. Đổi tên Đảng ta thành Liên Việt Cách mạng Đảng
d. Đổi tên nước ta thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro