thechat
CHƯƠNG 1
NHHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GDTC
1. MỐT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1Văn hóa thể chất (thể dục thể thao)
Hiện tượng văn hóa thể chất có từ lâu đời, nhưng trên thế giới thuật ngữ này mới
được sử dụng từ cuối thế kỷ 19. Để hiểu rõ văn hóa thể chất, trước hết cần phải hiểu
được khái niệm: văn hóa và để hiểu sâu hơn khái niệm văn hóa, cần làm rõ khái niệm
tự nhiên.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã nảy sinh một loại hoạt động đặc
biệt tác động và cải tạo phần tự nhiên ngay trong con người, hoạt động đó được gọi
là văn hóa thể chất.
Như vậy, văn hóa thể chất (TDTT) được hiểu là sự luyện tập cơ thể, cải tạo cơ thể
bằng sự vận động tích cực của cơ bắp. Đối tượng của TDTT là điều khiển quá trình
phát triển thể chất của con người. Để phân tích sâu hơn, khái niệm thể dục thể thao
có 3 cách tiếp cận:
-Thể dục thể thao là một loại hoạt động.
-Thể dục thể thao là tổng hợp các giá trị về vật chất và tinh thần được sáng
tạo trong xã hội.
-Thể dục thể thao là kết quả của hoạt động
Văn hóa thể chất là bộ phận của nền văn hóa chung của nhân loại, là tổng thể các
giá trị vật chất và tinh thần của xã hội , được sáng tạo nên và sử dụng hợp lý nhằm
hoàn thiện thể chất cho con người.
1.2 Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện hình thái, chức năng cơ
thể con người. Đặc điểm nổi bật của giáo dục thể chất là quá trình hình thành kỹ
năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực. Tổng hợp quá trình đó xác
định khả năng thích nghi thể lực của con người.
Giáo dục thể chất được chia làm hai mặt riêng biệt dạy học động tác và giáo dục các
tố chất thể lực
-Dạy học động tác là nội dụng cơ bản của quá trình giáo dưỡng thể chất.
Đó chính là quá trình tiếp thu có hệ thống, nhưng cách thức điều khiển động tác vốn
kĩ năng kĩ xảo cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn .
-Bản chất của thành phần thứ hai trong giáo dục thể chất là tự tác động
hợp lí tới sự phát triển tố chất thể lực bảo đảm phát triển năng lực vận động. Trong
hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng ấy của giáo dục thể chất được gắn liền với trí
dục, đạo đức, mỹ thuật và giáo dục lao động
Bên cạnh thuật ngữ giáo dục thể chất người ta thường dùng thuật ngữ chuẩn bị thể
lực.
+ Chuẩn bị thể lực chung là một quá trình giáo dục thể chất không chuyên
môn hóa (hoặc chuyên môn hóa ít). Nội dung của quá trình này là nhằm tạo nên
những tiền đề chung, rộng rãi để đạt kết quả trong các loại hoạt động khác nhau.
+ Chuẩn bị thể lực chuyên môn là một quá trình giáo dục thể chất được chuyên môn
hóa đối với các đặc điểm của một hoạt động nào đó (về nghề nghiệp, thể thao …)
được lựa chọn làm đối tượng chuyên sâu.
Vì vậy, kết quả của việc chuẩn bị thể lực chung được biểu thị bằng thuật ngữ trình
độ chuẩn bị thể lực chung, còn kết quả của việc chuẩn bị thể lực chuyên môn là trình
độ chuẩn bị thể lực chuyên môn. Như vậy, toàn bộ nhóm thuật ngữ này nhấn mạnh
vai trò thực dụng của giáo dục thể chất.
1.3 Phát triển thể chất
1.3.1 Khái niệm: Phát triển thể chất là quá trình hình thành và biến đổi hình thái
chức năng cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân.
Là một thực thể sinh vật -xã hội nên sự phát triển thể chất của con người chịu sự chi
phối của các quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội. Đó là quy luật về tính di
truyền và tính khả biến; quy luật về mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của cơ
thể; quy luật về sự thống nhất giữa môi trường và cơ thể; quy luật phát triển tuần tự
theo lứa tuổi và quy luật về thời kỳ phát triển nhạy cảm …
1.3.2 Quá trình phát triển thể chất đồng thời là qúa trình tự nhiên và quá trình xã hội
1.3.2.1Quá trình tự nhiên
Các qui luật tự nhiên sinh học
+ Quy luật về tính di truyền và tính khả biến;
+ Quy luật về mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của cơ thể;
+ Quy luật về sự thống nhất giữa môi trường và cơ thể;
+ Quy luật phát triển tuần tự theo lứa tuổi;
+ Quy luật phát triển theo giới tính ;
+ Quy luật về thời kỳ phát triển nhạy cảm
1.3.2.2 Quá trình xã hội
- Yếu tố bẩm sinh và di truyền là những tiền đề cho sự phát triển thể chất.
Điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, môi trường … là những nhân tố ảnh hưởng tới
sự phát triển thể chất một cách tự phát.
- Giáo dục đặc biệt là giáo dục thể chất đóng vai trò quyết định nhịp độ, xu hướng và
trình độ phát triển thể chất.
Vậy giáo dục thể chất là quá trình được thực hiện có tổ chức, có kế hoạch điều khiển
sự phát triển thể chất theo một mục đích định trước. Đó là quá trình tự giác sử dụng
những phương pháp khoa học tổng hợp, hợp lí để điều khiển phát triển hình thái và
chức năng cơ thể mà bẩm sinh di truyền không có được.
1.4Thể thao
Xét về mặt lịch sử, khái niệm thể thao ra đời muộn hơn khái niệm giáo dục thể chất
(thể dục).
Hiểu Thể thao theo 2 nghĩa:
- Nghĩa hẹp: TT là hoạt động đơn thuần thi đấu- hoạt động được hình thành trong
qúa trình phát triển lịch sử, chủ yếu trong lĩnh vực TDTT dưới dạng các cuộc thi,
nhằm trực tiếp biểu lộ những thành tích cao để so sánh, đánh giá những khả năng
nhất định của con người.
Nghĩa rộng: TT bao gồm các hoạt động thi đấu, chuẩn bị đặc biệt cho thi đấu cùng
những quan hệ chuẩn mực và những thành tựu nảy sinh trên cơ sở các hoạt động
đó gộp chung lại.
TT được phân thành:
+ TT quần chúng
+ TT nâng cao (TT thành tích cao)
Thể thao là một bộ phận của nền văn hoá xã hội (văn hoá thể chất), là một hệ
thống các mối quan hệ xã hội, được đặc trưng bởi hoạt động thể lực có cường độ lớn
nhằm chuẩn bị và tham gia thi đâùu với mục đích dành thành tích cao, vươn đêùn
những giới hạn về thể chất & tinh thần của con người.
Về vấn đề quan hệ giữa giáo dục thể chất và thể thao, cần lưu ý rằng thể thao không
những đưa đến hiệu quả về giáo dục thể chất mà còn là một hiện tượng xã hội đa
dạng có ý nghĩa độc lập về tính văn hóa chung, tính sư phạm, thẩm mỹ, về uy tín và
các mặt khác nữa. Ngoài ra, trong thể thao có một số môn không phải là phương tiện
hoặc chỉ có quan hệ gián tiếp đến giáo dục thể chất (đánh cờ, mô hình máy bay, thả
diều …).
1.5 Hoàn thiện thể chất
Hoàn thiện thể chất là tổng hợp các quan niệm có tính chất lịch sử về mức đôï sức
khỏe và trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện nhằm đáp ứng một cách hợp lý các nhu
cầu của hoạt động lao động, xã hội, chiến đấu và kéo dài tuổi thọ, sức sáng tạo của
con người.
Tính chất lịch sử cụ thể của sự hoàn thiện thể chất thể hiện ở chỗ các đặc điểm quan
trọng của nó luôn luôn bị các nhu cầu và điều kiện sống xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử
cụ thể chi phối. Do đó, các đặc điểm ấy thay đổi theo sự phát triển của xã hội.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1Ý nghĩa của môn học
-Trang bị cho cán bộ thể dục thể thao môït hệ thống những tri thức cơ sở về
chuyên môn và nghiệp vụ.
-Hình thành các quan điểm và niềm tin rất cơ bản về nghề nghiệp thể dục
thể thao.
-Lý luận thể dục thể thao dường như nối liền các môn lý luận chung trong
chương trình học tập với các môn chuyên sâu. Việc các nhà chuyên môn thể dục thể
thao có thể tiến xa, vươn tới đỉnh cao môn chuyên sâu của mình hay không, phần lớn
phụ thuộc vào mức độ tiếp thu một cách sâu rộng các lý luận cơ bản và các lý thuyết
chung.
-Hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đối với cán bộ TDTT..
2.2 Đối tượng nghiên cứu của Lý luận và phương pháp thể dục thể thao
Mỗi lĩnh vực tri thức với tư cách là một bộ môn khoa học cụ thể vốn sẵn có
đối tượng nghiên cứu cụ thể của mình : chủ thể và khách thể nghiên cứu. Nó phân
biệt với các môn khoa học khác bởi các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Những
tri thức tích lũy được trong quá trình nghiên cứu sẽ được sắp xếp thành một hệ
thống nhất định và trở thành một môn học riêng - trở thành đối tượng của giảng dạy.
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu của Lý lụân thể dục thể thao
Đối tượng nghiên cứu của Lý lụân thể dục thể thao là xác định các quy luật chung về
giáo dục thể chất với tư cách là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thịên con người.
Các quy luật chung này vốn là đặc tính của thể dục thể thao đối với mọi lứa tuổi, từ
trẻ em đến người lớn tuổi, từ người mới tập đến vận động viên.
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu của phương pháp giáo dục thể chất
Là xác định các quy luật riêng về giáo dục thể chất và thực hiện các quy luật chung
trong quá trình sư phạm theo các khuynh hướng cụ thể . Bên trong mỗi một phương
pháp ấy lại chứa đựng những phương pháp cụ thể. Tính đa dạng của các phương
pháp này phù hợp với các loại hình khác nhau của người tập, lứa tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, trình độ chuyên sâu đã trở thành môn khoa học và học tập độc lập. Đó là
phương pháp bộ môn.
Lý luận cũng như phương pháp giáo dục thể chất tồn tại và phát triển không tách rời
nhau. Mối quan hệ này cũng giống như mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng,
giữa cái phổ biến và cái đặc thù theo lĩnh vực triết học. Nhưng khi khái quát các quy
luật riêng lẻ, lý lụân thể dục thể thao không bị thu hẹp vào các quy luật đó, mà các
quy luật riêng lẻ chỉ được vận dụng chừng nào chúng còn giúp ích cho việc nhận
thức các quy luật chung của thể dục thể thao như là một quá trình hoàn chỉnh, mà
thực chất là quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện con người.
Về phần mình, các phương pháp lại tạo cơ sở cho việc khái quát về mặt lý lụân và
hịên thực hoá các quy luật dưới dạng hệ thống các chỉ dẫn sư phạm, biến những
điều khái qúat được thành những quan điểm lý luận chung trong việc mô tả các hành
động của thầy và trò. Qua phương pháp giáo dục thể chất, người ta biến những tài
sản của xã hội các quan điểm lý lụân chung thành tài sản của cá nhân (củng cố sức
khỏe, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động …). Nói tóm lại, mỗi một phương pháp
không chỉ vận dụng những quy luật chung để vạch ra những chỉ dẫn cụ thể, mà còn
phát hiện ra những quy luật cụ thể, vốn sẵn có của quá trình sư phạm với chính
người học ở lứa tuổi nhất định.
Con người trong quá trình tiến hoá, để sinh tồn trong sự đấu tranh với tự nhiên đã hình thành và phát triển những kỹ năng như chạy, nhảy, bơi leo trèo... Trải qua quá trình sống, con người đã nhận biết rằng sự thành thục các kỹ năng trên sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn, để có thể hình thành những kỹ năng đó chỉ có thông qua tập luyện thường xuyên, từ đó các bài tập thể chất ra đời. Có thể nói thể dục thể thao hình thành cùng với sự tiến hoá của loài người thông qua con đường lao động và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên.
Thế kỷ XIX, ở chân Âu đã xuất hiện một thuật ngữ “Thể dục” (Physical education - Giáo dục thể chất), hàm nghĩa của nó là một loại hình giáo dục nhằm duy trì và phát triển cơ thể. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của tiến bộ loài người và thực tiễn thể dục thể thao ngày càng phong phú thì khái niệm thể dục thể thao với hàm nghĩa bên trong và bên ngoài của nó cũng không ngừng thay đổi.
Ngày nay hàm nghĩa thể dục với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Nó là hiện tượng xã hội đặc thù bao hàm giáo dục thể chất, thể dục thể thao thành tích cao và rèn luyện thân thể. Thể dục thể thao là những hoạt động phục vụ cho một nền chính trị, xã hội, kinh tế nhất định, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng và hạn chế của nền kinh tế, chính trị, xã hội đó.
Giáo dục thể chất: Là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro