#9: Tôi bị lừa gạt.
Sau khi ăn xong, dì Mẫn nhận được cuộc gọi đột xuất về tình trạng con gái của dì trong bệnh viện. Dì Mẫn trong góc nhìn của tôi được biết thì bà ấy là người mẹ đơn thân, có một đứa con gái chạc tuổi tôi tên là Ngọc Hà, không may cô ấy liệt tứ chi sau cuộc tai nạn khủng khiếp hồi cấp ba. Từ đó dì ấy bận càng thêm bận, cứ hễ mở cửa ra đón khách đến quán được một chút đã chạy vội đến bệnh viện xem tình hình của con gái ra sao. Dáng vẻ lo lắng xốn xang, ánh mắt đau khổ cùng giọng nói gấp gáp khi dì nghe máy điện thoại, tôi biết dì là một người phụ nữ mạnh mẽ và là một người mẹ ấm áp, yêu con như nào. Tình yêu của một người mẹ luôn là thứ tôi mải mê tìm kiếm.
Giá mà, tôi có được người mẹ như thế thì tốt quá,... Tôi nguyện cả đời đánh đổi để có được tình yêu thương, thứ mà đứa trẻ khác ra đời đã được đón nhận còn tôi thì không.
Tôi vừa ăn vừa thất thần suy nghĩ: "....À, mà dù có đánh đổi thì cũng là một gánh nặng cho bà ấy thôi".
Dì cúp máy, nhốn nhào đứng dậy.
Dì Mẫn cuống cuồng: "Hai đứa ở lại nói chuyện chơi nhé, còn đói thì cứ gọi thêm. Dì phải đến xem bé Hà thế nào đã".
Tôi: "Hay là để cậu ấy đưa dì đi cho nhanh. Duy Khương có mang theo xe đạp mà".
Dì Mẫn xua tay: "Không cần đâu, dì đi bộ cũng được, bệnh viện cách đây không xa, dì còn phải đi mua cháo này kia cho em nó nữa nên bất tiện lắm".
Tôi: "...Vậy cho cháu gửi lời thăm đến Ngọc Hà nha dì".
Dì Mẫn: "Ừm, hai cháu ở lại vui vẻ nhé".
Dì cười rất hiền hoà, xong, rời khỏi quán. Tôi lén ngoảnh đầu quay sang, phía cửa nơi có bóng dáng dì, bóng dáng mỏi mệt lộ ra sau khi đi khuất.
Tôi: "....".
Duy Khương ngó nghiêng: "Sao đấy?. Sao không ăn nữa?".
Tôi: "Duy Khương thích nhìn bóng lưng của người khác không?. Riêng tôi thì ghét vô cùng, cứ như bản thân bị bỏ rơi lại vậy".
Anh im lặng, tôi quay đầu về phía trước. Bắt gặp ánh mắt hoang mang nọ, tôi nhận xét biểu cảm khá tốt, biết người ta suy nghĩ ra sao. Đó chính là ánh mắt hoang ngại pha lẫn tò mò chằm chằm tới tôi.
Tôi nói thêm: "....Con người ai cũng thế thôi. Đều đâu muốn bị bỏ rơi đúng không?".
Duy Khương gãi gãi mặt, cười ngượng ngùng: "Tính cách của cậu làm tôi khó đỡ được. Lâu lâu trầm ngâm, lâu lâu nói nhiều vô kể, lâu lâu nói ra những từ ngữ kì lạ với vẻ mặt.......".
Tôi: "Vẻ mặt tôi như thế nào?".
Duy Khương mơ hồ đáp: "Giống mất mác thứ gì đó".
Tôi cười khẽ: "Thế giờ cậu muốn tôi dùng nét mặt gì, lời nói ra sao?".
Duy Khương: "Tôi muốn cậu chính là cậu, không phải là gì cả".
Thình thịch. Thình thịch.
Nhịp tim tăng lên đột ngột, cơn nhói đau và tê tái sắp lộng hành cơ thể. Tôi gắng giữ tâm bình tĩnh, tránh những ảo tưởng xuất ra trong đầu. Vì một lời nói bình thường, tôi đã phải lòng anh một cách chểnh mãng.
Tôi tránh ánh mắt anh, khom người cúi xuống giả bộ ăn.
Duy Khương: "Mà Tri Thư này, cậu không học gì sao?".
Tôi: "Ừ. Tôi không thích học đại học".
Duy Khương: "Bộ không có gì để cậu hứng thú học à?".
Tôi: "Có chứ. Tôi rất thích học pha chế nước uống".
Duy Khương: "Không phải, ý tôi là đại học ấy".
Dù có kể ra, cũng không có mơ ước với tới. Nên việc đó tôi lười nhác kể.
Tôi gấp một ít mực từ chén để nguội mà dì cẩn thận đưa ban nãy. Dì Mẫn lúc nào cũng chu toàn mọi thứ, sợ tôi ăn uống không đàng hoàng nên luôn luôn chú ý hành động khi ăn của tôi.
Tôi qua loa đáp: "Không có".
Duy Khương: "Ài, cậu trở về với dáng vẻ bất mãn nữa rồi".
Tôi: "Xin lỗi, đây là tính cách của tôi. Nếu có làm cậu tổn thương thì xin đừng để bụng".
Anh không than vãn tính cách thậm tệ, khẽ lắc đầu, dũi thẳng tay gửi vào bát tôi một ít nấm, Duy Khương rất thích ăn nấm, nhất là nấm hương, anh thích gì sẽ gấp cho tôi đúng ý vậy. Tôi cười thầm trong bụng vì anh đáng yêu.
Tôi: "Cậu thích ăn nấm à?. Tôi thấy cậu toàn gấp nấm cho dì Mẫn và tôi, chứ không phải rau hoặc là thịt. Suốt buổi cậu chỉ ăn nấm thôi á?".
Duy Khương lúng túng: "A, đúng vậy. Tôi thích ăn nấm nên-".
Tôi cười ồ: "Nghĩ tôi cũng thích ăn nấm à. Haha".
Anh ngỡ ngàng: ".....".
Tôi: "Sao đấy?".
Duy Khương: "Vì rất lâu tôi chưa từng thấy lại nụ cười này nên hơi hồi hộp".
.... Thình thịch.
Anh luôn làm tôi ấp úng không thể nói thêm câu nào. Tôi xoa xoa bụng vì đã no, cười cười.
Tôi: "Tôi không thích ăn nấm".
Duy Khương bèn động đũa lấy nấm về, tôi chặn lại.
Tôi: "Tôi càng không thích người khác thô lỗ như này...".
Duy Khương cười khổ: "Sao cậu giống y chang tính dì Mẫn thế. À mà hồi cấp ba cũng đã hung dữ thế này rồi...".
Tôi: "...Tôi khác bây giờ lắm đấy".
Duy Khương: "Không. Rất giống lúc xưa, có điều, dễ gần hơn hồi trước".
Anh cười.
Tôi xấu hổ: "...Cậu chỉ biết cười thôi à?. Mặt sắp nhăn lại rồi kìa".
Duy Khương: "Ngoài cười ra cái gì tôi cũng không biết hết. Nhưng mà sao cậu biết tôi thích nấm?. Chẳng lẽ cậu thích uống trà nên mới thường làm cho khách trà nóng à".
Tôi bình thản, buông đũa xuống: "Tôi không thích uống trà đâu".
Duy Khương: "Nhưng cậu pha chế rất ngon mà?. Nhất là trà hoa cúc, vị trà hôm trước tôi uống vị rất ngọt và se chút đăng đắng. Vị khác biệt quá nên tấm lòng tôi vương vấn hương vị của chúng mãi".
Tôi: "....Bản thân tôi không thích uống mấy loại trà thảo mộc, tuy là tốt cho sức khỏe nhưng tôi không thích. Không thích thì không thể thưởng thức nó được".
Duy Khương: "Không có hứng thú thì vì sao có thể pha ngon đến vậy?".
Đầu tôi hiện lên chữ: "Vì tôi học pha chế trà hoa cúc ngày đêm là để cho cậu uống".
Tôi: "....Tự nhiên nấu trà ngon thôi".
Ăn đồ ăn không thích mà nếu bị ép quá sẽ thành cưỡng chế. Ngay cả tình yêu, không thể ép buộc một người không yêu mình đến bên mình, người đau đớn chỉ có bản thân mà thôi. Cho nên, tôi rất biết thân biết phận trong đoạn tình cảm, lý trí luôn giữ vững để không xiêu lòng trước anh. Tôi không thể để tình cảm chi phối cuộc đời thêm lần nữa, vì tôi đã nhớ ra lời hứa đó thời phổ thông.
Duy Khương cũng ngừng ăn, chăm chú nhìn tôi: "Thế cậu thích ăn gì?".
Tôi: "Lẩu hải sản, đặc biệt là hải sản. Lần nào cũng đều ghé quán này ăn".
Duy Khương: "Thế còn đồ uống?".
Tôi: "Cà phê đen".
Duy Khương nhăn nhó: "Lại là cà phê. Sao cậu thích cà phê đen đến vậy?".
Tôi: "Tôi đã nói lúc trong bệnh viện rồi mà?. Rằng nó giúp não tôi bớt sự mệt mỏi".
Duy Khương buồn rầu: "Nhưng dù sao thì cũng đừng quá lạm dụng nó, nó gây ra nhiều bệnh lắm".
Tôi: "Tôi không động đến nó thường nữa đâu".
Tôi chợt nhớ đến hôm qua, bèn đưa tiền trả lại cho anh. Duy Khương ngây người, không chịu nhận.
Duy Khương: "Không. Tôi không lấy đâu".
Tôi: "Lấy đi, tôi ghét mắc nợ người ta lắm nên đừng từ chối. Đâu phải vào đấy đúng quy luật của nó, tôi được cậu đưa đi bệnh viện là cảm ơn nhiều lắm rồi, nên tiền này xin hãy lấy".
Duy Khương: "....".
Tôi: "Cậu ngại gì chứ?. Dù gì nó cũng là của cậu mà".
Duy Khương: "Nhưng tôi không quan trọng tiền bạc, tôi thật lòng muốn giúp cậu mà".
Tôi: "Ừm, cảm ơn ý tốt đó nên hãy thật lòng nhận lại chút hậu hĩnh này đi".
Duy Khương lắc đầu, chịu thua: "Phục cậu rồi".
Hai chúng tôi ngồi bên nhau nói chuyện giây lát thì ra về.
Lúc ấy tôi đứng trước cửa quán định gọi điện cho An, đúng lúc cầm máy điện thoại bấm nút gọi, tôi vô tình bắt gặp An bên đường, đi chung với một cô gái khác, cả hai cập kè đi đi trên đường vui vẻ. Cô ấy mặc một chiếc váy ren y chang Khả Hân lúc lên nhận giải thưởng của trường. Chiếc váy màu trắng có viền màu vàng, phần eo đính thêm một chiếc nơ dài, vì kiểu dáng thời thượng nổi bật và được khoác lên trên da thịt của cô ấy nên tôi càng nhớ như in. Trường tôi lúc ấy đã tổ chức cuộc thi khuyến khích học sinh đặt bút viết lên một bộ tiểu thuyết cho riêng mình, tất nhiên với trình độ học sinh giỏi văn bao năm trời, tôi nghĩ bàn thắng Cao Anh cầm chắc trong lòng tay, cô rất giỏi về viết văn biểu cảm. Ai đâu ngờ, Cao Anh không những không có giải mà còn bị giáo viên chủ nhiệm phàn nàn vì cô tạo ra một bộ truyện khác biệt nói về người đồng tính và sự đấu tranh của họ. Khả Hân lựa chọn thể loại tình cảm và xây dựng hình tượng nữ chính giống y rang cô ả, tăng bốc nữ chính lên chín tầng mây, lời văn cục ngủn, không truyền đạt cảm xúc lại còn đạo nhiều văn chương, câu từ nổi tiếng của nhà văn khác, thua hẳn so với Cao Anh nhưng vẫn vô tư đứng đầu bảng. Thời khắc kiêu ngạo bước lên nhận giải thưởng văn học, cô như một nàng công chúa được nghênh đón lộng lẫy cùng tiếng reo họ nồng nhiệt. Điều này, tôi không cam tâm cho Cao Anh.
Sự ảnh hưởng của cô ả làm tôi ớn lạnh khi cô liên tiếp cướp đi người trong lòng và lương tâm người yêu hiện tại của tôi. Giờ đây, chả khác nào An muốn để thêm một người con gái làm thế thân của cô ả,....
Tôi phát tiết, lẩm bẩm: "Mẹ nó".
Cũng vì việc tôi chấp nhận hẹn hò với An mà Cao Anh hiểu lầm ngừng liên lạc, nhưng tôi không muốn Cao Anh dính líu vào Thái An, anh chỉ muốn tạo dựng một người yêu giống tình cũ. Vì lẽ đó, tôi dấn thân sâu vào cuộc tình cảm như trò hề vì không muốn Cao Anh đau khổ.
Tôi: "....".
Tôi đứng nghiêm mặt quan sát ở góc khuất. Tôi nhấn nút rồi áp điện thoại lên tai, tiếng chuông điện thoại vẫn tít tít kết nối vào máy đối phương. An xem điện thoại, vội nheo mắt rời khỏi cô nàng. Anh đi ra xa nhấc máy.
Thái An: "Anh nghe?. Có chuyện gì đấy à em?".
Tôi chấn chỉnh lại giọng nói bình tĩnh, kì thực tôi muốn tát cho An một phát mạnh.
Tôi: "Không có gì đâu. Em nhớ anh thôi".
Thái An giọng có chút phô trương, ngạc nhiên: "Ối, anh còn tưởng người cứng ngắc như em không bao giờ nói câu này chứ, làm anh khóc rồi đây".
Coi gương mặt giả tạo kìa, giọng nói vui vẻ mà gương mặt thì vô cùng điềm nhiên như đang nói chuyện với bạn bè làm lòng tôi khen ngợi mãi thôi vì anh diễn quá xuất sắc. An vừa gọi điện cho tôi vừa ôm eo người khác, hôn lên má cô ả.
Tôi: "Anh đang ở đâu đấy?. Em nghe tiếng xe chạy".
Thái An: "...À, anh được thằng bạn rủ đi ấy mà. Khi nào em tan ca, hôm nay trường anh thông báo tránh bão nên về sớm hơn dự tính. Có gì anh sẽ đến quán chờ em".
Tôi xoay người bỏ đi khi thấy anh nắm tay cô nàng từ từ sang đường, cách chỗ tôi khá xa.
Tôi: "Em tan làm rồi. Anh đừng đến đón, em đang trên xe buýt về gần đến nhà rồi".
Thái An: "Vậy à. Vậy anh mua một ít gà rán cho em nhé?".
Tôi: "Không cần đâu. Em ăn no rồi,... em yêu anh".
Thái An: "Ừm. Anh cũng vậy. Vậy anh cúp máy nha".
Cô ta ngu hay sao mà không nghe được bên kia đầu dây là giọng tôi cơ chứ?. Hay là vì tiền nên mới cố ra vẻ mặt vui, đóng một màn kịch ân ái nam nữ với anh đầy rẻ tiền.
Tôi vừa bước đi vừa lẩm bẩm: "...Khốn nạn quá đi".
Về đến phòng trọ, tôi cất ba lô rồi pha một tách cà phê ra ngoài sân uống. Tôi ngồi xuống ghế, nạp từng ngụm cà phê vào cơ thể. Trên tay cầm mảnh giấy ghi thực đơn ăn uống bác sĩ đưa cho hôm qua, có cả đống thuốc chưa động đến một lần. Tôi trầm lặng, đưa mắt nhìn dải mây đen vần vũ đầy trời, xám đen một mảng lớn bay dần đến. Mọi người xung quanh dãy trọ đều ráo riết kéo nhau củng cố nhà cửa, đóng chắc cửa nẻo và gia cố thêm cây che chắn vì sợ có vật lớn bị thổi bay vào. Còn tôi, tôi ngồi trước nhà trên một băng ghế đá, ngồi thất thần nhớ lại nụ cười tươi của Khương.
Tôi suy nghĩ: "Nói mới để ý, từ khi Duy Khương xuất hiện bất ngờ trong cuộc sống của mình. Mình đã giao tiếp với mọi người xung quanh khá nhiều".
Cứ như một phép màu ban xuống cuộc sống đầy tăm tối, tôi nắm được một sợi dây cứu giúp rồi?.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro