#8: Người mẹ thứ hai.
Qua ngày hôm sau.
Tôi ưỡn cong người thức giấc sau một đêm an giấc. Thái An đã rời giường từ lúc nào, anh pha một ít cà phê nhăm nhi vào bữa sáng. Dáng người cao ráo đứng trước tấm kính lớn trong suốt, trầm ngâm ngắm quang cảnh thành phố. Mặt trời hôm nay bị che lấp bởi những đám mây xám, nền trời trở thành một màu tối om dù đã hơn bảy giờ sáng.
Tôi nhẹ nhàng đứng dậy, đi đến, ôm anh. Thái An thích nhất là được ôm ấp từ phía sau, mỗi sáng đều đòi hỏi được tôi ôm thật chặt. Cứ cách vài ngày, tôi hay gượng gạo làm thế, bởi đây là cách để tình yêu chúng tôi không buồn chán.
Thái An cười mỉm xoa xoa bàn tay tôi: "Dậy rồi à?. Đây là lần đầu tiên em ôm anh trước luôn đó".
Tôi: "Vâng".
Thái An xoay người về phía tôi, hôn lên má: "Hôn anh đi".
Tôi: "Hôm nay em không có hứng thú đâu, bữa khác đi".
Thái An bĩu môi: "....Oa. Lạnh lùng quá đó".
Tôi: "Anh muốn bị lây cảm thì cứ việc nhé".
Thái An cười cho qua. Anh đặt ly cà phê đã uống xong lên bàn tròn kế bên. Xong, ôm hôn tôi càng chặt.
Thái An: "Được rồi. Anh có năng lượng rồi".
Tôi: "....Anh thích được hôn đến vậy à?".
Thái An gật gật: "Rất mê là đằng khác".
Thái An chạm vào má tôi, nhéo một cái. Tiếp tục nói: "Bữa nay em có đi làm không?".
Tôi: "Có".
Thái An nhăn mày, giở giọng khó tính: "Hôm qua dự báo có bão lớn đổ vào Sài Gòn mà còn bắt đi làm nữa à?".
Tôi cười nhạt: "Chắc là mở quán không đến tối đâu nên không sao".
Thái An: "Biết rồi, vậy anh sẽ đưa em đi làm. Mau đi thay đồ đi".
Tôi: "Ừm".
Đến cửa tiệm.
Vừa đến, tôi đã thấy quán mở cửa. Tôi bước vào, đưa mắt liếc qua những vị khách, mới sáng sớm đã có rất nhiều vị khách đến để uống cà phê sáng rồi bàn chuyện vu vơ. Tôi nhanh bước đến cửa tủ phía sau cất ba lô, sau đó mang tạp dề rồi tiếp tục công việc làm thêm như bao ngày.
Dì Mẫn thấy tôi, liền đi đến hỏi han: "Tri Thư, cháu có còn sốt không?. Hôm qua A Khương lục đục hỏi thăm ta nhà của Thái An bạn cháu ở đâu nên ta chỉ cho nó, nó kể khi đến thì thấy cháu sốt li bì nằm trên giường, đưa đến bệnh viện thì gần quá trưa mới tỉnh".
Tôi: "Cháu không sao đâu, dì đừng lo".
Dì Mẫn lo lắng, vỗ vai tôi: "Con bé tội nghiệp, giờ đang bước vào mùa mưa nên phải chú ý đừng để mắc mưa đấy!".
Tôi cười cười: "Cháu cảm ơn dì đã quan tâm. Cháu sẽ chú ý".
Tôi cúi đầu chào rồi sau đó đi đến quầy pha chế bắt tay vào làm việc. Tôi đưa mắt sang anh, anh đang bưng nước đến bàn của những vị khách lớn tuổi. Quán của chúng tôi nằm trong hẻm, không thuận lợi như ở mấy quán khác nằm trên đường lộ lớn nhiều xe cộ chạy qua, dù vậy nhưng vẫn đông khách. Và đoán ra một điều, khi anh đến làm việc tại nơi đây còn thu hút khách nhiều hơn thế nữa, đa số là khách nữ. Linh cảm tôi chẳng bao giờ sai, bây giờ Duy Khương khác xa với trước đây, tóc của anh được cắt gọn lên chứ không dài như năm lớp mười hai. Gương mặt anh chính là thứ vũ khí lớn để câu khách vào quán.
Tôi nghĩ: "Tôi không tự tin việc có thể liếc nhìn anh bị con gái thả dê đâu!".
Trước đây có một cậu nam sinh học cấp ba đến xin việc, làm được vài hôm thì bị đám con gái chọc ghẹo, thả thính này nọ. Vì là trai tơ nên sợ quá chạy mất dép, không dám làm phục vụ thêm lần nào.
Tôi lẩm bẩm: "Kể ra thật hài hước, nếu tôi mà là con trai thì có được người khác thả dê không ta?".
????.
Tôi suy nghĩ điên khùng dở hơi gì vậy?. Tư dựng tưởng tượng lung tung việc nhảm nhí, nhưng đã lâu tôi chưa nghĩ mấy việc khôi hài thế này. Tôi bật cười thành tiếng.
Bỗng dưng, có một giọng nói truyền sau tai: "Tri Thư".
Tôi giật mình xém đánh rơi chiếc cốc đang lau, quay sang đánh mạnh vào vai anh: "....Cái gì vậy?. Điên à???".
Duy Khương đứng ngây ra: "....Xin lỗi, làm cậu giật mình à?. Lâu rồi chưa thấy dáng vẻ cậu đánh người thế này".
Tôi điều chỉnh lại lời nói, trở về gương mặt điềm tĩnh, xua tan đi không khí ngại ngần do mình tạo ra.
Tôi: "Không, xin lỗi vì đã đánh cậu, có chuyện gì?".
Duy Khương: "Có khách gọi một ly trà hoa cúc ấy".
Tôi kinh ngạc, trong thực đơn quán không có ghi trà hoa cúc, khách cũng đâu ai biết tới, vậy sao giờ có người gọi.
Tôi nghi ngờ, nghiêng đầu dò hỏi: "Trong menu đâu có món đấy".
Duy Khương sửng sờ: "Ủa?. Vậy, vậy sao hôm bữa cậu mời tôi dùng trà hoa cúc?".
Tôi nhìn đến vị khách trung niên đang ngồi thư thả một mình xem báo.
Tôi: "Chính tôi là người nên hỏi sao ông ấy biết có trà hoa cúc, đó giờ tôi đâu có pha nó cho khách?".
Duy Khương cười, gãi đầu: "Thật ra là tôi đề cập cho ông ấy vì ông ấy không biết dùng đồ uống gì. Hihi".
Tài lanh quá rồi. Tôi nhịn cười, đúng là tên ngốc nhiệt tình.
Tôi: "Được rồi được rồi. Có khách vào kìa, cậu đi đến hỏi khách uống gì đi, tôi sẽ pha cho ông ấy thứ khác".
Duy Khương: "Xin lỗi nhé, tôi lanh miệng quá rồi. Tôi sẽ chú ý hơn...".
Một lát sau. Tôi bưng nước đến phía ông, ông ấy đang viết viết vẽ vẽ gì đó.
Tôi lên tiếng: "Trà thảo mộc của chú đây ạ".
Người đàn ông nhăn mài: "Tôi gọi trà hoa cúc mà?".
Tôi: "Nhưng ở quán không có trà hoa cúc đâu ạ. Cậu sinh viên ban nãy mới đi làm lần đầu nên có chút sai sót, mong quý khách bỏ qua cho".
Người đàn ông im lặng thay cho câu đồng ý. Tôi đứng đó, chờ đợi ông ấy uống một ngụm mới an tâm sợ khách không thích. Người đàn ông dừng lại một chút, ngửi thử mùi trà thì gật gù khen thơm.
Tôi mỉm cười: "Trà này giúp trị mất ngủ, âu lo và ngừa tim mạch. Vì cháu thấy chú có chút mệt mỏi nên mới mạnh gan mà pha cho ạ. Mong chú thích!".
Người đàn ông cười thành tiếng, bèn ngước lên, trông khoảng tầm bốn mươi mấy. Thấy tôi, ông ngơ ngác đôi chút.
Người đàn ông bất giác hỏi: "...Thục Huệ à?. A, không phải, không phải, không phải Thục Huệ, nhìn cháu rất giống một người...".
Tôi sửng lại. Đứng lặng lúc lâu mới có thể thoát ra khỏi câu hỏi vừa nãy.
Tôi: "....Sao chú biết mẹ cháu?. Mẹ cháu tên là Thục Huệ".
Người đàn ông bất ngờ: "Hoá ra là con gái của Thục Huệ à?. Ta là Trần Lam, là bạn của mẹ cháu. Xin lỗi vì nhìn nhầm cháu thành bà ấy, nhưng gương mặt cháu rất xinh đẹp, rất giống mẹ cháu hồi trẻ".
Tôi cúi người đi một chút, vội dùng vẻ mặt vui tươi khi gặp trúng bạn bè cũ của ba mẹ. Vài năm trước, khi còn ở nhà, tôi luôn được dạy phải niềm nở với bậc trưởng bối, nhất là khi bạn bè của ông bà đột xuất đến chơi nhà. Những lúc đó, tôi luôn diễn nét mặt vâng lời nhất có thể.
Tôi: "Dạ vâng. Cháu chào chú Lam".
Chú Lam cười cười, uống một ngụm trà. Liền khen lấy khen để, vừa khen tôi ngoan, lễ phép vừa khen trà tôi pha vị rất ngon.
Tôi gật đầu cảm ơn, sau vội rời về quầy nguyên liệu tiếp tục pha nước cho khách dùng.
Đến trưa, quán đóng cửa sớm vì nghe đâu trên báo đài có cơn bão từ biển Đông đổ vào đất liền, Sài Gòn và một số tỉnh khác sẽ phải hứng chịu sức gió của cơn bão lớn. Bão sẽ giật lên cấp độ cao khi đến Sài Gòn vào lúc gần tối. Quán xá, nhà nhà, người người chuẩn bị chống bão kĩ càng. Tôi ghét thời tiết xấu, vì không được đi đâu vào những thời điểm nhàm chán do gió bão hoành hành.
Anh đóng kính cửa sổ xung quanh, tắt hết đèn rồi sau đó đóng cửa chính. Tôi và dì đứng đợi, hôm nay quán đóng cửa sớm hơn nên mọi người tính đi ăn cơm sau đó về nhà.
Dì Mẫn càu nhàu: "Đúng thật là, cứ hễ đến mùa mưa là lại xuất hiện bão dữ. Lúc sáng dì nghe khách nói đua nhau là bão lên tới cấp mười rồi đấy. Chưa kịp đến đất liền mà đã lên mấy cấp rồi, ha...".
Duy Khương khoá cửa cẩn thận xong xuôi hết thảy, anh đeo ba lô trên vai: "Cháu mong bão sẽ chuyển sang hướng khác. Không làm tổn hại đến người dân và nhà cửa".
Dì Mẫn: "Ta cũng mong vậy. Thôi, chúng ta đi ăn đi nào".
Dù nhà cửa có to lớn đến đâu, một khi đứng trước thiên tai thì khó lòng mà trụ vững, con người cũng vậy,.... Tôi trầm lắng, bấm bấm vào màn hình điện thoại nhận tin nhắn của An. Đại khái là tôi bảo đến gần chiều hẵng đến đón, tôi muốn đi ăn thật lâu với Duy Khương và dì Mẫn.
Chúng tôi đến quán ăn gần đây, dì kêu ra món lẩu hải sản và thịt bò nướng, gà chiên nước mắm cùng một ít gỏi xào tôm khô. Dì nhanh tay gấp cho tôi một miếng thịt bò lớn vừa được anh nướng xong.
Dì Mẫn: "Cháu còn mệt, ăn nhiều vào cho tẩm bổ nhá!".
Tôi đón lấy chén cơm đầy thịt, mỉm cười tươi: "Cháu cảm ơn dì ạ, cháu sẽ ăn ngon".
Dì Mẫn: "Nhưng mà sao cháu không xin nghỉ một ngày đi. Cháu còn chưa khỏe mà phải làm việc thế này!".
Tôi: "Cháu không sao đâu, chỉ có công việc pha nước cho khách thì đâu có gì gọi là nặng ạ. Bệnh vặt nên uống thuốc là khỏi ngay".
Dì Mẫn bắt đầu làu nhàu: "Bệnh sốt mà là vặt à?. Cái con bé này thật khiến người ta lo chết đi mà, lần trước cháu đã từng bị cảm gần một tháng chưa hết, còn việc cháu bị ngộ độc do ăn quá nhiều đồ ăn nhanh đấy".
Duy Khương chậc lưỡi, mệt mỏi: "Dì à, đừng tức giận nữa. Trời đánh tránh bữa ăn đó".
Tôi vừa ăn vừa nghe dì cằn nhằn to nhỏ, cũng đã quen việc bị dì ấy quở trách vì ăn uống không lành mạnh. Tôi không thấy phiền phức vì bị người không chung dòng họ bà con cho ăn vài câu la mắng. Dì Mẫn chỉ vì muốn tốt cho tôi nên mới càu nhàu khó chịu. Tôi thích được người khác quan tâm, khi được dì ấy trách phạt không biết lo giữ thân thể thật khỏe mạnh thì lúc ấy tôi đã rất vui, vui vì trên đời còn có người sợ tôi biến thành tệ hại.
Tôi nuốt miếng thịt bò thơm phức, đồng thời và cơm vào miệng rất nhanh, nhai nhai thật kĩ mới dám nuốt xuống.
Tôi cười hề hề: "Dì Mẫn cứ la cháu nữa đi ạ. Cháu rất thích tiếng mắng yêu của dì, giống như mẹ cháu thường hay mắng cháu,...".
Dì Mẫn thở dài một tiếng tỏ ra không vui, vẫn vang lên tiếng nói đều đều không nhỏ không lớn, tay dì vẫn gấp bạch tuột và tôm vào chén phụ bên cạnh để cho nguội hẳn, song, mới đặt gần chỗ tôi.
Dì Mẫn lo lắng nhưng vẫn bày vẻ mặt giận dỗi tôi: "Nếu thế thì phải ăn nhiều vào đây, nghe chưa?".
Tôi: "....Cháu cảm ơn dì".
Dì Mẫn rất tốt bụng. Cứ như người mẹ thứ hai của tôi, ban cho tôi chút tình yêu không mấy trọn vẹn của gia đình.
Duy Khương: "Chà, hai người làm con cứ tưởng cả hai là mẹ con ruột không ấy".
Dì Mẫn phì cười, ăn một ít gỏi xào: "Vốn dĩ từ đầu nó được xem là con gái của ta mà".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro