Mùa xuân nho nhỏ
Đã từng xông pha bao nhiêu trận, đã từng dâng hiến bao nhiêu nhiệt huyết cho kháng chiến nước nhà, đến cuối cuộc đời, khi đang nằm trên giường bệnh đếm những ngày cuối cùng, khát vọng cống hiến và hòa nhập ấy vẫn chưa kiệt quệ, nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện lòng khát khao được cống hiến cuộc đời của mình cho đất nước qua những vần thơ đằm thắm mà nhiệt huyết cháy bỏng in trong bài "Mùa xuân nho nhỏ"
Bài thơ được viết vào năm 1980, bài thơ nói về khát khao hòa nhập, cống hiến, lời nhắn nhủ cũng như niềm tự hào về quê hương dân tộc Việt Nam.
Mở đầu bài thơ là sáu câu thơ đầy màu sắc tươi sáng của thiên nhiên đất trời vào xuân.
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
Qua hai câu thơ đầu, nhà thơ đầy nghệ thuật đã dùng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên đất trời qua hình ảnh một chiếc hoa lục bình tim tím mong manh vươn lên giữa bốn bề sông nước trùng trùng vĩ vĩ, màu sắc tươi thắm đặc trưng xứ Huế chợt hiện ra, ta có lẽ còn thấy hình ảnh những tà áo dài màu tím mộng mơ của những nàng thơ xứ Huế, dịu dàng thướt tha, thấp thoáng qua những vần chữ. Tiếp đó, ta nhận thấy được hai màu sắc xanh của sông nước và tím của lục bình hòa trộn vào nhau tạo nên một khung trời mang theo tín hiệu của mùa xuân mạnh mẽ ùa về.
Hai câu thơ tiếp theo, sự mạnh mẽ ấy càng được thể hiện đậm nét hơn qua ngòi bút của tác giả, tiếng chim chiền chiện hót lảnh lót vang trời, không gian cao rộng mênh mông của bầu trời và sông nước hòa vào âm thanh vang vọng tươi vui của loài chim dường như đang kéo mùa xuân đến.
"Từng giọt long lanh rơi"
Giọt ở đây, có thể là giọt sương đọng trên lá sớm mai, cũng phải chăng là những âm thanh trong trẻo, những giọt nắng bên thềm, những hình ảnh thiên nhiên mềm yếu mà mạnh mẽ sống động lay luyến trái tim người thi nhân? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ và chuyển đổi cảm giác để câu thơ hay hơn, thập phần lãng mạn hơn.
Hai khổ tiếp theo, mùa xuân của đất nước, của con người hiện ra.
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xào"
Người cầm súng là hình ảnh người chiến sĩ bộ đội, những anh hùng với trái tim yêu nước ngày ngày chiến đấu vì bình yên nhân dân. Song song đó, người ra đồng tượng trưng cho nông dân lao động sản xuất, ngày ngày một lòng xây dựng đất nước càng ngày càng tươi đẹp. "Lộc" ở đây hiển thị sự may mắn, niềm hi vọng tươi sáng về một tương lai sáng lạng hơn, họ ra đi, giắt trên lưng và trải dài nương mạ những hi vọng may mắn cũng như cống hiến mồ hôi và nước mắt của mình để đem hi vọng hạnh phúc ấy đến những nơi họ đi qua.
Điệp ngữ "tất cả" nhấn mạnh cho "hối hả" và "xôn xao" , "hối hả" chỉ sự vội vã, "xôn xao" biểu thị cho những âm thanh va vào nhau, kết hợp thành sự khẩn trương, nôn nao, náo nức trong nhịp điệu của lịch sử, của thời đại. Câu thơ nói lên sự cố gắng của mọi người mọi vật, tất cả đang cống hiến hết sức lực có thể của mình cho sự phát triển của đất nước.
"Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
Bốn nghìn năm dựng Nước giữ nước, bốn nghìn năm vất vả gian lao, bốn nghìn năm đất nước trường tồn, hai dòng thơ ngắn ngủi, cớ sao lòng yêu nước nồng nàn dù trải qua vạn nghìn lao đao khó nhọc lại rực cháy rõ ràng đến thế? Nhà văn như muốn nhắc lại dòng lịch sử hào hùng bi tráng kia, nhắc về công lao lập nước và một lòng bảo vệ tổ quốc của ông cha ta và nhân dân yêu nước.
Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ví đất nước là một vì sao, vì sao, bao đời sáng lung linh ngự trị trên bầu trời cao thẳm, phải chăng nhà thơ muốn nhấn mạnh đến sự kiên cường và bất khuất của nhân dân nước Việt Nam ta, mãi mãi trường tồn, mãi mãi bất diệt theo dòng chảy không ngừng của thời gian. Cứ đi lên phía trước, từ "cứ", diễn đạt sự mãi mãi không ngừng, mong ước đất nước ngày càng phát triển và đổi mới, tiến về phía trước tương lai tươi đẹp rực rỡ.
Kết thúc dòng tự hào, suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được thể hiện qua hai khổ kế.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhà thơ sử dụng nghệ thuật điệp ngữ, điệp cấu trúc câu "ta làm... Ta làm... Ta nhập" để chỉ rõ sự quyết tâm muốn dấn thân cống hiến. Biện pháp liệt kê, làm con chim hót, để gọi mùa xuân về, làm một cành hoa, để điểm cho không gian thêm phần tươi đẹp, làm một nốt nhạc trầm, để hòa nhập cùng những nốt nhạc khác góp phần tạo nên một bản nhạc xao xuyến.
Đối với Thanh Hải, khát vọng cống hiến không bao giờ bị đập tắt, niềm ước ao ấy như xuyên cả thời gian và khuôn khổ:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
"Lặng lẽ dâng cho đời" Âm thầm cống hiến trong sự khiêm tốn, nhỏ bé và thành kính. Dòng này làm tôi liên tưởng đến người thanh niên trong tác phẩm lặng lẽ Sapa, có lẽ tác giả cũng mong ước bản thân có thể được như người thanh niên ấy, có tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết, dù có đau khổ gian lao hay cô độc, vẫn một lòng cống hiến sức lực của mình cho đất nước dấu yêu. Điệp ngữ "Dù là" chỉ sự quyết tâm, hoà nhập và cống hiến phải chăng không phân biệt tuổi tác, giai cấp hay địa vị? Mà chỉ cần một lòng một dạ son sắt hướng về quê hương thân thương, lòng yêu quê hương nồng nàn ấy sẽ trường tồn bất diệt kể cả năm tháng.
DỞ!!!!!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro