Thế Vinh
1__Trong trường hợp mẹ ít sữa, trẻ chậm tăng tăng cân có thể tham khảo thực đơn ăn cho trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi như sau:
Nước dưa hấu
Nguyên liệu:
Ruột dưa hấu 100
Đường trắng 10g
Cách làm:
Cho ruột dưa hấu vào bát, dùng thìa dầm nát, lọc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng vào, khuấy đều là được.
Nước cam ( quýt) tươi
Nguyên liệu
Cam (quýt) tươi
Đường trắng, nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút nước ấm và đường trắng khuấy đều.
Nước cà chua
Nguyên liệu:
Cà chua tươi
Đường trắng và nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào, khuấy đều với nước ấm là được.
Nước rau dền
Nguyên liệu:
Rau dền 100g
Muối tinh một ít
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau dền, thái vụn.
Đặt nồi lên bếp, đun nước sôi, cho rau dền vào, thêm chút muối tinh, đun khoảng 5- 6 phút, bớt lửa om tiếp 10 phút, lọc bỏ xác rau và nước cặn là được.
Nước rau muống
Nguyên liệu:
Lá rau muống tươi non 100g
Muối tinh một ít.
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau muống, thái vụn.
Cho nước vào đun sôi, cho rau muống vào, thêm muối tinh đun 5 - 6 phút, tắt lửa, ninh thêm 10 phút, đổ nước ra là có thể uống.
Bột rau củ
Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống...., chọn khoảng 50 - 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.
Cà rốt, hoa lơ trắng
Khoai tây 100g
Cà chua 1 quả
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.
Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.
Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được.
Cà rốt - Đậu Hà Lan
Nguyên liệu :
Cà rốt 200g
Đậu Hà Lan 40g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà Lan và đun tiếp trong 5 phút. Xay nhuyễn thêm chút đường hoặc muối tinh vừa đủ rồi cho bé ăn.
Xúp cà rốt, củ cải, khoai tây
Nguyên liệu:
Cà rốt 40g
Củ cải trắng 40g
Khoai tây 40g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ
Cách làm:
Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được.
Bột chuối tiêu
Nguyên liệu:
Chuối tiêu chín nục 1 quả
Đường trắng, vài giọt nước cốt chanh.
Cách làm:
Rửa sạch chuối, bỏ vỏ
Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.
Bột táo đỏ
Nguyên liệu:
Táo đỏ 100g
Đường trắng 20g
Cách làm:
Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 - 20 phút cho đến khi táo chín nhừ.
Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được.
Bột cà rốt, táo đỏ
Nguyên liệu:
Cà rốt 75g
Táo đỏ 50g
Mật ong vừa đủ
Cách làm:
Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong, đảo đều là được.
Bột táo - Khoai lang
Nguyên liệu:
Khoai lang 50g
Táo tàu 50g
Mật ong vừa đủ
Cách làm:
Khoai lang và ráo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, luộc chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn, lọc bỏ xơ thêm một chút ít mật ong, trộn đều là được.
Bột đào
Nguyên liệu:
Đào chín 1 quả
Nước, đường trắng vừa đủ
Cách làm:
Chần đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn lọc qua rây, thêm đường vừa ăn.
Đào, táo, lê
Nguyên liệu:
Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g
Nước, đường trắng vừa đủ.
Cách làm:
Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút. Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3 - 4 phút nữa. Xay nhuyễn và lọc qua rây, thêm chút đường cho vừa ăn là được.
Bột sữa - Bí đỏ
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Sữa bột - loại bé vẫn thường dùng 12g
Bí đỏ 30g
Dầu 2.5g
Đường 10g
Nước 200ml
Cách làm:
Bí đỏ luộc chín, xay nhuyễn.
Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.
Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.
Bé ăn từ 1/3 đến 1 bát mỗi ngày.
Bột trứng - cà rốt
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Trứng gà 15g (1/2 lòng đỏ)
Cà rốt 20g
Dầu 5g
Nước 200ml
Cách làm:
Cà rốt nấu chín, xay nhuyễn
Trứng gà: Đánh đều lòng đỏ
Cho 10g bột vào ít nước khuấy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, bí đỏ, đường.
Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín cho ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn đều.
Bột đậu phụ - Bí xanh
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Đậu phụ 30g
Bí xanh 30g
Đường 2g
Dầu 5g
Nước 200ml
Cách làm:
Bí xanh nấu chín xay nhuyễn
Đậu phụ xay nhuyễn
Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm hỗn hợp trên vào phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đến khi chín. Cho ra bát thêm vào thìa cà phê trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.
Bột lòng đỏ trứng gà - đậu phụ
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g
Đậu phụ 30g
Lòng đỏ trứng gà 15g
Dầu 5g
Nước 200ml
Cách làm:
Cho đậu phụ vào nước sôi đun 1 phút, để ráo, nghiền nhuyễn, sau đó cho lòng đỏ trứng vào đảo đánh đều.
Cho 10g bột vào ít nước khuấy cho tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng và đậu phụ.
Bắc lên bếp nhỏ lửa, cho ra bát thêm 1 thìa cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.
Bột khoai tây, bí đỏ, thịt gà
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Thịt gà 15g
Bí đỏ 15g
Khoai tây 15g
Cách làm:
Bí đỏ, khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ, luộc chín, xay nhuyễn.
Thịt gà lọc kĩ, xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.
Hòa tan 10g bột trong một chút nước.
Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho bí đỏ và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.
Cho bột ra bát thêm vào một thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt vừa ăn.
Bột gan lợn - Cải xanh
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Gan lợn 20g
Rau cải xanh 20g
Nước 200ml
Cách làm:
Rau cải xanh thái nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn.
Gan lợn xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.
Hòa tan 10g bột gạo trong chút nước.
Nấu chín gan với phần nước còn lại, cho rau cải xanh và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.
Cho bột ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt, nêm nhạt hơn người lớn một chút.
Thông tin cần lưu ý: Trẻ được khuyến cáo ăn dặm từ tháng thứ 7 và không nên dùng Mật ong. Các mẹ nên chú ý khi áp dụng thực đơn trên (Chơi Cùng Bé xin cám ơn ý kiến đóng góp của anh/chị có comment bên dưới về vấn đề này)
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
2__Trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ
Đăng bởi nhim lúc 14:28 - Sat, 12/12/2009
Con gái tôi 5 tuổi, nặng 22kg (cháu nhanh nhẹn, ăn ngủ bình thường) nhưng khi ngủ cháu ra nhiều mồ hôi nhất là cổ và đầu mặc dù trời không nóng, thậm chí nằm ngủ trong phòng điều hòa. Như vậy cháu bị bệnh gì? Cách chữa như thế nào? Lưu Thị Liên (Nghệ An)
Trẻ nhỏ khi ngủ ra nhiều mồ hôi là chuyện thường thấy, đây không phải do cơ thể trẻ yếu hay có bệnh mà phần nhiều bé đổ mồ hôi do sinh lý.
Nhiều mồ hôi sinh lý cho thấy trẻ phát triển tốt, cơ thể khỏe mạnh, không có bệnh tật gì. Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ đang trong thời kỳ sinh trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ rất thịnh vượng, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi để bốc nhiệt trong cơ thể, giữ cho nhiệt độ bình thường. Nếu trẻ mặc áo quần quá dày hoặc đắp nhiều chăn thì trẻ chỉ có cách thông qua mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra trẻ uống sữa hay đồ uống khác trước khi đi ngủ, hay sôcôla cũng dẫn đến sự ra mồ hôi. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa.
Nhiều mồ hôi bệnh lý xuất hiện trong trạng thái yên tĩnh, như trẻ mắc bệnh còi xương, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc khi ngủ, mồ hôi tăng sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương.
Bệnh nhi thể chất yếu ra mồ hôi thường là ban ngày hoặc ban đêm khi ngủ, ra mồ hôi từng mảng ở đầu, ngực, lưng, thấy nhiều ở trẻ khoảng 1 tuổi và trẻ sau khi cai sữa.
Nhìn chung trẻ nhỏ ra mồ hôi khi ngủ có nhiều nguyên nhân nên cha mẹ phải biết phân biệt. Khi cần có thể đưa trẻ tới bệnh viện khám phát hiện bất thường để chữa trị kịp thời.
Nguồn: Báo SứcKhoẻ và Đời Sống
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
3__Cách chữa rôm sẩy cho bé
Đăng bởi nhim lúc 17:24 - Tue, 22/09/2009
1. Con tôi được 20 tháng tuổi, cháu có nhiều rôm, đặc biệt ở vùng lưng, cháu còn hay bị táo bón và nhiệt lưỡi. Tôi đã thử cho cháu ăn những thức ăn mát như bột sắn dây, hoa quả, rau... nhưng cũng chỉ đỡ một chút. Xin hỏi bác sĩ có phải con tôi như vậy là bị nóng không hay bị bệnh gì khác? Tôi có thể cho cháu uống cái gì được? Tôi mới cho cháu uống mát gan tiêu độc có được không? Cám ơn bác sĩ. (Lê Thu Dung - Hải Phòng)
2. Chào Bác Sĩ đã có rất nhiều câu hỏi nhưng tôi chưa đọc được câu hỏi nào về cách trị rôm sảy cho bé. Bé nhà tôi được 9.5 tháng tuổi và từ khi lên 5 tháng tuỏi bé bị rôm sảy, tôi đã tắm nhiều loại mà có thể nghe ai đó chỉ học đọc được trên sách báo nhưng bé vẫn không khỏi, bé chỉ hết khi trời mưa mát mà thôi. Tôi muốn hỏi BS rôm sảy là do nguyên nhân nào gây nên, do cơ thể từng bé hay do da bé có vấn đề? BS có thể mách cho tôi chế độ ăn giúp cơ thể bé mát hơn để phòng rôm sảy? (Mẹ Cu Tí - Cần Thơ)
1. Do cơ địa của cháu là chuyển hóa cơ bản cao, nên trẻ thường thiếu nước dẫn đến tình trạng táo bón. Rôm cũng là do tình trạng viêm các lỗ chân lông khi thời tiết nóng nực. Ngoài việc cho ăn uống những thức ăn mát, chị nên đun các loại lá như lá sài đất để tắm cho trẻ. Chị còn có thể giã lá sài đất tươi để vắt nước cho trẻ uống, còn bã thì đắp vào vùng có nhiều rôm. Cũng có thể cho trẻ dùng mát gan tiêu độc trong vòng 1-2 tuần.
2. Rôm sảy là do tình trạng viêm da gây nên, thường hay gặp ở những cơ thể có chuyển hóa cơ bản cao (tức là luôn tỏa ra nhiều nhiệt, làm cho cơ thể của bé nóng). Về chế độ ăn, cần phải cho trẻ ăn những thức ăn mát như bột sắn dây, uống nhiều nước quả tươi. Quan trọng nhất là phải tắm rửa thường xuyên để cho nang lông của bé không bị tắc, để các tế bào da chết không bít lỗ chân lông lại.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
Trung tâm khám dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng Quốc gia
4__Chữa khò khè không cần dùng thuốc
Đăng bởi nhim lúc 17:16 - T6, 22/01/2010
Con trai tôi 4 tuổi, mấy ngày lạnh gần đây cháu lại bị chảy nước mũi và thở khò khè.
Tôi đã nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho cháu thì thấy đã ngưng chảy nước mũi nhưng cháu vẫn còn hiện tượng thở khò khè khoảng 1 tuần nay, cháu không ho. Xin hỏi cháu có khả năng mắc bệnh gì thưa bác sỹ?
Nguyễn Thị Mỹ Linh (Cầu Giấy - Hà Nội)
Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh suyễn nhưng cũng không thể khẳng định chắc chắn ở cháu vì hiện tượng thở khò khè rất thường thấy trong những năm đầu đời của trẻ. Các trẻ thở khò khè tạm thời và không có nghĩa là trẻ đó mắc bệnh suyễn.
Thở khò khè xảy ra khi đường hô hấp dưới bị hẹp lại hoặc co thắt - trẻ cảm thấy khó thở và có một âm thanh huýt sáo ở ngực vào lúc thở ra. Đây có thể là một triệu chứng của bệnh suyễn và các bệnh lý của đường hô hấp dưới (như bệnh Viêm tiểu phế quản do siêu vi ).
Để dự đoán cháu thở khò khè có phải do bệnh suyễn hay không thì cần có thời gian theo dõi các triệu chứng của cháu, bệnh sử gia đình mình có ai bị suyễn hay không? Cháu có các dấu hiệu dị ứng hay không và có thở khò khè dai dẳng không?
Tuy nhiên, cháu chỉ mới thở khò khè trong vòng 1 tuần thì khả năng cháu chỉ bị thở khò khè thoáng qua, (vì cháu bị ảnh bởi trời lạnh dẫn đến chảy nước mũi, thở khò khè và hiện đã ngưng chảy nước mũi). Nếu chỉ là thở khò khè do thời tiết thì chỉ độ 7-10 ngày là cháu sẽ khỏi. Chị nên tiếp tục theo dõi, nếu cháu còn thở khò khè dai dẳng và lại có dấu hiệu chảy nước mũi nữa thì cần cho cháu đi khám trực tiếp. Các bác sỹ sẽ có chuẩn đoán chính xác khi làm xét nghiệm chức năng phổi cho cháu.
Chị cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng chăm sóc con để cháu mau khỏe. Ăn ngủ tốt sẽ giúp cháu nhanh vực khỏi các vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, Hà Nội mấy ngày này đang có mưa và nhiệt độ lại bắt đầu giảm, vì thế chị cần chú ý giữ ấm cho cháu.
Nguồn: Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
5__Cho trẻ ăn cháo pha với sữa có được không?
Đăng bởi nhim lúc 16:40 - Tue, 22/09/2009
Con gái tôi được 5 tháng tuổi, nặng 7,5 kg, dài khoảng 66 cm. Xin hỏi bác sĩ như vậy bé có phát triển tốt không. Tôi cho cháu ăn dặm từ lúc hơn 4 tháng, ban đầu là nước cơm pha với sữa, sau chuyển sang cháo trắng xay nhuyễn pha sữa. Một ngày cháu ăn 3 cữ cháo, còn cứ cách 3 - 4 giờ là 1 cữ sữa mỗi lần là 160 ml. Thỉnh thoảng cháu bị ói sau khi ăn, cháu vẫn cười đùa bình thường, không có biểu hiện nóng sốt. Bé 5 tháng tuổi ăn như vậy có hợp lý chưa và tại sao bé ói, chữa trị như thế nào?
Bé gái 5 tháng tuổi, nặng 7,5 kg, chiều dài 66 cm là đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, việc pha nước cơm hoặc nước cháo với sữa có thể làm cho bé ói do không tiêu hóa được hoặc bé chậm tiêu. Ngoài ra, trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm,... do kém hấp thu canxi trong sữa (tinh bột trong cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi). Bé 5 tháng tuổi chỉ nên ăn một lần bột loãng sệt mỗi ngày, các bữa còn lại hoàn toàn là sữa pha với nước ấm. Để khắc phục tình trạng hiện tại của bé, chị có thể sử dụng men Neopeptin cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 6 đến 8 giọt ngay trước hoặc sau khi cho bé ăn cháo.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
NLĐO
6__Cho bé uống thuốc gì để răng mọc nhanh hơn?
Đăng bởi nhim lúc 17:09 - Tue, 22/09/2009
Con gái tôi được 15.5 tháng, nặng 10kg, cao 75cm. Cháu mới mọc 6 răng, ăn ngày 3 bữa cháo, 2 bữa sữa. Mỗi lần lưng bát cháo, sữa thì chỉ được 90ml. Xin hỏi bác sĩ, tôi nên cho con gái uống thuốc gì để cháu mọc răng nhanh?
Với cân nặng và chiều cao hiện tại, cháu thiếu khoảng 1kg cân nặng và 3 cm chiều cao. Răng mọc như vậy là quá ít, ở tuổi của cháu phải mọc khoảng 10-12 răng. Lượng ăn của cháu mỗi ngày như vậy là chưa đủ so với nhu cầu, vì tuổi này cháu cần 4 bát cháo và 500ml sữa/ ngày. Để cho cháu mọc răng nhanh hơn, chị nên cho cháu uống vitamin D, canxi và kẽm. Để biết liều lượng chính xác, chị nên cho cháu đi khám bác sĩ.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
Trung tâm khám dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng Quốc gia
7__Nghẹt mũi ở trẻ nhỏ chữa như thế nào?
Đăng bởi nhim lúc 23:38 - Wed, 07/07/2010
Con tôi 4 tháng tuổi, cháu hay bị hắt hơi, nghẹt mũi nên đôi khi khó bú. Tôi đã dùng nước muối sinh lý 0,9% và thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ em để nhỏ cho cháu thấy đỡ nghẹt mũi hơn, nhưng vẫn còn nhiều nước mũi đặc, khiến cháu khó thở, khó bú. Tôi muốn hỏi, bệnh của cháu cần điều trị thế nào?
Nguyễn Thị Hải Hoa (Nghệ An)
Việc cháu bé vẫn còn nhiều mũi đặc dẫn đến khó thở, thở khò khè, khó bú... là do nhiều nguyên nhân. Trẻ nhỏ dễ bị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm mũi) là do cấu tạo của tuyến hạnh nhân mũi (VA) thường to, khi viêm sẽ sưng nề, gây bít tắc đường thở; do khả năng căng to hoặc nhỏ lại của cuốn mũi tùy theo nhiệt độ môi trường rất kém, nên nhiệt độ không khí không được làm ấm lên khi vào phổi khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp. Khi trẻ bị viêm mũi, việc vệ sinh mũi cho trẻ nếu không biết cách sẽ khiến các thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm đáng kể, thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, rất khó điều trị. Trường hợp của con bạn rất có thể là do gia đình không biết cách vệ sinh mũi, nên cháu bé bị viêm mũi tái đi tái lại. Tốt nhất bạn nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn.
Nguồn:Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
8__Hậu quả của mất răng sữa sớm
Đăng bởi nhim lúc 20:50 - T5, 10/06/2010
Cháu nhà tôi mới 4 tuổi nhưng đã bị sâu gần hết răng sữa. Xin hỏi bác sĩ, nếu bây giờ nhổ bỏ răng sữa bị sâu thì đến khi nào có thể mọc răng lại được và có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của cháu không?
Thông thường răng sữa được thay dần bằng các răng vĩnh viễn khi trẻ từ 6 - 12 tuổi. Mất răng sữa sớm có thể làm răng thay thế mọc sớm hơn so với tiến trình bình thường. Hậu quả của mất răng sữa sớm là làm giảm sức nhai của trẻ và tạo khoảng trống trên cung hàm, khiến các răng vĩnh viễn mọc lên kế cận có khuynh hướng di chuyển vào khoảng trống ấy, dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc về sau.
Với cháu nhà chị nên đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác và có các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng mọc chen chúc xảy ra sau này.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
9__Trẻ ăn nhiều mà vẫn chậm lớn?
Đăng bởi nhim lúc 01:20 - T5, 24/09/2009
Con trai tôi năm nay 3 tuổi. Bé ăn uống rất tốt, thậm chí hay đói bụng, thường xuyên đòi ăn. Bé khá nhanh nhẹn, khỏe mạnh, cũng không có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa, nhưng bé vẫn chậm lớn, chỉ nặng 12kg. Xin hỏi có phải cháu mắc hội chứng kém hấp thu? Bích Vân (Văn Mỗ, Hà Đông)
Thông thường, một đứa trẻ nếu ăn tốt nhưng có những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, phân sống... chúng ta mới coi là đứa trẻ có vấn đề. Còn nếu trẻ ăn uống bình thường, đi cầu bình thường, không có rối loạn tiêu hóa mà vẫn chậm lớn, trước hết cần xem xét xem trẻ đã ăn đủ số lượng cần thiết chưa. Vì nếu không đảm bảo số lượng cần thiết so với nhu cầu hàng ngày của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, làm trẻ chậm lớn.
Con chị ăn uống tốt, không có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa thì chưa thể khẳng định bé bị hội chứng kém hấp thu. Vì hội chứng kém hấp thu thường gây cho trẻ tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, khiến trẻ đi phân sống, trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ, chất thịt, đi ngoài... Ngoài ra, tình trạng kém hấp thu có thể biểu hiện ở việc ăn nhiều nhưng dưỡng chất không hấp thu được nên người vẫn gầy yếu, xanh xao...
Khi ăn vào trẻ không hấp thu được, có thể là do thiếu một số chất vận chuyển, thiếu một số enzim tiêu hóa, những trường hợp này thường gây rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Trong trường hợp này, trước hết, chị cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng xây dựng cho bé đã phong phú, khoa học chưa. Thứ nữa, cần điều chỉnh lại chế độ nấu ăn cho trẻ vì trên thực tế, có rất nhiều chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình nấu nướng sai cách. Đây có thể là nguyên nhân khiến con bạn thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tốt nhất, bạn nên đưa con đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để có được lời khuyên tốt nhất trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
10__Làm thế nào khi trẻ không chịu ăn thịt cá
Đăng bởi nhim lúc 17:12 - Sat, 08/05/2010
Con trai tôi 30 tháng nặng 14kg, cháu bắt đầu ăn cơm từ 18 tháng. Lúc đầu cháu ăn với ruốc hoặc thức ăn mềm thái nhỏ. Từ 2 tuổi cháu đã ăn được thịt cá cắt nhỏ. Nhưng từ Tết trở lại đây (sau một đợt ốm) cháu nhất định không ăn thịt cá gì nữa.
Hễ trong miếng cơm có chút thịt cá nào cháu đều nhè ra. Trong mâm mà có đĩa thịt cá cháu đều tỏ ra kinh kinh, không chịu ngồi gần hoặc oẹ. Hiện giờ cháu chỉ ăn cơm với ruốc các loại và rau thôi. Xin bác sỹ tư vấn làm thế nào cho cháu chịu ăn thức ăn trở lại? (huong)
Đối với trẻ em, cơ thể rất cần các chất dinh dưỡng để phát triển, nhất là các chất đạm có nguồn gốc động vật. Khi cơ thể không có đạm động vật sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chiều cao, cân nặng và sự phát triển trí tuệ, tinh thần, thể chất của trẻ. Vì vậy chúng tôi chia sẻ với những lo lắng của bạn.
Tuy nhiên, đối với trẻ, sau mỗi lần ốm thì hầu hết đều có biểu hiện biếng ăn hoặc sợ ăn một số món. Đối với trường hợp con bạn, tốt hơn hết khi chế biến các món ăn có thịt cá, bạn không bày nguyên món ăn theo cách thông thường, nghĩa là chế biến thành những món mà trẻ không thể nhận biết đó là thịt hay cá. Bạn có thể cho thêm các loại rau thơm, củ quả, nấm...để chế biến thành các món ăn có mùi thơm hấp dẫn, kích thích dịch vị khiến cho trẻ thèm ăn. Đặc biệt, bạn cũng cần chú ý tạo không khí bữa ăn cho trẻ được vui vẻ, hoặc ăn cùng với các bạn khác, khi đó trẻ thấy ngon, lạ miệng, quên đi cảm giác ghê sợ khi ăn.
Nếu mâm cơm chung của gia đình hôm nào có những món như thịt gà, ngan, vịt, cá... thì khi chế biến và bày lên mâm cơm, bạn không nên cho trẻ nhìn thấy, làm như vậy đến khi nào trẻ quên đi ấn tượng sợ thịt cá thì mới cho trẻ tiếp cận và ăn cùng mâm với gia đình.
Trẻ em cũng như người lớn, rất cần bổ sung các loại vitamin từ rau xanh, quả chin để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các loại bệnh tật. Như thư bạn gửi, con bạn mấy tháng nay chỉ ăn ruốc và rau thì không thể đủ chất đạm cho bé phát triển.
Thêm vào đó, bạn cũng nên cho trẻ uống thêm sữa pha theo công thức, mỗi ngày khoảng 300- 500ml sữa. Khi pha sữa, bạn chú ý vệ sinh bình sữa thật sạch để tránh cho trẻ bị nhiễm các bệnh về đường ruột, đó cũng là một nguyên nhân khiến cho không ít trẻ bị chán ăn.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
11__Trẻ hay bị nghiến răng
Đăng bởi nhim lúc 21:58 - Sun, 20/12/2009
1. Con tôi là 1 Bé trai 8 tuồi, trong vòng 1 năm nay cháu ngủ thường hay nghiến răng. Xin các Bác sĩ vui lòng giúp tôi cách chữa trị. Có người chỉ mua "Đuôi heo hầm với đậu đen" cho cháu ăn mọt cách thường xuyên thì khỏi, có đúng không ?
2. Nhà tôi ở gần Chợ Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM. Xin Quý Cty vui lòng cho biết tôi có thể tìm mua thuốc "XISAT" ở nhà thuốc nào là gần nhất.
Chào anh Hiệp,
Trước tiên, tôi xin trả lời câu hỏi thứ 1 của anh:
Đến nay vẫn chưa biết chính xác lý do trẻ nghiến răng. Người ta cho rằng một số trẻ nghiến răng có thể là do răng trên và dưới của trẻ không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và dần dần trở thành thói quen. Một số trẻ khác, nghiến răng như là một cách để làm giảm đau trong trường hợp trẻ bị đau tai hoặc đang mọc răng. Nguyên nhân tâm lý cũng có thể là một lý do, trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hoặc giận dữ.
Ví dụ như trẻ đang lo lắng về bài kiểm tra, trẻ có thêm em hoặc thầy cô mới, trẻ bị cha mẹ rầy la, trẻ cãi nhau với anh chị em. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do trẻ quá hiếu động.
Thường thì nghiến răng sẽ không gây hại gì cho răng của trẻ. Anh không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến răng mà không cần phải điều trị gì. Nếu thận trọng, anh có thể đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa về răng trẻ em. Có thể bác sĩ sẽ mài chỉnh răng sao cho các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm thường mang trong miệng vào buổi tối để ngăn trẻ nghiến răng hoặc giữ cho răng trẻ không bị mòn đi. Anh cũng có thể tìm hiểu, giải quyết nguyên nhân tâm lý của trẻ như trò chuyện với trẻ trước khi ngủ để biết những việc gì đã xảy ra trong ngày với trẻ, điều gì làm trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hay giận dữ. Điều này có thể giúp giải quyết các nguyên nhân tâm lý khiến trẻ nghiến răng. Quan trọng hơn là việc trò chuyện làm cho trẻ cảm thấy rằng bạn đang quan tâm đến trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ không nhớ đến việc nghiến răng.
Phần câu hỏi thứ 2:
Anh có thể tìm mua sản phẩm Xisat tại các nhà thuốc sau:
Nhà thuốc HOÀNG HUY - 365 đường Tên Lửa
Nhà thuốc LÊ QUANG - 83 đường Số 1
Nhà thuốc ANH THỊNH - 316 đường số 7
Cảm ơn anh đã quan tâm đến sản phẩm của công ty chúng tôi. Chúc anh sức khoẻ.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
12__Cách tính cân nặng và chiều cao cho bé
Bài được xuất bản: 08/08/2009
Nếu yếu tố di truyền ảnh hưởng 23% đến chiều cao thì chế độ dinh dưỡng quyết định 32%. Nắm vững một vài nguyên tắc sau, cha mẹ có thể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.
Chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%) , sau đó là yếu tố di truyền (23%) , vận động thể lực (20%), môi trường và ánh nắng , tình hình bệnh tật , giấc ngủ ... Nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau luôn có chiều cao vượt lên so vớ thế hệ trước.
Muốn phát triển chiều cao cho trẻ, cha mẹ cần phải xác định được thời gian trẻ tăng trưởng nhiều nhất để có chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc hợp lý. Theo bác sỹ Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm khám dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng Quốc gia thì có 3 giai đoạn quyết định chiều cao của trẻ:
- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai , người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50 cm lúc chào đời( khoảng 3kg) .
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25 cm , 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm.
- Giai đoạn dây thì: Ở bé gái là 10-16 tuổi, bé trai là 12 - 18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có sẽ có 1 đến 2 năm chiều cao tăng vọt 8-12cm /năm nếu trẻ có được một chế độ dinh dưỡng tốt .
Tuy nhiên, khó có thể dự xác định chính xác năm nào trẻ có sự phát triển vượt trội cho nên cha mẹ vẫn phải bảo đảm đủ dinh dưỡng cho trẻ suốt giai đoạn này, vì đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao. Sau dậy thì, cơ thể bé tăng chiều cao rất chậm. Đến độ tuổi 15, 16, 17 thì chiều cao trung bình ở các em nữ phát triển không đáng kể và chiều cao của các em nam thì phát triển chậm hơn.
Công thức tính chiều cao, cân nặng của trẻ trên 1 tuổi:
Công thức tính cân nặng trẻ em:
X = 9kg + 2(N-1)
Trong đó: N là số năm.
Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi ta tính như sau:
X = 9kg + 2(3-1) = 13kg
Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg.
Công thức tính chiều cao trẻ em:
Chiều cao mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm.
Công thức tính chiều cao như sau:
X = 75 + 5(N-1)
Trong đó: N là số năm.
Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi: X = 75 + 5(3-1) = 85 cm
Như vậy, một đứa trẻ đúng 3 tuổi, phát triển bình thường sẽ có cân nặng là 13kg và chiều cao là 85cm.
Cách đo chiều cao cho trẻ
Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.
Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Trong giai đoạn trẻ còn có thể tăng chiều cao, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Năng lượng cung cấp phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm - bột - béo - rau. Chất đạm nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng nói chung, tinh bột chiếm 60-65% và chất béo 10%. Nên cho trẻ ăn đa dạng không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch.
Vitamin và khoáng chất cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Canxi có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau. Trong đó, sữa là quan trọng nhất. Canxi trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D và phospho với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu.
Để canxi được hấp thu tốt hơn, da cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vì vậy, nên dành cho con bạn 20 phút tắm nắng mỗi ngày.
Vitamin A vừa giúp phòng chống khô mắt, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, vừa góp phần trong việc phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt...
Sắt, kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như gan, huyết, thịt, cá... và các loại đậu đỗ, rau dền. Kẽm có trong con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành...
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hoóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.
Theo: Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
13__Những trò chơi giúp bé thích đọc sách
Bài được xuất bản: 02/10/2008
Bạn và con cùng chơi trò hóa trang giống một nhân vật trong câu chuyện yêu thích của bé. Điều này sẽ mang lại niềm hứng thú đặc biệt cho trẻ.
Bạn có thể giúp con yêu thích sách cả trước khi các bé biết đọc. Tuy nhiên, mỗi bé lại có hứng thú với những cách học khác nhau nên bạn hãy tùy thiên hướng của bé mà áp dụng những hoạt động dưới đây.
Với những bé thiên về hoạt động thể chất
- Tạo bảng chữ cái như các bức tranh
Bạn cùng bé viết từng chữ cái lên bảng. Sau đó, tìm trong các cuốn tạp chí, cataloge và cắt ra những bức tranh hay hình ảnh các vật có tên bắt đầu bằng mỗi chữ cái rồi dán chúng lên tấm bảng.
- Làm con rối để minh họa cho câu chuyện
Cắt đầu ngón của những găng tay cũ rồi gắn lên đó miếng vải đã được vẽ hình các nhân vật trong truyện. Bạn cũng có thể dùng nỉ hay giấy để quấn thành thân nhân vật rồi dán mắt mắt, mũi, miệng cười và tóc lên sau. Lúc kể chuyện, bạn hãy dùng những con rồi này để minh họa.
- Tạo "ngôi nhà của truyện kể"
Trong phòng ngủ của bé, bạn có thể chống vài cái chổi hay cây gậy lau nhà và phủ màn hoặc chăn lên để tạo thành một cái lều. Sau đó, bạn có thể chiếu đèn bên ngoài rồi hai mẹ con cùng chui vào "lều" và mang theo một cuốn sách kể chuyện. Bạn cần lưu ý là nên chọn những câu chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ chứ đừng kể truyện gì rùng rợn trong khung cảnh đó kẻo phản tác dụng nhé.
- Làm những món đồ ăn theo một câu chuyện, chẳng hạn bạn dùng màu thực phẩm để tạo ra những quả trứng hay xúc thịt màu xanh để gợi bé nhớ đến bữa tiệc trong một câu chuyện nào đó hay lấy chiếc rổ rồi để đầy bánh kẹo vào đó và bảo bé rằng cái này cô bé quàng khăn đỏ sẽ xách đi qua rừng để mang đến cho bà ngoại.
- Đọc truyện khi đi dã ngoại
Hai mẹ con mang theo vài thứ đồ ăn ngon lành và những quyển sách yêu thích đến công viên rồi cùng đọc cho nhau nghe. Bạn cũng có thể thực hiện ý tưởng này ở bất kỳ nơi nào khác, chỉ cần đó là một không gian mới lạ, yên tĩnh.
- Tạo ra những khung cảnh liên quan đến câu chuyện đọc: Bạn có thể trang trí phòng phòng bé theo chủ đề rừng nhiệt đới giống với truyện Where the Wild Things Are? hoặc sưu tầm những chiếc mũ và làm thành khung cảnh giống như trong quyển truyện "Chú mèo trong mũ" (The Cat in the hat).
Với những bé thiên về khả năng nghe
- Cho bé tham gia một câu lạc bộ đọc sách ở thư viện vào dịp nghỉ hè: Hầu hết các thư viện đều có những cuốn sách phù hợp cho từng nhóm tuổi và đôi khi họ còn tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách. Khi tham gia những câu lạc bộ này, bé sẽ có cơ hội cùng chia sẻ niềm ham thích đọc sách với bạn bè cùng lứa và biết đâu còn tham gia một cuộc thi và giành giải thưởng.
- Nghe các băng đọc sách: Bạn có thể đọc một cuốn truyện rồi thu âm lại hoặc mua các băng kể chuyện ở hiệu sách. Nếu con đã biết đọc, bạn hãy thu giọng của bé, chắc chắn khi nghe lại trẻ sẽ rất thích thú.
- Hát một cuốn sách thay vì đọc: Những bé tuổi mầm non thích nghe các bài hát ngắn và rất nhớ chúng. Bạn có thể bày ra một trò chơi vui nhộn bằng cách hát theo một ca khúc nào đó mà lời chính là nội dung một cuốn truyện. Bạn thử bắt chước giọng một ca sĩ opera hay một ngôi sao nhạc đồng quê nào đó, hai mẹ con sẽ có những giây phút sôi nổi và sảng khoái với buổi "nhạc kịch" này.
Với những bé thiên về thị giác
- Hai mẹ con cùng đọc một cuốn truyện đã được dựng thành phim, sau đó cho bé đi xem phim đó. Bé sẽ rất thích thú khi "gặp" nhân vật mình đã biết qua câu chuyện kể trên màn hình lớn. Nếu không có điều kiện đến rạp, bạn có thể thuê đĩa về xem.
- Bạn cùng bé ghim lại vài tờ giấy trắng rồi mỗi trang viết một số hay một chữ nào đó và bảo bé vẽ bức tranh tương ứng. Bạn cũng có thể làm một cuốn sổ nhỏ rồi ghi vào mỗi trang một chữ cái là tên của bé, sau đó gợi ý cho con vẽ những đồ vật có tên bắt đầu bằng các chữ đó.
- Biến các trang sách thành tác phẩm nghệ thuật: Hai mẹ con có thể cùng tô lại một bức tranh mà bé rất thích trong một cuốn sách rồi trang trí khung cho nó và đặt ở phòng ngủ của bé hay dán ở nơi dễ thấy trong nhà.
- Mua những cuốn sách khổ lớn
- Minh họa cho một ca khúc: Bạn viết lời của một ca khúc mà bé yêu thích ra giấy sau đó bảo con vẽ những bức hình minh họa cho từng đoạn. Sau khi hoàn thành, hai mẹ con cùng đọc lời bài hát.
- Định ra một thời gian cố định để cả nhà cùng đọc cho nhau nghe: Mỗi tối, cả nhà bạn có thể dành 15-20 phút để cùng nhau đọc một câu chuyện. Nếu bạn bạn bè hay hàng xóm của bạn đến chơi, hãy rủ họ cùng tham gia. Cách này giúp cho bé thấy việc đọc là điều hết sức thú vị đối với mọi người.
- Gợi ý cho bé viết một cuốn sách về "Những điều yêu thích của tôi": Mẹ và bé cùng đóng một tập giấy trắng, sau đó, bạn đề nghị con nghĩ về những thứ bé thích. Bạn có thể gợi ý cho trẻ: "Con có thể viết ra những món mà con thích ăn, những người bạn tốt nhất của con, những cuốn sách con thích đọc nhất...". Sau đó, bạn có thể sẽ viết mỗi thứ vào một trang và để bé vẽ các bức tranh đi kèm.
Theo: Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
14__Sâu răng sữa ở trẻ và cách phòng tránh
Bài được xuất bản: 03/02/2009
Cho bé tắm nắng thường xuyên, uống nước lọc sau khi dùng sữa, ăn bột, lau miệng bằng gạc mềm sạch nhúng nước muối ấm... là những cách đơn giản bạn có thể phòng sâu răng cho con từ nhỏ.
Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé:
- Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.
- Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.
- Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé.
- Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ... cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé.
Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều này không hoàn toàn đúng:
- Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.
- Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.
- Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát âm chuẩn trong quá trình học nói.
Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai. Bạn nên lưu ý:
- Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa... Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.
- Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé).
Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc... Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé.
- Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.
- Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.
- Tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng.
- Pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng.
- Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.
Theo: Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
15__9 cách để bé thông minh hơn
Bài được xuất bản: 02/10/2008
Thông minh là di truyền hay kết quả của sự khuyến khích và chăm sóc đúng đắn? Chắc chắn yếu tố gien đóng vai trò quyết định nhưng các nghiên cứu bước đầu cho thấy môi trường sống, quá trình học hỏi cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Dưới đây là những bí kíp giúp phát triển trí tuệ của trẻ đã được chứng minh và tổng kết qua thực nghiệm.
Chơi nhạc
Đôi khi bạn không đủ kiên nhẫn để lắng nghe trẻ học chơi đàn nhưng nếu biết rằng học nhạc là cách khuyến khích não bộ phát triển tự nhiên và vui vẻ nhất thì hẳn bạn sẽ sẵn sàng nghe tiếng đàn của bé.
Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ĐH Toronto, trẻ được học nhạc luôn có chỉ số IQ cao hơn và thường có thiên hướng về nghệ thuật và học càng nhiều năm, tác động của âm nhạc lên não bộ càng lớn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc học nhạc khi nhỏ sẽ dự báo được kết quả học tập tốt hơn và chỉ số IQ cao hơn khi trưởng thành.
Vậy nên nếu bạn muốn bé yêu thông minh hơn, hãy cho bé tham gia ban nhạc ở trường hoặc học một lớp thanh nhạc, hay học chơi một nhạc cụ nào đó.
Bú mẹ
Sữa mẹ là thực phẩm cơ bản của não. Nghiên cứu cho thấy bú mẹ mang lại những lợi ích tối đa cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là nguồn dinh dưỡng quý giá không gì có thể thay thế.
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch khẳng định rằng sữa mẹ giúp trẻ vừa khỏe mạnh hơn, vừa thông minh hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ được bú mẹ trong 9 tháng đầu đời sẽ thông minh hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc bú mẹ trong vòng một tháng hoặc ít hơn.
Tăng cường rèn luyện thân thể
Nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Illinois đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa điểm số trong môn thể dục và thành tích trong học tập của các học sinh tiểu học.
Việc tham gia vào các phong trào thể dục thể thao trong nhà trường cũng củng cố thêm sự tự tin trong giao tiếp. Nghiên cứu này cũng cho thấy 81% phụ nữ thành đạt trong kinh doanh từng tham gia các CLB thể thao khi nhỏ.
Vì vậy, thay vì ngồi xem TV sau bữa ăn tối, hãy chơi ném bóng hoặc đi bộ. Sẽ tốt hơn nữa nếu khuyến khích trẻ cùng tham gia hoặc gia nhập các CLB thể dục thể thao ở trường lớp.
Trò chơi điện tử
Chúng ta luôn kết tội trò chơi điện tử là nguyên nhân làm gia tăng tội ác, thói lười biếng và lối sống thu mình nhưng ít người biết rằng nó có thể phát triển khả năng tư duy, kỹ năng lập kế hoạch cũng như làm việc theo nhóm và tất nhiên là cả khả năng sáng tạo nữa.
Các công ty sản xuất đồ chơi giáo dục như Leapfrog đang nghiên cứu các trò chơi điện tử dành cho trẻ nhỏ, trẻ trong độ tuổi tập đi, với mục tiêu nâng cao các kỹ năng vận động và ghi nhớ.
Một nghiên cứu gần đây của ĐH Rochester chỉ ra những tình nguyện viên chơi trò chơi điện tử có khả năng nhận thức và ghi nhớ các ký hiệu tốt hơn những trẻ không chơi trò chơi điện tử.
Ở một số trường tại Anh, các giáo viên tiếng Anh đã bắt đầu đưa một số trò chơi điện tử vào chương trình giảng dạy.
Chọn đồ ăn vặt
Loại bỏ đường, chất béo no (chất béo động vật) và một số đồ ăn vặt khác như bim bim, khoai tây chiên... và thay thế các thực phẩm này bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như hạt điều, hoa quả khô không đường... là một trong những cách giúp não bộ của trẻ phát triển, nhất là trong 2 năm đầu đời.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những trẻ không được nuôi nấng đầy đủ thường dễ bị các bệnh truyền nhiễm nên hay phải nghỉ học, ảnh hưởng tới kết quả học tập, thua sút so với bạn học. Vậy nên hãy quan tâm tới những gì trẻ ăn và cả chế độ dinh dưỡng theo từng lứa tuổi nữa.
Khuyến khích sự tò mò
Nếu muốn khơi gợi sự tò mò và khả năng tư duy các sáng kiến, bạn cần nhớ 1 nguyên tắc: Không ngừng học hỏi.
Hãy ủng hộ những sở thích và thu hút sự quan tâm của trẻ bằng cách đặt cho chúng những câu hỏi, hãy dạy trẻ những kỹ năng mới và hãy hướng chúng tới những điều có thể khơi gợi sự tò mò.
Đọc
Phương pháp tăng chỉ số IQ đã được chứng minh này đôi khi bị bỏ qua trong cuộc chạy đua tạo ra những đứa con thông minh của các ông bố bà mẹ.
Có thể nói, đọc sách là một trong những cách cổ điển nhưng vô cùng hiệu quả trong việc bổ sung kiến thức và phát triển nhận thức của trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi.
Hãy tạo cho bé thói quen đọc sách càng sớm càng tốt; làm thẻ thư viện cho những trẻ đã biết đọc và nhất thiết bé phải có một tủ sách riêng.
Ăn sáng
Nghiên cứu trong những năm 1970 cho thấy ăn sáng giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và khả năng học tập. Không ăn sáng, trẻ thường dễ mệt mỏi, cáu kỉnh và phản xạ chậm chạp hơn so những trẻ ăn sáng đầy đủ.
Khi cha mẹ quá bận rộn thì bé cũng khó có một bữa sáng đủ chất nhưng hãy nhớ, chỉ cần một miếng bánh dinh dưỡng hay một cốc sữa cũng đủ để trẻ tập trung và học tập tốt hơn.
Trò chơi trí tuệ
Cờ vây, cờ vua, giải ô chữ, câu đố, giải mật mã đều giúp rèn luyện trí não. Các trò chơi như Sudoku (ô số kỳ ảo) vừa rất vui vừa giúp rèn luyện khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và ra các quyết định.
Hãy luôn tạo ra những tình huống phức tạp để trẻ phải suy nghĩ, tìm cách giải quyết. Điều này sẽ rất hữu ích khi trẻ trưởng thành.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
16__Tăng chiều cao cho trẻ - Cách gì?
Bài được xuất bản: 12/01/2010
Con trẻ "hay ăn chóng lớn", đây cũng là nguyện vọng thiết tha của các bậc cha mẹ. Vậy "bí quyết" nào giúp nâng cao tầm vóc cho trẻ? Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc để tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Các giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
Có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:
- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt tăng từ 10 - 20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
- Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 - 16 tuổi và con trai từ 12 - 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 - 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).
Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.
Các biện pháp chăm sóc nhằm tăng trưởng chiều cao của trẻ
Một số nghiên cứu cho thấy: chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... Đặc biệt nếu được nuôi dưỡng tốt, trong cùng một gia đình, thế hệ sau luôn luôn có chiều cao vượt hơn thế hệ trước. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp giúp con bạn phát triển chiều cao:
- Biện pháp dinh dưỡng: có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Phụ nữ khi mang thai cần hiểu rõ là bạn ăn cho mình và cho con. Vì vậy ngoài việc bạn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng còn phải chú trọng việc ăn uống bổ sung các loại vitamin để giúp thai nhi phát triển tốt. Các loại vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây chín, thịt, cá, trứng, sữa... khi cần bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp như vitamin A, D, C, nhóm B, canxi, magiê, sắt...
Bạn cần nuôi dưỡng trẻ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể khoẻ mạnh và tăng trưởng liên tục. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.
Ngoài ra còn các chất có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như: sắt, kẽm, iod. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung sắt. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
- Biện pháp rèn luyện thể lực: sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển ttốt hơn. Vì lợi ích như vậy, bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của con bạn. Bạn có thể tham khảo các bài thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và bài thể dục của cháu ở trường để dạy con luyện tập.
- Đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ: ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một ngày. Bạn nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh, đông ấm, hè mát, chăn ấm, đệm êm để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.
- Chăm sóc y tế: Bạn cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng để con bạn được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm. Việc giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp con bạn ít bị các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc, nhờ đó mà con bạn có điều kiện lớn nhanh hơn.
Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao gồm: chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Nếu trẻ ăn không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là chậm phát triển chiều cao. Thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành. Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương (chiếm 99%), làm cho xương vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi cần khoảng 400- 700mg Ca/ngày, muốn vậy bạn cần cho con uống từ 500 - 750ml sữa mỗi ngày.
Thức ăn có nhiều canxi gồm: sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu sò, ốc hến, đậu hũ, các loại rau. Vitamin A: rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, giúp hình thành khung xương... Thiếu vitamin A trẻ bị quáng gà, chậm lớn và không cao.Thức ăn nhiều vitamin A là gan các động vật: cá, bò, lợn, dê, sữa, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, củ quả chín có màu đỏ, vàng như cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín, cam, đào... Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi, giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Cơ thể hấp thu vitamin D từ thức ăn như dầu gan cá thu, sữa, bơ, phomai, trứng, gan, tôm... và da tự tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng. Vì vậy ngoài việc cho con ăn thức ăn có nhiều vitamin D, bạn cần cho con "tắm nắng" buổi sáng từ 15-30 phút mỗi ngày, cường độ ánh nắng nhẹ và diện tích da bộc lộ càng lớn càng tốt.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
17__Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi
Bài được xuất bản: 20/11/2008
Các bà mẹ có thể yên tâm nếu con gái mình chỉ nặng 8,9 kg khi tròn năm. Còn nếu là bé trai, cân nặng 9,6 kg đã được coi là lý tưởng, theo chuẩn tăng trưởng mới của Tổ chức Y tế Thế giới. So với trước đây, yêu cầu về cân nặng của các bé nhìn chung thấp hơn một chút. Chẳng hạn: trước đây, thể trọng lý tưởng khi tròn năm phải là 10,2 kg với bé trai và 9,5 kg với bé gái.
Theo ông Lê Danh Tuyên, chuyên gia Viện Dinh dưỡng, chuẩn tăng trưởng mới có yêu cầu cao hơn về chiều cao trẻ em, nhất là với những cháu ngoài 2 tuổi. Chẳng hạn, trẻ tròn 2 tuổi có chiều cao trung bình là gần 88 cm với nam và hơn 87,5 với nữ, cao hơn 2 cm so với tiêu chuẩn cũ.
Như vậy, khi áp dụng bảng này vào Việt Nam từ năm 2008, nước ta sẽ có nhiều trẻ thuộc diện thấp còi hơn, nhưng nhiều bậc phụ huynh sẽ yên tâm hơn về cân nặng của con mình.
Chuẩn tăng trưởng mới được coi là chính xác hơn rất nhiều bởi nó dựa vào cuộc khảo sát trên trẻ em ở nhiều quốc gia ở đủ các châu lục; những em bé này đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được nuôi dưỡng đúng cách trong 5 năm sau đó. Còn tiêu chuẩn cũ chỉ dựa vào khảo sát trẻ em Mỹ và nhiều trẻ trong số đó được nuôi bằng sữa ngoài (thường tăng cân nhiều hơn khiến những trẻ bú sữa mẹ phát triển bình thường có thể bị coi là thiếu cân).
Sau đây là cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong một số giai đoạn, theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO:
Trẻ gái:
Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,2 kg - 49,1 cm 2,4 kg - 45,4 cm 4,2 kg
1 tháng 4,2 kg - 53,7 cm 3, 2 kg - 49,8 cm 5,5 kg
3 tháng 5,8 kg - 57,1 cm 4, 5 kg - 55,6 cm 7,5 kg
6 tháng 7,3 kg - 65,7 cm 5,7 kg - 61,2 cm 9,3 kg
12 tháng 8,9 kg - 74 cm 7 kg - 68,9 cm 11,5 kg
18 tháng 10,2 kg - 80,7 cm 8,1 kg - 74,9 cm 13,2 kg
2 tuổi 11,5 kg - 86,4 cm 9 kg - 80 cm 14,8 kg
3 tuổi 13,9 kg - 95,1 cm 10,8 kg - 87,4 cm 18,1 kg
4 tuổi 16,1 kg - 102,7 cm 12,3 kg - 94,1 cm 21,5 kg
5 tuổi 18,2 kg - 109,4 cm 13,7 kg - 99,9 cm 24,9 kg
Trẻ trai:
Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,3 kg- 49,9 cm 2,4 kg - 46,1 cm 4,4 kg
1 tháng 4,5 kg - 54,7 cm 3,4 kg - 50,8 cm 5,8 kg
3 tháng 6,4 kg - 58,4 cm 5 kg -57,3 cm 8 kg
6 tháng 7,9 kg - 67,6 cm 6,4 kg - 63,3 cm 9,8 kg
12 tháng 9,6 kg - 75,7 cm 7,7 kg -71,0 cm 12 kg
18 tháng 10,9 kg - 82,3 cm 8,8 kg -76,9 cm 13,7 kg
2 tuổi 12,2 kg - 87,8 cm 9,7 kg - 81,7 cm 15,3 kg
3 tuổi 14,3 kg - 96,1 cm 11,3 kg - 88,7 cm 18,3 kg
4 tuổi 16,3 kg - 103,3 cm 12,7 kg - 94,9 cm 21,2 kg
5 tuổi 18,3 kg - 110 cm 14,1 kg -100,7 cm 24,2 kg
Thông tin trên được Hội Nhi khoa VN công bố tại buổi họp báo về khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em VN và chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13-11, tại Hà Nội.
GS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa VN cho biết, khuyến nghị chuẩn tăng trưởng của WHO được công bố dựa trên nghiên cứu tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung, được chăm sóc tốt của trẻ từ 0- 5 tuổi ở nhiều quốc gia. Nếu những đứa trẻ không đạt được các tiêu chuẩn như khuyến nghị trên thì nguy cơ khi trưởng thành là người thấp bé nhẹ cân sẽ rất lớn.
Theo GS Nhạn, nhưng năm gần đây mức độ tăng trưởng của trẻ em tăng nhanh chóng; tuy nhiên, việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền, nhất là thành thị và nông nông. Phổ biến nhất là trong bát bột của trẻ em nông thôn đang thiếu các chất như: dầu, mỡ, rau, nhưng ngược lại trẻ em thành phố lại ăn quá nhiều thịt, bánh ngọt và các chất béo khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em. Trong đó, báo động là tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TP.HCM là 22,7%.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
18__Các giai đoạn phát triển của trẻ và cách nuôi dưỡng
Bài được xuất bản: 13/10/2008
Từ khi hình thành đến khi trưởng thành (15 - 20 tuổi ) trẻ em trải qua 6 giai đoạn phát triển : Giai đoạn bào thai; Giai đoạn sơ sinh; Giai đoạn nhũ nhi; Giai đoạn răng sữa; Giai đoạn thiếu niên. Giai đoạn dậy thì Các giai đoạn có đặc điểm phát triển và nhu cầu nuôi dưỡng khác nhau.
Giai đoạn bào thai
Là từ lúc thụ thai đến khi trẻ chào đời, trung bình là 255 đến 285 ngày ( ta thường nói 9 tháng 10 ngày), tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Để trẻ khỏe mạnh thông minh thì mẹ không được mắc bệnh và cần tăng 10 -12 kg trong suốt thời gian mang thai. Nuôi dưỡng trẻ thông qua nuôi dưỡng bà mẹ. Bé khỏe mạnh là bé khi sanh ra cân năng trung bình là 3000gr (2500 -3500gr), dài trung bình 50cm (48 -52cm) và không có dị tật bẩm sinh.
Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ trong giai đoạn này cần như sau:
Mẹ ăn 3 -5 bữa trong một ngày, ăn đủ các nhóm thức ăn. Không kiêng cữ một loại thực phẩm nào.
Từ tháng thứ 6 trở đi nên ăn thêm một bữa hoặc ăn thêm một chén trong một bữa.
Nên ăn nhiều thực phẩm có chất đạm tốt như thịt, cá trứng, sữa( 300ml/ngày)
Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh tránh táo bón và cung cấp vitamin cho bào thai.
Giai đoạn sơ sinh: từ lúc sinh ra tới khi bé được 30 ngày.
Đặc điểm:
Cân nặng: Trẻ bình thường, mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15gram, mỗi tháng trong quý đầu tăng ít nhất là 600gram. Trung bình khi 1 tháng trẻ nặng từ 3500 kg - 4500 kg.
Chiều cao: tăng khoảng 2cm( lúc 1 tháng trẻ cao từ 48 -52 cm)
Hệ tiêu hóa: Niêm mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Chưa có men tiêu bột. Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Trẻ biết bú mẹ ngay từ khi sinh ra.
Cách nuôi:
Trẻ có sữa mẹ: Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tối ưu cho sự phát triển của trẻ, vì sữa mẹ là chất dinh dưỡng duy nhất thỏa mãn nhu cầu phát triển và phù hợp với sinh lý của cơ thể trẻ.
Cách cho bú:
Bú mẹ ngay sau khi sanh ( 30 phút - 1 giờ ) để tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn.
Bú mẹ hoàn toàn trong 4 -6 tháng đầu: không cho trẻ uống nước, không rơ lưỡi, không uống nước trái cây.
Một lần bú cho trẻ bú hết một bên bầu vú, lần sau sẽ bú bên kia.
Trẻ không có sữa mẹ: là những trẻ không có mẹ ( con nuôi, mồ côi, mẹ bị bệnh nặng ) hoặc trẻ bị bệnh nặng không thể bú mẹ mà không có mẹ để vắt sữa cho con. Hạn chế tối đa trường hợp này vì sự bất lợi của nuôi con bằng sữa nhân tạo: dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, dễ bi suy dinh dưỡng, béo phì, dị ứng sữa bò, ngăn cách tình cảm mẹ con, mẹ dễ có thai trỡ lại....
Cách nuôi:
Cách 1: Sữa mẹ vắt ra ly đút cho trẻ uống.
Cách 2: Sữa formula( sữa bột hộp)
Trẻ sơ sinh đủ tháng (cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500g):
Dùng sữa công thức I (Guigoz 1, Lactogen 1, Meijy 1, Frisolac H, Enfalac, Dumex 1...), pha đúng theo muỗng lường mỗi loại sữa: 1 muỗng gạt pha với 30ml nước
Số lượng: 150ml/kg/ ngày chia làm 8 bữa
Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2500kg):
Cho trẻ uống sữa đặc biệt như Frisopré, Neo Similac, Enfalac premature... cách pha theo hướng dẫn từng hộp sữa.
Số lượng: Bắt đầu 60ml/kg/ngày, sau đó mỗi ngày tăng 20ml/kg/ngày cho đến khi đạt 200ml/kg/ngày
Bữa bú : Ít nhất là 8 - 12 lần/ ngày
Không nên cho bú bình, nên đút bằng muỗng hay ăn bằng ly.
Sau bú cho uống 5 - 10ml nước chín
1 tháng cho uống 5 - 10ml nước trái cây
Theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để điều chỉnh số lượng sữa: Sự tăng cân trung bình của trẻ trong quý đầu là 600gr/ tháng
Tuyệt đối không dùng sữa đặc có đường nuôi trẻ nhỏ.
Giai đoạn nhũ nhi: là giai đoạn từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi.
Sự phát triển:
Cân nặng: Trung bình, 6 tháng trẻ nặng gấp đôi ( khoảng 5-6kg) lúc sinh và đến tháng thứ 12 trẻ nặng gấp 3 ( trung bình từ 8 kg - 12kg)
Chiều cao: mỗi tháng tăng 2 cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh ( trung bình trẻ cao từ 74cm - 78cm)
Vòng đầu tăng khoảng 44cm. Tổ chức não trưởng thành bằng 75% so với người lớn ( 900gr)
Lớp mỡ dưới da phát triển nên trông trẻ bụ bẫm.
Hệ tiêu hóa: Hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa.
Sau 6 tháng ttrẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Cách nuôi dưỡng:
Từ 2 tháng đến 4 tháng: chỉ cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình (giống như giai đoạn sơ sinh)
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, với trẻ bú mẹ thì : nếu trẻ tăng dưới 500gr trong một tháng thì phải cho trẻ tập ăn dặm (bột), nếu trẻ tăng trên 500gr trong một tháng thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 6 tháng.
Tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, bú càng nhiều càng tốt.
Khi bé được 4 - 6 tháng: Tập ăn dặm bằng bột loãng: Tập ăn từ ít (1 - 2 muỗng bột) đến nhiều (1/3 - 1/2 chén - 1 chén/ ngày); từ lỏng đến đặc ( từ bột 5% đến bột 10%); từ ít chất (bột gạo + một loại thực phẩm khác như trứng hoặc sữa...) đến nhiều chất (bột + đạm: thịt , trứng, sữa, tàu hủ ... + dầu + lá rau xanh ...). Ngay từ tuổi này trẻ cũng đã ăn được xác ( cái ) thức ăn , nếu chỉ cho trẻ ăn nước thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng ( sắt và Protein). Không nên nêm muối, đường, bột ngọt vào bột của trẻ.
Nếu trẻ nuôi bằng sữa bình thì ngày bú 6 cữ + 2 cữ bột
Đến khi 6 tháng, tất cả các trẻ phải được cho ăn dặm bằng bột đủ 4 nhóm thức ăn (bột + đạm + dầu + rau). Ngày ăn 3-4 bữa bột (hoặc cháo)
Bú mẹ kéo dài đến 2 tuổi
Giai đoạn răng sữa: là giai đoạn từ lúc 1 tuổi tới khi bé được 6 tuổi ( giai đoạn nhà trẻ và mẫu giáo)
Sự phát triển: tốc độ lớn châm hơn giai đoạn trước.
Cân nặng : Mỗi tháng tăng từ 100gram - 150gram, 4 tuổi nặng gấp 3 lúc sinh , đến 6 tuổi cân năng trung bình từ 14 kg -24kg Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm
Chiều cao: Mỗi tháng tăng từ 1cm - 1,5cm, 4 tuổi cao gấp đôi lúc sinh , đến 6 tuổi trẻ cao từ 105cm -115 cm
Vòng đầu bằng người lớn( 55cm), tổ chức não trưởng thành bằng 100% người lớn.
Hệ tiêu hóa: Đã hoàn thiện, Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm
Tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc.
Có những hoạt động giao tiếp, ham chơi hơn ăn
Cách nuôi:
Dưới 2 tuổi: Tiếp tục bú me cho đến khi 2 tuổiï và ăn 5 bữa bột hoặc cháo.
Lớn hơn 2 tuổi: ăn 3 bữa cùng gia đình với ưu tiên các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, như 1 chén cơm với thịt, cá,... ,rau xanh với 2 - 3 bữa phụ ( Sữa, yaourt, bánh , cháo , bột )
Mỗi bữa 1 chén bột/ cháo ( dưới 2 tuổi) hoặc cơm ( trên 2 tuổi) phải đủ chất dinh dưỡng
Các bữa ăn cách nhau mỗi 3 giờ
Các thức ăn phải được nấu nhừ nhuyễn để dễ tiêu hóa
Các bữa ăn phải có chén riêng, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn
Chỉ nên cho ăn cơm khi trẻ đủ 8 răng hàm ( thường là 24 tháng tuổi)
Trước khi ngủ nên cho trẻ ăn 1 bữa phu ï( sữa mẹ hay sữa công thức)
Hạn chế kẹo, bánh ngọt trước giờ ăn
Trẻ tự xúc ăn với sự hỗ trợ của cha, mẹ
Tiếp tục cho trẻ uống sữa khoảng 300ml sữa/ ngày
Giai đoạn thiếu niên: là giai đoạn từ 7 tuổi đến 10 tuổi, lưá tuổi học đường
Sự phát triển: là giai đoạn học đường trẻ tiếp thu nhanh, nhiều kiến thức, và hoạt động nhiều. Cơ bắp bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn thon gầy. Day chằng còn lỏng lẻo dễ bị gù vẹo nếu ngồi không đúng tư thế. Răng vĩnh viễn thay dần răng sữa.
Cân nặng : đến 10 tuổi bé nặng từ 13.8kg - 18.7 kg
Chiều cao: Đến 10 tuổi cao khoảng 104 cm - 110 cm
Dinh dưỡng: Trẻ hay bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều, hay ăn quà vặt ( bánh kẹo, nước ngọt
Ngày ăn 3 bữa chính, mỗi bữa 2 chén cơm. Chú ý tới các loại thực phẩm giàu đạm động vật( trứng , sữa, thịt, cá...) và giaù sinh tố ( trái cây, rau xanh..)
Mỗi ngày vẫn cần khoảng 300ml sữa.
Ăn thêm trái cây sau mỗi bữa ăn.
Giai đoạn dậy thì: từ 15 tới 20 tuổi
Sự phát triển: Trẻ vận động nhiều, quan sinh dục bắt đầu phát triển, mỡ dưới da và cơ bắp phát triển tạo hình dáng nam nữ . Chiều cao cũng phát triển nhanh hơn trong những năm đầu cần tranh thủ giai đoạn này để tăng chiều cao của trẻ. Tính tình dễ thay đổi hay co những suy nghĩ bồng bột.
Cách nuôi:
Ăn cùng gia đình với ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng
Tiếp tục uống sữa (sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa đậu nành ...) 300 - 500ml/ ngày, nếu không uống sữa có thể phải bổ sung thuốc canxi, chú ý tới sự thiếu máu của trẻ để bổ sung viên sắt.
Hạn chế uống nước ngọt.
Trẻ 10 - 12 tuổi: nhu cầu chất dinh dưỡng bằng người lớn.
Trẻ 12-20 tuổi: nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người lớn.
Cần khuyến khích trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng : đa dạng thực phẩm nhưng cũng cần hạn chế những thức ăn nhanh và thói quen vừa ăn vừa xem TV để tránh béo phì cho trẻ.
Kết luận
Mỗi một lứa tuổi có đặc điểm sinh lý và bệnh lý riêng, nếu áp dụng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng đúng , trẻ sẽ có một sức khoẻ tốt. Để xác định trẻ đã đủ chất dinh dưỡng hay chưa cách tốt nhất là theo dõi cân nặng và khám sức của trẻ mỗi tháng để can thiệp kịp thời, tránh để hậu quả lâu dài.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
19__Nâng cao chỉ số thông minh cho trẻ từ những năm tháng đầu đời
Bài được xuất bản: 03/10/2008
Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đi đến kết luận: sự biến đổi tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, và việc dạy dỗ trẻ tốt từ khi chưa lọt lòng có thể làm tăng chỉ số thông minh (iq) ở trẻ.
Nâng cao IQ ngay từ trong bụng mẹ
Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, êm dịu, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những cuốn sách hay... thì biểu đồ sóng siêu âm cho thấy hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi đều diễn ra rất tốt. Còn ngược lại, nếu trong thời gian mang thai, người mẹ phải chịu những áp lực không thuận lợi từ điều kiện sống thì những biểu hiện hoạt động tích cực của thai nhi cũng kém đi.
Các bà mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây để giúp nâng cao chỉ số IQ cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Âm nhạc: Từ khi người mẹ biết mình đã có thai, nên cho thai nhi tiếp xúc với âm nhạc mỗi ngày và mỗi khi có thời gian cho đến khi trẻ ra đời. Tốt nhất là nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc nhẹ, nhạc cổ điển. Điều này sẽ kích thích sự phát triển tri giác, đem lại hiệu quả "an thần" cho thai nhi.
Trò chơi: Khi người mẹ cảm nhận được sự vận động của thai nhi thì đã bắt đầu có thể chơi trò "vỗ một cái, động một cái; vỗ hai cái, động hai cái". Trò chơi này kéo dài khoảng một tháng thì trẻ sẽ có những phản ứng phối hợp nhịp nhàng với động tác của mẹ.
Nói chuyện: Từ tháng thứ 6 trở đi, hệ thống thần kinh thính giác của thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp tim và sự hô hấp của mẹ. Sau bảy tháng, sẽ dần dần có phản ứng với những âm thanh đến từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ có thể "nói chuyện" với thai nhi một cách dịu dàng, điều này không chỉ kích thích sự phát triển thính lực của thai nhi mà còn làm thai nhi cảm thấy thoải mái hơn.
Ăn uống: Những thai phụ có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sau này, đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển trí não của trẻ.
Từ lúc sinh đến 3 tuổi
Giao tiếp bằng mắt: Những khoảnh khắc tuy ngắn ngủi này cũng đem lại những lợi ích cho trẻ. Khi trẻ mở to mắt, hãy nhìn vào mắt trẻ. Trẻ có khả năng phân biệt khuôn mặt từ rất sớm, và mỗi lần trẻ nhìn thấy bạn khả năng quan sát và trí nhớ của trẻ dần dần được hình thành.
Cho trẻ bú sữa mẹ: Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số IQ khá cao. Khi cho trẻ bú, bạn hãy tranh thủ hát cho trẻ nghe, đó chính là cơ hội tốt để "giao lưu" với trẻ.
Tán gẫu: Lúc đầu chắc chắn bạn sẽ chỉ nhận được cái nhìn ngơ ngác của trẻ, hãy dừng lại một chút cho trẻ có cơ hội tham gia câu chuyện. Dần dần, trẻ sẽ "a...a..." trò chuyện với bạn cho mà xem.
Xem phản ứng của trẻ: Cho trẻ tự soi mình trong gương. Ban đầu, có thể trẻ sẽ tưởng bóng mình trong gương là một đứa trẻ dễ thương nào đó, nhưng chẳng bao lâu sẽ đến lúc trẻ sẽ rất thích thú vẫy tay chào chính mình trong gương.
Cù nhẹ vào chân trẻ: Bạn có thể cù nhẹ vào chân trẻ. Tiếng cười chính là hạt giống đầu tiên của sự hài hước. Bạn có thể nói rằng: "Mẹ đã bắt được con rồi!", sau đó cù vào chân trẻ và dẫn dắt trẻ tham gia trò này.
Chỉ ra sự khác biệt: Lấy hai bức hình có sự khác biệt, đưa cách mắt trẻ khoảng 20-30cm cho trẻ xem, trẻ sẽ xem đi xem lại và dần dần phát hiện ra sự khác nhau. Điều này rất có ích cho việc học chữ của trẻ sau này.
Chia sẻ cùng trẻ những điều hai mẹ con nhìn thấy: Khi bế trẻ đi dạo, hãy chỉ cho trẻ những thứ bạn nhìn thấy và chia sẻ, trò chuyện cùng với trẻ. Như vậy trẻ sẽ có thêm cơ hội biết thêm nhiều từ mới cùng những sự vật ở thế giới xung quanh.
Ca hát: Hãy học thêm thật nhiều bài hát, hoặc nếu có khả năng, bạn cũng có thể tự soạn một số bài hát để hát cho trẻ nghe. Các chuyên gia cho rằng âm điệu của những bài hát có liên quan tích cực đến việc học toán của trẻ sau này.
Học tập ngay cả khi thay tã: Nhân cơ hội thay tã hãy chỉ cho trẻ biết cách gọi các bộ phận cơ thể hoặc tên của áo quần để giúp trẻ hiểu thêm về bản thân mình.
Tạo niềm vui bất ngờ: Những lúc rảnh rỗi, bạn nên nhẹ nhàng vuốt ve mặt, bụng hoặc tay chân để tạo niềm vui cho trẻ. Lúc đó bạn hãy quan sát phản ứng và khả năng phối hợp của trẻ.
Đọc sách: Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nhớ thứ tự của một số từ vựng trong những câu mà bạn nói với trẻ, điều này rất có lợi cho khả năng ngôn ngữ sau này của trẻ.
Giúp trẻ cảm nhận: Bạn hãy chuẩn bị một ít loại vải khác nhau như tơ tằm, nhung, vải sợi thô..., rồi nhẹ nhàng cọ xát những loại vải đó trên bụng, ngực, lòng bàn chân của trẻ. Vừa làm vừa miêu tả cho trẻ nghe cảm giác sẽ như thế nào.
Xem hình: Hình của những người thân hoặc họ hàng trong gia đình có thể giúp trẻ luyện trí nhớ. Chẳng hạn, khi bà nội gọi điện thoại cho trẻ, vừa để trẻ nghe giọng bà qua điện thoại, vừa đưa trẻ xem ảnh bà nội.
Tự tập ăn: Trẻ khoảng 10 tháng tuổi đã có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn có thể tập cho trẻ tự cầm thức ăn thử xem.
Vượt chướng ngại: Đặt một số chướng ngại dưới sàn nhà, như: Gối ôm, gối tựa lưng, hộp giấy... sau đó bạn biểu diễn cho trẻ xem trước cách làm thế nào để vượt qua những thứ đó, nên bước qua hay nên bò phía dưới. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động.
Mẹ và con cùng chơi: Khi trẻ sờ mũi bạn, bạn sẽ phùng hai má; trẻ kéo tai bạn, bạn phải le lưỡi ra; nếu trẻ đánh vào đầu bạn, bạn kêu lên một âm thanh khác lạ... Có thể lặp lại chừng ba bốn lần, sau đó có thể thay đổi quy luật và bắt trẻ đoán xem bạn sẽ làm gì.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
20__Để trẻ thông minh hơn
Bài được xuất bản: 03/10/2008
Nhiều trò chơi giúp ích cho trí não, tăng cường tính sáng tạo của trẻ nhỏ. Trí thông minh bắt nguồn đầu tiên là do gen di truyền, sau đó là sự học hỏi không ngừng và những phát triển trí tuệ vốn dĩ ở trẻ nhỏ. 9 cách dưới đây được những nhà nghiên cứu xác thực là đúng đắn đối với việc giúp trẻ nhỏ thông minh hơn.
Nghe nhạc chiếm vị trí quan trọng trong việc kích thích trí thông minh ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu ở trường Đại học Toronto, cho trẻ tham gia các buổi học âm nhạc sẽ làm tăng chỉ số IQ ở chúng. Học càng lâu, càng đạt hiệu quả cao. Việc học nhạc từ lúc còn nhỏ sẽ làm tăng chỉ số IQ của trẻ lúc chúng trưởng thành. Cho trẻ nghe nhạc Mozart và tham gia các lớp học âm nhạc riêng lẻ hay đến câu lạc bộ dạy nhạc là điều nên làm.
Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trí não của trẻ. Những nhà nghiên cứu cho biết bú sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển ở trẻ từ 7 tuổi trở xuống. Sữa mẹ giúp ngăn ngừa các sự tiêm nhiễm có hại với trẻ và cung cấp những chất bổ cần thiết. Các nghiên cứu của người Đan Mạch cho thấy bú sữa mẹ vừa làm trẻ khỏe hơn và còn thông minh hơn. Hơn thế nữa những đứa trẻ được bú sữa đến 9 tháng tuổi sẽ thông minh hơn những đứa trẻ chỉ được bú từ 1-2 tháng.
Vận động cơ thể
Nghiên cứu sinh của trường Đại học Illinois cho biết rằng sẽ là rất tốt khi một đứa trẻ học tập ở trường tiểu học được học thêm các bài thể dục rèn luyện thân thể. "Các bài thể dục nhằm tăng cường tính tự tin, tinh thần đồng đội và khả năng lãnh đạo ở trẻ nhỏ", nghiên cứu của Oppenheimer Funds. Nghiên cứu này còn cho biết 81% nữ doanh nhân thành đạt đều đã tham gia các câu lạc bộ thể thao lúc nhỏ. Do đó, thay vì ngồi xem Tivi sau mỗi bữa cơm, hãy khuyến khích trẻ đi dạo bộ hay vận động nhẹ nhàng. Và tốt nhất là cho trẻ tham gia vào câu lạc bộ thể dục hay các hoạt động thể chất bổ ích khác trong trường học.
Chơi game
Những trò chơi video thường là không tốt. Chúng thường là bạo lực, không mang tính tập thể và hoàn toàn không cần người chơi phải động não. Nhưng cũng có những trò chơi giúp ích cho trí não của trẻ, tăng cường tinh thần đồng đội và tính sáng tạo của trẻ nhỏ. Những trò chơi mang tính giáo dục như xếp hình, có thể kích thích khả năng vận động trí óc và khả năng liên tưởng ở trẻ nhỏ, kể cả các bé vừa biết đi lẫm chẫm. Nghiên cứu gần đây nhất của trường Đại học Rochester cho biết những trẻ hay chơi game có sự nhạy bén hơn về thị lực và khả năng nhận biết các dấu hiệu so với trẻ chỉ tham gia những trò chơi không phải là video game. Những giáo viên ở Anh bắt đầu đưa các trò chơi video vào trong lớp học.
Đừng cho trẻ ăn quà vặt
Đây là phương pháp hữu ích nhất giúp tăng cường chỉ số IQ ở trẻ nhỏ. Những điều chắc chắn là đúng (như 1+1=2), những vấn đề đơn giản sẽ khiến trẻ ham đọc sách hơn. Tập trẻ đọc sách khi chúng còn nhỏ, cho trẻ đi thư viện và mua nhiều sách để ở nhà cho trẻ tập đọc.
Ăn bữa sáng đầy đủ
Ăn sáng đầy đủ giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng học hỏi ở trẻ. Những trẻ không ăn sáng dễ mệt mỏi hơn, dễ nổi cáu và chậm chạp hơn những trẻ ăn sáng đủ bữa. Với nhịp sống hối hả như hiện nay, việc ngồi vào bàn ăn sáng nhiều lúc là điều không thể. Những lúc vậy cho trẻ uống một ly sữa cũng giúp trẻ đủ năng lượng và khỏe khoắn hơn khi vào lớp học.
Chơi những trò chơi động não
Cờ vua, ô chữ, tìm mật mã... đều làm giúp ích cho sự vận dụng và rèn luyện trí não ở trẻ. Trò chơi như ô chữ Sudoku có thể kích thích quá trình tư duy, sáng tạo ở trẻ, đồng thời cho trẻ khả năng giải quyết vấn đề và biết đưa ra những quyết định chắc chắn. Những đồ vật trong ngôi nhà hơi "bí hiểm" một chút sẽ kích thích sự tò mò và ý thích tìm tòi khám phá ở trẻ nhỏ.
Kết luận
Nhìn đứa con thân yêu của mình khôn lớn và thông minh lên mỗi ngày là niềm vui lớn nhất của những người làm cha mẹ. Vậy thì tại sao cha mẹ lại không tìm hiểu các cách trên đây và áp dụng cho đứa con của mình để có được những niềm vui như thế.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
21__Thức ăn bổ dưỡng cho não
Bài được xuất bản: 03/10/2008
Chất béo rất cần thiết cho não từ lúc còn trong bụng mẹ cho tới khi già
Axit amin
Não rất cần axit amin (là đơn vị cấu tạo của chất đạm thực phẩm) để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp năng lượng. Các chất dẫn truyền mang tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác, cứ thế kế tiếp nhau. Hai loại axit amin quan trọng cho não là tryptophan và tyroxine. Tryptophan là tiền thân của chất làm dịu thần kinh serotonin. Cơ thể không tạo ra tryptophan được nên phải cần thực phẩm cung cấp. Còn tyroxine cần để tạo ra các chất dẫn truyền hưng phấn trí não là dopamine, epinephrine và norepinephrine. Cơ thể tạo ra được tyroxine nếu trong thực phẩm không có đầy đủ.
Chất béo tốt cho não
Chất béo rất cần thiết cho não từ lúc còn trong bụng mẹ cho tới khi già. Não tăng trưởng mạnh nhất trong năm đầu của cuộc sống và kích thích tăng gấp đôi khi được một năm tuổi. Chất béo là thành phần quan trọng của màng tế bào não và màng bao quanh sợi thần kinh. Do đó, trẻ nhỏ cần nhiều chất béo trong giai đoạn này. Nhu cầu đó được đáp ứng bằng sữa mẹ vốn chứa rất nhiều chất béo. Khi cơ thể phát triển, não vẫn tiếp tục cần chất béo nhưng phải là những loại không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Ăn quả tươi tốt hơn là uống
Chất béo có cả trong thực phẩm động vật lẫn thực vật và nếu dùng ở mức độ vừa phải thì rất tốt cho não. Chất béo thực vật có ưu điểm là không có hoặc có rất ít cholesterol - một loại chất béo cần thiết nhưng nhiều quá cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu.
Các vitamin, chất khoáng
Não cần hầu hết các loại vitamin và chất khoáng để duy trì các chức năng của mình.
Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng giúp tránh sự thoái hóa chức năng não do tuổi già. Kết quả nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho biết, phụ nữ trung niên ăn nhiều rau có lá xanh thẫm sẽ giúp duy trì khả năng suy nghĩ tốt hơn cho tới độ tuổi 70. Trong rau lá xanh thẫm có chứa nhiều vitamin B.
Vitamin B6 cần cho sự duy trì các chức năng bình thường của não, giúp điều hòa sự sản sinh chất dẫn truyền thần kinh, kiểm soát giấc ngủ, cảm xúc. Vitamin này có nhiều trong thịt, cá, gan, quả hạch, đậu, chuối, quả bơ, lúa mì.
Vitamin B12 giúp duy trì hoạt động của tế bào thần kinh, cần thiết cho vỏ bọc các sợi thần kinh. Vitamin B12 có nhiều trong thịt bò, thịt gà, cá, lòng đỏ trứng, phomat.
Vitamin C giúp não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Não cũng có một cơ chế để rút vitamin C về não nhiều hơn khi có nhu cầu.
Axit folic dường như có ảnh hưởng tới chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, và khi thiếu dễ làm tinh thần buồn bã. Chất này có nhiều trong các loại rau lá xanh thẫm, hạt đậu, cám lúa mì, thịt lợn, thịt gà, tôm, cá, cua, sò, hến.
Canxi cần thiết cho sự thu nhận, dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Canxi có nhiều trong sữa, sữa chua, phomat, cá, tôm, trứng, đậu nành, hạt ngũ cốc.
Kali cần cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh và có nhiều trong cam, chuối, khoai tây, quả khô, sữa.
Sắt cần thiết cho sức khỏe tế bào thần kinh và cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Thiếu sắt thì tính tình thường trở nên cáu giận, kém linh lợi. Sắt có nhiều trong gan, bầu dục, thịt lợn, thịt bò, gà, cá và rau lá xanh thẫm...
Selen là một chất chống ôxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư, trì hoãn quá trình lão hóa. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu selen có thể là nguy cơ dẫn tới hội chứng chậm phát triển trí não (hội chứng Down). Selen có nhiều trong cá, sò, hến, thịt động vật, ngũ cốc, trứng, tỏi, gan động vật. Rau và trái cây chứa rất ít selen.
Lời khuyên của các nhà dinh dưỡng
Hạn chế hoặc loại bỏ những chất có hại cho não như các chất béo chuyển hóa (transfatty acid), rượu, thuốc lá.
Tăng cường tiêu thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho não bằng cách ăn xen kẽ các thực phẩm mà não cần.
Cân bằng giữa ba chất dinh dưỡng chính là carbohydrat (chất bột), chất béo và chất đạm để não có thể làm việc hiệu quả ban ngày và nghỉ ngơi thoải mái ban đêm.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
22__Chơi với con sẽ giúp trẻ tăng IQ
Bài được xuất bản: 02/10/2008
Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn thế để chơi cùng con, chơi thực sự hứng thú, say sưa. Nhờ đó, bạn có thể giúp trẻ tăng chỉ số IQ đến 10 điểm.
Bạn sẽ học được rất nhiều thứ về đứa con cũng như về chính bản thân khi chơi cùng trẻ. Khoảng thời gian đó đem lại cho bé thông điệp: "Mẹ luôn sẵn sàng dành thời gian cho con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý". Ai cũng biết chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Học cách chơi với con
Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ.
Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin.
Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên.
Chơi với con có ích cho cả bố mẹ
Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan tính công việc, những lo âu, stress... và chỉ dành sự chú ý cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm nhận tình yêu thương... Thông qua các trò chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn.
Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ.
Hãy để trẻ khởi xướng
Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là: Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé chọn chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy. Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị bản thân cho bé.
Có thể bạn sẽ than thầm: "Ôi không, lại là trò xếp hình cũ rích" hoặc "chúng ta đã đọc chuyện con mèo trong chiếc mũ mấy chục lần rồi". Đó chính là thử thách của việc làm cha mẹ. Bạn sẽ cảm thấy chán câu chuyện đó từ rất lâu trước khi con bạn chán. Đó là vì người lớn quá chú trọng vào kết quả, vào tính mục đích. Còn bé tập trung vào chi tiết nên luôn phát hiện ra nhiều điều mới lạ qua mỗi lần chơi, cảm thấy hứng thú với chính quá trình chơi mà ít quan tâm đến kết quả. Trí tuệ phát triển từ chính những khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác với người cùng chơi, từ hứng thú với chính quá trình chơi.
Bạn có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ngầm đưa ra những tình huống, lồng vào đó những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải..., nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu, sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng... rồi cùng bé thảo luận về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó.
Nếu bạn muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên nói "thôi không chơi trò này nữa" mà tìm cách thay đổi như thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, bạn có thể dừng câu chuyện đang đọc lại và hỏi: "Con sẽ làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?" hoặc "Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu...?".
Giúp con bạn cảm thấy bé thật đặc biệt
Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình vào bé. Nếu bạn ngồi chơi với con mà tâm trí còn mải lo lắng đến công việc thì bé sẽ cảm nhận được và sẽ không có ai thu được lợi ích từ trò chơi cả. Điều tệ hơn là bé sẽ không nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho mình và đi tới kết luận là "con không quan trọng đối với mẹ".
Hãy làm cho bé cảm nhận mình là người thật đặc biệt vì được bạn chơi cùng. Bé được chơi theo ý tưởng và cách chơi của mình nhưng dưới sự tổ chức, định hướng của người lớn.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
23__Ý nghĩa 400 cái tên cho con
Bài được xuất bản: 06/02/2009
Vừa lọt lòng mẹ, con đã được đặt cho một cái tên. Cái tên ấy theo con suốt cả cuộc đời. Tên có thể là niềm tự hào, hãnh diện, là nguồn động viên, nâng mỗi bước con đi. Nhưng cũng có người lại cảm thấy xấu hổ, tủi thân, thậm chí tức giận mỗi khi ai đó gọi tên mình, hoặc khi nghĩ đến người đã đặt tên cho mình.
Cái tên nói lên tính cách con người. Hay con người tự rèn luyện mình cho giống với cái tên mình?
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định: tên gọi ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sự nghiệp sau này của đứa trẻ. Trong muôn vàn chuẩn bị khi đón bé chào đời, đừng quên nghĩ đến một cái tên.
Cho những công chúa theo mẹ lên rừng
1. DIỆU ANH - Con gái khôn khéo của mẹ ơi, mọi người sẽ yêu mến con
2. QUỲNH ANH - Người con gái thông minh, duyên dáng như đóa quỳnh
3. TRÂM ANH - Con thuộc dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội
4. NGUYỆT CÁT - Hạnh phúc cuộc đời con sẽ tròn đầy
5. TRÂN CHÂU - Con là chuỗi ngọc trai quý của bố mẹ
6. QUẾ CHI - Cành cây quế thơm và quý
7. TRÚC CHI - Cành trúc mảnh mai, duyên dáng
8. XUYẾN CHI - Hoa xuyến chi thanh mảnh, như cây trâm cài mái tóc xanh
9. THIÊN DI - Cánh chim trời đến từ phương Bắc
10. NGỌC DIỆP - Chiếc lá ngọc ngà và kiêu sa
11. NGHI DUNG - Dung nhan trang nhã và phúc hậu
12. LINH ĐAN - Con nai con nhỏ xinh của mẹ ơi
13. THỤC ĐOAN - Hãy là cô gái hiền hòa đoan trang
14. THU GIANG - Dòng sông mùa thu hiền hòa và dịu dàng
15. THIÊN HÀ - Con là cả vũ trụ đối với bố mẹ
16. HIẾU HẠNH - Hãy hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, đức hạnh vẹn toàn
17. THÁI HÒA - Niềm ao ước đem lại thái bình cho muôn người
18. DẠ HƯƠNG - Loài hoa dịu dàng, khiêm tốn nở trong đêm
19. QUỲNH HƯƠNG - Con là nàng tiên nhỏ dịu dàng, e ấp
20. THIÊN HƯƠNG - Con gái xinh đẹp, quyến rũ như làn hương trời
21. ÁI KHANH - Người con gái được yêu thương
22. KIM KHÁNH - Con như tặng phẩm quý giá do vua ban
23.VÂN KHÁNH - Tiếng chuông mây ngân nga, thánh thót
24.HỒNG KHUÊ - Cánh cửa chốn khuê các của người con gái
25. MINH KHUÊ - Hãy là vì sao luôn tỏa sáng, con nhé
26. DIỄM KIỀU - Con đẹp lộng lẫy như một cô công chúa
27. CHI LAN - Hãy quý trọng tình bạn, nhé con
28. BẠCH LIÊN - Hãy là búp sen trắng toả hương thơm ngát
29. NGỌC LIÊN - Đoá sen bằng ngọc kiêu sang
30. MỘC MIÊN - Loài hoa quý, thanh cao, như danh tiết của người con gái
31. HÀ MI - Con có hàng lông mày đẹp như dòng sông uốn lượn
32. THƯƠNG NGA - Người con gái như loài chim quý dịu dàng, nhân từ
33. ĐẠI NGỌC - Viên ngọc lớn quý giá
34. THU NGUYỆT - Tỏa sáng như vầng trăng mùa thu
35. UYỂN NHÃ - Vẻ đẹp của con thanh tao, phong nhã
36. YẾN OANH - Hãy hồn nhiên như con chim nhỏ, líu lo hót suốt ngày
37. THỤC QUYÊN - Con là cô gái đẹp, hiền lành và đáng yêu
38. HẠNH SAN - Tiết hạnh của con thắm đỏ như son
39. THANH TÂM - Mong trái tim con luôn trong sáng
40. TÚ TÂM - Ba mẹ mong con trở thành người có tấm lòng nhân hậu
41. SONG THƯ - Hãy là tiểu thư tài sắc vẹn toàn của cha mẹ
42. CÁT TƯỜNG - Con là niềm vui, là điềm lành cho bố mẹ
43. LÂM TUYỀN - Cuốc đời con thanh tao, tĩnh mịch như rừng cây, suối nước
44. HƯƠNG THẢO - Một loại cỏ thơm dịu dàng, mềm mại
45. DẠ THI - Vần thơ đêm
46. ANH THƯ - Mong lớn lên, con sẽ là một nữ anh hùng
47. ĐOAN TRANG - Con hãy là một cô gái nết na, thùy mị
48. PHƯỢNG VŨ - Điệu múa của chim phượng hoàng
49. TỊNH YÊN - Cuộc đời con luôn bình yên thanh thản
50. HẢI YẾN - Con chim biển dũng cảm vượt qua phong ba, bão táp.
Những chàng trai theo cha xuống biển
1. THIÊN ÂN - Con là ân huệ từ trời cao
2. GIA BẢO - Của để dành của bố mẹ đấy
3. THÀNH CÔNG - Mong con luôn đạt được mục đích
4. TRUNG DŨNG - Con là chàng trai dũng cảm và trung thành
5. THÁI DƯƠNG - Vầng mặt trời của bố mẹ
6. HẢI ĐĂNG - Con là ngọn đèn sáng giữa biển đêm
7. THÀNH ĐẠT - Mong con làm nên sự nghiệp
8. THÔNG ĐẠT - Hãy là người sáng suốt, hiểu biết mọi việc đời
9. PHÚC ĐIỀN - Mong con luôn làm điều thiện
10. TÀI ĐỨC - Hãy là 1 chàng trai tài dức vẹn toàn
11. MẠNH HÙNG - Người đàn ông vạm vỡ
12. CHẤN HƯNG - Con ở đâu, nơi đó sẽ thịnh vượng hơn
13. BẢO KHÁNH - Con là chiếc chuông quý giá
14. KHANG KIỆN - Ba mẹ mong con sống bình yên và khoẻ mạnh
15. ĐĂNG KHOA - Con hãy thi đỗ trong mọi kỳ thi nhé
16. TUẤN KIỆT - Mong con trở thành người xuất chúng trong thiên hạ
17. THANH LIÊM - Con hãy sống trong sạch
18. HIỀN MINH - Mong con là người tài đức và sáng suốt
19. THIỆN NGÔN - Hãy nói những lời chân thật nhé con
20. THỤ NHÂN - Trồng người
21. MINH NHẬT - Con hãy là một mặt trời
22. NHÂN NGHĨA - Hãy biết yêu thương người khác nhé con
23. TRỌNG NGHĨA - Hãy quý trọng chữ nghĩa trong đời
24. TRUNG NGHĨA - Hai đức tính mà ba mẹ luôn mong con hãy giữ lấy
25. KHÔI NGUYÊN - Mong con luôn đỗ đầu
26. HẠO NHIÊN - Hãy sống ngay thẳng, chính trực
27. PHƯƠNG PHI - Con hãy trở thành người khoẻ mạnh, hào hiệp
28. THANH PHONG - Hãy là ngọn gió mát con nhé
29. HỮU PHƯỚC - Mong đường đời con phẳng lặng, nhiều may mắn
30. MINH QUÂN - Con sẽ luôn anh minh và công bằng
31. ĐÔNG QUÂN - Con là vị thần của mặt trời, của mùa xuân
32. SƠN QUÂN - Vị minh quân của núi rừng
33. TÙNG QUÂN - Con sẽ luôn là chỗ dựa của mọi người
34. ÁI QUỐC - Hãy yêu đất nước mình
35. THÁI SƠN - Con mạnh mẽ, vĩ đại như ngọn núi cao
36. TRƯỜNG SƠN - Con là dải núi hùng vĩ, trường thành của đất nước
37. THIỆN TÂM - Dù cuộc đời có thế nào đi nữa, mong con hãy giữ một tấm lòng trong sáng
38. THẠCH TÙNG - Hãy sống vững chãi như cây thông đá
39. AN TƯỜNG - Con sẽ sống an nhàn, vui sướng
40. ANH THÁI - Cuộc đời con sẽ bình yên, an nhàn
41. THANH THẾ - Con sẽ có uy tín, thế lực và tiếng tăm
42. CHIẾN THẮNG - Con sẽ luôn tranh đấu và giành chiến thắng
43. TOÀN THẮNG - Con sẽ đạt được mục đích trong cuộc sống
44. MINH TRIẾT - Mong con hãy biết nhìn xa trông rộng, sáng suốt, hiểu biết thời thế
45. ĐÌNH TRUNG - Con là điểm tựa của bố mẹ
46. KIẾN VĂN - Con là người có học thức và kinh nghiệm
47. NHÂN VĂN - Hãy học để trở thành người có học thức, chữ nghĩa
48. KHÔI VĨ - Con là chàng trai đẹp và mạnh mẽ
49. QUANG VINH - Cuộc đời của con sẽ rực rỡ, vẻ vang
50. UY VŨ - Con có sức mạnh và uy tín
Những cái tên mang tâm sự của Mẹ
1. Hoài An: cuộc sống của con sẽ mãi bình an
2. Huyền Anh: tinh anh, huyền diệu
3. Thùy Anh: con sẽ thùy mị, tinh anh.
4. Trung Anh: trung thực, anh minh
5. Tú Anh: xinh đẹp, tinh anh
6. Vàng Anh: tên một loài chim
7. Hạ Băng: tuyết giữa ngày hè
8. Lệ Băng: một khối băng đẹp
9. Tuyết Băng: băng giá
10. Yên Bằng: con sẽ luôn bình an
11. Ngọc Bích: viên ngọc quý màu xanh
12. Bảo Bình: bức bình phong quý
13. Khải Ca: khúc hát khải hoàn
14. Sơn Ca: con chim hót hay
15. Nguyệt Cát: kỷ niệm về ngày mồng một của tháng
16. Bảo Châu: hạt ngọc quý
17. Ly Châu: viên ngọc quý
18. Minh Châu: viên ngọc sáng
19. Hương Chi: cành thơm
20. Lan Chi: cỏ lan, cỏ chi, hoa lau
21. Liên Chi: cành sen
22. Linh Chi: thảo dược quý hiếm
23. Mai Chi: cành mai
24 Phương Chi: cành hoa thơm
25. Quỳnh Chi: cành hoa quỳnh
26. Hiền Chung: hiền hậu, chung thủy
27. Hạc Cúc: tên một loài hoa
28. Nhật Dạ: ngày đêm
29. Quỳnh Dao: cây quỳnh, cành dao
30. Huyền Diệu: điều kỳ lạ
31. Kỳ Diệu: điều kỳ diệu
32. Vinh Diệu: vinh dự
33. Thụy Du: đi trong mơ
34. Vân Du: Rong chơi trong mây
35. Hạnh Dung: xinh đẹp, đức hạnh
36. Kiều Dung: vẻ đẹp yêu kiều
37. Từ Dung: dung mạo hiền từ
38. Thiên Duyên: duyên trời
39. Hải Dương: đại dương mênh mông
40. Hướng Dương: hướng về ánh mặt trời
41. Thùy Dương: cây thùy dương
42. Kim Đan: thuốc để tu luyện thành tiên
43. Minh Đan: màu đỏ lấp lánh
44. Yên Đan: màu đỏ xinh đẹp
45. Trúc Đào: tên một loài hoa
46. Hồng Đăng: ngọn đèn ánh đỏ
47. Hạ Giang: sông ở hạ lưu
48. Hồng Giang: dòng sông đỏ
49. Hương Giang: dòng sông Hương
50. Khánh Giang: dòng sông vui vẻ
51. Lam Giang: sông xanh hiền hòa
52. Lệ Giang: dòng sông xinh đẹp
53. Bảo Hà: sông lớn, hoa sen quý
54. Hoàng Hà: sông vàng
55. Linh Hà: dòng sông linh thiêng
56. Ngân Hà: dải ngân hà
57. Ngọc Hà: dòng sông ngọc
58. Vân Hà: mây trắng, ráng đỏ
59. Việt Hà: sông nước Việt Nam
60. An Hạ: mùa hè bình yên
61. Mai Hạ: hoa mai nở mùa hạ
62. Nhật Hạ: ánh nắng mùa hạ
63. Đức Hạnh: người sống đức hạnh
64. Tâm Hằng: luôn giữ được lòng mình
65. Thanh Hằng: trăng xanh
66. Thu Hằng: ánh trăng mùa thu
67. Diệu Hiền: hiền thục, nết na
68. Mai Hiền: đoá mai dịu dàng
69. Ánh Hoa: sắc màu của hoa
70. Kim Hoa: hoa bằng vàng
71. Hiền Hòa: hiền dịu, hòa đồng
72. Mỹ Hoàn: vẻ đẹp hoàn mỹ
73. Ánh Hồng: ánh sáng hồng
74. Diệu Huyền: điều tốt đẹp, diệu kỳ
75. Ngọc Huyền: viên ngọc đen
76. Đinh Hương: một loài hoa thơm
78. Quỳnh Hương: một loài hoa thơm
79. Thanh Hương: hương thơm trong sạch
80. Liên Hương: sen thơm
81. Giao Hưởng: bản hòa tấu
82. Uyển Khanh: một cái tên xinh xinh
83. An Khê: địa danh ở miền Trung
84. Song Kê: hai dòng suối
85. Mai Khôi: ngọc tốt
86. Ngọc Khuê: danh gia vọng tộc
87. Thục Khuê: tên một loại ngọc
88. Kim Khuyên: cái vòng bằng vàng
89. Vành Khuyên: tên loài chim
90. Bạch Kim: vàng trắng
91. Hoàng Kim: sáng chói, rạng rỡ
92. Thiên Kim: nghìn lạng vàng
93. Bích Lam: viên ngọc màu lam
94. Hiểu Lam: màu chàm hoặc ngôi chùa buổi sớm
95. Quỳnh Lam: loại ngọc màu xanh sẫm
96. Song Lam: màu xanh sóng đôi
97. Thiên Lam: màu lam của trời
98. Vy Lam: ngôi chùa nhỏ
99. Bảo Lan: hoa lan quý
100. Hoàng Lan: hoa lan vàng
101. Linh Lan: tên một loài hoa
102. Mai Lan: hoa mai và hoa lan
103. Ngọc Lan: hoa ngọc lan
104. Phong Lan: hoa phong lan
105. Tuyết Lan: lan trên tuyết
106. Ấu Lăng: cỏ ấu dưới nước
107. Trúc Lâm: rừng trúc
108. Tuệ Lâm: rừng trí tuệ
109. Tùng Lâm: rừng tùng
110. Tuyền Lâm: tên hồ nước ở Đà Lạt
111. Nhật Lệ: tên một dòng sông
112. Bạch Liên: sen trắng
113. Hồng Liên: sen hồng
114. Ái Linh: Tình yêu nhiệm màu
115. Gia Linh: sự linh thiêng của gia đình
116. Thảo Linh: sự linh thiêng của cây cỏ
117. Thủy Linh: sự linh thiêng của nước
118. Trúc Linh: cây trúc linh thiêng
119. Tùng Linh: cây tùng linh thiêng
120. Hương Ly: hương thơm quyến rũ
121. Lưu Ly: một loài hoa đẹp
122. Tú Ly: khả ái
123. Bạch Mai: hoa mai trắng
124. Ban Mai: bình minh
125. Chi Mai: cành mai
126. Hồng Mai: hoa mai đỏ
127. Ngọc Mai: hoa mai bằng ngọc
128. Nhật Mai: hoa mai ban ngày
129. Thanh Mai: quả mơ xanh
130. Yên Mai: hoa mai đẹp
131. Thanh Mẫn: sự sáng suốt của trí tuệ
132. Hoạ Mi: chim họa mi
133. Hải Miên: giấc ngủ của biển
134. Thụy Miên: giấc ngủ dài và sâu
135. Bình Minh: buổi sáng sớm
136. Tiểu My: bé nhỏ, đáng yêu
137. Trà My: một loài hoa đẹp
138. Duy Mỹ: chú trọng vào cái đẹp
139. Thiên Mỹ: sắc đẹp của trời
140. Thiện Mỹ: xinh đẹp và nhân ái
141. Hằng Nga: chị Hằng
142. Thiên Nga: chim thiên nga
143. Tố Nga: người con gái đẹp
144. Bích Ngân: dòng sông màu xanh
145. Kim Ngân: vàng bạc
146. Đông Nghi: dung mạo uy nghiêm
147. Phương Nghi: dáng điệu đẹp, thơm tho
148. Thảo Nghi: phong cách của cỏ
149. Bảo Ngọc: ngọc quý
150. Bích Ngọc: ngọc xanh
151. Khánh Ngọc: viên ngọc đẹp
152. Kim Ngọc: ngọc và vàng
153. Minh Ngọc: ngọc sáng
154. Thi Ngôn: lời thơ đẹp
155. Hoàng Nguyên: rạng rỡ, tinh khôi
156. Thảo Nguyên: đồng cỏ xanh
157. Ánh Nguyệt: ánh sáng của trăng
158. Dạ Nguyệt: ánh trăng
159. Minh Nguyệt: trăng sáng
160. Thủy Nguyệt: trăng soi đáy nước
161. An Nhàn: Cuộc sống nhàn hạ
162. Hồng Nhạn: tin tốt lành từ phương xa
163. Phi Nhạn: cánh nhạn bay
164. Mỹ Nhân: người đẹp
165. Gia Nhi: bé cưng của gia đình
166. Hiền Nhi: bé ngoan của gia đình
167. Phượng Nhi: chim phượng nhỏ
168. Thảo Nhi: người con hiếu thảo
169. Tuệ Nhi: cô gái thông tuệ
170. Uyên Nhi: bé xinh đẹp
171. Yên Nhi: ngọn khói nhỏ
172. Ý Nhi: nhỏ bé, đáng yêu
173. Di Nhiên: cái tự nhiên còn để lại
174. An Nhiên: thư thái, không ưu phiền
175. Thu Nhiên: mùa thu thư thái
176. Hạnh Nhơn: đức hạnh
177. Hoàng Oanh: chim oanh vàng
178. Kim Oanh: chim oanh vàng
179. Lâm Oanh: chim oanh của rừng
180. Song Oanh: hai con chim oanh
181. Vân Phi: mây bay
182. Thu Phong: gió mùa thu
183. Hải Phương: hương thơm của biển
184. Hoài Phương: nhớ về phương xa
185. Minh Phương: thơm tho, sáng sủa
186. Phương Phương: vừa xinh vừa thơm
187. Thanh Phương: vừa thơm tho, vừa trong sạch
188. Vân Phương: vẻ đẹp của mây
189. Nhật Phương: hoa của mặt trời
190. Trúc Quân: nữ hoàng của cây trúc
191. Nguyệt Quế: một loài hoa
192. Kim Quyên: chim quyên vàng
193. Lệ Quyên: chim quyên đẹp
194. Tố Quyên: Loài chim quyên trắng
195. Lê Quỳnh: đóa hoa thơm
196. Diễm Quỳnh: đoá hoa quỳnh
197. Khánh Quỳnh: nụ quỳnh
198. Đan Quỳnh: đóa quỳnh màu đỏ
199. Ngọc Quỳnh: đóa quỳnh màu ngọc
200. Tiểu Quỳnh: đóa quỳnh xinh xắn
201. Trúc Quỳnh: tên loài hoa
202. Hoàng Sa: cát vàng
203. Linh San: tên một loại hoa
204. Băng Tâm: tâm hồn trong sáng, tinh khiết
205. Đan Tâm: tấm lòng son sắt
206. Khải Tâm: tâm hồn khai sáng
207. Minh Tâm: tâm hồn luôn trong sáng
208. Phương Tâm: tấm lòng đức hạnh
209. Thục Tâm: một trái tim dịu dàng, nhân hậu
210. Tố Tâm: người có tâm hồn đẹp, thanh cao
211. Tuyết Tâm: tâm hồn trong trắng
212. Đan Thanh: nét vẽ đẹp
213. Đoan Thanh: người con gái đoan trang, hiền thục
214. Giang Thanh: dòng sông xanh
215. Hà Thanh: trong như nước sông
216. Thiên Thanh: trời xanh
217. Anh Thảo: tên một loài hoa
218. Cam Thảo: cỏ ngọt
219. Diễm Thảo: loài cỏ hoang, rất đẹp
220. Hồng Bạch Thảo: tên một loài cỏ
221. Nguyên Thảo: cỏ dại mọc khắp cánh đồng
222. Như Thảo: tấm lòng tốt, thảo hiền
223. Phương Thảo: cỏ thơm
224. Thanh Thảo: cỏ xanh
225. Ngọc Thi: vần thơ ngọc
226. Giang Thiên: dòng sông trên trời
227. Hoa Thiên: bông hoa của trời
228. Thanh Thiên: trời xanh
229. Bảo Thoa: cây trâm quý
230. Bích Thoa: cây trâm màu ngọc bích
231. Huyền Thoại: như một huyền thoại
232. Kim Thông: cây thông vàng
233. Lệ Thu: mùa thu đẹp
234. Đan Thu: sắc thu đan nhau
235. Hồng Thu: mùa thu có sắc đỏ
236. Quế Thu: thu thơm
237. Thanh Thu: mùa thu xanh
238. Đơn Thuần: đơn giản
239. Đoan Trang: đoan trang, hiền dịu
240. Phương Thùy: thùy mị, nết na
241. Khánh Thủy: đầu nguồn
242. Thanh Thủy: trong xanh như nước của hồ
243. Thu Thủy: nước mùa thu
244. Xuân Thủy: nước mùa xuân
245. Hải Thụy: giấc ngủ bao la của biển
246. Diễm Thư: cô tiểu thư xinh đẹp
247. Hoàng Thư: quyển sách vàng
248. Thiên Thư: sách trời
249. Minh Thương: biểu hiện của tình yêu trong sáng
250. Nhất Thương: bố mẹ yêu thương con nhất trên đời
251. Vân Thường: áo đẹp như mây
252. Cát Tiên: may mắn
253. Thảo Tiên: vị tiên của loài cỏ
254. Thủy Tiên: hoa thuỷ tiên
255. Đài Trang: cô gái có vẻ đẹp đài cát, kiêu sa
256. Hạnh Trang: người con gái đoan trang, tiết hạnh
257. Huyền Trang: người con gái nghiêm trang, huyền diệu
258. Phương Trang: trang nghiêm, thơm tho
259. Vân Trang: dáng dấp như mây
260. Yến Trang: dáng dấp như chim én
261. Hoa Tranh: hoa cỏ tranh
262. Đông Trà: hoa trà mùa đông
263. Khuê Trung: Phòng thơm của con gái
264. Bảo Trâm: cây trâm quý
265. Mỹ Trâm: cây trâm đẹp
267. Quỳnh Trâm: tên của một loài hoa tuyệt đẹp
268. Yến Trâm: một loài chim yến rất quý giá
269. Bảo Trân: vật quý
270. Lan Trúc: tên loài hoa
271. Tinh Tú: sáng chói
272. Đông Tuyền: dòng suối lặng lẽ trong mùa đông
273. Lam Tuyền: dòng suối xanh
274. Kim Tuyến: sợi chỉ bằng vàng
275. Cát Tường: luôn luôn may mắn
276. Bạch Tuyết: tuyết trắng
277. Kim Tuyết: tuyết màu vàng
278. Lâm Uyên: nơi sâu thăm thẳm trong khu rừng
279. Phương Uyên: điểm hẹn của tình yêu.
280. Lộc Uyển: vườn nai
281. Nguyệt Uyển: trăng trong vườn thượng uyển
282. Bạch Vân: đám mây trắng tinh khiết trên bầu trời
283. Thùy Vân: đám mây phiêu bồng
284. Thu Vọng: tiếng vọng mùa thu
285. Anh Vũ: tên một loài chim rất đẹp
286. Bảo Vy: vi diệu quý hóa
287. Đông Vy: hoa mùa đông
288. Tường Vy: hoa hồng dại
289. Tuyết Vy: sự kỳ diệu của băng tuyết
290. Diên Vỹ: hoa diên vỹ
291. Hoài Vỹ: sự vĩ đại của niềm mong nhớ
292. Xuân xanh: mùa xuân trẻ
293. Hoàng Xuân: xuân vàng
294. Nghi Xuân: một huyện của Nghệ An
295. Thanh Xuân: giữ mãi tuổi thanh xuân bằng cái tên của bé
296. Thi Xuân: bài thơ tình lãng mạn mùa xuân
297. Thường Xuân: tên gọi một loài cây
298. Bình Yên: nơi chốn bình yên.
299. Mỹ Yến: con chim yến xinh đẹp
300. Ngọc Yến: loài chim quý
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
24__9 mối nguy trong nhà dễ chủ quan
Bài được xuất bản: 11/02/2011
Nửa thìa cafe muối cho bé dưới 1 tuổi hoặc một môi canh muối (cho bé 1-2 tuổi) có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của bé.
Còn 8 độc tố dễ gặp còn lại mà hầu hết người lớn chủ quan khi ở nhà là:
1. Nước súc miệng
Nhiều nhãn hiệu nước súc miệng có chứa cồn. Mà cồn ảnh hưởng đáng kể đến các bé cho dù chỉ với số lượng nhỏ. Nó gây sụt giảm nhanh lượng đường trong máu, buồn ngủ, động kinh, thậm chí tử vong.
Các sản phẩm gia dụng khác chứa cồn gồm nước hoa, nước dưỡng sau khi cạo râu, rượu, một số loại thuốc ho, cảm lạnh.
2. Tinh dầu dành cho bé (baby oil)
Loại này tương tự như xăng dầu, chất đánh bóng gỗ, nước rửa kính... Khi nuốt phải những chất này, chúng dễ dàng đi xuống phổi của bé. Chỉ một lượng nhỏ có thể gây Viêm phổi trong vài tiếng đồng hồ. Dung dịch này còn lan ở bề mặt bên trong của phổi, cản trở oxy vào máu.
3. Mật ong
Không nên cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong. Vì mật ong chứa các bào tử vi khuẩn có thể gây ngộ độc cho bé - một triệu chứng hiếm nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
4. Cây cảnh
Cây cảnh trong nhà có thể không an toàn như bạn nghĩ. Một số cây cảnh có hoa, lá chứa chất độc, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng; chẳng hạn, một số loài có chứa oxalat (tinh thể nhỏ mà khi bỏ vào miệng) gây đau đớn và viêm. Cây trúc đào nổi tiếng là đẹp nhưng lại độc hại, gồm cả nhựa mủ, hoa, thậm chí là khói khi đốt cây trúc đào. Trong thực tế, một chiếc lá của hoa nếu nuốt phải có thể gây tử vong.
5. Thuốc lá
Thuốc lá chứa nicotine, đủ để gây nguy hiểm cho các bé. Nếu bé nhai điếu thuốc lá hay tàn thuốc, có thể dẫn tới đổ mồ hôi, nôn, co giật.
6. Pin cúc áo, pin tiểu
Pin được dùng trong đồng hồ, các loại đồ chơi, máy móc. Nếu bé nuốt phải, pin sẽ dính ở cổ Họng hay dạ dày, gây bỏng nặng vì hóa chất của pin rò rỉ ra ngoài.
7. Nước máy ô nhiễm
Nước sinh hoạt bị ô nhiễm (nhất là nước từ giếng) có thể là chuyện nghiêm trọng với sức khỏe bé. Các chuyên gia khuyến cáo, nguồn nước cần được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần vì nước có thể chứa nitrat, tổng chất rắn hòa tan và vi khuẩn coliform.
8.Thuốc bổ sung sắt
Mặc dù bổ sung viên sắt là an toàn cho người lớn nhưng phải tuân thủ hướng dẫn trên nhãn. Nếu uống phải thuốc bổ sung sắt của cha mẹ, bé có thể nguy hiểm đến tính mạng (tùy thuộc lượng thuốc và cân nặng của bé).
Phòng ngộ độc
- Để tất cả các loại thuốc xa tầm tay bé; lau sạch hóa chất bị rớt và để xa bé.
- Dạy bé nên hỏi cha mẹ trước khi đưa thứ gì vào miệng.
- Đóng gói bao bì, vặn chặt sản phẩm sau mỗi lần sử dụng.
- Nên mua cây cảnh không độc hại.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
25__Chơi với con sẽ giúp trẻ tăng IQ
Bài được xuất bản: 02/10/2008
Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn thế để chơi cùng con, chơi thực sự hứng thú, say sưa. Nhờ đó, bạn có thể giúp trẻ tăng chỉ số IQ đến 10 điểm.
Bạn sẽ học được rất nhiều thứ về đứa con cũng như về chính bản thân khi chơi cùng trẻ. Khoảng thời gian đó đem lại cho bé thông điệp: "Mẹ luôn sẵn sàng dành thời gian cho con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý". Ai cũng biết chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Học cách chơi với con
Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ.
Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin.
Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên.
Chơi với con có ích cho cả bố mẹ
Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan tính công việc, những lo âu, stress... và chỉ dành sự chú ý cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm nhận tình yêu thương... Thông qua các trò chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn.
Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ.
Hãy để trẻ khởi xướng
Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là: Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé chọn chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy. Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị bản thân cho bé.
Có thể bạn sẽ than thầm: "Ôi không, lại là trò xếp hình cũ rích" hoặc "chúng ta đã đọc chuyện con mèo trong chiếc mũ mấy chục lần rồi". Đó chính là thử thách của việc làm cha mẹ. Bạn sẽ cảm thấy chán câu chuyện đó từ rất lâu trước khi con bạn chán. Đó là vì người lớn quá chú trọng vào kết quả, vào tính mục đích. Còn bé tập trung vào chi tiết nên luôn phát hiện ra nhiều điều mới lạ qua mỗi lần chơi, cảm thấy hứng thú với chính quá trình chơi mà ít quan tâm đến kết quả. Trí tuệ phát triển từ chính những khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác với người cùng chơi, từ hứng thú với chính quá trình chơi.
Bạn có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ngầm đưa ra những tình huống, lồng vào đó những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải..., nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu, sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng... rồi cùng bé thảo luận về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó.
Nếu bạn muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên nói "thôi không chơi trò này nữa" mà tìm cách thay đổi như thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, bạn có thể dừng câu chuyện đang đọc lại và hỏi: "Con sẽ làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?" hoặc "Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu...?".
Giúp con bạn cảm thấy bé thật đặc biệt
Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình vào bé. Nếu bạn ngồi chơi với con mà tâm trí còn mải lo lắng đến công việc thì bé sẽ cảm nhận được và sẽ không có ai thu được lợi ích từ trò chơi cả. Điều tệ hơn là bé sẽ không nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho mình và đi tới kết luận là "con không quan trọng đối với mẹ".
Hãy làm cho bé cảm nhận mình là người thật đặc biệt vì được bạn chơi cùng. Bé được chơi theo ý tưởng và cách chơi của mình nhưng dưới sự tổ chức, định hướng của người lớn.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
26__Có nên dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh?
Bài được xuất bản: 14/02/2011
Con gái mới sinh được mấy ngày, chị Hương vẫn không khỏi băn khoăn tắm cho con bằng sữa tắm hay tắm bằng các loại lá cây theo kinh nghiệm dân gian.
Sinh con gái, chị Hương cũng muốn điệu cho con gái, nên quyết định dùng sữa tắm để tắm cho con. Tuy nhiên, để chọn được loại sữa tắm tốt nhất cho con trong vô số loại tràn ngập trên thị trường và quảng cáo hấp dẫn hiện nay thật không đơn giản. Chị mua loại gội "2 trong 1" cho bé rồi nhưng mọi người trong nhà lại bảo da bé vẫn còn non nớt nên chưa được dùng.
Mẹ chồng chị còn bảo, hồi xưa tắm cho trẻ con bằng các loại lá là lành nhất, không lo hóa chất. Nhưng tham khảo trên các diễn đàn, chị Hương lại thấy các mẹ chia sẻ, nên dùng sữa tắm cho con. Vì các loại lá theo kinh nghiệm dân gian thì tốt thật. Nhưng thật khó để tìm mua được các loại lá không bị phun thuốc, đảm bảo an toàn cho làn da non nớt của bé.
Nhiều mẹ cũng giống như chị Hương, phân vân không biết nên tắm cho con bằng sữa tắm dành riêng cho trẻ em hay tắm bằng các loại lá cây theo kinh nghiệm dân gian.
Lời khuyên của bác sỹ
Theo các bác sỹ khoa sản thì khi trẻ chào đời đã có thể tắm bằng sữa tắm vì da trẻ còn một lớp phấn nên tắm thêm dầu sẽ rất sạch. Tất cả trẻ chúng ta đều hiểu làn da trẻ sơ sinh mỏng manh, nhạy cảm như thế nào. Vì thế, các bà mẹ luôn được khuyên phải chăm sóc da bé thật tốt, vệ sinh thật tốt để tránh những tổn thương cho da.
Hiện trên thị trường đã có nhiều xà phòng, sữa tắm để có thể duy trì độ mịn màng và trắng hồng cho làn da bé, nhưng chủ yếu là hàng nhập ngoại và số ít nhãn hiệu của Việt Nam liên doanh. Điều cần quan tâm đầu tiên khi các bà mẹ chọn mua sữa tắm cho bé là đọc kỹ thành phần của sản phẩm.
Theo các chuyên gia da liễu, trong sữa tắm có hai thành phần quan trọng có thể giúp da bé an toàn với các loại bệnh về da như rôm sảy, hăm kẽ, viêm da do tã lót, mụn nhọt... là acid lactic và lactoserum. Lactoserum được chiết suất từ sữa, chứa nhiều vitamin, acid amin, nguyên tố vi lượng và khoáng chất. Acid lactic là chất tiết tự nhiên có trong mồ hôi của da. Những loại sữa tắm chứa hai thành phần này sẽ không gây dị ứng da.
Chọn sữa tắm hoàn hảo cho bé
Theo thói quen, vừa cầm chai sữa tắm, điều đầu tiên là các bà mẹ thường làm là bật nắp chai lên để ngửi xem mùi thơm của loại sữa tắm như thế nào. Nhiều người nghĩ rằng sữa tắm có mùi hương hấp dẫn bé sẽ thích lắm đây, nhưng làn da của bé có "thích" hay không lại là chuyện khác.
Ngoài ra, bé có thể còn bị kích ứng với mùi hương chất nhân tạo từ bọt sữa tắm. Do đó, các bà mẹ cũng nên lưu ý đến điều này.
Nhiều loại sữa tắm chứa chất tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của bé hay sữa có mùi thơm nhưng chất tạo bọt quá nhiều cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm đường tiểu, viêm âm đạo ở trẻ. Vì vậy, nếu thấy nghi ngờ bé bị các dấy hiệu dị ứng thì ngưng sử dụng sản phẩm ngay.
Bạn nên lưu ý các thông số cơ bản về thành phần, xuất sứ khi chọn sản phẩm chăm sóc da thích hợp cho bé của bạn.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
27__5 chú ý khi bé bắt đầu bò
Bài được xuất bản: 12/02/2011
Mỗi giai đoạn phát triển của bé là một cột mốc thú vị. Thời điểm bé biết bò là bước tiến mới trong cuộc sống của bé.
Dưới đây là 5 gợi ý bạn nên biết khi bé học bò:
1. Không gian an toàn
"Bò là bước tiếp theo của học lẫy" - Tracey Drummond (chuyên viên chăm sóc y tế) nói. Các bé phát triển với tốc độ khác nhau. Tuy nhiên, Tracey nhấn mạnh: "Thông thường, bé biết lật người qua - lại ở tháng thứ 4; sau đó, bé bắt đầu học bò". Vì thế, ngay khi bé học bò, bạn nên bắt đầu tạo không gian an toàn cho bé.
Lặp lại nhận định này, Adrienne Giordano (chuyên viên an toàn cho bé) khẳng định, cần nâng cao nhận thức về thương tích ở bé. "50% cha mẹ lơ là mức độ an toàn xung quanh khi bé bắt đầu học bò. Vì thế, rất nhiều nguy cơ chấn thương tại nhà xảy ra" - Adrienne nói.
2. Giữ sàn nhà sạch
Hãy suy nghĩ về nơi bé nhà bạn di chuyển - sàn nhà. Cần liên tục kiểm tra những gì bé có thể nhặt được trên sàn và bỏ vào miệng. Chuyên gia gợi ý, cha mẹ nên cúi xuống và quan sát với tầm mắt của bé. Một mẩu thức ăn cho chó, đồng xu nhỏ, một mảnh của đồ chơi... - tất cả đều có thể trở thành mối nguy nghẹt thở cho bé.
3. Giai đoạn học bò
Mỗi bé phát triển khác nhau nhưng phần lớn đều biết bò quanh mốc 8-9 tháng tuổi.
4. Nếu bé có anh (chị)
Nếu bạn đã có bé lớn, thật khó khăn để dạy bé giữ riêng đồ chơi của mình (đặc biệt những đồ có bộ phận nhỏ) cách xa em bé. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhắc nhở bé lớn hiểu về quá trình học bò của em mình. Để giúp bé lớn hiểu đồ vật nào có thể làm em bé nghẹt thở, bạn hãy cùng bé đo đồ chơi bằng cách sử dụng một lõi giấy vệ sinh cũ. Nếu món đồ lọt lõi giấy, đó là đồ quá nhỏ với bé.
Nhưng thay vì cảnh báo: "Không được chơi cái này", bạn có thể khuyến khích: "Con có thể chơi nhưng phải ở nơi đặc biệt". Sau đó, bạn cho bé lớn chơi ở một nơi riêng biệt trong nhà, cách xa với bé nhỏ.
5. Bé không bò chút nào
Một số bé dùng tay để lết, một số sử dụng cả chân tay thay vì đầu gối nhưng cũng có bé không biết bò mà chuyển qua giai đoạn đứng và đi bộ. Bạn không cần phải lo lắng nếu bé nhà bạn không biết bò như Bình thường. Trường hợp như thế cũng không phải là bất thường.
Tuy nhiên, nếu bạn e ngại về sự phát triển của con, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ nhi khoa để thảo luận về chuyện này càng sớm càng tốt.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
28__Đồ chơi hiệu quả dưới 1 tuổi
Bài được xuất bản: 28/01/2011
Trong giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tuổi, bé đạt được nhiều kỹ năng khác nhau, như vận động, phối hợp tay mắt.
Về cơ bản, đồ chơi ở bé dưới 1 tuổi có những loại cần được quan tâm như sau:
- Đồ chơi cho bé sơ sinh: Trong vài tháng đầu đời (trước khi nắm được đồ vật và biết ngồi), bé thích thú với những đồ chơi có thể nghe và xem được. Ban đầu, tầm nhìn của bé bị hạn chế nhưng dần dần, bé bắt đầu tập trung vào những đồ vật có khoảng cách 15-30cm. Khoảng một tháng, bé có thể nhận ra khuôn mặt của cha mẹ với khoảng cách gần.
Đồ chơi màu tươi sáng và tương phản đặc biệt giúp bé dễ nhìn thấy. Những mẫu có âm thanh và âm nhạc cũng được đánh giá cao. Những đồ chơi chuyển động và tạo âm thanh thu hút bé nhiều hơn đồ chơi im ắng và không di chuyển.
- Điện thoại di động: Điện thoại di động đồ chơi kích thích thị giác cho bé. Hãy chọn loại có nút bấm màu sắc tương phản cho bé nhà bạn. Nhiều bé đặc biệt thích thú với điện thoại bàn đồ chơi có âm nhạc. Có thể chọn âm nhạc là một vài bài hát ru.
- Hộp âm nhạc: Một lần nữa, âm nhạc là thứ thu hút lớn với bé sơ sinh. Một hộp nhạc gắn vào cũi hoặc đồ chơi âm nhạc còn kích thích thính giác cho bé.
- Gương đồ chơi không vỡ: Bé thích nhìn ngắm hình khuôn mặt trong gương dù bé chưa nhận ra đó là hình ảnh phản chiếu của chính mình. Hãy tìm một tấm gương bạn có thể treo gần chỗ bé vui chơi.
- Đồ chơi kéo đẩy phát ra âm thanh: Đồ chơi phát ra âm thanh khi bị kéo hoặc ép lại chiếm được sự chú ý của nhiều bé.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
29__Trò vui theo mốc tuổi
Bài được xuất bản: 14/01/2011
Vui chơi là hoạt động không thể thiếu với bé dù ở độ tuổi nào. Tùy từng giai đoạn phát triển của bé, bạn có thể chọn lựa những hoạt động phù hợp.
Giai đoạn 0-6 tháng tuổi
Trò chơi: Bé ngồi dậy
Khi bé cứng cáp, bạn đặt con nằm trên sàn nhà rồi từ từ kéo hai tay bé lên ở vị trí ngồi, nói: "Ngồi nhé" khi bé đã thẳng người.
Lợi ích: các bé rất thích được vui chơi cùng mẹ, hơn thế nữa, nó còn giúp chắc khỏe cơ lưng và cơ cổ.
Trò chơi: Vỗ tay - hát
Hát những bài thiếu nhi vui nhộn và và dạy bé cách vỗ tay khi kết thúc bài hát.
Lợi ích: khuyến khích thói quen vỗ tay và cho bé bài học sớm về ngôn ngữ.
Giai đoạn 6-12 tháng
Trò chơi: Chèo thuyền
Ngồi xuống, ôm bé trong lòng, nắm lấy tay bé đưa ra trước - lùi lại sau khi bạn hát.
Lợi ích: giúp bé phát triển cảm giác cân bằng và học thêm về ngôn ngữ.
Trò chơi: Trong túi
Bỏ đầy một cái túi (không phải túi nhựa) với những vật dụng đa dạng, an toàn như lục lạc, thú nhồi bông, miếng xếp hình... Để bé nhặt đồ trong túi rồi lại bỏ đầy vào đó.
Lợi ích: Dạy bé hiểu những khái niệm đơn giản: "rỗng" - "đầy", "mềm - cứng"... phát triển kỹ năng phối hợp tay - mắt; bé quan sát được nhiều đồ vật khác nhau.
Giai đoạn 12-18 tháng
Trò chơi: Trốn tìm
Vui chơi bằng cách trốn trong chăn vào buổi sáng hoặc đằng sau ghế sofa vào buổi tối.
Lợi ích: bé bắt đầu hiểu về khái niệm biến mất tạm thời, là khi bé không nhìn thấy mẹ nhưng mẹ vẫn tồn tại ở chỗ đó.
Trò chơi: Tiệc trà
Giả vờ tổ chức một bữa tiệc trà trong vườn với thiên thần nhỏ của bạn, cùng bupbê và gấu Teddy.
Lợi ích: Rót trà (hoặc nước) dạy bé về thể tích và củng cố kỹ năng giao tiếp xã hội.
Giai đoạn trên 18 tháng
Trò chơi: Săn kho báu
Cùng bé đi dạo công viên và để bé thu thập một viên đá đẹp, một cái lông thú, một chiếc lá vàng (hoặc bất kỳ "kho báu" nào do bạn nghĩ ra).
Lợi ích: giúp bé nhận biết đồ vật, phát triển vận động thể chất và công việc thu thập khiến bé hiểu về kích thước, chất liệu.
Trò chơi: Người bán hàng
Tạo một gian hàng trên chiếc bàn trong bếp với những mẩu hoa quả và tiền giấy. Để bé là người bán hàng và biết chọn những gì người mua yêu cầu.
Lợi ích: bé học về vai trò xã hội, sự khác nhau của thức ăn, phát triển phối hợp tay và mắt.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
30__Những trò chơi thú vị cho bé tuổi tập đi
Bài được xuất bản: 04/02/2009
Các bé mới biết đi rất ham trò đuổi bắt. Để làm bé thích thú hơn, hai mẹ con có thể giả vờ đóng những loài vật khác nhau trong mỗi lần chơi như chú sư tử đang gầm hay con chuột chạy lon ton. Trò chơi này sẽ rèn luyện thể lực cho bé và cả bạn nữa.
Những trò chơi dưới đây vừa giúp rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho đứa con tuổi chập chững của bạn, vừa tạo sự gắn bó và những giây phút vui vẻ trong gia đình.
Trò chơi cho bé 12-16 tháng
Đóng kịch
Bạn giả vờ coi chú gấu bông hay cô búp bê yêu thích của bé là thật và cho nó dạo chơi, đi ngủ hay nhảy quanh phòng. Bạn cũng cho những "nhân vật" đó cùng tham gia vào các sinh hoạt thường ngày của gia đình, chẳng hạn như đặt ngồi bên bàn khi ăn tối hay mặc yếm cho nó... Những việc này có thể giúp con bạn phát triển kỹ năng ngôn ngữ và trí trí tưởng tượng của mình.
Kéo-đẩy
Nếu con đang tập đi, bạn giúp bé luyện tập bằng trò chơi "kéo và đẩy": Dùng một đồ vật có thể di chuyển được, chẳng hạn như chiếc ghế nhỏ hay các hộp nhựa xếp chồng lên nhau đựng đầy đồ chơi mềm. Trong khi bé bíu vào cạnh của các vật này để đứng, bạn có thể cầm cạnh kia và giữ thật chắc. Sau đó, từ từ kéo chiếc hộp về phía bạn để khuyến khích bé cũng níu lại. Tiếp đó, bé sẽ bắt đầu kéo trong khi bạn nhẹ nhàng đẩy. Trò chơi này sẽ xây dựng sự tự tin để bé có thể tự bước đi bằng đôi chân của mình.
Hoan hô
Bạn có thể cùng con vỗ tay hay để bé cầm tay mẹ khi bạn vỗ chúng vào nhau. Bạn nên đặt bé ngồi đối diện với mình trên sàn hay trong lòng bạn và vừa hát vừa vỗ tay. Trò chơi này sẽ thúc đẩy khả năng ngôn ngữ cũng như sự kết hợp giữa mắt và tay của bé.
Trốn tìm
Các bé tuổi chập chững sẽ rất thích trò chơi này. Buổi sáng, khi bé vừa ngủ dậy, mẹ nấp ngay dưới tấm ga trải giường hay chiếc chăn hoặc để con "trốn" trong chiếc khăn tắm lớn lúc tắm. Để bé thêm thích thú, bạn có thể nhẹ nhàng cù con khi bé trốn và giả vờ kêu lên: "Ối, cái gì đây? Có phải chân của tôi không nhỉ?". Qua trò chơi này, bạn dạy con biết rằng có những thứ dù bé không nhìn thấy nhưng vẫn có mặt ở đó. Để thay đổi một chút, bạn có thể choàng khăn tắm kín người bé và đưa con sang phòng khác. Bé sẽ vui mừng khi thò đầu ra và khám phá thấy những điều mới lạ.
Trò chơi cho bé 16-20 tháng
Mở tiệc
Vào một ngày chủ nhật, hai mẹ con có thể lấy bộ đồ chơi gồm các bát, cốc, chén nhỏ bằng nhựa ra ngoài trời và đổ đầy nước vào. Trò chơi này sẽ thử thách khả năng kết hợp mắt - tay của bé và giúp bé học về thuộc tính của nước, chẳng hạn, nó luôn luôn chảy xuống chứ không bao giờ chảy lên.
Xây dựng
Bạn nên bày cho bé chơi trò này khi con đang thoải mái, dễ chịu vì nó đòi hỏi bé phải tập trung một chút. Bạn có thể sử dụng những khối để tạo thành các hình đơn giản, ví dụ như xếp ba khối một hàng hay hai khối ngang, hai khối dọc để tạo thành hình vuông. Bạn khuyến khích con sử dụng những khối khác để làm theo mẫu của mẹ, sau đó, để bé tự tạo ra mô hình riêng và bạn bắt chước theo. Trò này sẽ khuyến khích bé học kỹ năng giải quyết vấn đề.
Lăn nó cho tôi
Bóng là đồ chơi phổ biến cho trẻ tuổi tập đi. Những quả bóng có khả năng nẩy tốt sẽ rất hữu ích khi chơi ở ngoài trời nhưng những quả bóng mềm hay bằng bọt biển lại phù hợp hơn với các bé tuổi tập đi. Đơn giản nhất là bạn bày cho bé cách bắt bóng: Hai mẹ con ngồi đối diện trên đất, những ngón chân chạm nhau và lăn quả bóng qua lại giữa hai người. Trò chơi này sẽ giúp phát triền độ khỏe của cánh tay và khả năng phối hợp tay và mắt của bé.
Nhà sưu tầm tí hon
Bạn rủ con đi dạo và mang theo một cái hộp rồi thu nhặt những thứ nho nhỏ thu hút sự chú ý của bé, chẳng hạn như hòn đá, chiếc lá cây, quả thông. Con bạn sẽ rất thích thú với chiếc hộp đầy ắp nhưng bạn cũng chớ thất vọng nếu thấy bé tỏ ra buồn chán với những thứ trong đó và đổ hết đi để bắt đầu nhặt lại. Qua trò chơi này, bé được luyện các cử động tay và phát triển sự khéo léo.
Trò chơi cho bé 20-24 tháng
Mẹ con mình cùng nhảy
Mở đoạn nhạc yêu thích phụ họa theo một hành động đặc biệt nào đó, có thể là tiếng đập to để con bạn giậm chân như một chú voi hay một khúc yên ắng để bé giả vờ nhón ngón chân như khi đi qua một chú sư tử đang ngủ. Những bước nhảy theo điệu nhạc này rất cuốn hút và dễ cho các bé điều khiển. Trò chơi này sẽ phát huy trí tưởng tượng và khả năng cảm nhận giai điệu của bé.
Những quả bóng vui nhộn
Những quả bóng sẽ rất hay cho trò chơi trong nhà vì chúng di chuyển chậm để bé có thể đuổi theo và tương đối dẽ bắt. Bạn có thể thổi một quả bóng lên và tung nhẹ nó trong không khí, sau đó đếm xem nó lơ lửng trên mặt đất được bao lâu hay để cho bé thử bắt bóng. Đây là một trò chơi giúp phát triển kỹ năng đếm và sự kết hợp tai-mắt của bé.
Lưu ý: Các phần xẹp hay mảnh vỡ của những quả bóng cao su có thể là nguy cơ gây ngạt cho trẻ. Vì thể, bạn không nên để bé ở quá gần bóng và nhặt bỏ ngay các phần nhỏ nếu bóng nổ. Nếu có thể, chọn những quả bóng bằng giấy hay bằng mylar để thay thế.
Con nghe thấy gì vậy?
Hai mẹ con mang theo chiếc vỏ chăn hay khăn tắm to trải ra vườn và cùng nằm xuống. Bạn bảo bé nhắm mắt lại và chăm chú lắng nghe. Sau một phút hãy hỏi bé xem con đã nghe thấy gì và nói với con những điều bạn nghe được: tiếng gió thổi lá cây, tiếng chim hót và cả tiếng ô tô chạy qua. Trò chơi này giúp con bạn phát triển khả năng nghe và diễn tả.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
31__12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
Bài được xuất bản: 31/12/2008
Ngay khi chào đời, bé đã được tặng rất nhiều đồ chơi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu tâm lý mới nhất, trẻ dưới 1 tuổi không có nhu cầu đa dạng các loại đồ chơi. Vậy hãy thử vừa chơi vừa dạy bé phát triển các kỹ năng theo những hướng dẫn dưới đây nhé:
0 - 3 tháng
Bắt chước mèo: Bé có thể sẽ rất thích thú với sự thay đổi nét mặt của bạn và trò chơi này sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng nhìn.
Hãy bế bé lên để bé có thể nhìn thấy bạn, khoảng cách từ mắt bé đến gương mặt của bạn tốt nhất là 20 - 35cm và khi bé đang nhìn chằm chằm vào mắt bạn, hãy chầm chậm thè lưỡi ra rồi thu lại. Mỗi động tác nên làm trong 20 giây.
Thực hiện trò chơi này trong 1 phút hoặc có thể lâu hơn. Hãy để í nhé, lưỡi bé cũng sẽ đung đưa theo bạn đấy. Đó là vì bé đang cố gắng để bắt trước bạn mà.
Bạn có thể "biểu diễn" các nét mặt khác để bé "học hỏi" như há to miệng hoặc cười hết cỡ.
Những giai điệu vui nhộn: Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn có thể chơi trò "chú lợn nhỏ" hay "đi quanh vườn" với chân và tay của bé. Hãy cầm bàn chân/tay của bé và nắn duỗi hay gập lại trong giai điệu của một bài hát vui vẻ.
Hãy nhắc lại giai điệu của bài hát cho đến khi bé bắt đầu mỉm cười thích thú và hưởng ứng cùng bạn.
Những âm thanh lặp đi lặp lại đơn giản sẽ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ của trẻ.
Lăn tròn và căng duỗi: Sự phát triển của bé sẽ tiến thêm 1 bước khi bé có thể tự nhấc đầu lên trong giây lát khi nằm sấp. Nếu bé vui vẻ khi ở tư thế này, hãy lấy 1 quả bóng màu sắc lăn qua lăn lại trong phạm vi bán kính là 60cm, tính từ đứa trẻ.
Khi mới bắt đầu trò chơi, bé sẽ tập trung nhìn theo quả bóng và chẳng bao lâu sau bé sẽ cố gắng căng người như để với quả bóng. Động tác này sẽ giúp cổ bé được "kéo" ra, các cơ chân và tay được vận động.
Hãy nhớ là phải cổ vũ bé thật nhiều và nhanh chóng kết thúc trò chơi khi bé bắt đầu tỏ ra khó chịu, cáu kỉnh.
3 - 6 tháng
Hãy bắt lấy tôi: Buộc 1 dải ruy băng nhiều màu sắc vào một món đồ chơi mềm vào rồi đu đưa nó trước mặt trẻ. Khi bé cố gắng bắt lấy hãy khuyến khích bé thật nhiều.
Những đồ chơi có tiếng kêu chút chít cũng sẽ khuyến khích bé vươn tay ra và chộp lấy.
Trò chơi này giúp bé luyện tập sự kết hợp giữa mắt và tay.
Trò chuyện líu lo: Đây thực sự là một cuộc nói chuyện thú vị đấy! Bé sẽ hưởng ứng với câu chuyện: "Âu, chuyện gì, xấu trai, mỏ nhọn" của bạn một cách đầy hào hứng qua các biểu lộ như: phát ra những tiếng ê a, gừ gừ... giúp khuyến khích phát triển ngôn ngữ; miệng cười, mắt cười, chân tay khua loạn xạ...
Hãy để bé nhìn vào mặt bạn và nhắc liên tục "aaa" và rồi bạn sẽ thấy bé trả lời: "aaa" thích thú. Hãy không ngừng khuyến khích bé bắt trước bằng cách kéo dài âm hay kết hợp từ. Ví như thay vì nói "bà" thì hãy nói "bàaaaaaa" hay "a - bàaaaa".
• Bong bóng kỳ diệu: Tất cả các bé đều rất thích thú với các quả bóng. Hãy đặt bé ngồi vào lòng bạn, trên ghế nằm sưởi nắng hay ghế ngồi ô tô và lấy 1 quả bóng, thổ to lên trước mặt bé. Hãy quan sát bé trong khi thổi, bạn sẽ thấy ánh mắt bé mở tròn theo độ lớn của quả bóng và tay bé thì như cố vươn ra để bắt lấy. Nếu bé bắt được quả bóng, bé sẽ học được nguyên nhân - kết quả, sờ vào và bóng xịt dần.
Lưu ý là rửa tay bằng xà phòng cho bé sau khi trò chơi kết thúc.
6 - 9 tháng
Rối tay: Chỉ cần lấy một miếng vải cắt ra từ găng tay cũ đã giặt sạch và lồng vào ngón tay rồi đưa tay lên tai, mắt và miệng để trẻ cảm nhận sự khác nhau.
Biểu diễn rối tay với các tiết mục: hát, nhảy, cù ki và hôn. Bé sẽ rất thích thú xem buổi trình diễn sống động.
Tác dụng của trò chơi này là giúp trẻ phát triển kỹ năng tưởng tượng.
Vào và ra: Bé nhà bạn rất thích những đồ vật rỗng như túi, ví, hộp... và chúng sẽ trở thành món đồ chơi rất thú vị khi được bạn hỗ trợ.
Cho vào trong hộp nhựa hay bát an toàn 1 số đồ vật thú vị như các khối màu, thú bông, trống lắc rồi đổ ra, nhặt lên thả lại vào hộp/bát.
Quá trình cầm nắm các đồ vật sẽ giúp trẻ học hỏi về kích thước, hình dáng và trọng lượng dưới sự hướng dẫn của bạn như to - nhỏ, rỗng - đầy.
Vượt trướng ngại vật: Nếu bé nhà bạn bắt đầu biết di chuyển thì hãy tạo ra những trướng ngại vật nho nhỏ trên giường và khuyến khích bé trèo qua.
Trò chơi vui nhộn này sẽ giúp tăng thể lực và khả năng kết hợp.
9 - 12 tháng
Đá bóng: Bé không cần phải biết đi mới chơi được trò này. Hãy đặt một quả bóng nhỡ và nhẹ ở trước mặt, xốc nách bé và để chân bé chạm vào quả bóng. Hãy giúp bé "đá" vào quả bóng để quả bóng lăn ra xa.
Nhún nhảy nhịp nhàng để tăng cường sức khoẻ cho chân bé, chuẩn bị cho quá trình trở thành 1 cầu thủ thực sự khi bé lớn hơn.
Xây tháp: Những hộp giấy, bát nhựa, sách vải, hộp sữa chua và các khối xếp hình đều có thể trở thành vật liệu để bé xây một toà tháp.
Cứ chồng lần lượt từng món đồ lên cho đến khi nó đổ nhào. Bé sẽ rất thích thú đấy và hơn thế, bé còn đang học về kích cỡ và hình dáng.
Hãy xem tôi: Bé nhà bạn rất thích bắt chước. Nếu trông thấy bạn đang chải tóc hay lau mặt, bé sẽ cố gắng làm y chang.
Vậy nên có thể biến đặc tính này thành một trò chơi thú vị như đưa tay lên đầu, vuốt má... Mỗi hành động nên có lời hát đi kèm.
Như vậy bé không chỉ học thêm từ mới mà bắt chước còn là tiền đề cho những trò chơi tưởng tượng sau này.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
32__Một số trò chơi cùng bé từ 9 đến 12 tháng tuổi
Bài được xuất bản: 21/11/2008
Làm mưa
- Bé sẽ rất thích chơi trò này mỗi lần đi tắm
- Dùng một chiếc bình nhựa sạch, đâm thủng lỗ xung quanh bình
- Chỉ cho bé cách đổ nước đầy bình và đưa lên cao để tạo mưa
- Hát cho bé nghe bài hát về mưa (tớ chả nghĩ ra bài nào ngoài Mưa bóng mây, có ai gợi ý cho tớ không?)
Đi tìm báu vật
- Trò chơi này giúp bé khám phá thiên nhiên xung quanh ta
- Cầm một chiếc xô nhỏ cùng với bé ra ngoài trời và khám phá những viên đá cuội, lá cây, cành cây... và bỏ vào xô
- Mang chiếc xô ra một góc vườn và đổ xuống đất
- Cho bé cầm thử những báu vật bé tìm được, chú ý đừng để bé đưa vào miệng
- Bé sẽ chơi trò thả viên đá vào xô, lấy chiếc lá cây từ trong xô ra ...
- Hỏi bé lấy cho bạn một chiếc lá
Đổ thức ăn
- Ngồi xuống sàn nhà cùng với bé
- Dùng 2 chiếc cốc nhựa, cho hạt ngũ cốc khô (bé ăn được) vào một cốc
- Chỉ cho bé cách đổ thức ăn từ cốc này sang cốc kia và để bé tự làm
- Bé sẽ tìm cách đổ cho tới khi được thì thôi, các hạt ngũ cốc rơi ra ngoài sẽ là phần thưởng cho bé
- Bạn cũng có thể áp dụng cách này trong khi tắm để khuyến khích bé tập đổ nước từ cốc này sang cốc kia
Bánh ở đâu
- Dùng 3 cái bát nhựa nhỏ trong suốt
- Cho bé ngồi vào ghế ăn, đặt một miếng bánh nhỏ trong một cái bát, để cho bé nhìn thấy khi đặt bánh. Bé sẽ nhấc cái bát lên, tìm miếng bánh và cho vào miệng măm măm
- Đặt lên trên bàn ăn 2 cái bát còn lại. Bạn nhớ cho bé theo dõi bạn khi đặt miếng bánh dưới 1 trong 3 cái bát trên
- Mỗi lần bé tìm thấy miếng bánh, bạn hay vỗ tay khen bé
Chui qua đường hầm
- Dùng một chiếc hộp giấy to, để hở hai đầu tạo thành đường hầm cho bé chui qua
- Đặt một món đồ chơi ở phía cuối đường hầm và khuyên khích bé chui qua để lấy đồ chơi
- Một khi biết cách chơi thì bé sẽ chơi đi chơi lại không biết chán :)
Chiếc hộp đựng giầy
- Ở lứa tuổi này, bé rất thích đặt đồ chơi vào trong hộp
- Dùng một chiếc hộp đựng giầy rỗng, cắt một vài hình tròn và vuông trên nắp hộp
- Tìm một số đồ chơi của bé vừa với các hình bạn cắt ở trên
- Mỗi khi bé thả đồ chơi vào các hình cắt, hay đưa tay qua hình cắt để lấy đồ chơi bên trong hộp, vỗ tay hoan hô bé và khuyến khích bé tiếp tục chơi
Ô tô xuống dốc
- Dùng một vài ô tô đồ chơi hoặc các đồ chơi nhỏ có bánh
- Gập đôi một miếng bìa giấy dầy và đặt miếng bìa xuống đất tạo để tạo độ dốc
- Giữ ô tô trong tay bạn và đếm 1, 2, 3 rồi thả cho ô tô lăn xuống dốc
- Cho bé tự chơi, quan sát xem bé có đợi bạn đếm đến 3 mới thả tay ra hay không
Chân của bạn ở đâu?
- Trên một tờ giấy dầy khổ lớn, vẽ hình một em bé
- Dùng một tờ giấy nhỏ hơn che đi các bộ phận của em bé, như tay, chân, đầu, bụng, ...
- Hỏi bé xem "Chân của bạn ở đâu?", nhấc tờ giấy nhỏ ra và nói "Chân của tớ ở đây!"
- Tiếp tục trò chơi với các bộ phận cơ thể khác
Cuốn album gia đình
- Thu thập các bức ảnh gia đình và người thân của bạn mà bé quen biết, mèo và cún nếu bạn có nuôi
- Dán ảnh vào một cuốn album, mỗi trang một ảnh
- Ngồi với bé xem ảnh và giới thiệu người trong ảnh cho bé nghe
- Hỏi bé xem bé có biết bố, mẹ, ông bà, ..., ở đâu không
- Bé sẽ rất thích khi được ngắm những gương mặt quen thuộc trong những bức ảnh
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
33__Những trò chơi với bé từ 6 đến 9 tháng tuổi
Bài được xuất bản: 16/10/2008
Trò 1: Chơi "ú ... à" với bé
- Đặt bé ngồi đối diện bạn
- Đặt một chiếc khăn ăn mềm và sạch lên đầu bạn và che một phần khuôn mặt của bạn, miệng nói "ú ...."
- Lấy chiếc khăn ra và nói với bé "à ...."
- Lặp lại vài lần rồi đặt chiếc khăn lên đầu bé và nói "ú ..."
- Lấy chiếc khăn ra khỏi đầu bé và nói "à ..."
- Sau vài lần bé sẽ tự giật chiếc khăn ra khỏi đầu mình
Trò 2: Kéo co
- Bạn và bé cùng ngồi trên sàn nhà đối diện nhau
- Đưa cho bé một chiếc tất dài, bạn cầm lấy phần đuôi của chiếc tất
- Kéo nhẹ chiếc tất về phía bạn
- Chỉ cho bé cách kéo chiếc tất về phía bé
- Giả vờ rằng bé thật là khỏe khi bé kéo chiếc tất về phía mình
Trò 3: Tung bay
- Dùng một số các khăn tay, dây vải với chất liệu mềm và nhẹ
- Đặt bé ngồi trên sàn cùng bạn
- Tung chiếc khăn lên trời và giơ tay bắt lấy khi khăn từ từ rơi xuống
- Lại tung chiếc khăn lên trời và chỉ cho bé cách giang tay ra để bắt lấy khăn
- Lặp lại với các khăn, dây khác, chẳng mấy mà bé sẽ tự mình bắt lấy cho bạn xem
Lựa chọn và lược dịch từ "Games To Play with Babies (Jackie Silberg)"
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
34__Kinh nghiệm giảm cơn đau mọc răng
Bài được xuất bản: 12/01/2011
Lợi sưng đau khi mọc răng gây nhiều phiền toái cho bé. Nếu bạn chưa tìm được cách làm dịu cơn đau do mọc răng cho con, hãy thử một trong số nhiều cách được các bậc phụ huynh chia sẻ dưới đây.
1. Khăn mát
- "Tôi đặt khăn sạch (được làm ẩm) trong ngăn mát tủ lạnh; sau đó cho bé nhai".
- "Bé nhà tôi thì thích một chiếc khăn sạch được nhúng vào trà hoa cúc (loại trà dành cho bé), sau đó, tôi để khăn vào ngăn mát tủ lạnh".
2. Đồ gặm cho bé mọc răng
- "Tôi chọn mua một chiếc vòng ngậm cho bé mọc răng hình ngôi sao. Khi bé cắn vào vòng, vòng rung nhẹ lên và bé rất thích nó. Loại vòng này có thể đặt trong ngăn mát hay ngăn đá tủ lạnh đều được".
- "Tôi mua liền hai cái vòng ngậm mọc răng cho bé 6 tháng tuổi nhà mình. Một cái để bé nhai trong khi cái còn lại được lau rửa".
- "Tôi chọn mua vòng ngậm có tay cầm bằng nhựa".
3. Đồ ăn làm lạnh
- "Tôi làm lạnh những miếng nho, chuối chín nhỏ và bé gái nhà tôi rất thích thú nhai khi mọc răng".
- "Do nuôi con bằng sữa mẹ nên một người bạn của tôi gợi ý rằng, tôi nên vắt sữa mẹ rồi rót sữa vào những khay đá nhỏ (dùng đựng đá viên) rồi đông lạnh. Mỗi khi bọc viên đá do sữa mẹ đông lại vào một chiếc khăn vải, buộc lại, bé nhà tôi rất thích nhai khăn này".
4. Làm mát ti giả
- "Tôi không thích những bộ vòng ngậm cho bé mọc răng vì nghĩ rằng, chúng khá lãng phí. Tôi chọn giải pháp khác để làm dịu cơn đau mọc răng cho bé nhà tôi, đó là ti giả. Tôi nhúng chiếc ti giả của bé vào một cốc nước; sau đó, để trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lúc bức rứt vì cơn đau mọc răng, bé nhà tôi vô cùng sảng khoái khi được mút ti giả đã được làm mát".
- "Bé nhà tôi cũng đến giai đoạn mọc răng, trong khi tôi chưa mua được vòng ngậm cho bé. Tôi đã bỏ một chiếc ti giả vào ngăn đá tủ lạnh. Khi ti giả lạnh, bé nhà tôi mút ngon lành".
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
35__"Luyện tập" trí thông minh cho con bằng tưởng tượng
Bài được xuất bản: 30/08/2010
Trí tưởng tượng của bé vô cùng phong phú. Bé nào cũng có những câu chuyện, lời nói ngộ nghĩnh chính người lớn không thể nghĩ ra. Đây là cách tốt nhất để luyện tập cho trí não của bé.
Tại sao nên khuyến khích bé tưởng tượng
Không ít bố mẹ đã đặt ra câu hỏi này. Câu trả lời thật đơn giản. Trẻ ở tuổi mẫu giáo bắt đầu có năng lực suy nghĩ trừu tượng và có thể tạo ra những thế giới tưởng tượng bất ngờ. Kỹ năng ngôn ngữ của chúng ta phát triển hơn nên chúng có thể diễn đạt tốt hơn suy nghĩ của mình.
Trò tưởng tượng giúp trẻ nâng cao sức sáng tạo của mình và thậm chí khuyến khích lối suy nghĩ có khoa học. Ví dụ khi chơi xây lâu đài, trẻ có thể đối mặt với những rắc rối và đi đến giải pháp. Chơi tưởng tượng với bạn bè dạy cách trẻ thảo luận và làm việc cùng nhau. Đây là cách tốt nhất để luyện tập cho não trẻ sau này.
Chị Hiền Chi - mẹ bé Mi ở Lĩnh Nam cho biết: "Con gái tôi hồi trước vẫn sợ bác sỹ. Tôi sẵn sàng đóng vai bé Bị đau răng, nhờ bác sỹ khám hộ. Bé rất thích và cảm thấy hào hứng lắm. Tôi giảng giải cho con nghe đi bác sỹ không phải là chuyện gì quá đáng sợ. Nhờ có bác sỹ, cả nhà được khỏe mạnh. Cháu thích lắm và không còn sợ bác sỹ nữa".
Theo tự nhiên, bạn sẽ là người đầu tiên con bạn bắt chước. Sau đó bé mới đóng những vai khác trong thế giới của người trưởng thành như bác sỹ, cầu thủ, giáo viên... Và hiển nhiên, không phải tất cả mọi sự tưởng tượng đều dựa trên thực tế.
Trẻ ở tuổi mẫu giáo bị thu hút bởi những nhân vật như siêu anh hùng, công chúa bởi những nhân vật ấy có sức mạnh, tài giỏi và phép thuật. Ngoài ra, những người bạn ảo cũng có vai trò như một người phát ngôn để con bạn Nói lên những điều mà trong những trường hợp khác bé có thể cần thời gian để chấp nhận. Bố mẹ cũng nên hướng dẫn sự tưởng tượng của con sao cho được đa dạng, phong phú.
Phát triển trí tưởng tượng cho bé
Theo mẹ Bông Meo trên diễn đàn Web Trẻ thơ, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với truyện tranh hội hoạ, các cảnh làng quê, đi thăm các danh lam thắng cảnh, các con thú lạ, xem 1 số chương trình tivi, những bộ phim hoạt hình có tính chọn lọc, giúp trẻ mở mang, hiểu biết, làm giàu thêm ý tưởng thì óc tưởng tượng cũng sẽ được mở mang thêm.
Khi bé được 2 tuổi, biết nói, óc tưởng tượng cũng trở nên phong phú hơn. Khi bé 4 tuổi, bố mẹ hãy cho bé chơi thật nhiều đồ chơi, đọc sách cho bé làm nâng cao khả năng tưởng tượng của con
Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại những câu chuyện đầy hứng thú, giàu óc tưởng tượng. Bố mẹ hoàn toàn có thể hỏi bé những câu như là: theo con thì con thỏ có lấy lại được nhà của con cáo không? Hoàng tử có lấy công chúa không? Đừng quên khích lệ, động viên trẻ kể lại. Luôn động viên, khen ngợi con khi con có những ý tưởng mới cho câu chuyện. Không nên trách phạt hoặc nặng lời nếu con có những ý tưởng hơi kỳ cục. Hãy kiên nhẫn kể lại và hỏi lại ý tưởng của con.
Bố mẹ có thể tự sáng tác ra những bài thơ gần gũi với con người và đồ vật xung quanh bé. Điều đó vừa dạy dỗ con và tạo cho con biết óc tưởng tưởng phải như thế nào.
Em Bông nho nhỏ.
Học lớp 1 b.
Hôm nay học về.
Vừa đi vừa hát.
Thấy năm đồng bạc.
Của ai đánh rơi.
Bông nhặt lên rồi.
Đem trình cô giáo.
Tươi cười cô bảo.
Đáng khen em Bông.
Thấy của không tham.
Cho Mười điểm tốt.
Bố mẹ cần động viên khuyến khích các hoạt động của bé. Đừng cấm đoán hay can thiệp thô bạo cho rằng đó là những suy nghĩ viển vông, vớ vẩn, vô tích sự... Hãy cho bé khả năng tự học, nâng cao khả năng sáng tạo.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
36__Xoa bóp giúp trẻ thông minh
Bài được xuất bản: 22/12/2009
Để trí não phát triển, ngoài chế độ ăn uống, điều kiện sống, dạy dỗ..., y học cổ truyền còn có một biện pháp không tốn kém, dễ làm nhằm mục đích kiện não ích trí mà nhiều bậc phụ huynh chưa biết đến, đó là thực hành các thao tác xoa bóp theo một quy trình nhất định dưới đây.
Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa, tạo niềm tin và tình cảm bằng những cử chỉ và lời nói dịu dàng, âu yếm. Nhẹ nhàng dùng hai bàn tay hơi khum, các ngón tay hơi xoè ra, từ chân tóc trán đẩy từ từ ra tới sau gáy sao cho các đầu ngón tay sát với da đầu giống như động tác chải đầu, làm 5 - 10 lần.
Dùng ngón tay giữa day huyệt Bách hội trong 1 phút. Vị trí huyệt Bách hội: Nằm ở điểm giao nhau giữa đường nối hai đỉnh vành tai và đường trục giữa cơ thể.
Dùng ngón tay giữa cả hai bên day đồng thời hai huyệt Thái dương trong 1 phút. Vị trí huyệt Thái dương: ở đuôi mắt đo ra sau 1 tấc (chỗ lõm phía sau đuôi mắt).
Dùng ngón tay giữa cả hai bên day đồng thời hai huyệt Phong trì. Vị trí huyệt Phong trì: ở chỗ lõm do đáy hộp sọ và bờ ngoài khối cơ phía sau cổ tạo nên, mỗi bên một huyệt.
Đặt hai lòng bàn tay lên hai tai của trẻ, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho tai nóng hồng lên là được. Cũng có thể dùng ngón tay miết nhẹ lòng vành tai từ 5 - 10 lần.
Dùng ngón tay cái miết bờ ngoài ngón tay cái của trẻ từ đầu ngón xuống gốc ngón từ 100 - 300 lần. Động tác này có tên gọi là Bổ tỳ kinh.
Dùng ngón tay cái miết mặt bụng đốt thứ ba (đốt chót) ngón tay út của trẻ từ 100 - 300 lần. Động tác này có tên gọi là Bổ thận kinh.
Dùng ngón tay giữa day huyệt Túc tam lý trong 1 phút. Vị trí huyệt Túc tám lý: Sờ bờ trước xương ống chân (xương chày) từ dưới cổ chân lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra một khoát ngón tay của trẻ là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ trong 1 phút sao cho vùng bụng ấm lên là được.
Đặt trẻ ở tư thế nằm sấp, dùng ngón tay cái và đốt thứ ba của các ngón tay còn lại kẹp da vùng lưng, kéo da lên và đẩy da liên tiếp từ dưới xương cụt lên trên cổ vai, làm cho da trẻ luôn luôn như bị cuộn giữa các ngón tay của người làm thủ thuật, làm 5 lần như vậy.
Cuối cùng, dùng ngón tay cái day nhẹ hai bên cạnh cột sống từ trên xuống dưới 5 lần với một lực vừa phải.
Theo y học cổ truyền, bài xoa bóp này có tác dụng làm lưu thông kinh mạch, điều hoà khí huyết, cải thiện công năng của các tạng phủ, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thần kinh - nội tiết. Mỗi ngày có thể làm 1 - 2 lần, tốt nhất là vào buổi tối, trước khi trẻ đi ngủ.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
37__Không được lắc - Con bạn có thể bị rất nguy hiểm
Bài được xuất bản: 19/08/2009
Nhiều khi ta cứ cố rung lắc để dỗ trẻ nín khóc mà không biết rằng điều đó có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn ở trẻ
Có thể bạn chưa bao giờ nghe tới hoặc chưa từng chú ý đến hội chứng này. Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1970, nhưng được sự chú ý và nghiên cứu đặc biệt vào khoảng 10 năm gần đây.
Mang tên là hội chứng trẻ bị lắc (Shaken Baby Syndrome - SBS) hay đôi khi được gọi là chấn thương đầu kiểu ngược đãi (Abusive Head Trauma).
Hội chứng này là gì và tổn thương như thế nào?
Hội chứng này là dạng nặng của chấn thương đầu và não gây ra bởi rung lắc mạnh trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi tuy nhiên có thể tới 5 tuổi, và gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 9 tháng.
Tại Mỹ, ước tính khoảng 1200 đến 1400 trẻ bị chấn thương hoặc chết do lý do rung lắc mỗi năm, theo con số từ Trung tâm quốc gia kiểm soát hội chứng trẻ bị lắc. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nhiều bởi nhiều trường hợp không phát hiện được.
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Sự nguy hiểm nhất đề cập trong bài này là những rung lắc khi bế xốc trẻ trong tư thế đứng và không giữ cố định cổ để cho cổ di chuyển theo hướng trước sau.
Tuy nhiên nguy hiểm vẫn xảy ra khi bế trẻ ở mọi tư thế mà rung lắc mạnh với cường độ cao hoặc dừng hay va chạm đột ngột. Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương có thể xảy ra chỉ trong với 5 giây rung lắc. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn. Trường hợp rất nặng có thể dẫn tới chết.
Trẻ sơ sinh có kích thước đầu lớn và nặng khoảng 1 phần tư so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Não của trẻ thì mềm với màng não mỏng.
Các cơ và dây chằng vùng cổ thì yếu và chưa phát triển cũng chưa thể chịu đựng được sức nặng của đầu, sự lỏng lẻo này được ví như đầu chiếc roi (vì thế hội chứng này có tên lúc đầu là whiplash shaken baby). Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm giập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não.
Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ. Những tổn thương này có thể là vĩnh viễn. Tuy nhiên những tổn thương này không thể thấy được từ bên ngoài bằng mắt thường.
Nhiều trường hợp tổn thương trong não nhẹ rất khó phát hiện. Ngoài ra, tổn thương khác rất thường gặp ở mắt, do chảy máu võng mạc, có thể gây nên giảm thị lực hoặc mù. Các chấn thương khác có thể gặp ở cổ hay cột sống, hay xương sườn.
Những tổn thương lâu dài bao gồm chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng, và nhận thức, và cũng có thể tử vong. Nhiều tổn thương lâu dài chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn, trên 6 tuổi. Những điều trị tổn thương này đòi hỏi chi phí tốn kém, với kỹ năng chuyên sâu, và nỗ lực lâu dài.
Nguyên nhân và triệu chứng
Các nguyên nhân lại rất thông thường và không bởi tai nạn. Hầu hết các trường hợp gây ra khi đứa trẻ khóc liên tục không ngừng và không dỗ được khiến cho cha mẹ hoặc người chăm sóc nỗ lực làm đứa trẻ ngừng khóc hoặc những người này trong tình trạng bực bội, mất kiên nhẫn và kiểm soát.
Những nỗ lực này được thể hiện bằng cách rung lắc trẻ với cường độ cao hoặc có các hành vi mạnh hay có tính bạo lực hơn. Hiện tượng này rất phổ biến một cách không cố ý và không hề chủ tâm gây nguy hiểm cho trẻ.
Triệu chứng: Cần lưu ý rằng rất nhiều trẻ không có triệu chứng rõ rệt bên ngoài. Các dấu hiệu rõ rệt hơn bao gồm:
- Trẻ bị kích thích mạnh, thay đổi hành vi thông thường, không tiếp xúc
- Đờ đẫn, lơ mơ, hoặc ngủ mê mệt, trương lực cơ giảm (cơ nhẽo)
- Da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán
- Ăn, bú khó, khó nuốt hoặc nôn không có lý do rõ ràng
- Khó thở, ngừng thở hoặc co giật
- Những dấu hiệu cho thấy chấn thương cổ, sưng nề, cứng cổ, nghẹo về một bên, khó quay.
Chẩn đoán, sơ cứu và điều trị ban đầu
Chẩn đoán: Thường không nhìn thấy các triệu chứng của tổn thương từ bên ngoài. Tuy nhiên bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện các chảy máu võng mạc mắt khi soi đáy mắt. Khi nghi ngờ, các bác sĩ nhi khoa có thể tiến hành chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ để tìm thương tổn.
Sơ cứu ban đầu:
- Hãy gọi cấp cứu, đừng cố vận chuyển trẻ tới bệnh viện trên các phương tiện thông thường.
- Đừng bế xốc trẻ lên hay cố gắng lắc thêm làm cho trẻ tỉnh lại
- Không cho trẻ ăn lúc này
- Nếu đứa trẻ ngừng thở trước khi có cấp cứu hỗ trợ, cần phải hô hấp nhân tạo để trợ giúp
- Nếu trẻ có nôn và không có nghi ngờ chấn thương cổ, có thể xoay đầu trẻ nhẹ nhàng về 1 phía để tránh sặc và ngừng thở. Nếu có nghi ngờ chấn thương cổ, tránh xoay trở trẻ và bảo vệ cẩn thận vùng cổ.
Điều trị: Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ phải xem xét các thương tổn và quyết định một số điều trị như phẫu thuật cầm máu, dẫn lưu trong não thất, thuốc chống giật, v..v..
Các nguyên tắc phòng ngừa
- Không bao giờ lắc trẻ, kể cả khi vui đùa hay giận dữ. Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định. Không ôm giữ trẻ khi cãi cọ.
- Một đứa trẻ khóc trong 2-3 giờ vẫn có thể là bình thường. Bạn phải tìm hiểu nhiều nguyên nhân tại sao đứa trẻ khóc quá nhiều. Bạn nên có 1 danh sách các việc cần làm khi đứa trẻ khóc, ví dụ như sau: Trước hết, bạn hãy kiểm tra tã hay bỉm để bảo đảm đã được thay sạch.
Bạn có thể nới rộng quần áo nếu trẻ mặc quá chật. Bạn kiểm tra xem trẻ có đói hay không và cho trẻ ăn. Kiểm tra xem trẻ có quá nóng hoặc quá lạnh. Hãy thử sử dụng đầu vú giả. Hãy ôm ấp xoa vuốt nhẹ nhàng trên mình của trẻ, tắt bớt đèn và bật nhạc nhẹ nhàng.
Hãy xem các dấu hiệu bất thường khác về cách đứa trẻ thở, nhiệt độ cơ thể. Nếu không có bất kỳ điều gì đặc biệt, bạn có thể an tâm rằng đôi khi đứa trẻ khóc không có nguyên nhân, và khóc cũng không gây nguy hiểm gì cho trẻ.
Khi bạn cảm thấy hết cách và rất khó chịu, hãy để đứa trẻ một mình an toàn trong cũi, giữ bình tĩnh, có thể ra ngoài một chút và quay lại kiểm tra mỗi 5-10 phút hoặc yêu cầu người khác trợ giúp.
- Giáo dục kỹ lưỡng người giúp việc hay người chăm sóc trẻ, đừng bao giờ giả định rằng họ hiểu hết và biết cách xử thế khi trẻ khóc không thể dỗ được. Hãy cho phép họ được thông báo với bạn khi trẻ khóc, cũng đừng bắt buộc họ phải luôn luôn làm mọi cách để đứa trẻ ngừng khóc.
Hãy chia sẻ những điều này cả với những người khác trong gia đình hay thường xuyên chăm sóc trẻ. Những bậc ông bà của trẻ cũng không nên vì quá yêu trẻ mà rung lắc hay tạo áp lực cho cha mẹ của trẻ khi trẻ khóc nhiều.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về mức độ và tư thế như thế nào là nguy hiểm cho trẻ. Trước tiên phải nói rằng những đung đưa nhẹ nhàng không gây nguy cơ này. Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng một số động tác như tung trẻ lên không, rung trên đầu gối, đeo hoặc mang khi chạy thể dục, lắc trong võng hay đu ở mức độ thông thường không gây ra hội chứng này.
Các nghiên cứu và những nguồn thông tin bổ ích:
Tạp chí y học uy tín nổi tiếng BMJ (British Medical Journal) dành hẳn 1 số báo tháng 5 năm 2004 đăng tải những kết quả nghiên cứu, ý kiến, tranh luận và phân tích của những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này. Các nghiên cứu hiện vẫn đang được tiến hành nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ với kinh phí từ Viện sức khỏe Mỹ.
Tất cả các bệnh viện sản khoa, trung tâm sinh đẻ nước Mỹ đã có cung cấp băng hình, đào tạo cho cha mẹ về hội chứng này. Cả hai cha mẹ được yêu cầu bắt buộc xem băng hình trong gần 1 giờ và ký giấy cam kết là đã được huấn luyện. Luật pháp Mỹ cũng quy định buộc tội ngược đãi và hình phạt tù với các cha mẹ gây ra hội chứng này cho trẻ mặc dầu không cố ý.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều các thông tin bổ ích khác từ các trang web chính thức của Viện sức khỏe Mỹ hay Trung tâm quốc gia trẻ có hội chứng bị lắc của Mỹ. Trung tâm này có chức năng trao đổi thông tin, đào tạo, giáo dục, và tiến hành nghiên cứu về hội chứng này trên toàn nước Mỹ. Website của họ là: www.dontshake.org/index.php
Bạn cũng có thể xem đoạn phim video rất bổ ích từ tổ chức Quỹ Nhi đồng tin cậy (Children Trust Fund) tại Missouri trên trang web của họ: www.ctf4kids.org. Hoặc bạn cũng có thể tìm thấy đoạn phim này từ YouTube: www.youtube.com/watch
Thông điệp cuối cùng: Không được, không bao giờ được lắc trẻ nhỏ.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
38__Bí quyết trị tật đái dầm
Bài được xuất bản: 15/01/2011
Những con số thống kê cho biết, trẻ từ 5 - 7 tuổi, tỷ lệ đái dầm là 15 - 20%. Vậy là cứ 10 trẻ thì có 2 trẻ đái dầm. Thật là con số ấn tượng. Vậy các bậc cha mẹ khác làm thế nào đối phó với "căn bệnh" khó chịu này?
Con gái tôi, 7 tuổi, chân dài, da trắng, hứa hẹn trở thành một cô nàng cũng tàm tạm, không đến nỗi bắt bố mẹ phải treo giải mới "xuất chuồng" được. Tuy nhiên, một trong những nỗi bận tâm của cả nhà là tần xuất giặt ga giường nhiều quá. Có khi một tuần phải giặt hai lần vì cô nàng nhỡ gây tội lỗi. Những vũng nước nhỏ cứ lan dần, lan dần trong không gian yên tĩnh và ấm áp. Nhất là vào mùa đông, được ủ ấm trên chăn dưới đệm, đang say giấc nồng, chợt cả bố lẫn mẹ cùng choàng dậy, bởi cảm giác có dòng nước lạnh len lỏi dưới lưng. Lúc đó, thật vô cùng điên tiết, chỉ muốn tống bé vào một góc riêng cho yên chuyện. Nhưng thật ra, nhìn khuôn mặt thơ ngây, vẫn đang say sưa trong giấc mộng, bao nỗi giận lại biến đâu hết cả. Chỉ chợt thấy thương con, bởi đã bao cố gắng, mà chỉ cần mẹ ngủ quên, là cái ga giường lại phải hứng chịu những nhỡ nhãng.
Theo phân tích của các chuyên gia về nguyên nhân đái dầm của bé, thì thấy rằng, việc bố mẹ có đái dầm hồi nhỏ chiếm từ 40% đến 75% khả năng bé bị đái dầm. Điểm lại lịch sử gia đình, thì có một bí mật cũng cần phải bật mí, là bố mẹ bé hồi nhỏ cũng có mắc chút chút, và anh của bé thì cũng là một cây "dấm đài" đến tận hết cấp 1. Vậy thì cớ làm sao mà bé lại không mắc cái tật "gia truyền" cho được?
Vấn đề là phải tìm cách giúp bé mà thôi.
Cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến bé đái dầm, mà tôi nhận thấy, hôm nào bé chơi quá nhiều, ở lớp có thể dục, hay múa, hay vận động quá nhiều, là tối ấy, rất dễ có khả năng bé đái dầm. Bé được cái nết ngủ rất yêu, chỉ lật qua lật lại vài lần, là có thể đã chìm thật say, ngủ thật sâu. Có lẽ vì vậy, bé không thể tỉnh dậy đúng lúc, khi bàng quang căng đầy nước tiểu.
Những con số thống kê cho biết, trẻ từ 5 - 7 tuổi, tỷ lệ đái dầm là 15-20%. Vậy là cứ 10 trẻ thì có 2 trẻ đái dầm. Thật là con số ấn tượng. Vậy các bậc cha mẹ khác làm thế nào đối phó với "căn bệnh" khó chịu này?
Mẹ bé Hà Anh bên hàng xóm có một phương thuốc hữu hiệu, đó là cho bé ăn long nhãn hay vải khô, từ 5 đến 10 quả một ngày, trước khi ăn sáng. Sau một tháng, Hà Anh đã giảm hẳn đái dầm. Tuy nhiên, theo như các bác sĩ khuyến cáo, phương thuốc này chỉ áp dụng được cho bé có làn da trắng xanh, đi tiểu nhiều và tiểu trong mà thôi. Tôi cũng đã thử áp dụng cho bé nhà tôi, nhưng hiệu quả không được cao lắm.
Mẹ Tiểu Phương cùng lớp thì lại có một cách khác, đó là cho bé ăn bầu dục xào với kỷ tử trong bữa ăn tối. Vừa là thức ăn tốt cho cơ thể, vừa có cảm giác là hỗ trợ cho thận của bé hoạt động tốt hơn. Nhưng bé nhà tôi rất khó ăn, cứ nhìn thấy món này là khóc ti tỉ, có khi còn bỏ cả cơm luôn, khiến cho bữa cơm của cả nhà hôm ấy mất ngon.
Bao biện pháp khác đã được tôi áp dụng, ai mách gì cũng làm theo. Từ việc sắc thuốc bắc, đến uống thuốc trầm cảm, rồi hạn chế cho bé uống nước buổi tối, hay để chuông đồng hồ nhắc trẻ dậy đi tiểu... vật vã như vậy suốt từ khi bé bắt đầu học lớp 1 cho đến nay, chuẩn bị sang học kỳ 2 của lớp 2, cũng vẫn thi thoảng phải thay ga giường.
Tuy nhiên, tràn đầy lạc quan, tôi hy vọng rằng, chỉ đến năm lớp 3, là bé sẽ hết đái dầm, tiến bộ hơn anh bé hai năm. Bởi tôi đã tìm ra cách: Khi bé ý thức được rằng, đái dầm là xấu hổ, là "bệnh" mà chỉ các em bé chưa biết nói hay mắc, thì bé sẽ có ý thức tỉnh dậy khi có nhu cầu tiểu tiện. Có điều, đừng khiến bé phải lo lắng thái quá, khiến bé thức dậy liên tục đến 5 lần một đêm để đi tiểu, thì lại gây ra thiếu ngủ không chỉ cho bé, mà còn cho những người xung quanh. Cứ khích lệ bé, khiến bé thấy tự hào vì một ngày không đái dầm, thì bé sẽ dần tiến bộ. Đến nay, có khi cả tuần bé cũng không đái dầm, chỉ thi thoảng ứa ra một chút thôi. Cũng có thể, bàng quang của bé đã trưởng thành, mối liên hệ giữa não bộ và bàng quang đã được thông suốt, khiến việc não bộ chỉ huy bé tỉnh dậy khi bàng quang có nhu cầu đã được kiểm soát.
Nếu bạn ở trong trường hợp của tôi, hãy thử đi, bạn ạ. Hãy luôn khích lệ, chứ đừng trách mắng bé. Hãy hướng dẫn và động viên bé. Khi bé thấy được tôn trọng, được yêu thương, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn, có ý thức hơn. Và khi ấy, chắc chắn rằng, con bạn cũng sẽ như con gái tôi, không còn làm cho cái ga giường phải kêu khóc.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
39__Sữa pha bột đặc quá có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?
Đăng bởi nhim lúc 18:40 - Tue, 26/01/2010
Bé nhà tôi 5 tháng rưỡi, tôi đang cho cháu ăn bột gạo nhũ nhi pha với sữa Hip, nhưng mẹ tôi ở nhà không pha theo hướng dẫn của hãng sữa mà tự ý pha sữa theo ý của mình, tôi để ý thì bà pha rất ít nước (chỉ đủ để sữa và bột gạo ướt) nên rất đặc. (Phan Thị Vân)
Tôi thường dặn bà ở nhà pha 110 ml nước sôi cho 3 thìa sữa lắc đều cho tan hết sữa thì cho 2 thìa bột gạo nhũ nhi vào để một phút cho bột nở (con tôi ăn ít nên tôi pha theo tỷ lệ hướng dẫn, mỗi thứ tôi bớt đi một nửa) rồi mới cho cháu ăn, nhưng không bao giờ bà làm theo, bà bảo cháu nó thích ăn đặc như thế. Tôi muốn hỏi là mẹ tôi cho cháu ăn như thế có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và sự phát triển không? Mỗi lần cháu đi tiểu là nước tiểu màu vàng như nước chè, vậy cháu có bệnh gì không? Cháu thường ra rất nhiều mồ hôi trộm trong lúc ngủ, ban ngày đặt cháu nằm chơi thì chân tay cháu ra mồ hôi ướt sũng. Vậy cháu bị bệnh gì ?
Chị Vân thân mến, trước tiên xin chia sẻ và thông cảm với nỗi lo lắng của chị về việc nuôi cháu. Việc đầu tiên chị nên giải thích với bà là không bao giờ được pha sữa không theo chỉ dẫn mà lại theo ý của mình, như vậy là không được vì các loại sữa bột dùng cho trẻ nhỏ là theo từng lứa tuổi được gọi là sữa công thức. Vì thế thành phần sữa, ngoài các chất đạm, béo, đường, năng lượng còn có nhiều vitamin, chất khoáng và muối như Natri, Kali... nên cần phải tuân thủ pha theo chỉ dẫn. Nếu pha loãng quá trẻ không đủ chất dinh dưỡng, nếu pha đặc quá sẽ làm trẻ khó hấp thu, có thể gây tình trạng táo bón, đồng thời trẻ không nhận đủ lượng nước sẽ ảnh hưởng đến bài tiết ở thận, rất nguy hại cho sức khỏe của bé.
Chị có thể pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn, nhưng tuỳ thuộc vào lượng bé ăn để điều chỉnh về số lượng của từng bữa nhưng không được điều chỉnh về tỷ lệ sữa và nước. Ở tuổi này bé thường đi tiểu 6-8 lần/ngày nước tiểu bình thường phải trong, màu vàng nhạt, không nặng mùi, nếu bé đi tiểu ít, màu vang đậm như nước chè, chị cần cho bé bú nhiều hơn và uống đủ nước.
Còn việc cháu hay ra mồ hôi trộm, và nhiều mồ hôi thì cũng có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là do hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh ở tuổi này nên trẻ thường bị rối loạn hệ thần kinh giao cảm (cường giao cảm) nên cũng gây hiện tượng ra mồ hôi. Chị chú ý lau khô mồ hôi, thay áo cho cháu, tuyệt đối không cho bé nằm quạt gió mạnh sẽ làm mồ hôi bốc hơi nhanh gây mất nhiệt dễ bị viêm đường hô hấp.
Thứ hai nguyên nhân ra mồ hôi trộm có thể do bé bị còi xương, biểu hiện ban đầu là trẻ rối loạn thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm), nhưng chị cũng cần xem thêm một số triệu chứng khác nữa. Nếu cẩn thận chị nên cho bé đến cơ sở y tế để được bác sỹ khám và tư vấn sức khỏe.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
40__ Bổ sung vitamin cho trẻ như thế nào?
28/09/2010 07:25:06 TS. Nguyễn Hữu Đức
Vitamin (còn gọi là sinh tố) là những chất dinh dưỡng cần thiết được cung cấp hàng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng số vitamin cần thiết lại lên đến con số 13, gồm 4 vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và 9 vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP.). Vì thế việc lựa chọn thuốc bổ sung vitamin không đơn giản.
Do cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ khi tắm nắng thích hợp để biến tiền vitamin D thành vitamin D), nên ta phải ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đủ vitamin. Nếu hàng ngày, ăn uống đầy đủ chất, với 600g thức ăn ta sẽ được cung cấp khoảng 1g vitamin.
Hiện nay, việc nghiên cứu về tác dụng của vitamin đã có nhiều bước tiến mới. Ngoài chức năng dinh dưỡng, nhiều công trình khoa học còn ghi nhận chức năng sinh hóa mới của một số vitamin. Vitamin K có thêm chức năng tham gia chuyển hóa calci, vitamin D tham gia vào chức năng miễn dịch (tức sự đề kháng) của cơ thể, vitamin B6 tham gia điều hòa các chất sinh học có cấu trúc steroid (như hormone sinh dục) v.v... Ðặc biệt, có 3 vitamin được công nhận có tác dụng chống oxy hóa là vitamin C, vitamin E, beta-caroten (tức tiền vitamin A). Ðây là những vitamin có thể vô hiệu hóa các gốc tự do (là các chất có hại cho cơ thể) giúp bảo vệ tế bào, mô, phòng ngừa một số bệnh, làm chậm quá trình lão hóa.
Những đối tượng nào cần bổ sung?
Nếu hàng ngày ta ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin. Ðặc biệt, nên tăng cường rau cải, trái cây các loại cho bữa ăn vì đây là nguồn vitamin thiên nhiên rất tốt. Nên lưu ý một số đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin như người ăn kiêng, người bệnh (nhiễm khuẩn, bỏng, phẫu thuật), người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nghiện rượu, hút thuốc nhiều... Riêng đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, đương nhiên phải được bổ sung vitamin; hoặc trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm khuẩn, ho hen, tiêu chảy...) thì việc uống thêm vitamin là cần thiết.
Trẻ bình thường có cần bổ sung vitamin?
Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin. Bởi vì các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ nhưng chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C sẽ không còn...). Vì vậy nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho những trẻ xem ra khỏe mạnh uống bổ sung vitamin. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K.
Những lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ
- Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.
- Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng loại Multivitamin ngày uống 1 viên thì không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.
- Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
41__Những sai lầm thường gặp trong nuôi trẻ dưới 12 tháng tuổi
Không phải bà mẹ nào cũng có thể hiểu hết đầy đủ và đúng đắn trong quá trình nuôi con, nhất là khi trẻ dưới 12 tháng. Có những vấn đề mà không ít người cho là hợp lý nhưng thật ra, đó lại là điều không nên. Dưới đây là những sai lầm thường gặp nhất mà các bậc cha mẹ cần biết để tránh nhằm nuôi con mạnh khỏe hơn.
1. Thay thế hoàn tòan sữa mẹ bằng sữa bột
Khi em bé vừa ra đời, họ hàng, bạn bè thường đến thăm và chúc mừng. Tất nhiên trong số quà mang đến có những hộp sữa bột, sữa ngoại đắt tiền dành cho con cua bạn. Thế là các bà mẹ rất dễ dàng cho con mình ngưng bú mẹ để chuyển qua bú sữa bột. Và, các bà mẹ không thể hình dung những khó khăn phía trước trong chuyện này. Trước hết nếu bé chịu bú sữa bột thì chỉ vài ba ngày là hết một hộp sữa, và mỗi tháng cần đến 5-6 hộp sữa. Tiền bạc theo đó mà tự hao hụt. Nhưng đó mới là chuyện nhỏ. Khi bé uống sữa bột, biết bao chuyện phiền phức xảy ra cho bé như ộc sữa, tiêu chảy, táo bón,... đến lúc đó cả nhà cuống cả lên.
Trong khi đó, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, thích hợp nhất của trẻ vì có đầy đủ chất dinh dưỡng, chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, dễ tiêu và không tốn công... pha chế. Đó là chưa kể, khi cho con bú sữa mẹ, tình cảm giữa mẹ và con càng thêm khắng khít, quyến luyến hơn. Nếu phải đi làm, các bà mẹ cũng nên cho con bú sữa mẹ vào ban đêm. Còn như gặp phải khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ thì nên đến bác sĩ để được giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể.
2. Pha sữa với bột hoặc nước cháo
Khi bú sữa pha với bột hoặc nước cháo, bé rất dễ bị sình bụng, khó tiêu, nhất là khi bé dưới 6 tháng tuổi, vì ở tuổi này, cơ thể bé chưa tạo được men tiêu hóa tinh bột. Chỉ nên pha sữa bột với nước sôi khoảng 60C, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng sữa.
3. Cho bé ăn dặm quá sớm
Nếu các bà mẹ cho bé ăn dặm khi bé chưa được 4 tháng sẽ gây nặng nề cho bộ máy tiêu hóa của bé. Do khó tiêu nên bé sẽ biếng ăn, từ đó bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Trẻ dưới 4 tháng tuổi chỉ nên bú sữa hoàn toàn. Không có thức ăn nào thích hợp cho bé ở giai đoạn này, ngoài sữa.
4. Cho trẻ ăn dặm quá trễ
Ngược lại, khi trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa tập ăn thức ăn nào khác sữa thì trẻ cũng chậm tăng cân. Sữa không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn từ bên ngoài. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm từ 1-2 bữa bột trong ngày.
5. Cho bé ăn dặm không đúng
Ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt như nhau. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý:
Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến ½ chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 - 7 tháng tuổi.
Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi sệt dần, sau đó sẽ là bột đặc.
Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau thịt.
6. Nấu cháo với xương thịt hầm
Đây là sai lầm thường gặp nhất vì hình như có khá nhiều bà mẹ cho rằng ăn cháo hầm với xưong, thịt thì con mình sẽ cứng xương. Thực sự không đơn giản như vậy. Nước xương, thịt hầm chứa rất nhiều chất nitơ (không phải protid) làm cho nước có mùi vị thơm ngon; còn protid, chất cần thiết cho trẻ, vẫn còn ở trong xác thịt. Protid và calcin là những chất khó hòa tan trong nước. Vì thế, nên cho bé ăn luôn cả nước lẫn xác thịt.
7. Cho bé ăn cơm sớm để mau cứng cáp:
Nhiều bà mẹ quan niêm cho bé ăn cơm sớm sẽ làm cho bé mau cứng cáp. Điều này là một sai lầm, vì lứa tuổi này, bé chỉ có vài cái răng cửa (dùng để cắn chứ không phải để nhai). Do đó cho trẻ ăn cơm sớm, trẻ chỉ nuốt trọng làm cho thức ăn khó tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến bé chậm tăng cân. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc, phở, bún,...
8. Không cho bé ăn dầu
Trong mỗi chén cháo hoặc bột của bé nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Tuy số lượng dầu không nhiều nhưng nó mang đến nhiều năng lượng cho bé. Để cho bé quen dần, các bà mẹ nên cho từ ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt sau tăng dần đến 2 muỗng trong mỗi bữa ăn. Khả năng tiêu hóa chất béo của bé rất cao, ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra dầu ăn còn là chất cần thiết để hấp thu vitamin A,D.
9. Không cho bé ăn trứng
Nhiều bà mẹ, do thiếu hiểu biết nên không dám cho trẻ ăn trứng vì sợ đau gan, lên đàm. Thực ra, chỉ nên kiêng ăn trứng khi trẻ bị dị ứng với trứng. Những dị ứng thường gặp là ngứa, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy,... Đối với trẻ bình thuờng thì nên cho trẻ ăn 1-3 lòng đỏ trứng/ tuần, tùy theo tuổi của trẻ. Thành phần acid amin trong trứng rất cân đối và trứng còn chứa rất nhiều calci, sinh tố A. Do đó, các bà mẹ đừng nên bỏ qua nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng này.
Để có thêm thông tin về cách cho bé ăn dặm, bạn có thể tham khảo thêm trong bài Ăn dặm hợp lý
BS. Hoàng Quỳnh Nhi
(Sách Những điều cần biết về chăm sóc & nuôi dưỡng trẻ
NXB Tổng hợp TPHCM)
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
42__5 sai lầm cần tránh khi cho con ngủ
Hầu hết các em bé từ sau 3 - 4 tháng tuổi đều có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm nếu bố mẹ biết cách tạo điều kiện cho chúng. Những sai lầm của bố mẹ có thể làm cho con mình bị thiếu ngủ. Kiểm lại xem bạn có 5 sai lầm sau đây không:
Lệ thuộc vào thói quen của trẻ:
Ðứa bé khóc khi bạn cho nó ngủ vào buổi tối, và mỗi lần như vậy bạn lại cố làm cho nó thoải mái để nó ngủ cho nhanh, không khóc lóc ồn ào. Cứ như thế thì nó sẽ không bao giờ tự mình ngủ được. (Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp nó đi ngủ). Lần tới, nếu nó khóc khi đi ngủ, bạn cố gắng chế ngự cảm giác "xót con", cứ làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng rên rỉ, thút thít của nó. Khi nó khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi hãy vào dỗ cháu. Tối hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút, và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.
Hay cho ăn thêm vào ban đêm:
Con bạn thật sự không cần ăn thêm ban đêm nữa khi cháu đã nặng 6 cân. Nếu cháu đã nặng hơn thế mà vẫn khóc đòi ăn vào khoảng 2 giờ sáng thì điều đó đã trở thành thói quen rồi. Lúc này, thay vì vội vàng ẵm cháu ra khỏi giường để cho ăn, bạn hãy thử để cháu tự đưa mình trở lại giấc ngủ.
Ðu đưa cho bé ngủ:
Nếu bạn thường xuyên bế con và đu đưa cho nó ngủ, con bạn sẽ bị phụ thuộc vào cánh tay bạn, không đu đưa nó không thể ngủ. Nếu cháu thường ngủ gục khi bạn cho cháu một bình sữa hay cho cháu bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức cháu dậy trước khi đặt nó vào giường.
Ðặt bé vào giường với một bình sữa:
Con bạn hay ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa. Ðiều đó có hại cho răng của cháu, răng sẽ bị vàng và cháu dễ bị sâu răng. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ.
Lẫn lộn ngày và đêm:
Cháu không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt vào phòng.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
43__Một số nguyên nhân gây biếng ăn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ như lý do tâm lý, bệnh lý, thức ăn không ngon... Tùy theo từng nguyên nhân, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp khắc phục khác nhau. Sau đây là ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương (Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM) về vấn đề này:
1. Biếng ăn do tâm lý:
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa. Các tình huống thường gặp trong thực tế:
Bị ép bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ.
Mẹ đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc.
Bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn.
Bị quy định phải ăn hết khẩu phần của mình trong một thời gian cố định.
Không khí bữa ăn căng thẳng.
Cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa.
2. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn:
Hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt... xay nhuyễn và cho trẻ ăn hết ngày này qua ngày nọ, gây cảm giác ngán.
Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến lúc 2, 3 tuổi.
Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương... làm trẻ khó tiêu hóa.
Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.
3. Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp:
Ăn dặm quá sớm (trước khi trẻ tròn 4 tháng).
Ăn cơm quá sớm (trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm).
4. Biếng ăn do bệnh lý:
Suy dinh dưỡng.
Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan...) và virus.
Bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột.
5. Biếng ăn sinh lý: Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi... Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.
6. Biếng ăn do thuốc: Do dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc thuốc kích thích ăn. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi).
7. Biếng ăn do cha mẹ: Do cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt.
8. Biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng dưới 5 % trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị biếng ăn như sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
44__Các biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn khi biết nguyên nhân
Nếu bạn xác định được con mình biếng ăn là do đâu (xem nguyên nhân gây biếng ăn), việc khắc phục tình trạng biếng ăn sẽ không còn quá khó khăn nữa.
Hãy nghe lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng:
Biếng ăn tâm lý: Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Cần tránh các hành vi ép buộc như đè bé ra đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đánh cho bé khóc để bé nuốt... Khi trẻ ốm, nếu trẻ khó uống thuốc, cha mẹ hãy trình bày với bác sĩ để bác sĩ cho thuốc dễ uống, không cần phải cho thuốc vào thức ăn để đánh lừa trẻ. Hãy cho trẻ ăn một cách thoải mái, bột, sữa có thể dây vào áo một chút cũng không sao.
Biếng ăn do sai lầm trong kỹ thuật chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn: Tránh kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn. Không cho bé ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên cho bé.
Biếng ăn do bệnh lý: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu; xổ giun cho trẻ 6 tháng một lần; giữ gìn vệ sinh răng miệng; điều trị bệnh nhiễm trùng.
Biếng ăn sinh lý: Trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, các bậc cha mẹ không nên nóng lòng tự ý sử dụng các loại thuốc bổ hoặc thúc ép trẻ ăn. Hãy kiên nhẫn cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ... để chờ trẻ ăn trở lại.
Biếng ăn do thuốc: Sử dụng các men vi sinh hoặc sữa chua để cấy lại vi khuẩn đường ruột cho trẻ; tránh sử dụng thuốc bổ khi không có đơn của bác sĩ; tránh sử dụng thuốc kích thích ăn.
Biếng ăn bẩm sinh: Đối với các trẻ không đòi ăn bao giờ, cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
45__Muối trong thức ăn cho trẻ
Trong những tháng đầu đời, thận trẻ chưa hoàn chỉnh, không nên cho các bé dùng muối. Đối với các thức ăn công nghiệp dành cho trẻ dưới 1 tuổi, luật lệ cũng quy định rõ ràng lượng muối có thể chấp nhận.
Thức ăn béo và quá mặn có hại cho bé:
Mọi người đều biết ăn quá mặn tạo nguy cơ bị cao huyết áp, dẫn đến các bệnh tim mạch. Đối với trẻ trong khoảng từ 18 tháng đến 3 tuổi, vấn đề chưa phải là vậy, mà là chống thừa cân. Có gia đình cho trẻ dùng jambon, thịt nguội trong các bữa ăn hoặc trong ngày, đậu phộng chiên, đậu phộng da cá, khoai tây lát mỏng chiên giòn. Đó là những thức ăn được trẻ thích dùng, có chứa nhiều muối và nhiều chất béo, nhưng rất nghèo về chất xơ, vitamin, khoáng chất hay vi chất dinh dưỡng.
Với bánh kẹo, các thức ăn chơi vừa mặn và vừa béo là nguyên nhân gây thừa cân ở trẻ em hiện nay. Ăn mặn kéo theo uống nước, mà trẻ con lại thích nước ngọt hơn là nước chín.
Lượng muối ăn (Nacl) cho trẻ con có thể tính theo nhu cầu nước uống (kể cả nước trong thức ăn) là 1g muối ăn cho mỗi lít nước dùng trong ngày. Mùa nóng hoặc trẻ hoạt động nhiều sẽ uống nhiều, ta căn cứ vào lượng nước ấy để tính số muối mà trẻ cần.
Một số thức ăn có nhiều muối:
Khoai tây chiên đóng gói chứa 1,5g muối cho 100g.
Đậu phộng rang muối cũng thế
Jambon chứa 1g muối/100g.
Trong các bánh quy và bánh gato cũng có muối
Trong chế biến thực phẩm, muối được sử dụng để át các vị không mong muốn như vị đắng và làm tăng vị ngọt. Cần lưu ý, trong các thức ăn đóng hộp, đã có nêm đủ mặn, cho nên không thêm muối nữa.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
Theo Tạp chí Thuốc & Sức Khỏe
46__Muối trong thức ăn cho trẻ
Trong những tháng đầu đời, thận trẻ chưa hoàn chỉnh, không nên cho các bé dùng muối. Đối với các thức ăn công nghiệp dành cho trẻ dưới 1 tuổi, luật lệ cũng quy định rõ ràng lượng muối có thể chấp nhận.
Thức ăn béo và quá mặn có hại cho bé:
Mọi người đều biết ăn quá mặn tạo nguy cơ bị cao huyết áp, dẫn đến các bệnh tim mạch. Đối với trẻ trong khoảng từ 18 tháng đến 3 tuổi, vấn đề chưa phải là vậy, mà là chống thừa cân. Có gia đình cho trẻ dùng jambon, thịt nguội trong các bữa ăn hoặc trong ngày, đậu phộng chiên, đậu phộng da cá, khoai tây lát mỏng chiên giòn. Đó là những thức ăn được trẻ thích dùng, có chứa nhiều muối và nhiều chất béo, nhưng rất nghèo về chất xơ, vitamin, khoáng chất hay vi chất dinh dưỡng.
Với bánh kẹo, các thức ăn chơi vừa mặn và vừa béo là nguyên nhân gây thừa cân ở trẻ em hiện nay. Ăn mặn kéo theo uống nước, mà trẻ con lại thích nước ngọt hơn là nước chín.
Lượng muối ăn (Nacl) cho trẻ con có thể tính theo nhu cầu nước uống (kể cả nước trong thức ăn) là 1g muối ăn cho mỗi lít nước dùng trong ngày. Mùa nóng hoặc trẻ hoạt động nhiều sẽ uống nhiều, ta căn cứ vào lượng nước ấy để tính số muối mà trẻ cần.
Một số thức ăn có nhiều muối:
Khoai tây chiên đóng gói chứa 1,5g muối cho 100g.
Đậu phộng rang muối cũng thế
Jambon chứa 1g muối/100g.
Trong các bánh quy và bánh gato cũng có muối
Trong chế biến thực phẩm, muối được sử dụng để át các vị không mong muốn như vị đắng và làm tăng vị ngọt. Cần lưu ý, trong các thức ăn đóng hộp, đã có nêm đủ mặn, cho nên không thêm muối nữa.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
Theo Tạp chí Thuốc & Sức Khỏe
47__Xử lý khi bé ho đờm, khò khè
Bé 8 tháng tuổi nếu ho có đờm, thở khò khè, nhiều khả năng đã bị viêm tiểu phế quản
'Con tôi được 8 tháng tuổi. Lúc 7 tháng, bé bị sốt siêu vi, nằm bệnh viện Nhi Đồng một tuần. Ra viện 3 ngày, bé lại sổ mũi, ho. Uống thuốc một tuần không hết, bé ho có đờm, ọc sữa (bé bỏ bú sữa mẹ lúc 3 tháng rưỡi). Một tuần sau bé lại sốt, tôi lại đưa bé đến bệnh viện khám.
Nhưng hiện nay bé vẫn ho có đờm, rất khó chịu, khi thở cũng kéo đờm. Xin hỏi, tôi nên đưa bé đi khám ở đâu, bệnh này có chữa hết không?'.
Trả lời
Bé 8 tháng tuổi nếu ho có đờm, thở khò khè, nhiều khả năng đã bị viêm tiểu phế quản - một loại viêm phế quản đặc biệt chỉ xảy ra ởbé dưới 2 tuổi như trường hợp con bạn. Thông thường, thời gian để hết hoàn toàn các triệu chứng là 11-14 ngày, trung bình 12 ngày. Tuy nhiên, gần 40% các trường hợp vẫn còn có triệu chứng kéo dài sau 2 tuần, gần 20% vào tuần thứ 3, gần 10% vào tuần thứ 4.
Trong trường hợp con bạn, nếu "bệnh gần như đã hết" và không có dấu hiệu đặc biệt gì khác, bạn cần cho cháu uống nhiều nước (sẽ giúp loãng đờm, làm dịu cơn ho rất hiệu quả), tránh khói thuốc lá, giữ ấm đúng mức. Ngoài ra, có thể cho cháu dùng thêm các loại thuốc ho an toàn làm từ thảo dược.
Riêng triệu chứng ọc sữa không phải do đờm như nhiều người nghĩ. Nhiều khả năng cháu bị trào ngược dạ dày thực quản, trong đó ọc sữa là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh (cần lưu ý là chất ọc thường cũng nhớt chứ không phải là đờm thật sự).
Đây là bệnh rất phổ biến ở bé và việc chẩn đoán, điều trị thường không quá khó khăn. Nếu không điều trị, trào ngược dạ dày thực quản có thể góp phần làm bệnh viêm tiểu phế quản kéo dài hơn. Vì vậy, bạn có thể cho cháu đến BV Nhi Đồng 1 hoặc 2 để được chẩn đoán và điều trị phù hợp
48__Bé 8 tháng tuổi nếu ho có đờm, thở khò khè, nhiều khả năng đã bị viêm tiểu phế quản
'Con tôi được 8 tháng tuổi. Lúc 7 tháng, bé bị sốt siêu vi, nằm bệnh viện Nhi Đồng một tuần. Ra viện 3 ngày, bé lại sổ mũi, ho. Uống thuốc một tuần không hết, bé ho có đờm, ọc sữa (bé bỏ bú sữa mẹ lúc 3 tháng rưỡi). Một tuần sau bé lại sốt, tôi lại đưa bé đến bệnh viện khám.
Nhưng hiện nay bé vẫn ho có đờm, rất khó chịu, khi thở cũng kéo đờm. Xin hỏi, tôi nên đưa bé đi khám ở đâu, bệnh này có chữa hết không?'.
Trả lời
Bé 8 tháng tuổi nếu ho có đờm, thở khò khè, nhiều khả năng đã bị viêm tiểu phế quản - một loại viêm phế quản đặc biệt chỉ xảy ra ởbé dưới 2 tuổi như trường hợp con bạn. Thông thường, thời gian để hết hoàn toàn các triệu chứng là 11-14 ngày, trung bình 12 ngày. Tuy nhiên, gần 40% các trường hợp vẫn còn có triệu chứng kéo dài sau 2 tuần, gần 20% vào tuần thứ 3, gần 10% vào tuần thứ 4.
Trong trường hợp con bạn, nếu "bệnh gần như đã hết" và không có dấu hiệu đặc biệt gì khác, bạn cần cho cháu uống nhiều nước (sẽ giúp loãng đờm, làm dịu cơn ho rất hiệu quả), tránh khói thuốc lá, giữ ấm đúng mức. Ngoài ra, có thể cho cháu dùng thêm các loại thuốc ho an toàn làm từ thảo dược.
Riêng triệu chứng ọc sữa không phải do đờm như nhiều người nghĩ. Nhiều khả năng cháu bị trào ngược dạ dày thực quản, trong đó ọc sữa là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh (cần lưu ý là chất ọc thường cũng nhớt chứ không phải là đờm thật sự).
Đây là bệnh rất phổ biến ở bé và việc chẩn đoán, điều trị thường không quá khó khăn. Nếu không điều trị, trào ngược dạ dày thực quản có thể góp phần làm bệnh viêm tiểu phế quản kéo dài hơn. Vì vậy, bạn có thể cho cháu đến BV Nhi Đồng 1 hoặc 2 để được chẩn đoán và điều trị phù hợp
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
49__Lưu ý khi cho trẻ dùng nước
20/12/2010 11:54:11 LÊ THỊ PHÚC HẬU
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các loại thức uống dành cho trẻ, giá cả cũng rất đắt, và thường được cho là: "thức uống tốt nhất cho sức khỏe của trẻ". Sau đây là ý kiến của các chuyên gia sức khỏe về vấn đề an toàn trong thức uống cho trẻ.
Không nên dùng nước ngọt thường xuyên để giải khát cho trẻ
Có nên thay đổi các loại sữa hay các loại thức uống?
Chúng ta cũng nên cho trẻ thử qua các loại thức uống khác nhau để xem trẻ thích hợp với loại thức uống nào. Hơn nữa, nếu không may loại thức uống này có vần đề gì về sức khỏe thì cũng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, ví dụ sự kiện sữa bột trước đây, nếu cứ cho trẻ uống một loại sữa có vấn đề trong thời gian dài sẽ gây hại cho trẻ nhiều hơn.
Có nên cho trẻ uống nước suối thường xuyên?
Các chuyên gia cho rằng, phương pháp này không có tính khả thi. Đây là phương pháp mang tính mạo hiểm cao, bởi vì chức năng của dạ dày và khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Trong khi đó, nếu dùng loại nước suối chưa qua kiểm nghiệm vệ sinh, một khi hàm lượng các nguyên tố có hại vượt mức sẽ gây hại cho trẻ.
Nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội là an toàn nhất
Các chuyên gia nhấn mạnh, chỉ cần được đun sôi thì những vi khuẩn trong nước sẽ bị tiêu diệt, đáp ứng nhu cầu nước sạch và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi pha sữa bột nên dùng nước đun sôi và để ra ngoài một thời gian đến khi nước ấm là tốt nhất.
Nên cho trẻ uống nước theo nhu cầu
Uống nước không cần phải tuân thủ theo thời gian biểu cứng nhắc, đặc biệt đối với trẻ em, nguyên tắc chính là trẻ muốn uống lúc nào thì cho trẻ uống, nếu trẻ chưa khát cũng không nên ép trẻ uống. Đương nhiên, các bậc phụ huynh nên kết hợp với việc theo dõi thời tiết, cũng như hoạt động của trẻ và quan sát môi của trẻ có bị khô hay không hoặc có động tác liếm môi và đặc biệt cũng phải chú ý là trong ngày đã cho trẻ uống nhiều hay ít, từ đó bổ sung lượng nước sao cho thích hợp.
Tình trạng thiếu nước kéo dài có tác hại thế nào đối với sức khỏe của trẻ?
Cung cấp không đủ nước cho trẻ trong thời gian dài sẽ tạo thành thói quen lười uống nước ở trẻ, điều này thật không tốt đối với sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có thói quen rất ít uống nước làm cho lượng máu lưu thông đến thận không đủ, gây ra tình trạng tiểu gắt hay không đi tiểu, từ đó gây tác hại đến chức năng thận.
Uống nước quá nhiều gây hại gì đối với sức khỏe trẻ?
Bất luận là người lớn hay trẻ em, nếu uống quá nhiều nước cũng không tốt chút nào. Thông thường, lượng nước cung cấp cho trẻ nên căn cứ vào thể trọng của trẻ. Trẻ được 4kg thì mỗi ngày lượng nước cho trẻ khoảng 800ml và lượng nước này bao gồm cả nước có trong sữa mẹ hoặc nước trong sữa bột khi pha cho trẻ.
Khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi có cần cho trẻ uống nước muối pha loãng?
Trong thực đơn ăn uống của chúng ta đã cung cấp đầy đủ lượng muối cho cơ thể, không cần đặc biệt bổ sung thêm. Tuy đặc thù cơ thể của trẻ rất dễ ra mồ hôi hơn người lớn nhưng chỉ cần cho trẻ uống nước là được, bởi vì chỉ sợ cho trẻ uống nước pha muối làm cho dạ dày trẻ khó thích ứng và sẽ gây tác dụng ngược.
Không nên dùng nước ngọt thường xuyên để giải khát cho trẻ
Trong nước ngọt, có 98% là nước, còn lại là các thành phần nguyên tố được bổ sung vào để làm tăng khẩu vị. Đặc biệt trẻ em rất thích các loại nước này, nếu không may gặp phải những loại nước uống không nguồn gốc rõ ràng, trong đó có chứa nhiều nguyên tố có hại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe của trẻ. Các chuyên gia còn nhấn mạnh, không nên cho trẻ uống thường xuyên các loại nước ngọt vì sẽ dễ dẫn đến gây nghiện ở trẻ.
Vấn đề uống nước sao cho an toàn
Vào mùa hè, bất kể vào thời gian nào, việc uống nước của trẻ cần có sự theo dõi của phụ huynh, yêu cầu cơ bản là nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội là tốt nhất khi trẻ ở nhà; khi ra ngoài không được uống nước sống. Mùa hè mồ hôi ra nhiều, khả năng cơ thể bị mất nước cao, do đó khi dắt trẻ ra ngoài chơi nên chuẩn bị sẵn nước sạch, tránh trường hợp không có nước mà cho trẻ uống nước sống hoặc cho trẻ nhịn khát.
Uống nước lạnh để giải khát
Uống nước cũng cần chú ý đến nhiệt độ của nước, mùa hè không nên uống nước quá lạnh, mùa đông không nên uống nước quá nóng. Bất luận lúc nào thì nước ấm vẫn rất tốt, bởi vì dù nhiệt độ bên ngoài có thay đổi như thế nào nhưng dạ dày chúng ta chỉ thích ứng với một nhiệt độ nhất định. Đặc biệt đối với trẻ, dạ dày của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh như người lớn. Khi cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng không tốt cho khả năng thích ứng của trẻ, nước quá lạnh sẽ gây hiện tượng co thắt ruột làm trẻ bị đau bụng.
Vấn đề bổ sung nước khi ở trong phòng máy lạnh
Trong phòng máy lạnh rất khô. Tuy không bị đổ mồ hôi nhưng sẽ bị thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hơn đới với trẻ. So với người trưởng thành, bề mặt da của trẻ có diện tích lớn hơn, nước trong cơ thể dễ bốc hơi qua da, lượng nước này còn nhiều hơn so với khi bị đổ mồ hôi. Thường thường qua một đêm ở phòng lạnh thì trẻ sẽ tiêu hao khoảng 100ml nước, môi bị khô và lúc đó cần bổ sung nước kịp thời, tốt nhất nên đảm bảo nhiệt độ trong phòng lạnh ở một nhiệt độ bảo hòa.
Uống trà giải nhiệt
Đôi khi trẻ có thể uống trà như uống nước và có thêm vào một số thành phần thuốc Đông y không có chứa các nguyên tố có hại. Từ đó giúp trẻ thông tiện, giải nhiệt... và không ảnh hưởng gì nhiều đến dạ dày.
Làm gì khi trẻ bị táo bón, đặc biệt là trẻ nhỏ
Khi pha sữa phải pha đúng lượng nước mà nhà sản xuất đã hướng dẫn, không tự ý pha sữa đặc hơn hay là loãng đi. Người mẹ nên truyền đạt và chỉ dẫn kỹ lưỡng cho người chăm sóc trẻ. Đối với trẻ còn đang bú mẹ thì người mẹ phải theo dõi phân của bé và số lần đi tiêu để thay đổi chế độ ăn uống của mình, ăn nhiều rau quả có tính nhuận tràng và quan trọng người mẹ cho con bú cũng phải được cung cấp đầy đủ rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng tốt. Không nên uống các loại thức uống khác, chúng có tác hại không nhỏ đối với sức khỏe của trẻ.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
50__Nha đam có thể làm dị tật thai nhi?
08/01/2011 09:19:00
Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
Nha đam cung cấp hai chất chính: gel (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) và nhựa cây (màu vàng, chảy ra ở mặt cắt của lá).
Gel nha đam được ghi nhận có tác dụng tốt trong những bệnh lý như: đái tháo đường, vảy nến, tăng cholesterol máu, bỏng, tổn thương da do tia xạ sau điều trị ung thư, giúp nhanh lành vết thương... '
Còn phần nhựa cây, là vị thuốc lô hội trong Đông y, vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, là chất tẩy xổ mạnh, chữa táo bón.
Tuy nhiên, không phải nha đam đều tốt cho mọi người. Khi sử dụng cần thận trọng đối với những đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Nha đam gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy.
- Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run... nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê...
51__Uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến dậy thì của trẻ
05/01/2011 12:21:41
Tôi nghe nói bé gái uống nhiều sữa đậu nành có thể dậy thì sớm và làm hạn chế sự phát triển chiều cao. Xin hỏi điều này có đúng không?Bé trai có nên uống sữa đậu nành? Liều lượng bao nhiêu?
Kim Phượng
(Cần Thơ)
Sữa đậu nành được làm từ đậu tương có giá trị dinh dưỡng khá cao. Các nhà khoa học đã chứng minh sữa đậu nành chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na tốt cho sức khoẻ của trẻ em và người lớn. Trong 100ml sữa đậu nành (100g đậu/lít) cung cấp 28kcalo, 3,1g chất đạm (protein), 1,6g chất béo, 0,4g gluxit, 18mg canxi, 1,2mg sắt cùng nhiều vitamin và chất khoáng khác. Đạm trong sữa đậu nành cũng chứa đầy đủ các acid amin cần thiết, chất béo trong đậu nành chứa nhiều acid béo chưa no rất tốt cho sức khỏe.
Trong sữa đậu nành có chứa estrogen thực vật giống estrogen nội tiết tố của buồng trứng tiết ra. Hàm lượng estrogen trong sữa đậu nành rất thấp. 100g đậu tương làm được 1 lít sữa đậu nành. Một ngày có thể uống từ 300 đến 500ml sữa, tương đương tiêu thụ từ 30 -50g đậu tương một ngày. Hơn nữa nếu uống 500ml sữa cũng không phải đã ăn hết 50g đậu tương vì trừ phần bã bỏ đi, nên hàm lượng estrogen trong sữa cũng không đáng kể, không ảnh hưởng đến phát triển sinh lý của bé. Vì vậy, chị có thể an tâm cho bé uống sữa đậu nành (cả người lớn) mỗi ngày với lượng 300ml - 500ml/ngày.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
52__Uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến dậy thì của trẻ
05/01/2011 12:21:41
Tôi nghe nói bé gái uống nhiều sữa đậu nành có thể dậy thì sớm và làm hạn chế sự phát triển chiều cao. Xin hỏi điều này có đúng không?Bé trai có nên uống sữa đậu nành? Liều lượng bao nhiêu?
Kim Phượng
(Cần Thơ)
Sữa đậu nành được làm từ đậu tương có giá trị dinh dưỡng khá cao. Các nhà khoa học đã chứng minh sữa đậu nành chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na tốt cho sức khoẻ của trẻ em và người lớn. Trong 100ml sữa đậu nành (100g đậu/lít) cung cấp 28kcalo, 3,1g chất đạm (protein), 1,6g chất béo, 0,4g gluxit, 18mg canxi, 1,2mg sắt cùng nhiều vitamin và chất khoáng khác. Đạm trong sữa đậu nành cũng chứa đầy đủ các acid amin cần thiết, chất béo trong đậu nành chứa nhiều acid béo chưa no rất tốt cho sức khỏe.
Trong sữa đậu nành có chứa estrogen thực vật giống estrogen nội tiết tố của buồng trứng tiết ra. Hàm lượng estrogen trong sữa đậu nành rất thấp. 100g đậu tương làm được 1 lít sữa đậu nành. Một ngày có thể uống từ 300 đến 500ml sữa, tương đương tiêu thụ từ 30 -50g đậu tương một ngày. Hơn nữa nếu uống 500ml sữa cũng không phải đã ăn hết 50g đậu tương vì trừ phần bã bỏ đi, nên hàm lượng estrogen trong sữa cũng không đáng kể, không ảnh hưởng đến phát triển sinh lý của bé. Vì vậy, chị có thể an tâm cho bé uống sữa đậu nành (cả người lớn) mỗi ngày với lượng 300ml - 500ml/ngày.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
53__Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
05/01/2011 12:02:33
Cho đến nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác phòng bệnh và điều trị, viêm phổi vẫn là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi). Ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi thì trung bình mỗi năm 1 trẻ nhỏ có thể mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp 3-5 lần trong đó khoảng 1-2 lần viêm phổi.
Khi bị viêm phổi, trẻ bị viêm các phế quản nhỏ, các phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, ở trẻ sơ sinh bệnh hay tiến triển nặng, có thể gây tử vong.
Nguyên nhân
Viêm phổi sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Cụ thể là:
- Vỡ ối từ trên 6 giờ đến 12 giờ trước đẻ: 33% trẻ bị viêm phổi.
- Vỡ ối từ trên 12 giờ đến 24 giờ trước đẻ: 51,7% trẻ bị viêm phổi.
- Vỡ ối từ trên 24 giờ trở lên: 90% trẻ bị viêm phổi.
Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.
Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng ban đầu: thường rất nghèo nàn và không đặc hiệu. Cần cho trẻ đến khám ở cơ sở y tế nếu có 1 trong các biểu hiện sau:
- Bú kém hoặc bỏ bú.
- Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt mặc dù đã ủ ấm.
- Li bì.
- Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.
Triệu chứng điển hình:
- Triệu chứng toàn thân: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng...
- Suy hô hấp: Trẻ khó thở, rút lõm lồng ngừng, có thể tím tái, có cơn ngừng thở.
- Nghe phổi có thể có ran ẩm nhỏ hạt.
- Số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính trong máu tăng cao, trường hợp nặng có thể giảm hơn bình thường do trẻ không còn khả năng đề kháng.
- Chụp phổi có thể thấy các đám mờ rải rác ở 2 thể phế trường.
Điều trị
- Chống suy hô hấp: Tại bệnh viện trẻ sẽ được hút đờm rãi, thở ôxy... tuỳ theo mức độ suy thở.
- Chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh phổi hợp 2 loại, phổ rộng, có hiệu quả với cả chủng vi khuẩn Gr (-) và Gr (+). Cần dùng đủ liều cần thiết và nên tiêm đường tĩnh mạch.
Phòng bệnh
- Bảo đảm giữ ấm cho trẻ.
- Chăm sóc, cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn.
- Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã... phải sạch, khô, vô trùng.
Làm tốt những việc trên, các bậc cha mẹ sẽ giúp phòng tránh viêm phổi, giúp trẻ khoẻ và giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ sơ sinh.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
54__Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
05/01/2011 12:02:33
Cho đến nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác phòng bệnh và điều trị, viêm phổi vẫn là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi). Ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi thì trung bình mỗi năm 1 trẻ nhỏ có thể mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp 3-5 lần trong đó khoảng 1-2 lần viêm phổi.
Khi bị viêm phổi, trẻ bị viêm các phế quản nhỏ, các phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, ở trẻ sơ sinh bệnh hay tiến triển nặng, có thể gây tử vong.
Nguyên nhân
Viêm phổi sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Cụ thể là:
- Vỡ ối từ trên 6 giờ đến 12 giờ trước đẻ: 33% trẻ bị viêm phổi.
- Vỡ ối từ trên 12 giờ đến 24 giờ trước đẻ: 51,7% trẻ bị viêm phổi.
- Vỡ ối từ trên 24 giờ trở lên: 90% trẻ bị viêm phổi.
Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.
Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng ban đầu: thường rất nghèo nàn và không đặc hiệu. Cần cho trẻ đến khám ở cơ sở y tế nếu có 1 trong các biểu hiện sau:
- Bú kém hoặc bỏ bú.
- Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt mặc dù đã ủ ấm.
- Li bì.
- Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.
Triệu chứng điển hình:
- Triệu chứng toàn thân: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng...
- Suy hô hấp: Trẻ khó thở, rút lõm lồng ngừng, có thể tím tái, có cơn ngừng thở.
- Nghe phổi có thể có ran ẩm nhỏ hạt.
- Số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính trong máu tăng cao, trường hợp nặng có thể giảm hơn bình thường do trẻ không còn khả năng đề kháng.
- Chụp phổi có thể thấy các đám mờ rải rác ở 2 thể phế trường.
Điều trị
- Chống suy hô hấp: Tại bệnh viện trẻ sẽ được hút đờm rãi, thở ôxy... tuỳ theo mức độ suy thở.
- Chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh phổi hợp 2 loại, phổ rộng, có hiệu quả với cả chủng vi khuẩn Gr (-) và Gr (+). Cần dùng đủ liều cần thiết và nên tiêm đường tĩnh mạch.
Phòng bệnh
- Bảo đảm giữ ấm cho trẻ.
- Chăm sóc, cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn.
- Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã... phải sạch, khô, vô trùng.
Làm tốt những việc trên, các bậc cha mẹ sẽ giúp phòng tránh viêm phổi, giúp trẻ khoẻ và giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ sơ sinh.
BSCKII. Nguyễn Kim Nga & Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
55__Tiêu chảy cấp do Rotavirut ở trẻ đã "vào mùa"
15/12/2010 02:04:22
Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện trung bình mỗi ngày có hơn 100 trẻ đến khám và điều trị tiêu chảy cấp do nhiễm vi-rút Rota. Bệnh đang bùng phát tại nhiều địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đối tượng nhiễm chủ yếu là trẻ em. Việc phòng và tránh bệnh này cho trẻ là quan trọng bởi dễ dẫn đến tử vong do mất nước, mất muối... nếu không được điều trị kịp thời.
Vì sao trẻ dễ bị tiêu chảy cấp do Rotavirut?
Tiêu chảy cấp do Rotavirut là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi-rút Rota gây nên. Bệnh hay phát mạnh vào mùa đông và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng tuổi. Vi-rút Rota có khả năng tồn tại và sống dài ngày trong môi trường nên lây nhiễm rất cao. Vi-rút lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua lan truyền vi-rút từ phân người bệnh vào môi trường xung quanh như nguồn nước, đồ vật, đặc biệt là qua bàn tay. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, sức đề kháng kém lại chưa có ý thức vệ sinh cao nên dễ bị tiêu chảy cấp do nhiễm vi-rút Rota.
Triệu chứng của bệnh
Sau khi trẻ bị nhiễm vi-rút Rota 1 - 4 ngày bắt đầu có các triệu chứng: Sốt nhẹ (37 - 38oC), có trẻ sốt cao 40oC; quấy khóc; nôn; sau đó tiêu chảy phân thường nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày (phân màu xanh hoặc màu trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải). Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Thời gian bệnh thường kéo dài từ 3 - 7 ngày. Ngoài những triệu chứng trên trẻ có thể ho, sổ mũi... Chính những biểu hiện này nhiều người dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp thường rất mệt mỏi, sụt cân, kém ăn. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là khô kiệt do mất nước, mất muối dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.
Có dùng kháng sinh khi điều trị?
Phân biệt tiêu chảy cấp do Rotavirut với phẩy khuẩn tả
Nhiều trường hợp khi thấy bị tiêu chảy cấp cho rằng do phẩy khuẩn tả chứ không phải do vi-rút Rota. Tuy nhiên triệu chứng của hai loại tiêu chảy cấp trên hoàn toàn khác nhau.
Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota: Do vi-rút Rota gây nên thường xảy ra vào mùa đông và đối tượng hay bị chủ yếu là trẻ em. Bệnh thường kéo dài trong 3 - 7 ngày với triệu chứng: sốt nhẹ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, có nhiều trẻ có thể bị ho, sổ mũi... Người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu xanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.
Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả: Do nhiễm vi khuẩn tả Vibrio cholerae từ nguồn thức ăn, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Bệnh xảy ra quanh năm và hay bùng phát mạnh vào mùa hè. Đối tượng mắc có thể cả người lớn và trẻ em. Khi nhiễm vi khuẩn tả bệnh sẽ có biểu hiện cấp tính, bùng phát trong vài giờ hoặc trong vài ngày tùy thể trạng mỗi người. Bệnh có triệu chứng: bụng đau quặn thắt, nôn, đi ngoài xối xả, liên tục 10 - 15 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Đặc biệt phân rất tanh, có màu trắng đục như nước vo gạo, phân thải ra không kèm máu và chất nhầy.
Nguyên nhân chính của bệnh là do nhiễm vi-rút Rota nên theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không dùng kháng sinh để điều trị tiêu chảy cấp do vi-rút Rota bởi việc dùng kháng sinh để điều trị rất nguy hiểm như: Bệnh sẽ không khỏi mà còn nặng hơn và có thể gây loạn khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ; Việc dùng kháng sinh còn gây tác dụng phụ trẻ bị dị ứng kháng sinh, ngộ độc thuốc khiến thời gian điều trị kéo dài và làm sức khỏe của trẻ thêm suy kiệt.
Cũng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì chúng không có tác dụng tiêu diệu vi-rút mà còn làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không thải ra ngoài được. Trong khi đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng các thuốc chống nôn. Việc dùng thuốc chống nôn có thể gây ức chế thần kinh, khiến trẻ ngủ li bì, khó phát hiện nếu tình trạng bệnh nặng hơn. Tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy, cần bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol (dung dịch này có thể mua tại các hiệu thuốc), pha theo đúng hướng dẫn. Khi pha dung dịch oresol không chia nhỏ gói ra pha từng lần vì như thế không chính xác được lượng thuốc, nước. Điều này có thể làm mất tác dụng của thuốc.
Việc sử dụng thuốc cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp phải tuân thủ chỉ định và phác đồ của bác sĩ. Không tự ý sử dụng nước lá ổi, nước gạo rang... như vậy sẽ làm cho phân vón lại nhưng thực ra quá trình viêm trong ruột vẫn diễn ra. Trường hợp phân không thải ra ngoài sẽ tích lại khiến bụng trướng, khiến trẻ ăn uống kém, khó khăn cho quá trình điều trị.
Biện pháp tốt nhất là phòng bệnh cho trẻ
Tiêu chảy cấp do Rotavirut là một bệnh nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong vì mất nước, mất muối... vì vậy phòng bệnh cho trẻ là biện pháp tốt nhất. Do bệnh thường gặp và nặng ở trẻ nhỏ nên việc phòng ngừa bằng vaccin Rota càng sớm càng tốt. Hiện nay, tại các Trung tâm y tế dự phòng huyện, tỉnh đã có loại vaccin Rota dạng uống phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirut rất hiệu quả. Nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đi uống vaccin này để ngăn ngừa khỏi sự tấn công của vi-rút Rota. Lịch uống vaccin cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi là 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng.
Để phòng bệnh tiêu chảy cấp nên cho trẻ uống vaccin ngừa virut Rota.
Khi thấy trẻ có biểu hiện khát nhiều, nôn nhiều lần, tiểu ít, không ăn uống được, sốt, da khô, môi khô, hơi thở hôi, số lần đi ngoài tăng lên... cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp cần cách ly và có người chăm sóc riêng. Do bệnh có khả năng lây lan mạnh nên cần quản lý phân, các chất thải của người bệnh thật tốt, không để vương vãi. Đặc biệt ăn uống phải đảm bảo vệ sinh và nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, thức ăn lỏng dễ tiêu, đủ chất...
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
Theo SK&DS
56__Tiêu chảy cấp do Rotavirut ở trẻ đã "vào mùa"
15/12/2010 02:04:22
Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện trung bình mỗi ngày có hơn 100 trẻ đến khám và điều trị tiêu chảy cấp do nhiễm vi-rút Rota. Bệnh đang bùng phát tại nhiều địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đối tượng nhiễm chủ yếu là trẻ em. Việc phòng và tránh bệnh này cho trẻ là quan trọng bởi dễ dẫn đến tử vong do mất nước, mất muối... nếu không được điều trị kịp thời.
Vì sao trẻ dễ bị tiêu chảy cấp do Rotavirut?
Tiêu chảy cấp do Rotavirut là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi-rút Rota gây nên. Bệnh hay phát mạnh vào mùa đông và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng tuổi. Vi-rút Rota có khả năng tồn tại và sống dài ngày trong môi trường nên lây nhiễm rất cao. Vi-rút lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua lan truyền vi-rút từ phân người bệnh vào môi trường xung quanh như nguồn nước, đồ vật, đặc biệt là qua bàn tay. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, sức đề kháng kém lại chưa có ý thức vệ sinh cao nên dễ bị tiêu chảy cấp do nhiễm vi-rút Rota.
Triệu chứng của bệnh
Sau khi trẻ bị nhiễm vi-rút Rota 1 - 4 ngày bắt đầu có các triệu chứng: Sốt nhẹ (37 - 38oC), có trẻ sốt cao 40oC; quấy khóc; nôn; sau đó tiêu chảy phân thường nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày (phân màu xanh hoặc màu trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải). Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Thời gian bệnh thường kéo dài từ 3 - 7 ngày. Ngoài những triệu chứng trên trẻ có thể ho, sổ mũi... Chính những biểu hiện này nhiều người dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp thường rất mệt mỏi, sụt cân, kém ăn. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là khô kiệt do mất nước, mất muối dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.
Có dùng kháng sinh khi điều trị?
Phân biệt tiêu chảy cấp do Rotavirut với phẩy khuẩn tả
Nhiều trường hợp khi thấy bị tiêu chảy cấp cho rằng do phẩy khuẩn tả chứ không phải do vi-rút Rota. Tuy nhiên triệu chứng của hai loại tiêu chảy cấp trên hoàn toàn khác nhau.
Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota: Do vi-rút Rota gây nên thường xảy ra vào mùa đông và đối tượng hay bị chủ yếu là trẻ em. Bệnh thường kéo dài trong 3 - 7 ngày với triệu chứng: sốt nhẹ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, có nhiều trẻ có thể bị ho, sổ mũi... Người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu xanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.
Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả: Do nhiễm vi khuẩn tả Vibrio cholerae từ nguồn thức ăn, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Bệnh xảy ra quanh năm và hay bùng phát mạnh vào mùa hè. Đối tượng mắc có thể cả người lớn và trẻ em. Khi nhiễm vi khuẩn tả bệnh sẽ có biểu hiện cấp tính, bùng phát trong vài giờ hoặc trong vài ngày tùy thể trạng mỗi người. Bệnh có triệu chứng: bụng đau quặn thắt, nôn, đi ngoài xối xả, liên tục 10 - 15 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Đặc biệt phân rất tanh, có màu trắng đục như nước vo gạo, phân thải ra không kèm máu và chất nhầy.
Nguyên nhân chính của bệnh là do nhiễm vi-rút Rota nên theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không dùng kháng sinh để điều trị tiêu chảy cấp do vi-rút Rota bởi việc dùng kháng sinh để điều trị rất nguy hiểm như: Bệnh sẽ không khỏi mà còn nặng hơn và có thể gây loạn khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ; Việc dùng kháng sinh còn gây tác dụng phụ trẻ bị dị ứng kháng sinh, ngộ độc thuốc khiến thời gian điều trị kéo dài và làm sức khỏe của trẻ thêm suy kiệt.
Cũng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì chúng không có tác dụng tiêu diệu vi-rút mà còn làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không thải ra ngoài được. Trong khi đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng các thuốc chống nôn. Việc dùng thuốc chống nôn có thể gây ức chế thần kinh, khiến trẻ ngủ li bì, khó phát hiện nếu tình trạng bệnh nặng hơn. Tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy, cần bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol (dung dịch này có thể mua tại các hiệu thuốc), pha theo đúng hướng dẫn. Khi pha dung dịch oresol không chia nhỏ gói ra pha từng lần vì như thế không chính xác được lượng thuốc, nước. Điều này có thể làm mất tác dụng của thuốc.
Việc sử dụng thuốc cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp phải tuân thủ chỉ định và phác đồ của bác sĩ. Không tự ý sử dụng nước lá ổi, nước gạo rang... như vậy sẽ làm cho phân vón lại nhưng thực ra quá trình viêm trong ruột vẫn diễn ra. Trường hợp phân không thải ra ngoài sẽ tích lại khiến bụng trướng, khiến trẻ ăn uống kém, khó khăn cho quá trình điều trị.
Biện pháp tốt nhất là phòng bệnh cho trẻ
Tiêu chảy cấp do Rotavirut là một bệnh nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong vì mất nước, mất muối... vì vậy phòng bệnh cho trẻ là biện pháp tốt nhất. Do bệnh thường gặp và nặng ở trẻ nhỏ nên việc phòng ngừa bằng vaccin Rota càng sớm càng tốt. Hiện nay, tại các Trung tâm y tế dự phòng huyện, tỉnh đã có loại vaccin Rota dạng uống phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirut rất hiệu quả. Nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đi uống vaccin này để ngăn ngừa khỏi sự tấn công của vi-rút Rota. Lịch uống vaccin cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi là 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng.
Để phòng bệnh tiêu chảy cấp nên cho trẻ uống vaccin ngừa virut Rota.
Khi thấy trẻ có biểu hiện khát nhiều, nôn nhiều lần, tiểu ít, không ăn uống được, sốt, da khô, môi khô, hơi thở hôi, số lần đi ngoài tăng lên... cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp cần cách ly và có người chăm sóc riêng. Do bệnh có khả năng lây lan mạnh nên cần quản lý phân, các chất thải của người bệnh thật tốt, không để vương vãi. Đặc biệt ăn uống phải đảm bảo vệ sinh và nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, thức ăn lỏng dễ tiêu, đủ chất...
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
Theo SK&DS
57__Điều trị vàng da: Cho bé bú đúng cữ
20/11/2010 04:10:00
Cho con bú là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng bilirubin gây vàng da trong máu của trẻ sơ sinh.
Một em bé trong bụng mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào bà mẹ về thức ăn và oxy qua dây rốn. Việc phân phối oxy qua cơ thể trẻ là sự trợ giúp của các tế bào máu đỏ có nhiều trong máu của em bé. Sau khi sinh, em bé bắt đầu thở bằng phổi của mình và do đó, không cần các tế bào máu đỏ bổ sung.
Cơ thể trẻ lúc này sẽ bắt đầu xử lý ra các tế bào thêm, ngay sau khi sinh. Những tế bào hồng cầu bị phá hủy ở lách. Một sản phẩm được sản xuất là bilirubin. Gan loại bỏ bilirubin trong máu và chuyển nó vào ruột của em bé.
Tắm nắng là một phương thuốc hiệu quả điều trị vàng da.
Gan của trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển nên không thể quản lý sự gia tăng đột ngột của bilirubin, trong vài ngày sau sinh. Kết quả là, có một lượng lớn hỗn hợp bilirubin trong máu, do đó, làm cho làn da của em bé xuất hiện màu vàng, là một triệu chứng của bệnh vàng da.
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Cho con bú: Cho con bú là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh, vì sữa mẹ có chứa một số các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan chức năng của bé. Cần cho bé bú sữa mẹ em bé mỗi hai giờ. Thường xuyên bú mẹ có thể giúp bé giảm bilirubin do đó, làm giảm các triệu chứng vàng da.
Tắm nắng: Tắm nắng cũng là một phương thuốc hiệu quả để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Hãy cởi bớt quần áo của bé cho bé tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc trong một căn phòng ấm khoảng 10 phút sao cho tia nắng mặt trời rọi được xuống toàn bộ cơ thể bé. Thời gian tốt nhất để tắm nắng cho bé là sáng sớm, 7 đến 8 giờ sáng.
Đèn chiếu: Trong trường hợp mức độ bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh cao, bác sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu để điều trị. Trong thời gian điều trị, bé sẽ được theo dõi 'đèn đặc biệt' trong bệnh viện, trong 24 giờ hoặc 2 ngày. Các đèn chiếu sáng đặc biệt này sẽ loại trừ vàng da bằng cách giảm mức bilirubin.
Cho trẻ uống sữa công thức: Một cách khác để điều trị vàng da sơ sinh là cho trẻ ăn thêm sữa công thức. Tùy thuộc vào mức độ bilirubin trong máu của em bé, các bác sĩ có thể đề xuất cho bé uống một loại sữa công thức (tương tự như sữa mẹ), trong khoảng 48 giờ. Sau khi các mức bilirubin trở lại bình thường, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoàn toàn.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
58__Điều trị vàng da: Cho bé bú đúng cữ
20/11/2010 04:10:00
Cho con bú là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng bilirubin gây vàng da trong máu của trẻ sơ sinh.
Một em bé trong bụng mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào bà mẹ về thức ăn và oxy qua dây rốn. Việc phân phối oxy qua cơ thể trẻ là sự trợ giúp của các tế bào máu đỏ có nhiều trong máu của em bé. Sau khi sinh, em bé bắt đầu thở bằng phổi của mình và do đó, không cần các tế bào máu đỏ bổ sung.
Cơ thể trẻ lúc này sẽ bắt đầu xử lý ra các tế bào thêm, ngay sau khi sinh. Những tế bào hồng cầu bị phá hủy ở lách. Một sản phẩm được sản xuất là bilirubin. Gan loại bỏ bilirubin trong máu và chuyển nó vào ruột của em bé.
Tắm nắng là một phương thuốc hiệu quả điều trị vàng da.
Gan của trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển nên không thể quản lý sự gia tăng đột ngột của bilirubin, trong vài ngày sau sinh. Kết quả là, có một lượng lớn hỗn hợp bilirubin trong máu, do đó, làm cho làn da của em bé xuất hiện màu vàng, là một triệu chứng của bệnh vàng da.
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Cho con bú: Cho con bú là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh, vì sữa mẹ có chứa một số các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan chức năng của bé. Cần cho bé bú sữa mẹ em bé mỗi hai giờ. Thường xuyên bú mẹ có thể giúp bé giảm bilirubin do đó, làm giảm các triệu chứng vàng da.
Tắm nắng: Tắm nắng cũng là một phương thuốc hiệu quả để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Hãy cởi bớt quần áo của bé cho bé tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc trong một căn phòng ấm khoảng 10 phút sao cho tia nắng mặt trời rọi được xuống toàn bộ cơ thể bé. Thời gian tốt nhất để tắm nắng cho bé là sáng sớm, 7 đến 8 giờ sáng.
Đèn chiếu: Trong trường hợp mức độ bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh cao, bác sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu để điều trị. Trong thời gian điều trị, bé sẽ được theo dõi 'đèn đặc biệt' trong bệnh viện, trong 24 giờ hoặc 2 ngày. Các đèn chiếu sáng đặc biệt này sẽ loại trừ vàng da bằng cách giảm mức bilirubin.
Cho trẻ uống sữa công thức: Một cách khác để điều trị vàng da sơ sinh là cho trẻ ăn thêm sữa công thức. Tùy thuộc vào mức độ bilirubin trong máu của em bé, các bác sĩ có thể đề xuất cho bé uống một loại sữa công thức (tương tự như sữa mẹ), trong khoảng 48 giờ. Sau khi các mức bilirubin trở lại bình thường, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoàn toàn.
Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
59__Dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Vì vậy, cho dù mùa hè hay mùa đông, các bà mẹ cần chăm sóc con em mình một cách chu đáo. Đó là phương pháp tốt nhất nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.
Có nhiều nguyên nhân thuận lợi dẫn đến viêm nhiễm này nhưng chủ yếu là do việc thay đổi nóng lạnh đột ngột. Ví dụ như: Thay đổi nhiệt độ sáng sớm và chiều tối, giữa trong nhà và ngoài trời. Các cháu chạy nhảy ra nhiều mồ hôi sau đó tắm lạnh hay uống lạnh ngay.
Đặc biệt trong vài năm gần đây việc sử dụng điều hòa nhiệt độ ngày càng nhiều (đó là ưu việt của khoa học kỹ thuật) nhưng cũng có nhược điểm: gây ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa trong nhà và thời tiết oi bức bên ngoài. Riêng ở Việt Nam và nhất ở miền Bắc thời tiết nóng kèm theo độ ẩm cao tạo thuận lợi hơn cho viêm nhiễm xuất hiện.
Ở trẻ nhỏ thường gặp nhất là viêm VA, ở trẻ lớn hơn hay gặp viêm họng - viêm Amiđan. Ở đây tôi đề cập đến viêm VA, việc phòng bệnh và chữa bệnh có nhiều khó khăn hơn viêm Amiđan ở trẻ lớn, vì trẻ nhỏ chưa hoặc có ít ý thức về bệnh tật, trẻ thường không thích và luôn chống lại các biện pháp điều trị, điều đó làm nản lòng các bậc cha mẹ dẫn đến việc phòng chống không được tích cực.
Ngạt mũi, sụt sịt là chuyện thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, do trẻ hay khóc nước mắt theo ống dẫn lệ đổ vào mũi làm trẻ sụt sịt. Một thời gian sau nước và dịch tiết mũi quánh lại thành rỉ mũi, dịch này chảy xuống họng làm trẻ hay ho. Hốc mũi trẻ lại nhỏ nên dễ gây ngạt mũi. Ngoài ra khi thời tiết, nhiệt độ thay đổi cũng có thể làm cho mũi trẻ phản ứng tăng tiết dịch hơn.
Tất cả những điều đó là bình thường nhưng nếu tình trạng diễn ra nhiều và bố mẹ trẻ không chú ý phòng bệnh dẫn đến trẻ bị viêm VA.
Vậy cụ thể việc phòng chống đó thế nào? Rất đơn giản và không tốn kém!
Chỉ cần một lọ nước muối (Tốt nhất nên mua một chai nước muối sinh lý 0,9% dùng để tiêm truyền vì có nồng độ muối giống như nồng độ muối trong cơ thể, đảm bảo vệ sinh và tinh khiết. Ở những nơi xa không có điều kiện mua sẵn thì tự pha lấy nước muối nhưng phải đảm bảo vệ sinh).
Trước những trẻ như vậy một ngày rỏ 2, 3 đến 4 lần, thậm chí nhiều hơn mà không có ảnh hưởng gì đối với trẻ. Nước muối có tác dụng rửa, sát khuẩn lại làm loãng dịch nhầy làm sạch mũi, vi trùng không có điều kiện phát triển.
Một thuốc nữa có thể sử dụng trong phòng bệnh đó là Acgyrol: thuốc này có tác dụng sát khuẩn rất tốt (Chú ý: Thuốc được bọc trong giấy than đen tránh tiếp xúc với ánh sáng vì trong thành phần có chứa muối bạc gặp ánh sáng bị phân hủy nên mất tác dụng điều trị). Tuy vậy, Acgyrol cũng không nên sử dụng dài ngày và chỉ nên dùng để bổ trợ cho nước muối trong trường hợp trẻ sụt sịt nhiều mà rỏ nước muối chưa đỡ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi khác nhau, của nội địa cũng như của nước ngoài sản xuất. Loại sử dụng cho trẻ lớn và người lớn nếu sử dụng nhầm cho trẻ nhỏ rất nguy hiểm. Ngay cả những thuốc dùng rỏ mũi cho trẻ nhỏ công dụng từng loại khác nhau, việc sử dụng phải cẩn thận không bừa bãi được. Vì thế tốt nhất nên đi khám ở thầy thuốc chuyên khoa Tai Mũi Họng có kinh nghiệm để nhận được lời khuyên đúng đắn trước khi dùng thuốc nhỏ mũi.
Có một khó khăn lớn trong rỏ mũi cho trẻ nhỏ: trẻ luôn chống lại hoặc khóc. Vì thế nhiều cha mẹ sợ hoặc ngại giữ trẻ mạnh sợ trẻ đau, vấn đề là làm đúng cách thì không có gì đáng ngại cả.
Vậy làm sao nhỏ thuốc được vào hai lỗ mũi rất nhỏ mà đầu trẻ lắc lư không ngừng?
Trong trường hợp đó nên có 2 người: Một người bế trẻ và rỏ mũi; người kia giữ đầu trẻ. Người giữ đầu trẻ sử dụng lòng bàn tay ôm sát đầu trẻ, như vậy giữ được chặt và không làm đau. Giữ đầu trẻ theo hai cách: ôm dọc theo hai bên thái dương hoặc một tay ôm ngang đầu (vùng đỉnh đầu) và một tay ôm ngang cằm. Nên chú ý mỗi lần nhỏ mũi gồm 2 bước:
Bước 1: Lấy rỉ mũi ở cửa mũi (có thể sử dụng tăm bông có sẵn), sau đó nhỏ 3-4 giọt nước muối hoặc Acgyrol vào mỗi bên lỗ mũi.
Bước 2: Đợi sau vài phút dịch mũi bị hòa loãng sẽ chảy ra, tiếp tục rỏ lại như trên một lần nữa. Làm như vậy mới đảm bảo việc nhỏ mũi được tốt.
Ngoài ra dịch mũi chảy xuống họng làm trẻ húng hắng ho, không phải làm gì nhưng nếu ho nhiều cho trẻ uống xiro ho (nên dùng những loại chế biến từ đông Nam dược, dùng dài ngày được và ít gây hại hơn so với Tây y).
Kèm theo tránh ăn uống đồ lạnh, tránh tắm lạnh nhất là khi trẻ vận động ra nhiều mồ hôi hoặc ở ngoài trời nóng. Việc sử dụng điều hòa nhiệt độ nên dùng ở nhiệt độ không thấp quá (từ 26-27 độ trở lên) và tránh ra vào nhiều lần vì như vậy phải chịu sự thay đổi nhiệt độ lớn giữa trong và ngoài liên tục.
Những trẻ gửi nhà trẻ rất dễ bị lây nhiễm qua bạn cùng lớp, cần được chú ý phòng chống bệnh ngay, phải để ý tới tình trạng của trẻ khi trẻ đi học về nếu có dấu hiệu nghi ngờ: hắt hơi, sổ mũi, ho... phải rỏ mũi ngay.
Bố mẹ, người thân trong gia đình bị viêm nhiễm đường hô hấp cũng nên có ý thức giữ gìn cho trẻ nhỏ bằng cách hạn chế tiếp xúc với trẻ, tới bác sĩ ngay để tìm cách điều trị dứt điểm.
Phần lớn viêm nhiễm hô hấp trên ở trẻ nhỏ là viêm VA vì vậy việc phòng chống là rất quan trọng, để tránh bệnh tiến triển thành mạn tính ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Qua bài viết này hy vọng mỗi bậc cha mẹ nắm được những điều thiết yếu trong việc phòng chống viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ và như vậy người thầy thuốc đã đạt được mục đích quan trọng nhất trong chữa bệnh đó là "không phải chữa gì cả".
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
60__Ăn cá thu, bổ não trẻ
07/01/2011 03:53:00
Chất béo omega-3 trong cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh.
Cá thu là một trong các loại cá biển có thịt thơm ngon, dồi dào nguồn đạm và chất béo... bởi vậy dân gian đã có câu "chim, thu, nhụ, đé" để nói đến 4 thứ cá biển ngon nổi tiếng. Cá thu có chứa loại dầu mang tên omega-3 có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn sự hình thành chất prostaglasdins có liên quan đến những cơn đau khi hành kinh hay chứng tổn thương ngực và thậm chí cả ung thư vú ở phụ nữ.
Một cuộc khảo sát nghiên cứu trên 290 phụ nữ do Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng châu Âu thực hiện cho biết, nếu bạn ăn cá thu đều đặn thì mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Ngoài ra, nghiên cứu của Hiệp hội sức khỏe Mỹ cũng cho thấy omega-3 trong cá thu có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và phòng chữa các bệnh tim mạch.
Chất béo của cá rất đặc biệt, chúng chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt... Chính những tác dụng đó của cá thu nói riêng, kể cả các loại cá khác nói chung... nên những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não rất cần ăn cá, ít nhất vài ba lần trong một tuần.
Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh. Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm... Vitamin trong cá cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như vitamin B2, B12 và vitamin PP.
Đối với bệnh vảy nến: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu dùng 150g mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục có thể giảm lượng thuốc corticosteroid đến phân nửa mà không mất hiệu năng của thuốc nhờ Omega-3 có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3 và 5.
Làm đẹp da, giảm mụn: cá thu được xem là một loại thực phẩm có công năng làm bớt mụn da trên mặt, giảm và xẹp nhanh các mụn bọc. Ngoài ra, trong cá thu, cá cháy, cá hồi, cá xanh còn có axít Omega 3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
61_Lưu ý khi bé bú bình
06/01/2011 11:17:00
Cho bé bú với tư thế nào là đúng, có nên tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng hay không? Pha sữa như thế nào...
1. Bú bình như bú mẹ
Đừng để bé và bạn có khoảng cách khi cho bé bú bình. Cần tạo nhiều sự tiếp xúc giữa bạn và bé bằng cách ẵm bé vào lòng khi bé bú bình đồng thời gọi hỏi bé bằng những âm thanh gần gũi. Điều này tạo sợi dây liên kết vô hình giữa bạn và bé.
Nếu bé khóc, bạn cần dỗ dành bé nín trước khi cho bé ăn. Khóc có thể là biểu hiện bé quá đói. Tốt hơn là bạn nên cho bé ăn trước khi bé khóc vì đói. Biểu hiện của việc bé thèm ăn là bé ngọ nguậy tay chân, mở miệng, chóp chép miệng và quờ tay hoặc tóm lấy bất cứ vật gì cho vào miệng.
2. Chọn nơi yên tĩnh để cho bé bú bình
Để bé hấp thu hết chất dinh dưỡng từ sữa, thời gian cho bé ăn là một yếu tố khá quan trọng. Tiếng ồn làm bé không tập trung vào việc ăn. Điều này cũng không có nghĩa là bạn không được cho bé bú bình ở nơi đông người. Nhưng ở nhà, bạn nên tắt TV và không trả lời điện thoại.
3. Vuốt lưng cho em bé hết trớ
Nếu bé bị trớ sữa, đó không phải là do bé dị ứng với sữa mà vì bé nuốt quá nhiều không khí. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho bé uống một chút nước, nó sẽ khiến cho không khí bị đẩy ra ngoài và cũng tránh cho bé bị đầy hơi. Ngoài ra, bạn có thể vuốt lưng để giúp bé hết trớ. Cách vuốt lưng: Bế bé nửa nằm nửa ngồi, một tay đỡ ngực và bụng bé, tay kia vuốt lưng bé từ trên xuống dưới.
4. Bé sẽ không bú nữa khi bé no
Bé tự biết khi nào bé no cho nên bạn không nên cố ép bé bú hết bình sữa. Rất nhiều bé có vấn đề về cân nặng vì được cho bồi bổ quá nhiều. Bạn nên đọc được dấu hiệu khi nào bé no khi nào bé đói để duy trì mức cân nặng hợp lí cho bé.
5. Pha sữa đúng cách
Pha sai lượng sữa và nước sẽ khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng của bé gặp rắc rối. Vì thế cần làm theo hướng dẫn đã ghi trên vỏ hộp sữa và dùng nước không florua để pha sữa. Quá nhiều khoáng chất có thể làm mất màu răng của bé. Chỉ pha lượng sữa vừa đủ cho một lần ăn. Không nên pha sẵn rồi trữ kể cả trong tủ lạnh.
Để tránh bị mất nhiều thời gian vào ban đêm, trước khi đi ngủ, bạn nên để sẵn sữa, nước, bình trên bàn cạnh giường. Khi bé thức dậy đòi ăn thì bạn lấy đồ đó pha cho nhanh, không cần lịch kịch xuống bếp nữa.
6. Không cho bé vừa nằm cũi ngủ vừa bú bình
Dù cho bé chưa mọc răng nhưng bé vừa ngủ vừa bú bình sữa hoặc nước ép hoa quả cũng dẫn tới sâu răng về sau và có thể gặp một số rắc rối tiềm tàng. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên cho bé ăn trước giờ bé đi ngủ.
7. Không dùng lò vi sóng
Mùa đông, nếu pha sữa bị lạnh, bạn muốn làm nóng sữa liền nghĩ ngay tới lò vi sóng. Điều này không tốt chút nào đặc biệt khi bạn sử dụng bình sữa bằng nhựa. Nếu muốn hâm nóng, bạn nên đun nước sôi và đổ ra bát và nhúng bình sữa vào.
8. Vừa cho bé bú bình vừa cho bú sữa mẹ
Rất nhiều bà mẹ vừa cho con bú bình vừa cho con bú sữa mẹ. Sữa mẹ vài tháng sau sinh có thể giảm về lượng nhưng vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Bạn không nên bỏ phí nó.
9. Sự giúp đỡ của chồng
Chia sẻ việc cho bé ăn với sự giúp đỡ của chồng sẽ giúp cho ông xã hiểu được khó khăn của bạn. Trong thời gian đó, bạn có thể đi tắm, thư giãn, nghe nhạc và xem phim
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
62__20 cách trị trẻ biếng ăn
26/04/2005 07:20:40
20 cách trị trẻ biếng ăn
Việc cho bé ăn quả là một nghệ thuật thực sự: Hẳn không ít lần bạn đã trổ đủ "ngón nghề" chỉ cốt sao cho bé ăn được một vài thìa cơm hay mẩu thịt. Hẳn không chỉ một lần bạn băn khoăn, tại sao con người ta thì ăn uống dễ dàng thế kia, còn với con mình phải dùng đủ các biện pháp...
Bạn không hề đơn độc: Có 20% các ông bố bà mẹ của trẻ 3 tuổi và 42% bố mẹ các bé 4 tuổi phàn nàn về sự biếng ăn của con mình.
Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng.
Con bạn hầu như không đói. Thật vậy! Bọn trẻ sinh ra với bản năng sinh tồn, điều đó khiến cho nếu như có thể thì chúng chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.
Chiến tranh bên bát ăn thường hay xảy ra nhất khi bé lên 2 hay lên 3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Bởi trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà vì để không bị đói. Sự biếng ăn của trẻ đôi khi lại xuất phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình. Nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món "chủ lực" của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng?
Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn:
1.Bạn chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.
2.Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.
3.Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.
4.Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
5.Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.
6.Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.
7.Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...
8.Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.
9.Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mỳ kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.
10.Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.
11.Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.
12.Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ". Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?
13.Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.
14.Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!
15.Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa giỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.
16.Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.
17.Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.
18.Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.
19.Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.
20.Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
63__10 cách đưa calci vào bữa ăn cho trẻ
26/04/2005 07:20:40
Không chỉ có sữa mới cung cấp calci
10 cách đưa calci vào bữa ăn cho trẻ
Một số trẻ không thích sữa mặc dù ai cũng biết sữa là một nguồn calci - calcium rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là chiều cao của trẻ con. Cứ để nguyên thì có nhiều cháu chỉ thích uống nước ngọt, hay sẵn lòng uống nước cam vào bữa ăn thôi. Sữa chua có thể thay thế được phần nào sữa ngọt, nhưng chẳng mấy cháu ăn được lượng khuyến cáo 4-5 hũ mỗi ngày.
Sau đây là một số biện pháp dễ áp dụng để đưa thêm calci vào bữa ăn tạo những thói quen có lợi cho các cháu trong thời kỳ tăng trưởng.
Bữa ăn sáng cho cháu ăn loại "ngũ cốc điểm tâm" giòn giòng luôn luôn có sữa tươi kèm theo - nếu không chịu món sữa ngọt này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm mềm dễ nuốt và mặn có tàu hũ cũng giàu calci. Hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương Bắc, là một món ngon có tính cách "văn hóa ẩm thực".
Đăng ký cho cháu váo danh sách uống sữa ở trường lớp
Trời nóng, khuyến khích cháu ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam. Trẻ con thích hơn sữa đơn thuần nhiều (Khỏi cần khuyến khích vì trẻ con nào chẳng mê ăn kem).
Trời mưa lạnh, cho cháu uống sữa cacao nóng với vài bánh quy giòn lạt hay mặn có "tăng cường" calci
Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với những hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao....
Cho ăn bánh có nhân trộn vời sữa.
Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, càri có thịt, đậu, khoai,...
Nên cho ăn pho mai và sữa chua vào những bữa ăn phụ
Giải khát: nhớ cho uống nước cam, quít, sẵn giàu có calci, có khi còn tăng thêm calci.
Về rau, cho nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, cải bẹ trắng, bẹ xanh, bông cải xanh giàu calci hơn các rau khác.
Quan trọng hơn cả: giải thích cho con bạn nếu cháu muốn cao khỏe, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hay ăn sữa chua, pho mai, kem làm từ sữa cũng tốt... Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu uống ¼ lít sữa (1 ly lớn), người lớn cũng uống theo 1 ly - sợ sổ sữa thì dùng sữa gầy hoàn toàn, còn đang tuổi học sinh thì chừng 2% chất béo, cho các em lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
Theo Tạp chí Thuốc & Sức khoẻ
64__Làm thế nào đề giúp trẻ hay ăn chóng lớn
Các bậc phụ huynh là những bậc thầy tốt nhất cho con cái của mình! Trẻ con thường hay bắt chước những hành vi cư xử và thái độ của cha mẹ chúng. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể nhằm giúp gia đình bạn có những lợi ích thiết thực.
Ưu tiên cho bữa ăn gia đình: Hãy lập ra thời gian biểu cố định cho các bữa ăn. Khuyến khích con trẻ tham gia đóng góp ý kiến về việc lập thời gian biểu, dắt trẻ đi chợ, khuyến khích trẻ cùng bố mẹ chuẩn bị bữa ăn để tạo hứng thú cho trẻ đối với thực phẩm trước khi ăn.
Tạo không khí hứng thú và thoải mái cho bữa ăn: Tắt TV để dành thời gian trò chuyện và bày tỏ cảm xúc. Không kết tội hay phê bình con trong bữa ăn, cũng đừng tranh luận về thức ăn hay hành vi cư xử trong khi ăn.
Ăn sáng cùng con: đây là bữa ăn quan trọng nhất của con bạn. Những đứa trẻ được ăn sáng đầy đủ thường có kết quả học tập tốt ở trường. Trẻ sẽ tập trung tốt hơn, đạt điểm bài kiểm tra cao hơn, và mau thuộc bài hơn những đứa trẻ không ăn sáng. Các bữa ăn khác trong ngày không thể bù đắp được bữa ăn sáng nếu trẻ vì lý do nào đó mà không ăn.
Hãy làm tấm gương tốt cho trẻ: hãy thiết lập một lối sống khỏe mạnh và vận động. Tập cho trẻ ăn tất cả các nhóm thực phẩm và vận động cơ thể ít nhất 30 phút/ ngày trong hầu hết các ngày trong tuần. Hãy cùng trẻ vận động.
Khuyến khích trẻ tập thể dục: tập thể dục sẽ giúp hệ thống cơ xương của trẻ phát triển. Hãy dùng những trò chơi vận động để vừa tập vừa chơi. Mục đích của việc luyện tập giúp trẻ khỏe mạnh và sử dụng năng lượng một cách có ích, hơn là để làm ốm và tiêu phí năng lượng. Hầu hết các trẻ em không phải là những vận động viên thể thao năng khiếu. Hãy khuyến khích chúng tham gia những trò chơi vận động và làm cho chúng cảm thấy thích thú với các trò chơi vận động.
Đừng để ý quá nhiều đến chuyện "mập, ốm, cao, lùn" : Đừng phê bình hoặc có những nhận xét không hay về người khác trước mặt trẻ. Cũng đừng tự phê bình bản thân mình hoặc phê bình trẻ về những khiếm khuyết của cơ thể.
Hãy nói với trẻ rằng mọi thứ đều ổn: Hãy phản đối nếu trẻ cho rằng phải ăn kiêng để có được thân hình lý tưởng thì mới hạnh phúc, hoàn thiện và được nhiều người chú ý.
Giúp trẻ tự đánh giá bản thân: Hãy tôn trọng trẻ như những người khác. Hãy đánh giá cao những kỹ năng và năng khiếu của trẻ. Nhìn nhận khả năng sáng tạo, óc thông minh, sự trưởng thành về mặt cảm xúc và những khả năng thể thao hay âm nhạc.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
65__Những biện pháp giúp trẻ tăng chiều cao
Nhiều bậc cha mẹ chỉ để ý đến chiều cao của con khi chúng đã dậy thì vì thấy con mình ngày một "tụt" dần so với bạn cùng trang lứa. Nhưng lúc này, hầu như "mọi việc đã an bài", có cứu vãn được cũng không đáng kể. Theo các chuyên gia, chiều cao của trẻ cần được đầu tư từ giai đoạn bào thai.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, cho biết, yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng chiều cao là dinh dưỡng. Quá trình này phải bắt đầu ngay từ khi "còn trứng nước". Sự phát triển trong bào thai ảnh hưởng rất nhiều tới chiều cao của trẻ khi đã chào đời. Hai giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ tiếp theo đó là 2 năm đầu đời và tuổi dậy thì.
Những chất liên quan tới sự tăng trưởng chiều cao là sắt, iốt, canxi, vitamine D, vitamine A, kẽm, calorie, protein và một số nguyên tố vi lượng khác. Nếu cơ thể trẻ thiếu một trong những chất này, sự tăng trưởng chiều cao sẽ bị ảnh hưởng.
Thực ra, những chất trên có nhiều trong thức ăn hằng ngày. Thịt cá là những món tối quan trọng. Hãy bổ sung thường xuyên canxi qua tôm, cua, ốc... Vitamin D có trong rau xanh, gan cá, lòng đỏ trứng, bơ... Chất sắt có trong thịt, cá, trứng, đậu hạt... Để đủ chất, bữa ăn của trẻ cần phong phú, đa dạng. Trẻ nên uống sữa thường xuyên, mỗi ngày khoảng 200 ml. Sữa là nguồn năng lượng có tương đối đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Cùng với việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cha mẹ nên hướng con em mình hoạt động thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng một cách hợp lý, tránh trường hợp thừa năng lượng dẫn đến béo phì.
Chiều cao thường tăng bột phát vào 1-2 năm trước tuổi dậy thì (đối với con gái là 12-13 tuổi, đối với con trai là 14-15 tuổi). Đến 18 tuổi, chiều cao ở con gái ngưng lại, còn con trai có thể cao lên 1-2 cm cho đến khi 20-21 tuổi. Lúc này, các dải sụn tiếp hợp ở đầu xương ống cẳng chân và xương đùi đã bị canxi hóa thành xương nên hết khả năng tăng thêm chiều cao. Vì vậy, trước tuổi dậy thì chính là giai đoạn "nước rút", trẻ cần sự "đầu tư" hợp lý.
Bác sĩ Hưng cũng lưu ý cha mẹ không nên cho trẻ thức quá khuya. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, một trong những nguyên nhân khiến thể lực của học sinh Việt Nam kém hơn so với các nước trong khu vực là trẻ thức quá khuya để học bài. Hoóc môn tăng trưởng được tiết ra nhiều vào khoảng 12 giờ đêm, lúc trẻ ngủ say. Cơ thể con người dài ra dưới tác dụng của hoóc môn này. Nếu trẻ thức khuya, hoóc môn tăng trưởng không có điều kiện được sản xuất.
Về việc can thiệp đến chiều cao của trẻ bằng khoa học, có 2 phương pháp: dùng thuốc và phẫu thuật kéo dài xương chi. Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc tăng trưởng chiều cao nhưng theo bác sĩ Hưng, chỉ một loại thuốc được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và thực phẩm Mỹ cho phép sử dụng là có thể tin cậy. Đó là hoóc môn sinh học tổng hợp Humantrope (của Công ty Eli Lilly), giúp tăng 2,5-7,5 cm đối với trẻ dùng thuốc 4-6 năm. Thuốc được chứng nhận là không gây nguy cơ nào đối với sức khỏe. Tuy nhiên, giá thuốc rất đắt, ước tính mỗi trẻ tốn khoảng 30.000-40.000 USD/năm. Khi quyết định dùng thuốc, trẻ phải tiêm 6 mũi hoóc môn mỗi tuần và phải chịu nhiều đau đớn. Các chuyên gia khuyên rằng chỉ những trẻ nam cao dưới 1m60 và trẻ nữ cao dưới 1m50 mới nên dùng loại thuốc này.
Còn phẫu thuật kéo dài chi dưới cũng là biện pháp "cực chẳng đã", đa số được áp dụng cho những trẻ em bị dị tật bẩm sinh; không nên làm đối với người lùn bình thường. Phương pháp này cũng rất tốn kém, gây đau đớn cho trẻ và nguy cơ hai chân lệch nhau (nếu phẫu thuật không tốt).
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
66__Giá trị dinh dưỡng của một số loại nước hoa quả ép
Nước nho: Trong nước nho, ngoài các vitamin B còn có các loại chất khoáng như Kali, magiê. Nước nho tím là loại nước lợi tiểu nhất và cũng cung cấp nhiều lượng calo nhất so với nước nho xanh (100 kcal trong 15cl nước nho).
Nước táo: Ngoài cung cấp vitamin, trong nước táo còn có chứa chất pectin. Nước táo có khả năng làm mát ruột, mịn da nhưng cũng có thể gây tiêu chảy. Bên cạnh đó nước táo có khả năng giảm cholesterol trong máu và tăng khả năng miễn dịch.
Nước cà chua: Là loại nước giàu khoáng chất vì trong cà chua có chứa 3 loại vi chất chống oxy hoá: vitamin C, E và lượng caroten cần thiết. Những chất này cùng với chất sắc tố hồng đóng vai trò là chất chống lão hoá. Có 30 kcal trong 15cl nước cà chua. Ðặc biệt dùng nước cà chua pha muối có tác dụng giảm béo tích cực.
Nước dứa: Lượng enzyme trong dứa giúp tiêu hóa bớt lượng protein dư thừa, có chứa vitamin C, kali, lượng caroten... là những vi lượng không thể thiếu của cơ thể. Ðặc biệt dứa cung cấp một lượng đường tự nhiên rất phong phú (80 kcal đường trong 15cl nước dứa), vì thế có khả năng làm tăng trọng lượng.
Nước cam: Ngoài vitamin C có tác dụng tăng chất đề kháng và tăng sức hấp thụ, chất sắt, thực vật, nước cam còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa. Chất canxi tập trung nhiều trong các tép cam và vỏ cam. Khi pha nước cam, một phần lớn canxi sẽ tiết ra hoà cùng nước cam. Ðể tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, cần ăn 1/4 vỏ cam cùng với nước cam hoặc ăn cam cắt miếng. Một cốc nước cam kèm theo một chút vỏ cam sẽ làm bạn thoả mãn lượng canxi cần thiết. Một cốc nước cam 200ml có chứa 20% lượng canxi và 100% lượng vitamin. Vì thế bạn nên dùng nước cam hàng ngày, đó là cách tốt nhất giúp bạn giải khát và làm việc tốt hơn. Ðây cũng là một giải pháp tối ưu cho những người mập và những người không thích uống sữa.
Bạn nên lưu ý khi pha nước cam, vắt trực tiếp vào cốc, không nên vắt qua máy vắt cam để có thể lấy cả tép cam, sau đó dùng thìa hớt bỏ hột đi, nếu có thể bạn cắt thêm một chút vỏ cam vào cốc nước cam của bạn. Như vậy bạn đã được cung cấp 160mg canxi sau khi dùng 200ml nước cam. Bạn nên sử dụng nước cam hàng ngày làm nước giải khát và tráng miệng. Nhưng đồng thời bạn phải nhớ vi chất bay hơi rất nhanh khi tiếp xúc với không khí, vì thế bạn phải dùng ngay sau khi pha chế nước cam nói riêng và các loại nước hoa quả khác nói chung.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
67__5 củ quả tốt cho bé ăn dặm
29/11/2010 01:07:00
Nếu bạn băn khoăn khi con bạn bắt đầu vào tuổi ăn dặm thì hãy tham khảo vài loại thức ăn an toàn và nhiều dinh dưỡng dưới đây.
1. Táo tàu
Không chỉ giàu vitamin và chất dinh dưỡng, táo tây còn có mùi vị dễ chịu, thích hợp với bé tập ăn dặm. Bé có thể dùng táo tây nghiền nhuyễn như bữa ăn phụ.
2. Quả bơ
Các chất dinh dưỡng có trong quả bơ rất có lợi cho bộ não của bé. Bơ được xem là một trong những loại quả tốt nhất khi bé tập ăn dặm. Ngoài việc là món ăn thân thiện đầu tiên, bạn có thể trộn bơ với sữa chua, chuối và lê, giống như món kem trộn tuyệt vời cho bé.
3. Bí ngô
Bí ngô giàu xơ nhưng lại ít kalo. Bí ngô trộn cùng bột gạo ăn dặm sẽ mang tới món ăn đẹp mắt. Nếu bé đã quen ăn dặm, có thể trộn bí ngô với thịt lợn hay thịt gà khi nấu bột (cháo) cho bé.
4. Khoai lang
Khoai lang là loại củ khỏe mạnh và an toàn bậc nhất cho bé. Khoai lang cũng dễ dàng khi được thê vào bột ăn dặm cho con. Có nhiều cách nấu khoai lang nhưng nướng là cách giữ lại hương vị và dinh dưỡng của khoai tốt nhất. Luộc hoặc hấp là hai phương pháp hiệu quả tiếp theo.
5. Cà rốt
Carrot chứa nguồn beta-caroten dồi dào rất có lợi cho thị giác. Tuy nhiên, cần nghiền thật nhuyễn carrot vì bé có thể bị hóc, nghẹn do những mẩu li ti của carrot dù đã được nấu chín.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
68__Bé mới tập ăn dặm: 4 - 6 tháng
Ngay từ tháng thứ tư, nếu bé bú sữa bò thì ta đã có thể cho bé bú sữa pha bằng nước cháo loãng. Mỗi muỗng gạo (loại muỗng cà phê) nửa lít nước nấu sôi trong vòng một tiếng đồng hồ, thêm nước chín vào cho đủ nửa lít dùng để pha sữa cho bé trong ngày.
Từ tháng thứ năm bé có thể bú sữa với một thứ nước cháo đậm đặc hơn (hai muỗng gạo) và ăn thêm bột sữa. Trên thị trường có nhiều loại bột sữa pha chế sẵn, chỉ việc thêm nước chín vào, khuấy đều là xong. Bạn cũng có thể "điều chế" loại bột ấy bằng cách pha một hoặc hai muỗng bột với khoảng 6 muỗng sữa (180 g), thêm chút muối, chút nước, nấu chừng 20 phút với lửa liu riu là ta đã có ngay một loại thứ bột sữa ngon lành cho bé.
Bột, nước cháo giúp bé mau lên cân và giúp cho sự tiêu hoá sữa mau lẹ hơn, đồng thời cũng tập dần cho bé quen các thức ăn cứng để dễ dứt sữa (bỏ bú) sau này. Ngay từ tháng thứ tư, cơ thể bé đã có đủ các men cần thiết để tiêu hoá chất bột trong bột sữa và cháo. Riêng bột đậu, phải 6 tháng trở lên mới tiêu hoá được. Vì thế không được lạm dụng, thấy bé ăn bột được và khá lên lại cho bé ăn toàn bột, chẳng bao lâu sinh ra bao nhiêu bệnh rắc rối. Sữa vẫn luôn luôn là thức ăn chính của bé trong giai đoạn này. Bé bốn tháng ăn hai, ba muỗng bột, bé 5 - 6 tháng ăn bốn, năm muỗng bột là nhiều. Nên thêm mỡ, dầu vào bột.
Từ tháng thứ 5, bé được ăn thêm rau: cà rốt, khoai bí, rau muống, rau dền, đậu... nấu nhừ, dùng nước pha sữa, rồi dần dần cho ăn luôn cả xác tán nhuyễn, thêm chút muối, hoặc chút sữa, chút đường gì cũng được. Từ tháng thứ sáu cho thêm thịt vào hầm với rau cải như trên, mỗi ngày cho bé ăn một vài muỗng, tuần ăn ba bốn lần thôi.
Cũng trong thời gian này, mỗi tuần cho ăn thêm trứng, chỉ lấy tròng đỏ, ăn tuần hai lần, mỗi lần khoảng 1/3 đến 1/2 trứng là nhiều. Bé cũng có thể ăn thêm cam, chuối... Nếu bé bú sữa bò từ nhỏ thì có thể cho bé uống nước cam, chanh từ trong tháng vì bé bú sữa bò cần được bổ sung sinh tố C.
Mỗi lần thêm một thức ăn mới, nếu lúc đầu bé tỏ vẻ không ưa thì đừng ép. Kiên nhẫn nhập từ từ cho bé.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
69__10 loại bột cho bé 6 - 9 tháng tuổi
26/04/2005 07:20:40
BỘT SỮA - BÍ ĐỎ (Một chén cho 218 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
Sữa bột - loại sữa bé vẫn thường dùng: 15g (4 muỗng canh gạt)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh gạt)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Đường 10g (2 muỗng cà phê)
Nuớc 200ml (lưng 1 chén)
Cách làm:
Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn.
Hòa 20g bột vào nước lạnh, bí đỏ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.
Cho bột ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu trộn đều, sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.
BỘT THỊT - BỒ NGÓT (Một chén cho 220 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
Bồ ngót 30g (3 muỗng canh gạt)
Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
Cách làm:
Bồ ngót đâm nhuyễn
Thịt heo nạc băm nhuyễn, tán đều trong 30ml nước lạnh
Hòa tan 20g bột gạo trong chút nước
Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho rau ngót và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.
Cho bột ra chén thêm vào 2 muỗng cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoắc muối iốt. Nêm nhạt.
BỘT GAN - RAU DỀN (Một chén cho 204 calo)
Nguyên liệu :
Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
Rau dền 30g (3 muỗng canh)
Gan heo, gà 30g (2 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Cách làm:
Rau dền: cắt thật nhỏ hoặc băm nhuyễn
Bột gạo hòa tan trong ít nước. Sau đó cho hết phần nước còn lại nấu chín.
Gan heo hoặc gà đã nghiền nát.
Gan chín, để rau vào nấu sôi lên, cho bột đã hòa tan vào khuấy chín, cho bột ra chén thêm 2 muỗng cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt. Nêm nhạt.
BỘT CÁ - RAU MUỐNG (Một chén cho 195 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
Rau muống 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Nước mắm hoặc muối iốt.
Cách làm:
Cá: luộc hoặc hấp chín, nghiền nát.
Rau muống: rửa sạch, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn. Cho bột vào chén, hòa với ít nước quậy cho tan đều. Cho phần nước còn lại vào xoong đun sôi, cho rau vào nấu chín khoảng 5 phút. Sau đó cho cá, bột vào nấu tiếp cho chín, nhắc xuống, cho vào 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều. Nêm nhạt.
BỘT CÁ - M ỒNG T ƠI (Một chén cho 192 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g (4muỗng canh gạt)
Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
Mồng tơi 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml
Nước mắm hoặc muối iốt.
Cách làm:
Mồng tơi băm nhuyễn
Cá: luộc chín, nghiền nát
Bột gạo: hòa tan với chút nước
Cho tất cả vào xoong và thêm phần nước còn lại quậy đều. Bắc lên bếp khuấy chín, cho ra chén thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều. Nêm nhạt.
BỘT TRỨNG - CÀ RỐT (Một chén cho 205 calo)
Nguyên liệu :
Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
Trứng gà 30g (1 lòng đỏ hột gà)
Cà rốt 20g ( 2 muỗng canh)
Dầu ăn 2,5g (1/2 muỗng dầu ăn)
Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
Nước mắm hoặc muối iốt.
Cách làm:
Cà rốt: gọt vỏ, nấu mềm, tán nhuyễn
Trứng gà: đánh đều lòng đỏ. Cho cà rốt, trứng và thêm nước mắm cho vừa ăn, thêm đủ lượng nước. Bắc lên bếp khuấy đều tay, đến khi bột chín cho ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều. Nêm nhạt.
BỘT TRỨNG - RAU DỀN (Một chén cho 203 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
Trứng 30g (1 lòng đỏ hột gà)
Rau dền 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 2,5g (1/2 muỗng cà phê dầu ăn)
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Nước mắm hoặc muối iốt.
Cách làm:
Rau dền: rửa sạch, cắt nhỏ, băm nhuyễn.
Trứng gà: đánh đều lòng đỏ.
Bột gạo: hòa với ít nước cho tan. Cho phần nước còn lại nấu sôi với rau dền khoảng 5 phút cho chín. Cho bột và trứng vào khuấy đều, cho ra chén thêm 1/2 muỗng cà phê dầu ăn. Nêm nhạt.
BỘT TÔM - RAU CẢI NGỌT (Một chén cho 198 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
Tôm đã bóc vỏ 30g ( 2 muỗng canh)
Lá cải ngọt 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Nước mắm hoặc muối iốt.
Cách làm:
Lá cải ngọt: rửa sạch, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn.
Tôm: rửa sạch, lột vỏ, băm nhuyễn đánh tan với một ít nước.
Bột gạo: hòa tan với một ít nước.
Bắc phần nước còn lại lên bếp cho tôm vào nấu cho sôi, thêm rau dền nấu cho chín. Cho bột vào từ từ khuấy chín, nêm chút nước mắm, cho ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn.
BỘT THỊT BÒ - CÀ CHUA (Một chén cho 207 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
Thịt bò nạc 30g (2 muỗng canh)
Cà chua 30g (1/2 trái nhỏ)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Nước mắm hoắc muối iốt.
Cách làm:
Thịt bò: băm nhuyễn, tán đều với chút nước.
Cà chua: bỏ hột băm nhuyễn
Bột: hòa tan với ít nước
Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho cà chua, bột, nêm ít nước mắm, khuấy cho chín bột. Cho bột ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều. Nêm nhạt.
BỘT TÀU HŨ - BÍ ĐỎ (Một chén cho 208 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)
Tàu hũ 40g (1/3 miếng tàu hũ nhỏ)
Bí đỏ 30g (3 muỗng cà phê)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Nước mắm hoặc muối iốt.
Cách làm:
Bí đỏ: gọt vỏ, cắt miếng, nấu mềm rồi tán nhuyễn.
Tàu hũ: tán nhuyễn 1/3 miếng tàu hũ nhỏ.
Bột gạo: hòa tan với chút nước.
Bột gạo, bí đỏ, đậu hũ hòa chung với phần nước còn lại, nêm chút nước mắm. Bắc lên bếp khuấy chín, nhắc xuống thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn. Nêm nhạt.
BỘT RISOLAC - BẮP CẢI (Một chén cho 215 calo)
Nguyên liệu:
Bột risolac 40g (4muỗng canh đầy)
Bắp cải 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Cách làm:
Bột risolac đã chín sẵn và đã đầy đủ chất đạm
Bắp cải bằm nhuyễn, luộc chín trong 200ml nước
Cho 4 muỗng canh đầy bột risolac vào chén bắp cải chín quấy đều và cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn. Có thể nêm ngọt hay mặn tùy khẩu vị của trẻ.
Thực đơn đề nghị trong tuần cho trẻ từ 6 - 9 tháng:
10 giờ
4 giờ
Thứ hai
Bột sữa - Bí đỏ
Bột thịt - Mồng tơi
Thứ ba
Bột Risolac - Bắp cải (ngọt)
Bột cá - Rau muống
Thứ tư
Bột khoai tây tán với sữa
Bột trứng - Cà rốt
Thứ năm
Bột sữa
Bột tôm - Rau dền
Thứ sáu
Bột Risolac
Bột tàu hũ - Bí đỏ
Thứ bảy
Bột khoai tây tán với sữa
Bột trứng - Cà chua
Chủ Nhật
Bột sữa - Khoai lang bí
Bột cá - Rau cải ngọt
Ghi chú : Bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu. Ăn thêm các loại trái cây tán nhuyễn hoặc uống các loại nước trái cây.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
70__15 Món ăn dành cho bé từ 9 - 12 tháng
26/04/2005 07:20:40
BỘT CÁ - CÀ RỐT (Một chén cho 217 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh)
Thịt cá bỏ xương da 30g (2 muỗng canh)
Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Cách làm:
Cà rốt: nấu mềm tán nhuyễn
Cá: luộc chín, nghiền nát
Bột gạo hòa tan với chút nước
Cho phần nước còn lại với cà rốt, cá, bột gạo hòa đều
Bắc lên bếp khuấy chín, nhắc xuống, trút ra chén thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn, trộn đều.
Nêm nước mắm hoặc muối iốt (nên nêm nhạt).
BỘT CÁ - RAU DỀN (Một chén cho 210 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)
Cá nạc 30g (2muỗng canh)
Rau dền 30g (2 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Cách làm:
Rau dền: cắt nhỏ bằm nhuyễn
Cá: luộc chín, nghiền nát
Bột gạo: hòa tan với chút nước tan đều
Bắc phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu chín.
Để cá, bột gạo vào khuấy chín, trút ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.
Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nên nêm nhạt)
BỘT TRỨNG - RAU MUỐNG (Một chén cho 222 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)
Trứng 30g (1 lòng đỏ hột gà)
Rau muống 30g (3 muỗng canh)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước 200ml (khoảng 1 chén)
Cách làm:
Rau muống cắt nhỏ bằm nhuyễn
Trứng lấy lòng đỏ đánh tan
Bột gạo hòa tan với chút nước
Cho trứng vào bột quậy đều
Bắc phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu mềm
Cho bột + trứng vào khuấy chín. Trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu
Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nêm nhạt).
BỘT TÔM - BÍ ĐỎ (Một chén cho 217 calo)
Nguyên liêu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)
Tôm tươi bóc vỏ 30g (3 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
Cách làm:
Tôm quết nhuyễn, tán với chút nước.
Bột gạo hòa tan với chút nước.
Nấu phần nước còn lại với tôm.
Cho bí đỏ, bột gạo vào khuấy tiếp cho chín.
Trút ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn.
Nêm muối iốt hoặc nước mắm iốt (nên nêm nhạt).
BỘT CUA - RAU MỒNG TƠI (Một chén cho 218 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh)
Thịt cua 30g (2 muỗng canh)
Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê dầu ăn)
Nước mắm
Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
Cách làm:
Rau mồng tơi cắt thật nhuyễn
Cua hấp chín gỡ lấy thịt
Bột gạo hòa tan với ít nước
Phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu mềm
Cho cua vào nấu sôi, đổ tiếp bột vào khuấy chín.
Trút ra chén cho 2 muỗng dầu ăn.
Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nên nêm nhạt)
BỘT ĐẬU HŨ - RAU NGÓT (Một chén cho 242 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh)
Đậu hũ 50g (1/2 miếng tàu hũ nhỏ)
Rau ngót 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê dầu ăn)
Nước mắm iốt hoặc muối iốt
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Cách làm:
Rau ngót cắt nhỏ, bằm thật nhuyễn
Đậu hũ nghiền nát
Bột gạo: hòa tan với ít nước
Bắc phần nước còn lại nấu với rau ngót cho mềm rau, cho đậu hũ, bột gạo vào khuấy tiếp cho chín.
Trút bột ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn.
Nên nêm nhạt.
BỘT THỊT BÒ - RAU DỀN (Một chén cung cấp 224 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh)
Thịt bò 30g (2 muỗng canh)
Rau dền 30g (2 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm iốt hoặc muối iốt
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Cách làm:
Rau dền cắt nhỏ băm nhuyễn
Thịt bò băm nhuyễn tán với chút nước
Bột gạo hòa tan với ít nước
Bắc phần nước còn lại cho thịt bò vào nấu sôi
Cho rau vào nấu tiếp cho chín thịt và rau
Để bột từ từ vào khuấy chín
Nên nêm nhạt.
BỘT THỊT HEO - BÍ ĐỎ (Một chén cung cấp 232 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh) T
hịt heo 30g (2 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (2 muỗng canh)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm iốt hoặc muối iốt
Nước 200ml (lưng 1 chén)
Cách làm:
Bí đỏ nấu mềm tán nhuyễn
Thịt heo bằm nhuyễn, tán với chút nước
Bột gạo hòa tan với ít nước
Thịt heo nấu chín với phần nước còn lại
Cho bí đỏ, bột gạo vào khuấy tiếp cho đến khi bột chín.
Trút ra chén cho dầu ăn vào trộn đều.
Nên nêm nhạt.
BỘT SỮA (Một chén cung cấp 237 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)
Sữa bột béo 15g (4 muỗng canh gạt)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Đường 10g (2 muỗng cà phê)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
Cách làm:
Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn
Hòa tan bột với một ít nước tan đều.
Sau đó thêm đường, bí đỏ và nước cho đủ lượng.
Bắc lên bếp khuấy chín, cho ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu trộn đều, cho từ từ sữa bột vào.
BỘT THỊT - RAU DỀN (một chén cung cấp 230 calo)
Nguyên liệu:
Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)
Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh)
Rau dền 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 200ml (lưng 1 chén nước) N
ước mắm iốt hoặc muối iốt.
Cách làm:
Rau dền cắt thật nhuyễn
Bột gạo + ít nước hòa tan
Thịt băm thật nhuyễn, thêm chút nước đánh tơi ra
Cho phần nước còn lại vào thịt nấu chín
Thả rau muống vào nấu sôi lên cho mềm rau, sau đó cho bột vào khuấy tiếp cho chín bột. Trút ra chén cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.
Nên nêm nhạt.
CHÁO GÀ - NẤM RƠM (Một chén cho 219 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 20g (2 muỗng canh đầy)
Gà nạc 30g (2 muỗng canh)
Nấm rơm 30g (4 - 5 cái)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 250ml (đầy 1 chén)
Nước mắm iốt hoặc muối iốt
Cách làm:
Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, giã dập nấu sẽ nhanh trong 20' - 30' với 1 chén nước đầy.
Gà nạc, nấm rơm bằm nhuyễn hòa vài muỗng nước cho tan chế vào cháo đã chín cho sôi lại vài phút
Đổ cháo ra chén, cho 2 muỗng dầu ăn, nêm hơi nhạt một chút. Có thể cho chút hành ngò băm nhuyễn nếu bé thích.
CHÁO SƯỜN - HỘT GÀ (Một chén cho khoảng 200 calo)
Nguyên liệu và cách làm:
Mua 1 chén đầy cháo sườn nấu sẵn nấu sôi lại
Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo
Đây là món ăn buổi sáng khi bạn không kịp làm đồ ăn và để thay đổi khẩu vị của trẻ. Chú ý các loại cháo sườn bán sẵn thường loãng, ít năng lượng và chất đạm. Vì vậy bạn nên bỏ thêm lòng đỏ hột gà.
CHÁO ÓC HEO - ĐẬU HÀ LAN (Một chén cho 229 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 20g (2 muỗng canh đầy)
Óc heo 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo - 2 muỗng canh)
Đậu Hà lan 30g (2 muỗng canh đầy)
Dầu ăn 2,5g (1/2 muỗng cà phê)
Nước mắm iốt hoặc muối iốt
Nước 250ml (1 chén đầy)
Cách làm:
Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30', đâm bể, nấu sôi 15' với 1 chén đầy nước và với đậu Hà lan đã ngâm bóc vỏ.
Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước, cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích
Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.
CHÁO GAN GÀ - KHOAI LANG BÍ (Một chén cho 234,6 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 20g (2 muỗng canh đầy)
Gan gà hoặc heo, bò 30g (2 muỗng canh)
Khoai lang bí 30g (1 miếng cỡ hộp quẹt)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm iốt hoặc muối iốt.
Cách làm:
Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30', đâm bể, nấu sôi 15' với 1 chén nước đầy.
Gan gà băm nhuyễn sau khi lạng hết màng xơ
Lấy 1 miếng khoai luộc, khoai hấp tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo.
Cho gan và khoai tán vào cháo đã chín, cho sôi lại trong 2-3 phút. Nên nêm nhạt.
Đổ cháo ra chén và thêm 2 muỗng dầu ăn
Cho chút hành ngò tán nhuyễn nếu bé thích.
CHÁO CẬT HEO - CẢI TRẮNG (Một chén cho 190 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 20g (2 muỗng canh đầy)
Cật heo 30g (1/3 cái cật heo)
Cải trắng (cải bắc thảo) 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê dầu ăn)
Nước 250ml (1 chén đầy)
Nước mắm iốt hoặc muối iốt.
Cách làm:
Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30', đâm bể, nấu sôi 15'
Cật heo xắt mỏng, nhỏ
Cải bắc thảo xắt nhuyễn
Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích.
Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.
Thực đơn đề nghị trong tuần cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi:
7giờ 30 sáng
11giờ 30
16giờ 30
Hai
Bột sửa, bí đỏ
Bột thịt heo, rau dền
Bột cá bí xanh
Ba
Bột Risolac
Bột cá cà rốt
Bộ gan cải trắng
Tư
Cháo sườn, trứng (lòng đỏ)
Bột trứng, rau muống
Cháo gà nấm rơm
Năm
Bột sữa cà rốt
Bột tôm bí đỏ
Cháo óc heo, đậu Hà lan
Sáu
Bột Risolac
Bột cua rau mồng tơi
Cháo đậu xanh, khoai lang bí
Bảy
Bột khoai tây tán với sữa
Bột tàu hũ rau ngót
Bột đậu phộng rau mồng tơi
Chủ Nhật
Bột sữa bông cải
Bột thịt bò rau dền
Bột thịt heo, rau xà lách
Ghi chú: Bú mẹ lúc sáng sớm, tối, đêm hoặc ngay sau bữa ăn nếu bé ăn được ít hoặc thích bú
Ăn thêm trái cây tán nhỏ, bánh flan, yaourt, nước trái cây sau bữa ăn hoặc sau khi bú mẹ
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
71__Bé ăn dặm uống bao nhiêu sữa/ngày?
05/10/2010 08:38:20
Một người mẹ thắc mắc: 'Bé 6 tháng tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?'.
Tham khảo câu trả lời từ Babycentre:
Lượng sữa dành cho bé còn phụ thuộc vào việc bú mẹ hay bú bình. Nếu bé bú mẹ thì không có lý do để bạn ngừng việc này với bé 6 tháng tuổi. Có thể cho con "ti mẹ" theo nhu cầu của bé. Bé nhà bạn sẽ tiếp tục nhận được nhiều lợi ích do sữa mẹ mang lại.
Với bé bắt đầu ăn dặm thì lượng sữa công thức tối thiểu cho bé là khoảng 500-600ml/ngày.
Bạn không cần thiết phải đo lượng sữa mẹ mà hãy để bé bú theo sở thích. Nên cho con bú mẹ ngay cả khi bé vừa thức giấc và trước lúc đi ngủ. Nếu bé bắt đầu ăn dặm, bạn vẫn nên duy trì việc bú mẹ cho con giữa các bữa ăn. Tuy nhiên giống người lớn, nhu cầu ăn uống của bé sẽ thay đổi theo ngày và bạn có thể thấy thỉnh thoảng, bé thích bú mẹ hơn ăn dặm và ngược lại.
Nếu bạn dùng sữa công thức cho con, hãy tiếp tục. Với bé ăn dặm thì lượng sữa công thức tối thiểu cho bé là khoảng 500-600ml/ngày. Sau 1 tuổi, bé cần khoảng 350ml sữa (sữa mẹ, công thức và sữa tươi) mỗi ngày.
Bạn có thể cho bé mới ăn dặm uống thêm nước quả, bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức. Nên pha loãng nước quả với nước lọc và cho bé uống vào giữa những bữa ăn.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
72__Thời điểm tốt nhất cho bé ăn nho
26/09/2010 03:25:20
Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ vì vậy mỗi tuần mẹ nên cho trẻ ăn nho ít nhất là 1 lần.
Nho có chứa chất flavonoid giúp khỏe tim, tăng cường sức đề kháng thải độc tố và bảo vệ cơ thể chống lại các cholesterol "xấu".
So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh gấp 3 lần.
Các dưỡng chất có trong quả nho
- Vitamin: Vitamin A - 92 IU, Vitamin C - 3,7 mg, Vitamin B1 (thiamine) - 0,08 mg, Vitamin B2 (riboflavin) - 0,05 mg, Niacin - 0,27 mg, Folate - 4 mg
- Khoáng chất: Kali - 176 mg, Phốt pho - 9 mg Magnesium - 5 mg, Canxi - 13 mg, Sodium - 2 mg, Sắt - 0,27 mg. Ngoài ra có chứa một lượng nhỏ khoáng chất đồng, mangan, kẽm.
Thời điểm cho bé ăn nho
Hầu hết các bà mẹ đều băn khoăn tự hỏi về việc khi nào là thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn nho. Nho không gây ra nguy cơ dị ứng nhưng lại tiềm ẩn những nguy hại với trẻ nhỏ bởi đặc tính của quả là nhỏ, tròn dễ bị trôi tuột gây hóc và có thể ngây nghẹt thở nếu trẻ nuốt cả quá. Chính vì vậy mà các chuyên gia khuyên trẻ từ 8 tháng tuổi mới nên cho bé ăn nho.
Sử dụng nho nghiền là tốt nhất. Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn vì vậy mẹ có thể nghiền lẫn vỏ. Khi trẻ từ 10 tháng tuổi mẹ có thể tách quả nho thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và cho bé tập ăn bốc.
Khi mua nho mẹ lưu ý chọn quả tươi ngon, không có vết bầm, quả không bị rụng, bám chắc vào cuống, vẫn còn phấn nho và chỉ sử dụng trong vòng 2-3 ngày, tránh để nho thâm tím và mềm.
Các loại quả thích hợp để trộn với nho là: Bơ, quả việt quất, đào, lê, cà rốt, khoai tây ngọt, sữa chua
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
73__16 món ăn cho trẻ 12 - 24 tháng tuổi
26/04/2005 07:20:40
CHÁO THỊT RAU MUỐNG (Một chén đầy cho 245 calo)
Nguyên liệu
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)
Rau muống 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
Thịt heo băm nhuyễn
Rau muống xắt nhuyễn.
Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.
CHÁO THỊT BÍ ĐỎ (Một chén đầy cho 246 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Thịt heo 30g (2 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Hành, nước mắm...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách Làm:
Gạo: vo sạch, cho vào xoong, thêm nước nấu cháo
Thịt băm nhuyễn
Bí đỏ cắt hạt lựu
Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm, phi hành với 1 muỗng cà phê dầu cho thơm, để thịt vào xào cho chín. Cho thịt vào cháo nêm vừa ăn, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO CÁ CÀ RỐT (Một chén đầy cho 233 calo.)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Cách làm:
Gao vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ
Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO TRỨNG CÀ CHUA (Một chén đầy cho 242 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Trứng 50g (1 trứng gà)
Cà chua 30g (3 muỗng canh)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Trứng đánh đều lòng đỏ, lòng trắng.
Cà chua: cắt hạt lựu thật nhỏ
Cháo nấu nhừ cho cà chua vào, sau đó thêm trứng, đảo đều, nêm vừa ăn, để hành vào nhắc xuống, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO LƯƠN (Một chén đầy cho 237 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)
Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.
Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.
Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.
Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.
CHÁO ẾCH RAU MỒNG TƠI (Một chén đầy cho 228 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt ếch 30g (2 muỗng canh)
Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Thịt ếch bằm nhỏ
Rau mồng tơi rửa sạch cắt nhỏ
Thịt ếch xào với 1 muỗng cà phê dầu, hành
Cháo chín nhừ cho rau vào, để sôi lại cho chín rau
Cho thịt ếch vào cháo, nêm lại cho vừa ăn, múc ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO GAN - CÀ CHUA (Một chén đầy cho 247 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Gan 30g (2 muỗng canh)
Cà chua 30g (1/2 trái nhỏ)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Gan rửa sạch cắt nhỏ, ướp chút nước mắm
Cà chua bỏ hột, cắt hột lựu
Bắc chảo phi 1 muỗng cà phê dầu, hành cho thơm, để gan, cà chua vào xào qua.
Cho gan, cà chua đã chín nhừ, nêm lại vừa ăn, cho hành vào, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO ĐẬU HŨ RAU NGÓT (Một chén đầy cho 256 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Đậu hũ 50g (1/2 miếng nhỏ)
Rau ngót 30g (3 muỗng canh)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Đậu hũ cắt hột lựu
Rau ngót cắt nhuyễn
Cho rau ngót vào cháo nấu chín rau
Để đậu hũ vào, nêm vừa ăn. Khi sôi lại, cho hành trút ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO BÍ ĐỎ ĐẬU PHỘNG (Một chén đầy cho 291 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Đậu phộng 30g (2 muỗng canh đầy)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Đậu phộng: ngâm nước nóng, bóc vỏ, giã hoặc xay nhuyễn
Gạo vo sạch nấu cháo
Bí đỏ cắt hạt lựu
Cho bí đỏ vào nấu với cháo
Cháo chín nhừ, cho đậu phộng vào nấu tiếp cho thật chín, nêm lại cho vừa ăn.
CHÁO CUA BÍ ĐỎ (Một chén cho 235 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt cua 30g (2 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo
Bí đỏ cắt hạt lựu
Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm
Phi 1 muỗng cà phê dầu hành, xào thịt cua. Cho vào cháo nêm vừa ăn, thêm hành ngò nhắc xuống. Trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO SƯỜN ĐẬU HÀ LAN (Một chén đầy cho 278 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Sườn nạc 100g (chừng 5-6 miếng)
Đậu Hà lan tươi 10g (1 muỗng canh đầy)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành củ...
Cách làm:
Gạo ngâm nước 30', lấy cối đâm bể
Sườn chặt miếng nhỏ
Đậu Hà lan ngâm lột vỏ
Củ hành lột vỏ, cắt mỏng, phi vàng với 1 muỗng cà phê dầu
Sườn nấu với nước hầm mềm, gỡ thịt nạc, xé nhỏ.
Cho bột gạo vào khuấy với nước sườn hầm thịt xé, đậu Hà lan. Nêm lại cho vừa ăn. Cho ra chén.
Để hành phi lên, dùng nóng, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO THịT GÀ NẤM RƠM (Một chén đầy cho 254 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun đầy)
Thịt gà 30g (2 muỗng canh)
Nấm rơm 30g (4-5 tai nấm)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành ngò...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch nấu cháo
Thịt gà cắt nhỏ, nấm xắt mỏng
Phi 1 muỗng cà phê dầu hành xào thịt gà, nấm rơm thêm chút nước mắm iốt hoặc muối iốt.
Cháo nấu chín nhừ cho thịt gà và nấm rơm vào, nấu sôi lên và nêm lại cho vừa ăn, thêm hành ngò nhắc xuống, chế 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CƠM TÁN - CÀ PHÁ XÍ (Một chén cho 329 calo)
Nguyên liệu:
Cơm nóng, gạo mềm: 1 chén (50g gạo)
Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh)
Nấm mèo 3g (2 tai nấm)
Cà chua 1 trái
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Đường 2,5g (1/2 muỗng cà phê)
Hành ngò, muối iốt.
Cách làm:
Cơm còn đang nóng, múc ra tô, lấy muỗng cứng tán ngay khi mới múc ra.
Thịt heo bằm nhuyễn ướp với nấm mèo xắt nhuyễn, hành củ, muối iốt, 1 muỗng cà phê dầu ăn.
Cà xắt đôi bỏ hột.
Dồn thịt viên vào 2 nửa trái cà.
Dùng 1 muỗng cà phê dầu chiên cà đã dồn thịt, đặt mặt dồn thịt chiên cho chín vàng, rồi đậy nắp, nêm 1/2 muỗng cà phê đường cho chua chua ngọt ngọt. Cho chín kỹ 5 phút, nêm hành ngò.
CƠM XAY - TÉP RIM (Một chén cho 314 calo)
Nguyên liệu:
Cơm nóng, gạo mềm 1 chén (50g gạo)
Tép đã lột 30g (2 muỗng canh)
Cà chua 1 trái
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Đường 2,5g (1/2 muỗng cà phê)
Hành ngò, nước mắm, muối iốt
Cách làm:
Cơm mới nấu chín tới cho vào máy xay (loại máy xay cua, xay ớt) xay bể
Tép xắt hạt lựu, cà bỏ hột xắt hạt lựu
Phi dầu ăn với hành, xào cà, bỏ tôm vào xào, nêm 1/2 muỗng đường, muối, hành ngò cho vừa ăn.
Thực đơn cho bé 12-24 tháng trong 1 tuần
6h30
9h
11h30
14h30
17h30
21h
Đêm & Sáng sớm
T2
Nui sao thịt heo 1 chén, bánh bông lan 1 miếng
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè chuối
Cháo cá 1 tô nhỏ, đu đủ 1 miếng
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, tàu hũ, yaourt
Cơm tán xíu mại, canh bí đao, cam 1/2 trái
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, khoai, bánh, chè
Bú mẹ
T3
Cháo sườn hột gà, chuối 1 trái
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, tàu hũ, yaourt
Cơm xay tép rim canh bí đỏ, nước chanh 1/2 ly nhỏ
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, tàu hũ, yaourt.
Cháo thịt heo, xoài 1 miếng
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt, bánh bông lan
Bú mẹ
T4
Bột đặc, nước cam 1/2 ly nhỏ
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt
Cháo gà, chuối 1 trái
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, ly trái cây xay
Cơm tán-chả hấp-canh bồ ngót, đu đủ 1 miếng
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, 1 ly bơ tán với sữa
Bú mẹ
T5
Bánh giò 1 cái, sữa 1/2 ly
Bú mẹ hoặc yaourt, chè chuối...
Cháo trứng gà, sương sa 1 miếng
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, tàu hũ, khoai tây
Cơm tán-cà chua phá xí-canh mồng tơi, xaboche 1 trái
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, bánh canxi
Bú mẹ
T6
Bánh mì chấm sữa, trứng cút 3 cái
Bú mẹ hoặc bánh flan, yaourt...
Bột đặc với cua, chuối 1 trái
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, bơ xay
Cháo gan nấm rơm, bơ xay 1/2 ly nhỏ
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, khoai
Bú mẹ
T7
Miến gà, sữa 1/2 ly
Bú mẹ hoặc 1 ly trái cây xay, yaourt...
Cơm tán-thịt bằm xào đậu que, canh khoai mỡ, dưa hấu 1 miếng nhỏ
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, tàu hũ, bánh bò
Cháo thịt bò, chuối 1 trái
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt, bánh bông lan
Bú mẹ
CN
Phở bò, nước cam 1/2 ly
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chuối, bánh canxi
Bánh mì, súp măng cua, 1/2 ly trái cây xay
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, sương sa, chè chuối
Cháo lươn, bánh chuối 1 miếng nhỏ
Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt, tàu hũ
Bú mẹ
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
74__Nhiều mẹ sai sót khi chế biến thức ăn cho bé
07/10/2010 08:46:13
Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, trong thực tế, có nhiều quan niệm sai lầm của các bà mẹ trong việc chế biến món ăn đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngày nào cũng tốn thời gian hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi, trong khi mẹ thì ngày càng mập hơn vì gặm thịt trong cục xương hầm.
Chất bổ không có trong nước hầm
Rất nhiều bà mẹ đến gặp bác sĩ bức xúc tại sao mình bỏ nhiều công sức chăm con kỹ vậy mà con vẫn bị suy dinh dưỡng. Ngày nào cũng tốn thời gian hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi, trong khi mẹ thì ngày càng mập hơn vì cứ phải gặm thịt trong cục xương hầm. Các bà mẹ không biết rằng trẻ không thể ăn canh xúp này liên tục trong một tuần. Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi một món rất dễ thấy ngán. Và không phải món ngon của mẹ luôn là món ngon của con. Cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, "phần cái" còn lại chỉ là "xác".
Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm...) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm... Phần nước hầm có một vị ngọt rất ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu.
Hâm đi hâm lại
Do quá bận rộn, một số bà mẹ đã phải làm cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều. Khi hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị.
Nên hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra một chén cháo để nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi, dầu nêm nước mắm để ăn sáng, để phần cháo trắng còn lại vô tủ lạnh, rồi trưa múc ra một chén để nấu với thịt bò, rau lang, dầu ăn nêm nước tương, chén cháo còn lại ăn tối với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn nêm đường ngọt. Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá sống, nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục lại. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên nấu rau một lần.
"Lạm dụng" máy xay sinh tố
Có nhiều trẻ 3-4 tuổi, răng mọc đầy đủ rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị ói. Điều này thường xảy ra ở những đứa trẻ "con cưng" mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nhợn ói. Để tránh điều này, nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi, tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui..., trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.
Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nhợn ói, nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. "Cai máy xay sinh tố" bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hột, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hột...
Nêm vừa ăn
Trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều, vì con người càng lớn thì lưỡi càng bị "chai đi" và nhiều người già bị mất cả cảm giác này. Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, cần nêm nhạt hơn "lưỡi" của bạn một chút. Nếu người mẹ nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
75__Bé ăn uống tốt mà vẫn thiếu vitamin
25/10/2010 03:49:00
'Tại sao đã cho con ăn uống đầy đủ, các cháu phát triển bình thường nhưng lại hay quấy khóc về đêm, rụng tóc, khô móng, có bé ra mồ hôi trộm, da không mịn màng như bé khác?'.
Thủ phạm là do thiếu vitamin
Đa phần nguyên nhân của tình trạng trên chính là do bé bị thiếu vitamin, cụ thể thiếu vitamin D dẫn đến thiếu canxi nên bé tuy ăn uống đầy đủ, tăng cân bình thường nhưng vẫn rối loạn giấc ngủ, quấy khóc về đêm, ra nhiều mồ hôi...
Thậm chí, có bé bụ bẫm nhưng vẫn còi xương do vitamin D rất ít trong thức ăn, chỉ một ít trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng, ngay cả trong sữa mẹ, hàm lượng vitamin D cũng rất thấp. Các loại vitamin khác cũng vậy, nhất là vitamin nhóm B và vitamin C cũng rất dễ bị thiếu do trong quá trình nấu nướng, bảo quản thực phẩm, bé hay ăn những thực phẩm đóng hộp, những thực phẩm chế biến sẵn.
Trong các loại vitamin thì vitamin B1 và vitamin C dễ bị phá huỷ nhất, cho nên dù bé vẫn lên cân bình thường do được cung cấp đủ năng lượng nhưng vẫn có thể bị thiếu vitamin, ngay cả những bé béo phì cũng thiếu vitamin bởi chế độ ăn không cân đối: ăn nhiều chất ngọt, chất béo, ít rau xanh và trái cây chín. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào hấp thu chuyển hoá, cơ địa từng bé.
Dấu hiệu giúp phát hiện sớm
Những bé bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi cọc... đương nhiên thiếu vitamin. Ngoài ra, bé còn bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo, chất bột đường và các khoáng chất.
Với những bé không bị suy dinh dưỡng, cân nặng bình thường nhưng nếu phát hiện các dấu hiệu sau thì cũng có thể bị thiếu vitamin: ngủ không ngon giấc, quấy khóc, thần kinh dễ kích thích, tóc rụng, tóc khô, cứng, dựng ngược; da và niêm mạc biến đổi (khô, xanh, mất độ sáng, viêm da, niêm mạc nhợt, xuất huyết bầm tím dưới da, viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi đỏ, có vết loét, hay chảy máu chân răng, chậm liền sẹo); móng chân, móng tay khô, dễ gãy, sần sùi, trắng bệch, xước móng; giảm cảm giác ăn ngon (biếng ăn, ăn ít); bớt vui vẻ, giảm khả năng tập trung, dễ tổn thương và tăng phản ứng với stress.
Phòng ngừa
Vitamin, hay còn gọi vi chất dinh dưỡng, cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng với sức khoẻ:
- Thiếu vitamin A, gây khô mắt có thể dẫn đến mù loà, làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hoá.
- Thiếu vitamin D dẫn đến còi xương, loãng xương.
- Thiếu vitamin B1 dẫn đến tê phù, thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng.
- Thiếu vitamin C gây chảy máu xuất huyết dưới da...
Chế độ ăn hàng ngày của bé có thể đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất cần thiết nếu thực đơn luôn có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng: bột đường (có trong gạo, mì, ngô, khoai); chất đạm (có trong thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ...); chất béo (có trong dầu ăn và mỡ động vật); vitamin, chất khoáng và chất xơ (có trong các loại rau xanh, quả chín), đồng thời bé phải không bị rối loạn tiêu hoá hấp thu.
Trong trường hợp bé bị bệnh hoặc có các dấu hiệu thiếu vitamin, có thể bổ sung dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Song cũng chỉ nên uống từng đợt chứ không nên dùng triền miên. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc vì thừa vitamin cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bổ sung vitamin từ thực phẩm vẫn là an toàn nhất, còn bổ sung bằng thuốc có thể ngộ độc, nhất là các loại vitamin tan trong dầu.
Coi chừng vô tình làm mất vitamin
Không khí và ánh sáng là kẻ thù của vitamin, vì vậy các rau quả tươi phải được cho vào túi kín để trong bóng tối và mát, tránh để lâu ngày. Ngay cả trong tủ lạnh, vitamin vẫn có thể mất đi. Khi chế biến, tránh làm dập nát rau quả, gọt vỏ càng mỏng càng tốt; nếu đảm bảo mua được quả sạch thì chỉ cần rửa sạch không nên gọt vỏ; rửa rau nhanh dưới vòi nước.
Vitamin còn nhạy cảm với oxy, do đó, không nên chuẩn bị nướcquả ra trước khi dùng bữa, cũng như để tiếp xúc với không khí quá lâu. Khi nấu, nhiệt độ càng cao, nấu càng lâu, khả năng vitamin bị phá huỷ càng lớn. Vì vậy cần phải càng nhanh càng tốt, phải đậy nắp để tránh oxy hoá và bay hơi, không nên nấu để cách xa quá bữa ăn. Khi nước đã sôi mới cho rau củ, bỏ một chút muối vào nồi nước nấu ngay từ đầu sẽ giới hạn được mức độ hoà tan của vitamin và khoáng chất.
Theo : Phạm Thùy Dương__Nguyễn Như Cương
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro