#10: Mẹ tôi.
Sau khi ra trường được vài ngày, tôi thường mơ thấy một bóng dáng con trai nắm tay tôi chạy nhảy trên cánh đồng lớn, đôi tay thon dài và to lớn, nắm chặt tay tôi không tách rời. Khoảng thời gian ngủ như mất trí nhớ kéo dài đôi khi là ngắn hoặc dài, giấc mơ lặp đi lặp lại nhưng tôi không nhàm chán, vì mơ thấy Duy Khương nên rất hạnh phúc. Nhưng mà hôm qua, lúc trời mưa bão ầm ầm, đổ ào ào xuống mái tôn của phòng trọ nhỏ. Tôi đã mơ thấy anh không còn nắm lấy tay tôi nữa,... Thay vào đó, anh nắm lấy tay cô ấy và biến mất khỏi tôi, nơi tôi đứng từ một thảo nguyên trồng đầy hoa oải hương tím mơ mộng khi anh bỏ mặc tôi rời đi, lập tức cánh đồng héo úa, hoá thành tro tàn, đen tối không lối thoát. Tôi đứng ngây ngốc cùng đôi chân không thể di chuyển, nơi đó là nơi không một ánh sáng, không một tiếng động, mắt tôi bị che lấp một màu đen vô tận, nhìn đi đâu cũng là một màu tối tăm, u uất.
Tôi tiếp tục chìm vào vũng lầy,....
Bỗng, có một sợi dây quấn chặt cổ, tôi ngước nhìn, đó là Thái An. Anh ra sức kéo tôi lên cao thoát khỏi vũng bùn lầy nhơ nhớp, càng lên cao, cổ tôi càng bị xiết chặt khó thở, càng cố vùng vẫy thoát khỏi, càng đau đớn hơn, càng muốn chết đi cho xong,...
Sự cứu rỗi của An vừa từ từ giết chết tôi vừa từ từ cho tôi cảm giác muốn được sống, nhưng lên quá cao, sợi dây quấn trên cổ đã để lại cho tôi một dấu ấn khó phai.
Tôi tỉnh dậy, nheo mắt khi trời rạng sáng. Tai văng vẳng tiếng chuông điện thoại kêu không ngừng, bên ngoài đã không còn tiếng mưa rơi, cơn bão đi qua rất nhanh, những tàn dư nó để lại là những vũng nước trước sân trọ tập thể. Trọ tôi nằm trong góc hẻm cũ, giá cả nơi đây hợp với túi tiền và hàng xóm thì biệt lập, không ai nói chuyện với ai nên rất hạp ý tôi. Tôi mở cửa, đón lấy ánh nắng rạng sớm, hấp thụ tinh hoa đất trời một cách uể oải, toàn thân đau nhức khó hiểu.
Tôi vò đầu, lẩm bẩm: "Đến cả trong mơ cũng vô phúc".
Mấy phút sau, tôi nhận được tin nhắn của dì Mẫn, dì ấy bảo hôm nay sẽ đóng cửa nghỉ một ngày vì phải chăm sóc cho Ngọc Hà, bệnh tình cô ấy chuyển biến nặng, bị liệt tứ chi vì tai nạn nghiêm trọng vào ngày ra trường, bao nhiêu ước mơ hoài bão của cô đều bị đạp đổ xuống sông bể. Dù đã luyện tập qua mấy năm trời nhưng vẫn không thể đi đứng, mỗi ngày đều có y bác sĩ, dì còn thuê người chăm sóc hộ, ra vào túc trực săn sóc chăm nôm sợ cô ấy một mình bất tiện. Đúng là một cô gái bạc mệnh, ngay cả sống cũng trở nên khó khăn.
Tôi thở dài, lòng lân lân cảm xúc khó tả mà chính tôi không biết đó là gì. Nhưng tôi muốn đến thăm cô ấy,...
Không chần chừ, tôi chuẩn bị đến bệnh viện ngay thì nhận được một cuộc điện thoại của An, vừa kịp nhấn nút xanh, bên kia đã bực mình cáu gắt lớn tiếng.
Thái An: "Sao em không đến nhà anh?. Anh đã bảo em đến nhà anh mà, báo hại cả đêm anh không ngủ được vì chờ em!!!!".
Tôi quên mất nhiệm vụ dỗ dành cho anh ngủ, mà nhờ thế, tôi được hưởng trọn giấc ngủ thoải mái đến kỳ lạ.
Tôi: "Có chuyện gì?".
Thái An: "Sao em về phòng trọ?. Rõ là em bảo em về nhà mà?. Đến tối về anh chả thấy em đâu, điện thoại thì không nhấc máy, nhắn tin thì không trả lời...".
Tôi hờ hững đáp: "Thì trọ cũng là nhà em mà".
Thái An nổi đoá, la hét: "....Em còn nói?!!".
Tôi: "Mới sáng sớm anh muốn gì?. Cãi nhau thì em không có hứng thú đâu".
Thái An: "Em, em bây giờ rất khác,... Không giống với trước đây".
Tôi: "Em vẫn vậy, chỉ là anh nhạy cảm quá thôi. Em bận rồi, cúp đây!".
Nói xong, tôi tắt nguồn điện thoại bỏ vào trong túi áo khoác rồi đóng cửa trọ. Đi ra trước hẻm, rẽ sang trái mua một ít trái cây đến thăm Ngọc Hà. Tôi từng gặp cô ấy vài lần, hình ảnh đáng nhớ là gương mặt xinh đẹp mỉm cười chào tôi, giọng nói rè rè, khó nghe, trả lời vài từ đã hụt hơi. Gương mặt đau đớn khi không thể nhấc chân lên, gương mặt buồn bã khi thấy dì Mẫn rơi lệ. Tất cả mọi thứ tôi nhớ không quên.
Đến bệnh viện.
Dì Mẫn bón cháo cho cô và có cả Duy Khương ở đó. Thấy tôi, anh và dì mỉm cười thân thiện chào hỏi, tôi gật đầu đáp lại.
Tôi: "Chào dì, chào Duy Khương".
Dì Mẫn: "Cháu còn đau đầu không?. Sao không ở nhà nghỉ ngơi?".
Duy Khương: "Nhà trọ của cậu có thiệt hại gì không?. Hôm qua mưa bão thêm gió lớn ghê hồn!".
Tôi vụng về đặt trái cây lên trên tủ, nhấc ghế ngồi xuống kế bên dì Mẫn. Vì không biết trả lời ai trước tiên nên tóm gọn một câu ngắn.
Tôi: "Ổn hết ạ".
Dì Mẫn quay mặt sang cô gái nằm trên giường bệnh: "Ngọc Hà à, có Trương Thư đến thăm này!".
Tôi: "Chào Ngọc Hà".
Gương mặt cố gắng nở một nụ cười thật tươi trông khá lâu, mất một khoảng thời gian mới cười được một nửa. Ngọc Hà định nói gì với tôi nhưng rồi lại thôi. Thấy con gái bệnh tình chuyển biến xấu, dì thở dài.
Dì Mẫn: "Sau cú tông hai năm trước, Hà nó được chẩn đoán liệt tứ chi, tập luyện mấy năm cũng không trở về cuộc sống lúc xưa".
Dì bắt đầu ngậm ngùi, Duy Khương trấn an xoa xoa tấm lưng run rẩy.
Duy Khương: "Dì đưa bát cháo đây, để cháu đút cho em ạ".
Tôi: "Mong dì đừng buồn, cháu tin sẽ có phép màu chiếu đến cậu ấy. Người tràn đầy nhiệt huyết mỗi ngày đi lại như cậu ấy sẽ được ông trời báo đáp xứng đáng".
Dì Mẫn nâng vạt áo, lau đi nước mắt rơi xuống: "Dì đau lòng vì bé Hà không được hưởng cuộc sống nó đáng có. Đám bạn cùng trang lứa học chung cùng nó đã học đại học, hoặc đi đây đi đó thực hiện mơ ước, còn bé Hà chỉ có thể mỗi ngày ráng tập luyện, mà kết quả thì....".
Tôi: "....".
Tôi rất tiếc vì điều đó.
Khẽ đưa mắt nhìn anh, anh đang kĩ lưỡng thổi nguội cháo rồi đút từng thìa cho cô nhưng cô không thèm ăn. Ngọc Hà nhăn mài, cố gắng mở miệng nói nhưng không được.
Tôi: "Sao cậu ấy không thể nói được, lần trước vẫn có thể nghe mà?".
Duy Khương trầm mặt, buồn bã: "Bác sĩ vừa chẩn đoán em ấy liệt dây thần kinh số bảy và thanh quản, biểu cảm và giọng nói đã dần mất cảm giác rồi".
Dì Mẫn nghe đến đây, uất nghẹn không thể diễn tả: "Trời ơi, con bé có tội tình gì?. Sao ông trời bắt nó chịu nhiều đau đớn thế này!!!...".
Tôi im lặng. Vỗ lưng dì trấn an: "Liệt cơ mặt và thanh quản có thể điều trị, chỉ là hơi tốn thời gian. Dầu gì cũng phải gắng lên dì à, nếu dì cứ khóc mãi thế này cũng không phải là cách....".
Duy Khương: "Đúng đó dì. Y học tiên tiến nên chắc chắn sẽ chữa được".
Cuộc đời luôn bất công. Bất công một cách tôi bất lực thần trí. Nhìn cuộc đời chó thấy còn chạy của mình đã nghiệt ngã, phát hiện ra người khác còn bất hạnh hơn mình gấp trăm lần.
Tôi lặng người đi, bất giác nắm tay của cô nàng xoa xoa mặc dù cô không có cảm giác gì cả.
Tôi: "Cố lên Ngọc Hà. Cậu có thể thực hiện ước mơ của mình mà. Tôi tin ở cậu".
Ngọc Hà cảm động, rơi nước mắt. Cảm giác chết đi một giây và tủi thân cho cô nàng xinh đẹp biết bao nhiêu.
...Thăm được một lát, Duy Khương và tôi ra về. Tôi cùng anh rảo bước trên con đường lớn, phố thị đầy tiếng xe cộ chạy qua.
Duy Khương: "Cậu đang nghĩ gì mà buồn thế?".
Tôi: "Nghĩ đến Hà".
Duy Khương thở dài: "Em ấy rất ngoan hiền và giỏi giang nhiều thứ. Vậy mà gặp tai nạn làm chết đi nửa cuộc đời".
Tôi thấy là nguyên cuộc đời thì đúng hơn. Không đi lại, cầm nắm được thứ gì thì cũng bằng nghĩa với việc dù có giỏi đến đâu cũng trở nên vô dụng. Tôi ức chế vì người tài giỏi như cô mà thành ra như vậy, có phải ông trời đang không công bằng.
Tôi mệt mỏi, vuốt ngược mái tóc ra sau.
Duy Khương: "Tri Thư,... Tóc cậu dài đi nữa rồi. Trước đây đã dài, giờ còn dài thêm".
Tóc tôi dài đến tận eo. Không vì thế mà thấy nóng nực hay không tiện, tôi thích mái tóc dài mỗi lần xoã xuống. Nhưng tóc tôi rất lâu ra, dưỡng mãi dưỡng mãi vài tháng mới dài được một gang tay.
Tôi: "Không hợp sao?".
Duy Khương: "Không, không đâu. Rất đẹp, cứ như thần tiên tỉ tỉ".
Tôi cười phì, không tin anh nói mà giọng không ngượng: "....Cậu có phải nhầm lẫn không?. Tôi không có tố chất thần thánh vậy đâu".
Duy Khương thầm thì: "Nhưng năm lớp mười đã là thần rồi không phải sao?".
Tôi ngẩn người: "....".
Anh rối bời, ngại ngùng lẩn tránh. Anh làm tan đi cơn ngượng ngùng bằng một câu thường lệ.
Duy Khương: "A, cậu có muốn đi ăn không?".
Tôi: "Không, tôi không ăn đâu. Tôi phải về nhà".
Duy Khương:"Nhà trọ à?. Nghe dì kể cậu ra riêng sau khi học cấp ba xong".
Tôi: "Ừ. Tôi ở trọ riêng trong hẻm gần đây. Ý tôi là về nhà ba mẹ, lâu rồi tôi chưa về".
Duy Khương: "À, ra vậy. Thế thì mai gặp nhé".
Tôi: "Ừm".
Duy Khương: "Nhớ ăn uống đầy đủ nhé".
Tôi: "Ừm".
...
Tôi về lại căn nhà cũ. Cảm giác quen thuộc hiện ra trước mắt, nơi đây từng là tất cả và cũng là một nơi tôi không muốn về nhất.
Tôi vừa mở cửa bước vào, tiếng đồ đạc loạng xạ và tiếng hét thất thanh của mẹ, mẹ bị ông ta nắm đầu tát bôm bốp, song, tặng cho cú đạp vào bụng... Mới vừa đặt chân vào nhà, được chiêm ngưỡng cảnh ba mẹ đánh nhau thật mở mang tầm mắt một bậc về nhân cách con người.
Mẹ tôi thấy tôi, đỏ mắt nhìn: "Tri Thư?. Con về rồi đấy à?. Mau, mau vào nhà tắm rửa nghỉ ngơi đi con. Mẹ có làm canh sườn thịt heo mà con thích đấy".
Tôi lặng người, bàng hoàng chạy đến đẩy ông ta ra. Lần nào về cũng thế, lần nào về cũng chứng kiến cảnh tượng tan nát lòng. Tôi đỡ mẹ đứng dậy, mẹ khóc lóc đẩy tôi đi vì không muốn tôi bị đánh. Ba tôi ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tôi dám trả treo lộng hành, ông không ngần ngại tặng cho tôi vài cú tát vào má.
Ba vừa đánh vừa chửi: "Con điếm, mày còn dám về hả?. Hôm nay còn cả gan đẩy ba mày, mày chán sống rồi sao?".
Tôi tức giận, gồng người đẩy ông ta xuống đất vì không chịu nổi bản thân bị người khác vô cớ đánh đập tàn nhẫn, tôi không hiểu vì sao mẹ có thể cam chịu đến cùng cực tận mấy chục năm không dám lên tiếng.
Tôi gào lên: "Mẹ nó, tôi chán sống rồi đấy. Có giỏi thì giết chết tôi đi, tôi cũng không muốn sống uất ức như vậy".
Mẹ tôi sợ hãi, kéo tôi lùi về sau: "Con ơi, sao con lại đẩy ba".
Ba chỉ vào mặt tôi: "Mày, mày ăn gan hùm uống mật gấu rồi hả?. Hôm nay dám cả gan chửi tao?".
Mẹ: "Tôi xin ông, đừng đánh con bé, nó lỡ dại nói năng sần bậy. Con mau xin lỗi ba đi".
Tôi nhăn mài, gắt gỏng gạt tay bà: "Mẹ bị ông già đánh mấy năm không chán à?. Mẹ chán chưa chứ tôi chán vãi cả ra rồi. Mẹ thích im im nên bắt tôi im theo mẹ luôn à?".
Ba tôi bắt đầu đập phá đồ đạc, mặt mài tức tối như một con hổ dữ định sắn vào tôi nhưng mẹ ngăn lại, kết quả mẹ bị ông ta tát vài phát. Tôi tức điên người, trong giây phút mất trí, tôi cầm con dao gọt hoa quả trên bàn đưa trước mắt ông.
Vì quá áp lực. Tôi muốn chết.
Tôi: "Ba nói ba là người đẻ ra tôi đúng không?".
Ba kinh hãi: "Mày muốn làm gì?".
Tôi cười nhạt, đặt con dao xuống bàn kế bên ông.
Tôi khẽ đáp: "Lấy lại đi".
Ba tôi cáu gắt, hét toáng: "Con mẹ mày, lấy cái gì?".
Tôi: "Giết tôi đi. Ba giết tôi đi, có giỏi thì giết đi, tôi sống mấy năm cũng đã đủ".
Ba phát run vì tức: "Mày, mày...."
Mẹ tôi không chịu, khóc càng lớn. Bà kéo tôi ra ngoài trong khi ba tôi đứng sửng người tại đó, tôi biết, ông ta không dại gì mà dùng con dao này đâm tôi chết. Nếu tôi chết ông ta sẽ gánh tội danh giết người thân, không, tôi không phải con ông ta. Tôi không nhận ông ta là ba, tôi không có ba.
Mẹ tôi khóc lóc đến sưng mặt, đôi mắt đỏ ửng cùng những vết thương bầm tím trên da. Bà kéo tôi ra ngoài để tôi bớt cơn nóng giận.
Tôi: "Mẹ, mẹ sống tủi nhục đến giờ này không chán à?".
Mẹ mếu máo, khóc nức nở: "....Xin lỗi con".
Tôi: "Mẹ xin lỗi tôi biết bao nhiêu lần?. Tôi đã bảo mẹ bỏ quách ông già điên đó đi, tôi đã bảo tôi đủ năng lực để lo cho mẹ cả đời mà mẹ không chịu nghe, lần nào cũng bị đánh vô cớ dẫn đến nhập viện hết".
Mẹ tôi khóc lóc, dụi dụi nước mắt đang trào ra ngoài: "Mẹ không cần tiền của con, mẹ chỉ muốn con không bị người khác nói là đứa không có đầy đủ gia đình".
Tôi nghiến răng, uất ức vô cùng: "....".
Tôi ngồi gục mặt trên ghế, vò đầu bức tóc vì tức tối.
Tôi: "Lần nào cũng vậy, lần nào mẹ cũng sợ hãi này nọ. Mẹ làm ơn ly hôn giùm tôi cái đi, tôi không quan tâm đến lời ai nói gì về tôi, dù gì cuộc sống tôi cũng như đống giẻ rách rồi thì tôi làm đách gì quan tâm sự đàm tiếu của người khác nữa chứ?....".
Mẹ tôi ôm cánh tay tôi, gục xuống xin lỗi không ngừng. Tiếng khóc của bà vang lên bên tai làm tôi đau khổ theo. Tôi vô cảm ngắm những bông hoa đang nở ở góc sân nhà, thật đẹp,...
....
Ba: "Tri Thư?. Mày về rồi à?. Tao còn tưởng mày bỏ luôn cái nhà này rồi chứ?".
Tôi tỉnh táo sau cơn mộng mị của hai năm trước. Tôi ngước mắt lên, mẹ đã không còn ngồi kế bên, khi tôi thoát khỏi cơn mơ tưởng thì đây chính là thực tại tôi phải đón nhận.
Tôi lạnh lùng trả lời: "....Tôi về đốt nhang cho mẹ thôi".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro