Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương VI: Bạn bè


Kể từ lúc từ nhà tôi trở về, tâm trạng ai đó thay đổi hẳn ra, một con người đầy phấn chấn tươi tắn khác lạ. Bọn bạn tôi ai nấy cũng ngạc nhiên vô cùng, chỉ mới có không gặp một ngày chủ nhật cuối tuần mà thầy chủ nhiệm của tụi nó như một con người khác hoàn toàn. Song với sự lạc quan vốn có của lứa tuổi học trò, tụi nó chẳng bận tâm mấy chuyện gì đã xảy ra làm thầy tụi nó thay đổi đến vậy mà chỉ nghĩ tới đây là một cơ hội tốt để tụi nó quậy một trận ra trò. Anh là một người thầy không quá dữ, nhưng lại rất nghiêm. Bình thường anh rất thân thiện, hoà đồng, rất hay chọc cười mọi người lại rất mực thương yêu học trò, còn việc dạy hay hay không thì không cần phải bàn tới, cứ đi hỏi hết tất cả học sinh đã và đang được anh giảng dạy xem, dám chắc là không ai nói "Giờ thầy Giang dạy buồn ngủ". Có thể nói mặc dù tuổi nghề còn trẻ so với nhiều người khác, anh quả thật là một giáo viên tốt, hiếm có khó tìm trong một xã hội đầy phức tạp như bây giờ. Nói ra thế thì trông anh rất dễ nhưng là học sinh của anh thì tốt nhất đừng cố gắng thách thức giới hạn chịu đựng của anh nếu không hậu quả thật không dám tưởng tượng. Dù biết thế nhưng "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò", việc học sinh tinh nghịch làm gì có ai có thể ngăn cản được. Đánh lộn, đổ nước, xé giấy rải,..một loạt trò quậy phá để tụi nó trút bỏ những bực tức mà tụi nó mang trong lòng suốt từ đầu năm. Nhờ những trò quậy phá của tụi nó, chỉ chưa đầy hai tuần đã nhanh chóng đưa người nào đó trở lại như cũ. Mười đứa được anh tiễn lên hội đồng kỷ luật một cách dứt khoác không chần chừ. Tụi nó cũng nhanh thấm thía bài học quí báu, đừng nghịch dại với lửa.

"Ê, mấy người có thấy dạo này thầy lạ lắm không? Tính tình thay đổi rất thất thường."

Sáng sớm tôi vừa bước vào lớp, đã nghe thấy tiếng oang oang của Nhi cô bạn ngồi trên tôi. Tôi ngạc nhiên một phần vì lời nó nói, một phần vì người nói câu đó là nó. Thì ra cũng có lúc nó chịu bỏ cuốn ngôn tình xuống để chịu để ý tới xung quanh.

"Ừ tui cũng thấy vậy mà không biết sao."

Rồi mỗi người một câu ai cũng háo hức đóng góp lời vào đề tài này. Cả phòng học rôm rả, trông quang cảnh lúc này chẳng khác gì một buổi họp của các nguyên thủ quốc gia mà tôi vẫn thường thấy trên tivi. Nhà thông tin của lớp -cái biệt danh thân thương mà chúng tôi đặt cho Nhi bởi trình độ nhiều chuyện của cô nàng quả thực là không ai sánh bằng- lại lần nữa cất tiếng làm xôn xao dư luận. Một điều lạ thường làm tôi thắc mắc mãi không hiểu, một đứa tối ngày chỉ biết cắm đầu vào ngôn tình như nó sao lại biết nhiều thứ đến thế.

"Ê nói nghe, tui có người chị làm ở Ủy Ban, hôm bữa bả kể tui nghe là bắt gặp thầy mình đi đăng kí kết hôn, mà bả còn nói ổng dẫn theo con nhỏ nào trẻ măng hà."

Chỉ với một câu nói đơn giản, Nhi đã gây náo động cả lớp chúng tôi. Cả bọn lớp tôi đầy hiếu kì bu lại xung quanh Nhi, đặt cho nó hàng loạt câu hỏi. Cảnh tượng ngày càng náo loạn đến khó coi. Người lớp khác trông vào chắc còn tưởng lớp tôi có người nổi tiếng ghé chơi.

"Bà nói thật hả? Hay là tin đồn nhảm?"

"Thật không vậy má để tui còn đi đồn."

"Lão Giang giấu tụi mình cua gái trẻ thật lầy hết sức. Ít nhất cũng phải báo để tụi mình còn chia buồn cho người nào xấu số vớ phải ổng chứ?"

Câu cuối là của Phước, anh chàng quậy nhất lớp tôi, chỉ có anh chàng mới có gan tài trời nói những câu trêu chọc giáo viên vậy thôi. Phước được coi là cây cười của lớp, nó thường hay có những trò vui chọc cho mọi người phải bật cười. Như nãy là một ví dụ nhỏ, chỉ một câu nói Phước đã gây cho lớp một trận cười sảng khoái. Tôi ngồi kế bên nghe nó nói mà cũng không nhịn được cười, bật cười nghiêng ngả. "Tui lấy thầy không hề khổ sở một tí nào nên không cần ông phải chia buồn đâu Phước à".

"Sao không hỏi Bích thử, nó thân với thầy nhất mà."

Giọng nói khá lớn cất lên bất chợt khiến tôi rất bất ngờ. Thanh An, một cô bạn cũng ngồi gần tôi, một người rất khép kín nhưng lại có khả năng thấu hiểu người khác hơn người và hay đưa ra những lời khuyên đầy tính triết lí, tôi gọi An là Kẻ đi ngược tuổi tác- một cái danh xưng vô cùng hợp với bà cụ non này. Tôi xoay mặt qua đối diện với nó, đôi mắt long lanh đen láy mở to cố tỏ vẻ ngây thơ không vướng chuyện đời. Chứ thật ra trong thâm tâm tôi lúc này là một đống rối nùi, tôi chỉ sợ nó hỏi gì đấy liên quan đến tôi và anh rồi tôi lại mở miệng nói những gì không nên nói.

"Bích! Thầy dạy bồi dưỡng bà mà, hai người thân nhau vậy chắc bà cũng phải biết nhiều chuyện về thầy phải không? Kể tụi tui nghe đi."

Tôi nhấp nhẹ ngụm nước để làm dịu lòng dạ đang rối bời. Trong chốc lát đại não chỉ còn tồn tại những câu hỏi "Trả lời sao đây?" "Phải nói sao mới được đây?" Tôi cố lấy lại sự bình tĩnh, tỏ ra vẻ bình thường mà đáp:

"Chuyện của thầy sao tui biết mà kể?"

Đứa nào đứa nấy nhìn tôi với ánh mắt sắc lẹm, tụi nó quăng cho tôi những cái bĩu môi chán ghét. Tôi lúng túng nghẹn ngùng, chẳng biết nói gì hơn với tụi nó, ngập ngừng định mở miệng giải thích thêm vài lời nhưng sợ "nói ít sai ít, nói nhiều sai nhiều", thôi thì "không nói sẽ không sai", đành im lặng giả ngu vậy. Nhưng tụi nó đâu chịu thôi, lần này là tới lượt cô lớp phó học tập lớp tôi- Ngân.

"Bích, bà tiết lộ chút xíu cho tụi tui nghe đi. Đi mà, tui năn nỉ đó."

Vẫn là trò cũ của cô công chúa lớp tôi. Dùng cái giọng nũng nịu và thêm vài cái hành động dễ thương để làm xiêu lòng người khác, tôi thấy nhiều đến chán. Nói thật tôi cũng không thích nhìn thấy những hàng động như thế của Ngân, cứ có cảm giác nó yếu đuối thế nào, mỏng manh như thủy tinh dễ vỡ vậy. Nhưng cũng phải công nhận, với vẻ ngoài ưa nhìn, tính cách yểu điệu như một nàng công chúa thực thụ, quả thật làm không ít chàng trai phải ngã gục. Tiếc là tôi không phải con trai thế nên trước những hành động dễ thương đó cảm xúc của tôi vẫn trơ lì như cũ. Ngân vẫn nắm chặt lấy tay tôi, dùng hết sức mà lay người tôi, mong có thể moi được thông tin gì đó, nhưng tiếc cho cô nàng đổi lại sự vô ích. Lúc này, một tiếng đập bàn lớn bỗng vang lên, là sự tức giận do cơn tò mò đã lên tới đỉnh điểm của Phước, nó hét lên tha thiết:

"Bà cho tụi tui biết lão Giang có vợ hay chưa thôi cũng được mà."

Tôi chăm chăm nhìn Phước rồi lại đảo một vòng xung quanh nhìn những người đang mở to đôi mắt tròn xoe hướng về phía tôi với vẻ đầy thành khẩn, ảo não thở dài. Bấy lâu nay tôi thật không biết lũ bạn tôi lại nhiều chuyện đến thế kia. Tôi nhíu mày sâu, thật sự tôi không muốn tụi nó tiếp tục đào bới sâu vào chuyện này, không có cách nào để lãng đi đề tài này sao. Tiếng hô hào âm vang cả phòng đến đinh tai, còn tôi thì vẫn giữ nguyên ý nghĩ đó "im lặng là vàng". Quả thật phải khen tụi nó, đến thế mà vẫn không chịu bỏ cuộc, tôi chưa thấy tụi nó kiên trì như thế bao giờ, kể cả lúc kiểm tra. Tôi thật sự không hiểu, anh đã có vợ hay chưa thì liên quan gì ở đây.

"Người duy nhất có thể gỡ được chuông chính là người đã buộc chuông", người gây lên hết thảy mọi ầm ỉ này cuối cùng cũng đã chịu ló mặt. Anh bước vào lớp, mặt đăm đăm không biết vì điều gì. Mắt anh quét nhanh qua đám lộn xộn vẫn chưa tẩu thoát kịp, ánh mắt lạnh căm đến gợn người. Anh cho giải tán đám đông, ai nấy buộc phải về đúng chỗ trong nỗi bất mãn vì vẫn chưa nghe được tin "hot". Anh đặt cặp da xuống bàn, lạnh lùng kéo ghế ra, lạnh lùng ngồi xuống. Đứa nào đứa nấy cũng nín thở nhìn anh, cái không khí im lặng hiếm có của một lớp nổi tiếng toàn trường với trình độ quậy như thế này thật khiến người ta gợn người. Buổi sinh hoạt ngoài giờ đã bắt đầu hơn năm phút vậy mà vẫn chưa ai nghe anh nói lời nào. Tụi nó lại đâm lo sợ, truyền tai nhau những câu như: "ổng lại lên cơn gì nữa rồi". Như đã nhìn đến chán mắt, cuối cùng thì anh cũng chịu lên tiếng, nhưng không một ai trong lớp này có thể nghĩ được anh sẽ nói lời đó.

"Thầy lấy vợ cũng phải xin phép mấy đứa sao." Kèm theo đó là một cái nhếch mép chế giễu.

Tụi lớp tôi tức lắm, có cảm giác như bị anh xem là người thừa trong quan hệ thầy trò mấy năm trời này, nhưng rồi có làm gì được anh đâu. Con nít bao giờ cũng thua trước người lớn, đó vẫn luôn là định lý muôn thuở. Người nào đó nhìn thấy những đứa học trò yêu quý của mình phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" không nhịn được bật cười sặc sụa đến khó coi. Sự tò mò của tụi nó lại một lần nữa bị đẩy lên đỉnh điểm, tụi nó thèm được biết lắm rồi, về chuyện của anh và về lí do tại sao người thầy nghiêm nghị của tụi nó lại bỗng chốc bật cười như điên thế kia. Tôi cũng lấy làm lạ về người chồng vốn không tăng động như thế của mình, tối đến về nhà tôi có hỏi anh, anh chỉ trả lời gỏn lọn một câu: "Nhìn bản mặt thèm được nghe kể chuyện mà không được toại nguyện của tụi nó trông thật tức cười." Chỉ tiếc là lúc chuyện xảy ra lòng dạ tôi rối bời không chú tâm quan sát mấy nếu khôg có lẽ tôi cũng đã cười như anh.

"Được rồi mấy đứa muốn biết thì thầy nói cho nghe. Ừ thầy mới kết hôn nhưng mới đăng kí thôi, cuối năm thầy mới tổ chức đám cưới. Tới chừng đó thầy sẽ réo mấy đứa đi bưng mâm tiếp thầy."

Cuối cùng cũng thỏa được sự tò mò, tụi lớp tôi cười mãn nguyện. Rồi chúng lại hồ hởi bàn xem bữa đó sẽ như thế nào, vẽ ra một khung cảnh thật đẹp đẽ của ngày hôm đó. Tụi nó bàn như thể đó không phải là ngày trọng đại của tôi và anh mà như thể của chính chúng nó vậy. Ngồi trước mặt tôi, Mỹ và Nhi lại gây lộn, nguyên do bắt nguồn từ Mỹ. Trong khi Nhi đang mơ tưởng mình có thể góp mặt vào sự đông vui của buổi lễ bằng cách khoác lên mình chiếc váy phù dâu, nó dùng từ "phù dâu" một cách mỹ miều, thì Mỹ bảo nó chỉ là một đứa bưng mâm. Tuy Mỹ không sai nhưng cách nói khá thô của nó đã chọc giận Nhi -một đứa theo đuổi chủ nghĩa lãng mạn. Và như thế tụi nó gây nhau, cũng chỉ bởi một chuyện nhỏ lặt vặt như bao ngày. Um sùm là thế vậy mà không nghe lấy một tiếng quát mắng nào từ bất kì ai. Chúng tôi nói chuyện anh cũng nói chuyện cùng, cả học sinh vẫn giáo viên có vẻ như đã quên mất lúc này đây vẫn đang trong buổi sinh hoạt ngoài giờ. Đây là lần đầu tiên tôi thấy được, một buổi sinh hoạt lộn xộn đến vậy. Lãng phí hơn hai mươi phút, buổi sinh hoạt thực sự mới được bắt đầu, vẫn là những vấn đề vô vị bình thường. Bởi vừa kết thúc tuần thi nên mọi vấn đề đều xoay quanh chuyện điểm số. Thành tích lớp tôi lần này tăng, một chuyện mà không có bất kì giáo viên nào dạy lớp tôi có thể ngờ được, cả tôi cũng thể. Và vì sự kiện ngàn năm có một như thế này, tụi bạn lớp tôi muốn tổ chức một buổi đi chơi để ăn mừng. Tôi nhếch môi chán chường lớp tôi lần nào cũng thế chỉ có bàn là giỏi, tôi cũng không mong đợi gì nhiều ở chuyến đi chơi này. Phước đại diện cho cả bọn chúng tôi trình ý kiến này lên anh, chỉ có nó mới đủ gan đến thế. Thật ra không ai muốn nói với anh về vụ này cả, đâu có học sinh nào muốn buổi đi chơi lại có mặt giáo viên chủ nhiệm, dù cho người đó có dễ tính thế nào thì vẫn có những thứ ngại ngùng giữa giáo viên và học sinh. Nhưng cũng bởi vì biết chắc không phụ huynh nào có thể yên tâm cho phép con em mình đi chơi nguyên ngày với đám bạn được, nhưng nếu có giáo viên chủ nhiệm đi theo thì lại khác. Lúc Phước nói với anh tôi đã bất ngờ rồi, và bất ngờ hơn là anh lại đồng ý.

Một buổi sáng chủ nhật trong lành mát mẻ, gió nô nức vui đùa trên những tán lá xanh mơn mởn, hương thơm dịu nhẹ của thiên nhiên lan toả khắp không gian. Bầu trời nhuộm đầy một màu xanh tươi, mây trắng nối đuôi thành đàn trôi chầm chậm tựa hồ như đang ngủ. Thật bình yên! Quả thật là một ngày không thể thích hợp hơn cho một chuyến đi chơi.

Tám giờ kém mười phút sáng, tôi và anh là hai người có mặt sớm nhật tại trường. Hơn mười phút sau, các thành viên trong lớp lần lượt có mặt. Tám giờ mười lăm phút sáng, đã trễ giờ hẹn những mười lăm phút thế mà sĩ số lớp tôi vẫn chưa có mặt đủ. Tôi phụ trách điểm danh, cầm tờ giấy ghi tên đứng trước cổng trường sốt ruột chờ từng người một đến. Tám giờ rưỡi đúng, người thứ bốn mươi tám của lớp cuối cùng cũng đã có mặt. Ngày vui bấy giờ mới chính thức bắt đầu.

Bốn mươi tám đứa chia đều ra trên bảy chiếc taxi, trên gương mặt đứa nào đứa nấy lúc này cũng chỉ có một biểu cảm háo hức giống nhau. Đoàn xe chầm chậm lăn bánh chở cả bọn chúng tôi vào khu du lịch Mỹ Khánh. Lúc đầu tụi nó bàn nhau là đi ra tận Vũng Tàu tắm biển cơ nhưng bởi thời gian không cho phép, chúng tôi chỉ được nghỉ duy nhất buổi chủ nhật sáng mai thứ hai lại phải tiếp tục xách balo đến trường thế nên dù khá tiếc nuối nhưng cũng đành phải ngậm ngùi chấp nhận chuyển đích đến về khu du lịch gần nhất. Taxi chạy rất êm, sự thoải mái đó lại khiến tôi chập chờn muốn ngủ, có lẽ cũng tại do khi sáng chưa ngủ đủ giấc đã bị ai đó lôi đầu dậy. Một cơn ớn lạnh xẹt ngang, tôi khẽ run người, đưa mắt nhìn dáo dát xung quanh xem liệu có ai dõi theo mình. Trong một phút giây sượt quá nhanh chóng tôi thoáng nhìn thấy ánh mắt lạnh căm của Thanh qua gương chiếu hậu. Là ảo giác thôi, tôi tự huyễn mình như thế. Tôi ngã người ra ghế, xoay mặt hướng về phía cửa sổ ngắm nhìn khung cảnh chạy ngang qua ô cửa nhỏ. Tôi sợ cái gì mà phải trốn tránh ánh nhìn của nó chứ, tôi tự hỏi mình như thế rồi cũng chẳng biết được câu trả lời. Hôm nay là buổi đi chơi đầu tiên mà lớp chúng tôi đông đủ thế này, tôi không muốn bởi cái sự ngượng ngùng trong cái quan hệ của chúng tôi phá hoại hết những niềm vui này.

Xe chạy khá nhanh, chưa đầy hai mươi phút đã tới. Cửa xe vừa mở cả bọn chúng nó đã ùa ra như ông vỡ tổ. Nhìn tụi nó sảng khoái đón ánh nắng mặt trời sau khi vừa thoát khỏi sự chật chội của chiếc taxi cứ như những gã tù lâu năm cuối cùng cũng có thể thấy được ánh sáng tự do. Rồi cũng chỉ vài phút sau đó, như được lên kế hoạch từ trước, tất cả tụi nó đều đồng loạt ngơ ngác nhìn nhau chằm chằm. Anh và tôi xuống xe sau cùng, loay hoay xách theo thùng nước dành cho lớp uống bước về phía tụi nó. Phước nhanh mắt thấy chúng tôi bước tới liền tiến lên phía trước, nhăn mặt kêu ca:

"Thầy! Thầy định "đem con bỏ chợ" hả?"

Tôi bật cười với cách dùng từ của nó, phải chi lúc kiểm tra Văn nó cũng trổ tài như vậy thì đã hay biết mấy. Trông cả bọn lớp tôi lúc này rõ buồn cười, vẫn là một nơi trong thành phố Cần Thơ thôi nhưng nhìn biểu cảm của tụi nó như đang ngỡ mình lạc vào một thế giới xa lạ nào khác vậy. Duy Tân- cậu học sinh giỏi nhất lớp tôi- là đứa duy nhất lớp tôi không mảy may chút nào cảm giác lạ lẫm. Quả là con dân Phong Điền có khác nơi này có lẽ đã quá quen thuộc với cậu rồi. Anh rảo bước nhanh vượt lên dẫn đầu đoàn người, lúc đi ngang qua đám nai vàng ngơ ngác kia còn ngạo nghễ quăng lại một câu: "Thiền viện Trúc lâm Phương Nam thôi mà, có gì lạ lắm đâu mà cả đám trố mắt nhìn thế."

Tiến bước sau anh là tôi, sau nữa là đám người đang kêu ca mặt rõ vẻ không hài lòng. Trước gian chính của thiền viện anh cho cả bọn đứng lại, bắt xếp thành hàng ngay ngắn để vào trong cúng bái, anh còn bảo với tụi nó chỗ này linh lắm gáng thành tâm cầu nguyện để cuối năm còn may mắn đỗ tốt nghiệp. Đang háo hức vì được đi chơi bỗng nhiên bị xách vào chùa bắt thắp nhang cầu nguyện nên chẳng đứa nào có thể vui nỗi. Từng hàng một lần lượt được anh điều động bước vào trong để thắp nhang, tụi nó đi vô với bộ mặt u sầu như đưa đám vậy. Nhưng tụi nó cũng nhanh chóng tìm được thú vui của mình trong chốn phật đường trang nghiêm này. Tụi nó dùng điện thoại chụp hết cảnh này đến cảnh kia, "tự sướng" hết người này đến người nọ. Thăm thú hết thiền viện, chụp đủ hết mọi cảnh vật từ trong ra ngoài, chúng tôi lại dắt nhau ra ngược lại cổng. Tại đây cả lớp tôi tụ lại đứng vào đội hình gọn gàng ngay ngắn, lấy giáo viên chủ nhiệm là anh làm tâm, cả lớp bu lại xung quanh anh, mọi người cùng nhau chụp tấm ảnh lưu niệm.

"Giờ đi đâu nữa thầy." Cả một đám yếu ớt đã ngồi phịch xuống thềm. Tôi khui thùng nước đem theo ra phát cho mỗi đứa một chai. Dưới cái nắng sáng khá gắt cả bọn chúng tôi ai cũng nhễ nhại mồ hôi. Cả anh cũng thế mồ hôi đã thấm ướt chiếc áo thun màu vàng, cũng may hôm nay anh không mặc sơmi như thường ngày không thì đã nắng chết anh rồi.

"Mấy đứa nghỉ mệt một lát đi rồi thầy dẫn qua bên khu du lịch Mỹ Khánh chơi."

Nghe nói cuối cùng cũng được đi chơi tụi nó phấn chấn hơn hẳn, đứa nào cũng đi tìm chỗ ngồi nghỉ dưỡng sức để một hồi quậy cho một trận linh đình. Anh nhìn đám học trò với mồ hôi nhễ nhại bèn lục balo lấy ra xấp khăn giấy đưa cho tụi nó. Trời khá nóng khiến ai cũng khát khô cổ nước chúng tôi đem theo không đủ dành cho cả bọn, người nào đó liền hào phóng chi tiền mua nước cho cả lớp. Anh đi mua nước, giao lớp cho tôi và Tân quản lí, mồ hôi khiến tôi khó chịu, đành để Tân giữ lớp một mình để vào nhà vệ sinh rửa mặt. Lúc tôi trở ra thì anh cũng đã trở về tay xách theo thêm cả một thùng nước to tướng, anh khui thùng phát ra cho tụi nó, đứa nào đứa nấy tranh giành nhau những chai nước quý hiếm. Còn bên đây, tôi thấy Tân cứ loay hoay mãi với cái balo của mình, một hồi sau mới chật vật lấy ra được cây quạt, cậu dùng nó quạt cho cái đám đang ngồi bệt dưới đất luôn miệng than nóng. Bởi mới nói cái tên "Đức mẹ" mà lớp chúng tôi dùng để tôn sùng Tân quả không sai, lớp tôi thật may mắn mới có được một cậu bạn vừa học giỏi vừa thân thiện lại luôn chu đáo chăm lo cho mọi người như thế. Tôi mỉm cười, hôm nay lớp tôi có đến hai người mẹ săn sóc.

Nghỉ ngơi xong xuôi cuối cùng cũng nên lên đường rồi. Từ Thiền viện Trúc Lâm sang khu du lịch Mỹ Khánh không xa lắm thế nên chúng tôi quyết định đi bộ. Cả một lớp bốn mươi tám người xếp thành đoàn dài hành quân trên đường phố Phong Điền, Tân được cử là người đi đầu bởi trong lớp chỉ có cậu là rành khu này nhất nên phải nhận trách nhiệm là người hướng dẫn. Đi cuối đoàn người là tôi và anh, nhiệm vụ của chúng tôi là quản lí tất cả mọi người, đảm bảo an toàn và không ai đi lạc. Chỉ rảo bước không cũng chán, tôi cố tình chậm bước lại đợi anh đi lên ngang hàng, đi sát bên anh mà thầm thì:

"Mới sáng sớm đã bắt cả lớp lại đây chỉ để cầu thi tốt, không giống phong cách của anh nha."

Anh dừng bước. Anh đưa tay lên che miệng nhưng tôi vẫn thấy được thấp thoáng trong đó nụ cười rất gian xảo. Anh hơi cuối đầu xuống, ghé sát vào tai tôi: "Không phải em nói rất muốn được đến đây tham quan một lần sau."

Tôi suy ngẫm vài giây, hình như đúng là tôi đã từng nói như vậy. Mấy hôm trước nói chuyện điện thoại với mẹ, mẹ tôi có nhắc tới khu thiền viện này, bà còn hết lời ca tụng nào là đẹp ra sao linh thiêng cỡ nào, thế nên tôi cũng muốn đến một lần cho biết. Nhưng tôi biết rõ mình không phải loại người đủ chăm chỉ để dành ra ngày nghỉ duy nhất của mình thăm thú nơi khá xa nhà này, nên lời thốt ra tôi cũng quên bẵng, không ngờ anh lại để tâm. Tôi lắc đầu khẽ khàng, đột nhiên lại run người dưới cái nắng gay gắt. Tụi bạn tôi mà biết được lí do tụi nó bị bắt cóc đến một nơi chán chường như thế này vào lúc sáng sớm là vì một câu nói vô ý của tôi, không biết tụi nó sẽ giải quyết tôi như thế nào đây. Thật không dám tưởng tượng.

Chưa đầy mười lăm phút đi bộ, khu du lịch Mỹ Khánh đã mở ra trước mắt chúng tôi. Cả một đám nhao nhao cả lên như vừa tìm thấy vàng vậy dù tôi khá chắc mỗi đứa trong tụi nó đều đã ít nhất một lần đi đến nơi này. Đoàn quân khá đông nên việc mua vé cũng khá vất vả. Trông hai cô chú bán vé soát vé làm việc liên tục vã cả mồ hôi thật tội nghiệp. Trong khi đó người cầm quỹ lớp là anh, lại đứng khoanh tay an nhàn chỉ chờ trả tiền. Chật vật hết năm phút cuối cùng thì chúng tôi cũng đã qua được cổng. Tụi nó như một đàn ong vỡ tổ ào chạy tứ tung. Tôi gọi với theo tụi nó, muốn kêu tụi nó tập hợp lại đi thành đoàn để tránh lạc. Đằng sau gáy bỗng nhiên cảm nhận được một luồn không khí ớn lạnh sợn người, tôi quay lưng lại, đập vào mặt là một khuôn mặt toả tà khí vô cùng đáng sợ từ anh. Tôi bất giác lui người, đó là phản xạ tự nhiên để thoát khỏi nguy hiểm. Sự đáng sợ đó có lẽ cũng đã lan ra khắp không khí xung quanh làm "những con chim lạc đàn" đang thích thú tự do đi tìm vui cũng phải tập hợp về. Dù là ngoài giờ học, nhưng biết anh giận chắc chắn không có đứa nào đủ gan để tiếp tục chọc giận anh, thế là tụi nó lại phải nghe theo lời anh răm rắp. Anh cũng rất hiểu tâm lí học sinh biết chúng tôi thích vui chơi thích quậy phá, anh càng biết rõ hơn đây là lần đầu tiên và cũng có thể là lần cuối cùng cả lớp chúng tôi mới có thể đông đủ đi chơi như thế này, nên anh không cấm cản chúng tôi gì cả, chỉ cần đáp ứng yêu cầu duy nhất của anh không được tách đoàn. Tụi nó không quá ngốc để hiểu được ý anh, anh chỉ sợ tụi nó đi lạc đến chừng đó anh không thể gánh nổi trách nhiệm, tụi nó không ai bảo ai lại cùng lúc gật đầu lia lịa, có đứa lại còn giơ tay thề độc "Nếu tách đoàn sẽ bị thầy Giang đì chết".

Trước đây tôi từng nhiều lần vào Mỹ Khánh chơi với gia đình nhưng lần cuối cũng tôi đến đây hình như là từ hồi cấp một. Sau bao năm trời giờ đây Mỹ Khánh thay đổi nhiều quá tí nữa thì tôi đã không nhận ra. Chúng tôi đi tham quan khu du lịch này không theo một trật tự nào cả, cứ thấy đường là tiến bước, vòng hết khu này đến khu kia mà cũng chẳng biết rõ mình đi đâu. Đang đi bỗng nhiên lại nghe đâu đó tiếng ồ lên rồi người sau nối đuôi người trước chạy nhanh về trước. Tôi ngẩn ngơ không hiểu điều gì đang xảy ra, bèn nhanh chân chạy theo tụi nó để xem xem có chuyện gì. Ẩn sau cách cửa sắt với những sợi dây xích treo lủng lẳng là một vườn thú rộng lớn với đa dạng nhiều loài vật khác nhau. Nhanh như cắt trên tay mỗi đứa cầm chặt điện thoại, máy chụp hình, chụp hết tấm này đến tấm kia khoảnh khắc quý báu khi gặp gỡ những loài vật lần đầu tiên thấy trong đời. Khắp vườn thú vang lên tiếng cười đùa vui vẻ, một khung cảnh náo nhiệt đáng nhớ.

Thứ thu hút tôi nhất là một cô bé ngồi tựa dưới gốc cây, trên tay vân vê một em thỏ với bộ lông trắng muốt. Tôi tiến lại gần cô bé, mở lời xin để được chạm vào bộ lông mềm mại của chú thỏ ấy. Bé gái ấy ngước mặt nhìn tôi, đôi mắt sáng hoắc lên, nở nụ cười ngô nghê, hai tay cầm chặt chú thỏ đưa đến trước mặt tôi. Cô bé hướng dẫn kĩ càng cho tôi cách để cầm chú thỏ, còn giới thiệu về loài thỏ cho tôi biết một cách rất hăng say tựa hồ như em đang giới thiệu gia đình của chính em vậy. Lúc tôi còn trạc tuổi cô bé này, tôi cũng như em rất thích thỏ, một chú thỏ với bộ lông mềm mịn như bông là ao ước một thời của tôi. Có lần nột người quen tặng tôi một chú thỏ con xinh xắn, tôi vui lắm lúc nhận nó thiếu điều nhảy cẫn cả lên, nhưng tiếc là ba tôi bị dị ứng với lông thỏ nên cuối cùng cũng chẳng nuôi được. Sau khi kết hôn dọn sang nhà anh ở, nhà rộng mà chỉ có hai người khá buồn tẻ, tôi lại nhớ về chú thỏ ngày xưa mình không nuôi được, giờ thì có thể rồi. Tôi trình bày ý kiến mua một chú thỏ về nuôi với anh, anh nhíu mày ngẫm ngợi đôi lát rồi gật đầu. Hôm sau đi học về tôi thấy trên bàn đặt sẵn một hộp quà lớn. Tôi vừa mở ra vừa tủm tỉm cười, bên trong hộp quà là một chú thỏ lông mịn như nhung, nhưng lại là thỏ bông. Lúc này anh vừa đến sau lưng tôi, anh cúi người vòng tay ôm lấy tôi, đầu kê lên vai, giọng trầm ấm nói: "Thỏ sống không được lâu, đến khi mất nó em lại buồn. Còn thỏ bông anh tặng em không bao giờ chết, nó sẽ như anh cả đời bên cạnh em".

Tôi vẫn đang đắm chìm trong ngọt ngào của kí ức, bên tai liên tục vang lên những tiếng bàn tán xôn xao với giọng điệu đầy lo âu. Tôi chạy nhanh về phía anh, nơi đám dông đang bu quanh. Loay hoay mãi mới chen vào được, cũng vừa kịp nghe anh nói: "Mấy đứa chia thành nhóm đi kiếm, nửa tiếng nữa tập trung ở ngoài cổng." Nhận lệnh anh mọi người ngay lập tức tản ra, chỉ còn tôi vẫn đứng ngơ ngác vì chưa kịp hiểu chuyện. Anh tiến nhanh lên trước, bất ngờ nắm lấy tay tôi mà kéo đi.

"Thanh đi lạc rồi."

Tôi lập tức sững người. Chuyện này sao có thể xảy ra chứ? Mới vài phút trước tôi còn thấy nó đang say sưa ngắm nhìn những chú chim công xinh đẹp cơ mà. Đầu óc rối tung, tôi chạy vô hướng, vừa chạy vừa cố bình tĩnh lại lòng. Một cái gì đó chợt vụt qua, tôi dừng ngay lại, anh cũng nhanh chân dừng lại trước tôi một khoảng không xa, quay đầu lại nhìn.

"Em nghĩ em biết nó ở đâu rồi."

Tôi theo linh cảm của mình tìm về nơi trong quá khứ, quả nhiên là tìm được Thanh. Tôi bảo anh đứng ngoài, một mình tôi đi về phía nó, tôi nghĩ chị em chúng tôi nên bình tĩnh ngồi xuống nói chuyện, trốn tránh nhau mãi cũng không phải là cách.

Chỉ mỗi nơi này chẳng thay đổi gì cả qua thời gian, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh Mỹ Khánh của bảy năm về trước, cũng hoang sơ, đơn giản như thế. Vẫn đó hai chiếc xích đu của ngày cũ, chỉ có điều hai đứa trẻ ngày đó giờ đã lớn rồi.

Tôi đến gần sát bên nó, vẫn im lặng không nói tiếng nào. Tôi ngồi xuống chiếc xích đu trống bên cạnh, nhẹ đung đưa, ánh mắt không nhìn nó mà hướng về những con người xa lạ đang rất phấn khởi vui chơi.

"Vẫn là mày tìm thấy tao đầu tiên."

Ánh mắt tôi vẫn kiên định nhìn về phía trước, khẽ nhếch môi. Năm đó cũng thế, nó đi lạc, cả nhà xôn xao đi kiếm. Lúc tôi tìm thấy nó, nó đang ngồi trên chiếc xích đu này khóc sướt mướt. Tôi nhìn cô bé mít ướt của tôi, ánh mắt đa sầu đó, nó chẳng còn là cô bé ngày xưa nữa rồi.

"Xin lỗi! Lẽ ra tao không nên giấu mày chuyện tao với thầy Giang."

Nó bỗng gục đầu, tóc mái phủ xuống che giấu đôi mắt sâu thẳm.

"Hôm qua con Phón nói với tao: "Không ai thích bị lừa dối cả, nhưng nếu được biết trước sự thật đau lòng thế nào, chắc chắn ai cũng chọn để mình bị lừa dối". Nó nói đúng, nếu được chọn tao cũng thà là mình không biết gì cả. Tao thích thầy là thật, nhưng mày quan trọng với tao hơn, chỉ riêng chuyện này thôi tao sẽ không cố chấp có bằng được thứ không thuộc về mình."

"Mày không còn giận tao nữa hả?" Tính tôi là thế, phải chính tai nghe lời rõ ràng mới chịu tin.

Nó ngước đầu nhìn tôi, nhẹ vẽ lên môi nụ cười tươi rạng rỡ. Bỗng, một tiếng "chát". Tiếng động chát chúa cả tai, bên má trái của tôi nhanh chóng ửng đó. Nó rút tay về, bàn tay vẫn không ngừng run nhẹ. Nó dùng hết sức để trút bỏ tất cả sự giận dữ. Đau thật!
"Ừ giờ thì hết giận rồi. Nhưng lần sau đừng thế nữa, tao không còn là đứa nhóc hay khóc nhè của lúc trước đâu. Dù chuyện có đau khổ thế nào tao vẫn còn mày, còn con Phón, tao vượt qua được mà."

Cuối cùng tôi cũng có thể thở phào nhẹ nhỏm. Hòn đá đè nặng lên tim cuối cùng cũng bỏ được, lần này tôi cười, nụ cười lạc quan không chút vướng bận. Tôi nhìn đồng hồ, đã hơn bốn mươi phút trôi qua. Sợ tụi bạn lo lắng, cả ba chúng tôi liền nhanh chân đi về phía cổng. Tụi nó thấy Thanh thì rất mừng, nhất là đám con gái, chạy vội đến bên cạnh, đầy giận dữ trách móc nhưng cũng vì lo lắng. Tôi nhìn lướt qua Ngân, đôi mắt nó rưng rưng nước mắt như muốn khóc.

Ông mặt trời bị bỏ quên bấy giờ đã treo cao trên đỉnh, cái nắng gay gắt của trời trưa ngày một bức bối, khó chịu. Mệt lã người vì cuộc vui, đứa nào đứa nấy cũng đói meo, bụng kêu réo liên hồi. Vì ngại đi xa, cũng không có đứa nào đủ sức để đi tiếp nên chúng tôi dùng bữa luôn tại khu du lịch. Chỉ với vài món cơm canh đạm bạc nhưng cả bọn chúng nó đánh chén một cách rất ngon lành, có lẽ khi bụng đói thứ gì cũng có thể làm ta ngon miệng.

Ăn uống no nê, nghỉ ngơi một chút, chúng tôi lại đứng dậy đi tiếp. Thăm thú vườn cây, khu trò chơi dân gian, hội đua heo, đua chó, khu câu cá sấu, đạp vịt, chèo xuống,... Lúc đi ngang qua khu nhà mang tên "Mười tám tầng địa ngục", đứa nào cũng e dè trước không khí ma mị thoát ra từ khu nhà ma đó. Để chứng tỏ mình bản lĩnh không hề run sợ trước những thứ như ma quỷ, cầm đầu là đám con trai xách động mọi người mua vé vào chơi. Một người nào đó rất hào phóng, chỉ cần nghe tới thế là nhanh chóng rút ví, chi tiền ra mua vé cho cả lớp. Thế là từng đứa từng đứa nắm tay nhau nối thành hàng dài bước vào. Lũ con trai đi đầu trông có vẻ hơi run, nhưng vẫn rất cố gắng tỏ ra bình tĩnh, còn tụi con gái thì nét sợ hãi hiện rõ trên mặt. Ngôi nhà với thiết kế khá phức tạp, đèn đóm tối om, đường đi lúc lên lúc xuống tạo cho người ta cái cảm giác gợn người không biết điều gì sẽ chờ đợi mình từ trong màn đêm sâu thẳm đó. Tôi không còn con nít để tin vào sự tồn tại của ma quỷ nhưng cái thứ ma quỷ do bàn tay con người tạo ra lại đáng sợ gấp nghìn lần. Tay tôi lần tìm tới tay anh trong bóng đêm, bám víu vào đó, bám víu vào sự bĩnh tĩnh của anh để lòng thôi lo sợ. Càng đi sâu vào trong, "Mười tám tầng địa ngục" càng lúc càng làm người ta run người. Tiếng thét phát ra mỗi lúc một nhiều, hoà lẫn vào nhau, không thể phân biệt được giọng người nào cả. Cả bọn như bảo nhau, cùng lúc tăng tốc chạy thật nhanh, tụi nó thật sự không muốn ở lại cái nơi tăm tối này một giây một phút nào nữa. Rời khỏi nhà ma, trở về với ánh sáng thiên nhiên, tụi nó tươi tắn ra hẳn dù giọng đứa nào đứa nấy đều khàn cả đi.

Một chiếc xe ngựa lộc cộc đi qua, tụi nó nhanh chóng lấy lại sự hăng hái, đưa mắt nhìn chăm chăm về phía con bạch mã. Người thích thú nhất có lẽ là Yến, mắt nó sáng hoắc lên, tay vô thức đưa ra như muốn vuốt ve bộ lông tuyệt đẹp ấy. Mỹ đứng cạnh tôi, mặt nó cố tình nghênh lên vẻ ngang tàng như những gã cao bồi nơi miền Tây đất Mỹ. Nó đưa mắt nhìn anh, lên tiếng đề nghị: "Thầy mua vé cho tụi con đi tham quan bằng xe ngựa đi thầy." Anh ngẫm nghĩ một lát, không quá khó để đưa ra quyết định. Chỉ vài phút sau, một đoàn xe ngựa nối đuôi nhau chạy quanh khắp khu du lịch trông thật thích mắt.

Thăm thú xong cả hai khu rộng lớn của vườn du lịch Mỹ Khánh, chúng tôi tiếc nuối ra về. Chỉ mới hơn ba giờ chiều một chút, thật quá sớm để trở về nhà trong một ngày chủ nhật nắng đẹp như thế này. Không ai muốn về, chúng tôi quyết định sẽ đi chơi tiếp. Vậy là lên xe, vậy là đi, tăng hai của chúng tôi là đi karaoke, Paradise thẳng tiến. Lần thứ bốn thứ năm gì đấy tôi đến nơi này, vẫn nguyên vẹn sự sang trọng xa hoa không đổi. Anh nhanh chóng đặt phòng, người phục vụ nhanh chóng đưa chúng tôi đến căn phòng rộng nhất. Cả một lớp đông người nhét vào chung trong một căn phòng, vẫn là hơi chật, có đứa nhanh chân giành ghế ngồi thoải mái, có đứa đến sau phải ngậm ngùi đứng xung quanh. Nhạc được mở liên tục, micro chuyền từ tay người này đến người khác, tiếng hát cứ âm vang khắp căn phòng. Tụi con gái với đám con trai cứ thay phiên nhau kẻ hát người múa, đôi lúc cả bọn giành giật nhau cái micro. Chật chội là thế nhưng có vẻ như không ai thấy khó chịu, trên môi tụi nó là những nụ cười vô tư vui vẻ nhất mà tôi từng được thấy. Hòa vào cuộc chơi nhưng tụi nó vẫn không quên người thầy chủ nhiệm đáng kính, một đứa trong đám cầm micro chìa trước mặt anh, anh chỉ lướt mắt nhìn cái rồi lững thững lắc đầu. Cả một đám hoà giọng nài nỉ, tụi nó cũng muốn nghe thử xem giọng của thầy tụi nó khi cất lên sẽ như thế nào. Anh nhìn cả bọn chúng nó đầy lãnh cảm, chầm chậm cầm ly nước uống như thể chẳng liên quan gì tới chuyện đời. Bị anh bơ nhưng chẳng thể làm gì để trả thù, thứ duy nhất giúp tụi nó trút giận là gào thét vào chiếc micro tội nghiệp. Trong lúc mọi người đang hò ca nhộn nhịp, tôi nhìn sang kẻ đang thảnh thơi ngồi bên cạnh, tính ra thì lần đó khi anh tập cho cuộc thi tiếng hát giáo viên là lần duy nhất tôi được nghe anh hát. Lúc đó tôi vẫn còn là con nhóc ngây ngô thích bám đuôi anh, lần đầu tiên nghe anh cất giọng, tôi đã sững người. Người bình thường tôi hết mực yêu thương với chất giọng trầm khàn sao lại có thể cất lên những nốt cao hay đến như vậy. Năm nào anh cũng được chọn để đi thi tiếng hát giáo viên đủ để thấy anh hát hay đến thế nào. Buồn thay kẻ được trời phú cho giọng hát hay thì lại không thích hát, còn tôi, tự nhận thức được mình hát chẳng dễ lọt tai nhưng hát hò vẫn là thú vui hàng đầu của tôi. Đã đi chơi thì không thể thiếu nhất là những tấm ảnh kỉ niệm, tiếng điện thoại bấm chụp loạn xạ đinh cả tai. Tụi con gái cầm theo chiếc điện thoại to tướng đi kiếm từng người mà chụp hình. Một đứa nào đó trong số tụi nó cả gan chụp hình dìm anh, anh quét mắt lạnh lùng, vẫn là câu nói muôn thuở: "Một tấm một cột điểm." Cô học trò tội nghiệp nào đó tiếc hùi hụi nhưng đành phải nghe lời "boss" lớn, gấp gáp xoá hình.

Thời gian chính thứ lạnh lùng vô cảm nhất thế gian, nó chưa từng vì thứ gì mà dừng lại, cũng chưa từng chậm lại để đợi bất kì người nào. Trời đã ngả sang chập tối, ánh sáng đã chẳng còn soi gay gắt cả người. Mặt trời đã thua rồi, trong cuộc chạy đua luân chuyển hàng ngày, giờ đã đến thời khắc trị vì của màn đêm cô tịch. Bữa tiệc nào rồi cũng sẽ có lúc tàn, bữa tiệc vui vẻ của chúng tôi ngày hôm nay cuối cùng cũng phải đi đến hồi kết. Anh nhanh chóng thanh toán tiền phòng, kết thúc buổi karaoke kéo dài tận năm tiếng. Tôi thầm nghĩ ngợi, nếu tôi tính không nhầm thì tiền để chi cho tụi tôi đi xe ngựa tham quan chính là những đồng tiền cuối cùng của quỹ lớp, cũng có nghĩa cả chầu karaoke này lẫn tiền taxi đi đi lại lại đều là anh xuất tiền túi ra trả. Tụi lớp tôi đời nào quan tâm tới chuyện đó, thế nên tụi nó mãi cũng chẳng biết được, thầy chủ nhiệm của tụi nó thương tụi nó nhiều đến thế nào.

Taxi chở cả bọn chúng tôi trở về lại trước cổng trường, đã gần chín giờ, buổi du ngoạn cũng đến lúc phải kết thúc rồi. Tôi và anh nán lại đợi từng đứa một về hết, đứa nào cũng lưu luyến mãi rồi mới chịu về. Khi người cuối cùng rời khỏi trường, tôi vươn vai đầy mệt mỏi, mệt nhưng rất vui, năm học cuối cấp của tôi cuối cùng cũng có thứ đáng giá gọi là kỉ niệm. Tiếng chuông điện thoại đột ngột vang lên, sân trường tĩnh lặng lại càng khiến tiếng chuông reo ai oán hơn bao giờ hết. Là điện thoại của anh, anh theo thói quen mà xoay người, lánh đi để bắt máy. Không biết là ai lại gọi vào giờ khuya thế này, chỉ thấy đôi lông mày anh khẽ cau lại khó chịu, cả cuộc nói chuyện anh không lên tiếng bất cứ lời nào, nét mặt lanh căm càng khiến người khác sợ hơn bao giờ hết. Biết là có chuyện, khi thấy anh vừa cúp máy, tôi tiến lên trước về phía anh, luồn hai tay ôm chặt lấy anh:

"Có chuyện gì vậy anh?"

Anh bị tôi làm bất ngờ, khá ngạc nhiên trước cái ôm. Tôi cố hết sức ngước đầu ra trước, muốn nhìn rõ nét mặt hiện tại của anh để biết được chuyện gì vừa xảy ra. Anh xoay người lại, đem tôi ôm chặt vào lòng, vòng tay anh luôn là ấm áp hơn bao giờ hết, đi cùng trời cuối đất vẫn thích nhất là cảm giác này. Một tay anh đặt sau đầu tôi, áp đầu tôi vào lồng ngực anh, anh khẽ xoa nhẹ tay lên mái tóc đã rối của tôi. Tôi cố vùng khỏi người anh, trong vài giây ngắn ngủi, chỉ vội thấy đôi lông mày đột ngột dãn ra, nụ cười gắng gượng gạo đến khó coi. Nhưng nhanh chóng tôi lại bị anh ôm vào lòng lần nữa, có cảm giác như anh đang cố gắng không cho tôi thấy những tâm sự hiện lên trên vẻ mặt hiện giờ của anh.

"Không có gì đâu, em đừng lo. Chúng ta về thôi."

Anh nói thế chắc chắn không thể "không có gì", chuyện gì đó đã xảy ra, anh không muốn cho tôi biết nên đành vụng về giấu diếm. Có thể là chuyện gì đây?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: