Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

The gioi

Câu 33(10.3): Đặc điểm  kinh tế các nước đang phát triển

Trả lời:

- Gồm  một số quốc gia nằm ở Châu á, Phi, Mỹ La Tinh

- Phần lớn, các nước  này trước kia là thuộc địa hay  phụ thuộc

- Trình độ kinh tế -x• hội thấp

- Cơ cấu kinh tế bất hợp  lý

- Trình độ KHKT, dân trí, số người có trình độ khoa học tỷ lệ thấp, số người mù chữ cao.

- Quá trình đô thị hoá thấp, tự phát, dân thành thị chiếm 30%. Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số.

- GDP bình quân đầu người thấp, thiếu việc làm, thất nghiệp, di dân ra thành phố,ra nước ngoài nhiều.

- Khoảng cách giàu nghèo lớn.

- Nợ nần nước ngoài nhiều, không có khả năng chi trả.

- Luôn ở vị thế nhập siêu.

- Đa số các nước đ• tiến hành cải cách, song tính hiệu quả không giống nhau, còn nhiều việc phải làm. Nhiều nước đ• thành công và nằm trong khối NIC

Toàn cảnh địa lý kinh tế - x• hội thế giới

Câu 34(1.1): Đặc điểm và xu hướng của nền kinh tế thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.

Trả lời:

1- Tốc độ tăng trưởng cao trong những thập kỷ 90 (Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản). Cuối thập kỷ 90 và đầu thế kỷ 21 chậm lại trử TQ. Giữa thập kỷ đầu thế kỷ 21 tăng (Mỹ, TQ, Nga, N, ĐNA, Nam á)

2- Cơ cấu kinh tế TG thay đổi dưới tác động của cuộc cách mạng KHKT và công nghệ phát triển mạnh.

3- Sự bùng nổ của cách mạng KHKT và công nghệ hiện đại là động lực chính thúc đẩy nền KT-XH TG phát triển (Loài người bước vào cuộc cách mạng KHKT lần thứ 3: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và năng lượng, công nghệ sinh học, vũ trụ, đại dương, Mỹ bước sang cuộc cách mạng KHKT lần thứ 4, chuyển từ x• hội hàng hoá sang x• hội thông tin và nền kinh tế trí thức.

4- Toàn cầu hoá- quốc tế hoá ngày càng tăng. Có nhiều cơ hội và thách thức đến với mỗi quốc gia, cần nắm bắt kịp thời, đi tắt đón đầu thì cái được sẽ rất lớn, nếu không sẽ bị tụt hậu.

5- Sự hình thành các thị trường kinh tế khu vực tăng mạnh (khu vực hoá) để hình thành các khu vực có địa thế chiến lược về mặt kinh tế.

6- Tự do hoá mậu dịch - trở thành quy luật cua rnền kinh tế TG thế kỷ 21.

7- Sự hình thành xu hướng địa phương hoá.

8- Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng.

9- Xu hướng ưu tiên cho phát triển kinh tế đang lôi cuốn cả cộng đồng TG

10- Đa dạng hoá quan hệ đối ngoại ở tất cả các châu lục.

Câu 35(2.1): Tình hình chính trị, x• hội, an ninh thế giới trong thập kỷ 90 và đầu thế kỷ 21 có những biến động gì lớn. Nhận xét sự biến động đó, ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Trả lời:

*** Tình hình chính trị, x• hội và an ninh TG trong thập kỷ 90. đầu thế kỷ 21***.

1- Trong những năm sau chiến tranh, các nước XHCN đ• đạt được nhiều thành tựu lớn, chiếm 30% khối lượng sản xuất công nghiệp TG.

2- Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, hệ thống các nước XHCN bước vào thời kỳ khủng hoảng do cơ chế và phạm phải một số thiếu sót trong quá tình xây dựng XHCN: cơ cấu kinh tế không hợp lý, hàng hoá khan hiếm, chậm đổi mới vè quản lý và kỹ thuật, đời sống nhân dân giảm sút. Với các khó khăn trên, đ• làm cho các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô bị sụp đổ.

3- Liên Xô tách thành 15 nước, Tiệp Khắc chia thành 2, Nam Tư chia thành 6,2 nước, Đức sát nhập thành 1. Bản đồ TG lần nữa thay dổi lại.

4- Chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu giữa 2 cực khôngcòn, song không có nghĩa là TG đ• hoàn toàn hoà bình.

5- Mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc liên tiếp xảy ra

6- Các cuộc nội chiến, khủng bố đòi ly khai.

7- Mâu thuẫn tôn giáo.

8- Các cuọc chiến tranh vẫn xảy ra nơi này hay nơi khác, khiến loài người phải quan tâm, lo lắng.

*** Nhân xét***

- Sự sụp đổ của CNXH là sai lầm

- TG cần làm giảm vai trò của Mỹ (Mỹ giàu có về kinh tế, chính trị và tài nguyên, nhưng Mỹ gây chiến tranh ở khắp nơi)

- Các nước nghèo, đang phát triển cần đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi

- Các nhà l•nh đạo ở cấp vĩ mô cần có biện pháp cứng rắn và mềm dẻo trong việc quản lý vấn đề ở đất nước mình, trành nhiều điều đáng tiếc xảy ra khiến loài người phải quan tâm, lo lắng.

*** ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế toàn cầu***

Tuy CNXH bị sụp đổ nhưng nó cũng đ• góp phàn cải thệin tình hình phát triển kinh tế của nhiều nước. Chiến tranh lạnh giữa 2 cực không còn là động lực để các nước có thể dễ dàng trao đổi, buôn bán, tăng cường kinh tế.

Câu 36(3.1): Các trung tâm, khu vực kinh tế lớn trên thế giới hiện nay. Vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu.

Trả lời:

- Liên minh Châu Âu (EU):

+ Hình thành trên cơ sở các nước Cộng đồng kinh tế, CÂ, khu vực hoạt động có hiệu quả cả chiều rộng và chiều sâu.

+ Là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất TG giữa 25 quốc gia với dân số 545 triệu người, tổng GDP>11000 tỷ $, là 1 khối thống nhất mang tính tổng thể về chính trị, văn hoá, kinh tế, x• hội,

+ Tiến trình liên kết EU nhằm làm cho CÂ thay đổi mạnh mẽ theo cả chiều sâu l•n chiều rộng. EU tăng mạnh tiềm lực về l•nh thổ và dân số, trở thành thị trường lớn trên thế giới và củng cố vị trí của mình trong các tổ chức quốc tế (WT0, WB, IMF...)

+ EU là liên kết khu vực cao nhất với bốn tự do lưu thông.

+ EU là đỉnh cao của liên minh khu vực và hợp tác.

+ Hiện nay, EU đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sau khi mở rộng.

+ EU mở rộng là đ• chấp nhận khó khăn và tìm mọi cách tăng cường hợp tác, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, lấy hoà bình ổn định làm tiền đề, tạo động lực mới cho sự phát triển của toàn châu lục. EU đưa ra nhiều biện phát khắc phục để 10,20 năm tới sẽ có biến đổi trong đời sống kinh tế - x• hội.

+ EU đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới.

- Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA):

+ Bao gồm Mỹ, Canada và Mehicô

+ Dân số : 440 triệu người (2005)

+ Tổng GDP: 15000 tỷ $ (trong đó: Mỹ chiếm 1247 triệu $- 2005, chiếm 32% tổng GDP toàn TG).

- Nhật Bản:

+ Dân số L 128 triệu người

+ Tồng GDP: 4848 tỷ $ (2005) chiếm 14% GDP toàn thế giới.

- Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu á- TBD (APEC):

+ Duy trì tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung, khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ.

+ Phát triển và tăng cường hệ thống đa phương mở, cắt giảm hàng rào thuế quan, tiến tới tự do hoá thương mại đối với các nước kinh tế phát triển vào năm 2010 và các nước đang phát triển vào năm 2020.

+ Tăng cường hợp tác khoa học và kỹ thuật.

- Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN):

+ Mục tiêu là hướng tới một cộng đồng các quốc gia ĐNA phát triển.

+ Tích cực hợp tác với EU, HK, Canađa,N,TQ,AĐ.

- Bên cạnh các tổ chức kinh tế khu vực, còn có các tổ chức liên kết tiểu khu vực, các dự án phát triển tiểu vùng. Các khối kinh tế khu vực hình thành sẽ thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế TG.

- Tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề đặt ra cần các nước phải quan tâm giải quyết như tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia, dễ mất bản sắc văn hoá dân tộc.

Câu 37(5.1): Triển vọng của nền kinh tế thế giới những năm đầu thế kỷ 21, các vấn đề đặt ra cần giải quyết về nền kinh tế x• hội trên phạm vi toàn cầu.

Trả lời:

*** Triển vọng***

- Làn sóng công nghệ mới: Đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học có bước đột phá mới (nhất là các ứng dụng trên Internet sẽ làm thay đổi phương thức kinh doanh, công nghệ truyền thông, điện tử...)

- Nền kinh tế TG bước vào giai đoạn kinh tế mới và cách mạng thông tin là cơ sở vật chất nổi lên và nền kinh tế mới là: “Kinh tế thông tin”

- Tự do hoá thương mại

- Sự gia tăng các liên kết quốc tế

- Sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế TG (đa dạng và tương phản)

- Châu á sẽ có tốc độ tăng trưởng cao.

- Thế giới sẽ có 12 nền kinh tế mạnh

        *** Các vấn đề đặt ra cần giải quyết trên phạm vi toàn cầu***

- Dân số ngày càng gia

- Môi trường sinh thái toàn cầu cạn kiệt, ô nhiễm

-Lương thực sẽ thiếu trong các thập kỷ tới

- Nguy cơ thiếu năng lượng trầm trọng

- Hiệu ứng nhà kính, mà con người là tác nhân quan trọng gây ra

- Sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố, tội phạm ma tuý, sự thay đổi chế độ chính trị, lật đổ giới l•nh đạo.

- Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, cần đề phòng tránh rủi ro.

Các tổ chức đối với việt nam

Câu 38(6.1): Mục tiêu của apec lần thứ 14 tại Hà Nội (11/2006). Vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội toàn cầu.

Trả lời:

        *** Mục tiêu***

- ổn định,an ninh , thịnh vượng cho khu vực Châu á - TBD

- Thúc đẩy tựdo thương mại và đầu tư

- Tăng cường an ninh con người

- Xây dựng các x• hội vững mạnh hơn và 1 cộng đồng năng lương, hài hoà hơn.

        *** Vai trò***

APEC đ• có 21 nền kinh tế thành viên với khoảng 2,5 tỉ dân, 19.000 tỷ $ GDP mỗi năm và chiếm 47% thương mại TG. Khu vực ĐNA và khu vực Bắc Mỹ (Mỹ, Canada, Mehicô) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, x• hội, kinh tế, văn hoá. Chỉ trong 10 năm đầu tồn tại và phát triển, các nền kinh tế thành viên APEC đ• đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu.

Câu 39(7.1): Hãy cho biết mục tiêu cơ bản của WT0. Những ngành mà VN sẽ gặp khó khăn khi gia nhập tổ chức này và vì sao

Trả lời:

- Mục tiêu:

+Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên TG. Phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy phát triển các thể chế thị trường, giải quyết những bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương.

+ Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân của các nước thành viên.

+ Bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng

- Những ngành mà VN sẽ gặp khó khăn khi gia nhập tổ chức này.

+ Đối với những ngành dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, phân phối và bán lẻ, môi giới sẽ là khu vực chịu nhiều tổn thất nhất. Do sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp nước ngoài giàu kinh nghiệm (trước đây không thể vào VN), sẽ là thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp trong nước ở khu vực này.

+ Trong những ngành mới như bảo hiểm và viễn thông, sự cạnh tranh không lớn do những ngành này không nhỏ và có tiềm năng phát triển (dân số lớn, 1 bộ phận lớn chưa tiếp cận với dịch vụ này), sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước, với doanh nghiệp nước ngoài còn được làm dịu đi bởi triển vọng liên doanh giữa chúng với nhau.

+ Đối với ngành dịch vụ, đ• hình thành lâu đời như ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất với những điều chỉnh và tái cơ cấu sâu rộng trong 1 vài năm (nhân sự cồng kềnh và tỷ trọng nợ lớn...)

+ Đối với ngành CN nhiều vốn,sẽ bị tắc động do quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp nhà nước diễn ra quá chậm...

+ Đối với ngành CN chế biến, những khó khăn sẽ không lớn do quá trình tái cơ cấu, cổ phần hoá và tự do cạnh tranh vốn đ• diễn ra từ nhiều năm. giá nguyên liệu nhập khẩu rẻ, làm tăng tính cạnh tranh Quốc tế ở khu vực này...

Câu 40(9.1): Cơ hội và thách thức của nền kinh tế VN khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới (afta, wto...) theo bạn, ngành nào của chúng ra sẽ gặp khó khăn và vì sao

Trả lời:

- Cơ hội :

+ Khi gia nhập, VN sẽ được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đ• được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử.

+ Môi trường kinh doanh của VN ngày càng được cải thiện.

+ VN có được vị thế bình đẳng, có cơ hội đấu tranh, có điều kiện để bảo vệ lợi ích đất nước, của doanh nghiệp.

+ Hội nhập nền kinh tế TG, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của VN đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

+ Nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho VN triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.

- Thách thức:

+ Canh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.

+ Trên TG, sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không đều (nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn), ở mỗi quốc gia, sự “phân phố” lợi ích cũng không đều (1 bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, nguy cơ phá sản 1 bộ phận doanh nghiệp, nguy cơ thất nghiệp tăng, phân hoá giàu nghèo...) Điều đó đòi hỏi phải có chính sách, phúc lợi, an sinh xã hội đúng đắn...

+ Tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước  tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa toàn diện, kinh nghiệp chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ.

+ Bên cạnh sự hội nhập, đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, gìn giữ bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền...

- Những ngành VN sẽ gặp khó khăn:

+ Đối với những ngành dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, phân phối và bán lẻ, môi giới sẽ là khu vực chịu nhiều tổn thất nhất. Do sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp nước ngoài giàu kinh nghiệm (trước đây không thể vào VN), sẽ là thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp trong nước ở khu vực này.

+ Trong những ngành mới như bảo hiểm và viễn thông, sự cạnh tranh không lớn do những ngành này không nhỏ và có tiềm năng phát triển (Dân số lớn, 1 bộ phận lớn chưa tiếp cận với dịch vụ này). Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước với doanhnghiệp nước ngoài còn được làm dịu đi bởi triển vọng liên doanh giữa chúng với nhau.

+ Đối với ngành dịch vụ, đ• hình thành lâu đời như ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất với những điều chỉnh và tái cơ cấu sâu rộng trong 1 vài năm (nhân sự cồng kềnh và tỉ trọng nợ lớn...)

+ đối với ngành CN nhiều vốn, sẽ bị tác động lớn do quá tình cổ phần hoá của doanh nghiệp nhà nước diễn ra quá chậm...

+ Đối với ngành CN chế biến, những khó khăn sẽ không lớn do quá trình tái cơ cấu, cổ phần hoá và tự do cạnh tranh vốn diễn ra từ nhiều năm, giá công nhân rẻ, giá nguyên liệu nhập khẩu rẻ, làm tăng tính cạnh tranh Quốc tế ở khu vực này...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: