năm kiểu chia tay
"Khoa học đã chứng minh cơn đau thất tình hay nỗi ám ảnh về tình cũ thường có mối liên hệ mật thiết với cách mà chúng ta nói tạm biệt với người vừa mới bước chân ra khỏi cuộc đời mình.
Hai người chia tay, có khá nhiều cách thức, nhưng nhìn chung, có thể gói gọn trong khoảng 5 kiểu"
1. Chia tay vì quá mệt
Kiểu này thường gặp ở hai người yêu nhau mà cả hai đều quá độc lập, quá tự chủ, tính kiểm soát cao cũng như không chịu khuất phục bất kỳ ai và cái tôi của mỗi người đều quá lớn.
Có thể ban đầu khi đến với nhau, giai đoạn vì cảm xúc yêu mãnh liệt lấn át lý trí và tất cả mọi thứ, người ta sẽ dễ dàng nhường nhịn nhau, dễ dàng chấp nhận những xung đột liên quan tới góc nhìn hay cảm nhận, đánh giá sự việc, lúc đó, thường 1 trong 2 người sẽ tự động dẹp bớt sân si của bản thân để thấy đối phương là đúng, nhưng dần dà về sau, tình cảm bớt đi, những thứ thuộc về bản chất tự nhiên sẽ trỗi dậy, xen giữa hai người.
Ban đầu là những cãi vả vặt vãnh kiểu như hôm nay ăn cái gì, tối mai cùng đi coi phim ra sao,... sau đó là những chuyện nhỏ nhặt hơn, nhảm nhí hơn và vô lý hơn cũng có thể kiếm chuyện để cãi nhau. Ví dụ như nếu người đầu tiên tìm ra con chó đặt tên cho nó là con mefothif bay giờ con chó sẽ được gọi là con mèo rồi con mèo có được gọi là con chó hay không, chưa chắc nha, vì biết đâu con mèo đầu tiên được tìm ra lại đặt tên là con heo... Những câu chuyện như vậy cũng có thể khiến hai người khó chịu, lời qua tiếng lại, mặt nặng mày nhẹ với nhau.
Vì ngược góc nhìn, ngược quan điểm, ban đầu chỉ vì ngoại hình mà cuốn hút nhau, thành ra khi đã hiểu tường tận hơn về đối phương, mới thấy có nhiều điều bất ổn. Mối quan hệ cứ vậy xuống dốc, không khí càng căng thẳng dâng cao, tuần gặp được một hai lần mà lần nào cũng có chuyện để không thấy vui trong lòng, thậm chí nhắn tin qua lại cũng thành một trận tranh chấp về con chữ.
Yêu như vậy, mệt mỏi lắm, hại tâm trí lắm nên dĩ nhiên người ta phải chọn cách chia tay.
Chia tay kiểu này, khóc có thể gặp lại hay vui vẻ nói chuyện cùng nhau, vì chính mỗi người nhận ra rằng, cái mình yêu chỉ là hình bóng, là ảo ảnh, là lớp vỏ bên ngoài, còn nội tại bên trong chưa từng hiểu thấu. Và cũng vì khó đồng cảm, khó tương lân, nên chia tay vì trái tính ngược nết sẽ không làm người ta nhớ lâu, trăn trở lâu hay đau khổ lâu.
Thoáng một cái đã chẳng nhớ đến cuộc tình vừa trải.
2. Chia tay vì gia đình
Đây là loại chia tay khi hai người còn yêu nhau nhưng vì một thứ hoàn cảnh bất khả kháng mà mỗi người một hướng. Thường thì nguyên nhân chủ yếu của việc này liên quan đến yếu tố gia đình nhiều nhất.
Gia đình đang yên ổn đè huề, đùng một cái có quyết định đi sang nước ngoài sống luôn, nên đôi lứa yêu nhau phải chia lìa. Đồng ý rằng trong các thể loại tình yêu thì yêu xa cũng là một loại tình yêu, nhưng ai cũng biết tình xa mệt mỏi ra sao và dễ dàng đổ vỡ thế nào nên nếu được, ai cũng muốn tránh. Mà tình cảm hai bên thì cũng chưa đủ mặn mà cho cưới hỏi, nên thôi, đành lỗi hẹn mà cắt đứt dây tình.
Nguyên nhân khác từ gia đình có thể dính tới 4 chữ môn đăng hộ đối. Đừng nghĩ rằng đến năm hai ngàn mười mấy rồi thì tư tưởng này không tồn tại, nó vẫn hiện diện ở đó dù không rõ ràng như xưa. Ví dụ như một gia đình danh giá, giàu có, nếu con gái của gia đình đó muốn cưới một chàng trai nghèo, bậc làm cha mẹ thế nào cũng nói cái câu, coi chừng nó vào đào mỏ nhà mình nha con. Rồi cứ ngày một ngày hai, câu nói đó được lặp đai lặp lại, đứa con gái vì vậy mang nỗi ám ảnh trong lòng, bất ngờ lần nào đó, thằng con trai nói gì liên quan đến tiền bạc, tự khắc trong lòng cô gái dâng lên nỗi hoài nghi, tình cảm từ đó mà xuất hiện vết rạn nứt, không lâu sau thì ta vỡ.
Hai gia đinh khác nhau về điều kiện kinh tế, về tầng lớp xã hội, dĩ nhiên cũng sẽ khác nhau về quan điểm sống, nhận thức và cách dạy con, hình thành nên tính cách đứa con về sau, vì vậy môn đăng hộ đối luôn là một rào cản lớn nhất cho cả hai người nếu muốn cùng nhau xây dựng mối quan hệ lâu dài và vượt qua ải phụ huynh.
Và với một đứa con hiếu thảo, hay không đủ vững vàng, can đảm để thoát khỏi ảnh hưởng hay tư tưởng của cha mẹ thì việc nghe lời gia đình và chia tay người yêu có thể xảy ra dù tình cảm của cả hai vẫn còn. Vì vậy, chia tay kiểu này là vô cùng đau đớn, và để lại vết thương rất lớn trong lòng cả hai.
Nó còn dễ dàng dẫn đến việc người bị chia tay sẽ đâm ra oán hận, trách cứ người kia là hèn yếu, là nhu nhược, không dám đứng lên để đấu tranh cho tình yêu đôi lứa. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, mỗi người đều khác nhau về quan điểm sống và góc nhìn. Có thể với người này tình yêu là trên hết, nhưng với người khác, gia đình mới là thứ họ hy sinh hết tất cả để gìn giữ, vì vậy phải nhìn nhận là dù có nói gì chăng nữa, oán hận đến đâu thì vẫn không thể thay đổi thực tế rằng hai người đã không đến được với nhau nữa rồi.
Cơn đau này có thể kéo dài, nhưng rồi cũng qua thôi.
3.Chia tay vì quá bận
Cách đây vài ba năm còn có thể lên mạng viết những câu đại loại như " Làm gì có ai bận đến mức một tin nhắn cũng không có thời gian gửi đi, tất cả chỉ là ngụy biện". Nhưng rồi sau này khi chính bản thân mình là người bận đến như vậy mới thấy tuổi trẻ có suy nghĩ thật giản đơn và ấu trĩ.
Trên đời này, con người ta trong từng giai đoạn sẽ có cách sắp xếp vị trí thứ hạng cho những thứ quan trọng với họ khác nhau. VD như đàn ông đang trong tầm 28 đến 30 tuổi, nhìn quanh quẩn bạn bè đều đã thành công, đều có cơ ngơi, sự nghiệp vững vàng, còn nhìn lại mình, giờ này vẫn còn lẹt phẹt phía sau, thứ đang có chỉ là một cô người yêu mà suốt ngày cứ trách móc mình vì sao không nhắn tin hỏi thăm lúc buổi tối, thì tự khắc sẽ hiểu phải dẹp tình yêu qua một góc để tập trung cho công việc.
Nếu yêu những người trong giai đoạn này và có tâm thế này thì phải hiểu là bạn chỉ đứng sau công việc của họ, nên chuyện một cái tin nhắn không trả lời là chuyện vô cùng bình thường. Phải hiểu rằng, chuyện không nhắn tin chẳng nói lên bất cứ thứ gì về tình cảm giảm sút, chỉ đơn giản là họ đang bận, chỉ vậy thôi.
Cứ yên tâm, không cần phải cứ nhắn tin liên tục, cứ để đó, khi họ nhớ mình sẽ liên lạc với mình, còn nếu như đã biết rằng, khoảng thời gian cho rằng bận đó là đang dành cho một người nào khác, thì ngưng, dừng lại, vì cơ bản người không trung thực là người không tốt, mà ai đời lại đi chọn một người xấu để yêu.
Hãy cứ yêu và biến bản thân mình một động lực để họ có thể làm việc tốt hơn, đừng trở thanh thứ lực cản kéo trì trệ công việc của họ. Và hãy nhìn lại bản thân mình đi, trong khi họ đang ra sức để làm việc, thì bạn lại ngồi giận hờn vì những thứ không đâu... ngược chiều nhau như vậy, làm sao có thể nuôi dưỡng tình yêu được lâu.
Và đôi khi, không phải việc ít quan tâm làm cho người ta kém yêu nhau, mà chính từ cái việc lúc nào cũng bắt người khác dành thời gian, tâm trí cho mình mới là thứ đẩy hai người ra xa.Nhưng đây chỉ là trường hợp khi một người bận, một người rảnh và làm cho người kia cảm thấy mối quan hệ trở thành áp lực, còn nếu cả hai cùng vào giai đoạn tập trung cho công việc thì sao?Nếu thông cảm và có thể hiểu nhau đủ để dành thời gian cho nhau, họ vẫn sẽ yêu và đó là một tình yêu nhìn có vẻ không sôi nổi, không nồng cháy, nhưng lại là một tình yêu bền vững. Còn nếu không sắp xếp được, chia tay là điều rất dễ xảy ra.
Và thường khi phải chia tay như vậy, vì cả hai đều là những người trưởng thành, đều là những người hiểu ở giai đoạn này thứ quan trọng với cuộc đời mình hơn, nên có buồn cũng sẽ buồn nhanh rồi lại lao vào công việc. Thỉnh thoảng có khi sau một ngày rất dài, trở về căn phòng của mình, nằm xuống giường, hít một hơi thật sâu, lòng tự dưng nhận ra không còn cái mùi quen thuộc của người đã cũ, buồn đi một chút, rồi lại thôi.
Mai còn phải đi làm sớm...
4.Chia tay vì người thứ ba
ình là kẻ thua cuộc, là kẻ không còn được chọn để yêu thương.
Người thứ 3 xuất hiện từ lòng tham cố hữu của con người, vốn nằm trong bản năng gốc từ khi con người sinh ra và lớn lên. Sự tham lam đó khiến con người mặc dù đã có trong tay một thứ tốt đẹp vẫn luôn có khuynh hướng đi tìm kiếm một thứ tốt hơn để sở hữu. Hoặc một vài trường hợp khác, người thứ 3 xuất hiện từ sự hèn nhát, không dám đối mặt với thực tế lẫn không đủ cắt đứt với người mà mình không còn tình cảm.
Thứ cảm giác hèn nhát đó khiến người ta sợ khi phải đối diện với cảnh không còn bất kỳ ai bên cạnh, nên dù không còn thứ gọi là tình yêu giữa hai người, vẫn nhất quyết giữ người kia lại, không dám mạnh dạn nói lời chia tay, mà phải vội vàng đi tìm hiểu một người mới, thậm chí làm quen, bắt đầu một mối quan hệ tình cảm rồi, cảm thấy vững chắc rồi mới dám buông bỏ người cũ, thậm chí có khi còn không chịu bỏ hẳn, vẫn cứ giữ đó phòng khi trường hợp chốn mới không yên thân sẽ quay đầu về.
Loại người như vậy, đáng khinh bỉ và tuyệt đối không được tiếc nuối hay buồn vì họ.
Khi nhận ra được sự tồn tại của người thứ 3 trong mối quan hệ, khuynh hướng ghen tuông là điều khiến người ta nổi nóng, chuyển hóa thành thứ hành động đơn giả và bản năng nhất là tìm người kia mà xâm hại về mặt tinh thần lẫn thể chất. Nhẹ thì có thể nhục mạ, miệt thị bằng lời, nặng hơ có thể dùng sự bạo lực, chân tay để triệt hạ đối thủ và nhằm kéo lại người kia quay lại với mình.
Điều này thật ra không có nhiều lợi ích lắm
Khi hai người yêu nhau, đều đã làm những người trưởng thành, đầy đủ về nhận thức, có thể tự làm chủ hành vi cá nhân, nên việc ngoại tình đi cùng người thứ 3 đều là sự lựa chọn của bản thân họ. Lựa chọn đó có thể thực hiện bất chấp việc có thể làm chúng ta đau khổ, vì vậy đổ hết tội lỗi lên cho người thứ 3 là hoàn toàn chưa đúng mà phải hiểu rằng lỗi lầm còn nằm ở chỗ mà chúng ta lựa chọn làm người để yêu. Muốn đánh muốn chửi, người đó tuyệt đối phải có phần.
Tha thứ cho người ngoại tình và phản bội? Tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh và tâm tính của mỗi người, chúng ta sẽ được nghe những "bài ca đi cùng năm tháng" như "Anh không biết gì cả, tụi anh chỉ là bạn bè, cô ta dụ anh....", bạn có thể tin những câu nói như vậy không? Bạn có tin rằng sau lần này người kia sẽ thay đổi và không lén lút tìm kiếm một mối quan hệ khác hay không? Bạn có chắc chắn rằng người đó sẽ thay đổi? Những câu hỏi này, không ai có thể trả lời được, ngoại trừ chính bản thân bạn. Hãy lựa chọn đi.
Nếu như đã quyết định chia tay vì người kia ngoại tình, đừng mang trong đầu suy nghĩ tiêu cực rằng mình không còn được họ chọn lựa để yêu thương, mà hãy tự cảm thấy mừng cho bản thân vì đã may mắn sớm nhận ra được bộ mặt thật của kẻ ấy và lánh xa. Chúng ta cũng đừng ngạc nhiên rằng người đó có thể trở nên xấu xa, tồi tệ như vậy khi yêu nhau một thời gian, mà hãy tự trách bản thân rằng ngày đầu biết nhau đã không nhìn thấu con người họ.
Chia tay vì người thứ 3 xuất hiện, có thể làm cho chúng ta đau suốt một thời gian dài sau đó, nhưng đổi lại, thứ nhận được là sự trưởng thành, từng trải và bài học về cách nhìn người về sau.
Đau cũng được, rồi cũng sẽ qua, người thứ 3 rồi cũng sẽ bị mất đi thứ mình có vì một người thứ 3 khác. Người còn sống, trời còn nhìn, mình cứ yên tâm.
5.Chia tay vì hết yêu
Nói ra thì buồn cười, vì chia tay thì chẳng bao giờ là vì hết yêu. Nhưng trên đời có những lúc người ta chẳng cần một lí do gì để rời xa nhau cả., chẳng cần bận công việc, chẳng cần kẻ thứ 3, chẳng cần bất đồng quan điểm,... chỉ cần một buổi sáng thức dậy, thấy lòng hết yêu vậy là chia tay.
Chuyện như một trò đùa này thường xảy ra khi hai người đã yêu nhau một khoảng thời gian dài, đã hiểu hết về nhau, từ tâm tính cho đến thói quen sinh hoạt, chỉ cần người này nói nửa câu thì người kia đã đoán được ý, nhưng, cả hai lại chưa thể xác định rõ ràng để bước lên một nấc thang mới trong tình cảm.
Hai người bước vào giai đoạn cảm thấy việc có mặt người kia bên cạnh mình là điều hiển nhiên, là một việc bắt buộc phải có và không còn cảm thấy trân trọng sự hiện diện của nhau trong đời như đáng lý ra mình phải trân trọng. Thành ra cứ như vậy mà mọi thứ thành xuề xòa, thiếu cẩn trọng. Không còn những buổi ăn tối lãng mạn cho hai người, không còn những chuyến du lịch xa để thay đổi không gian, thậm chí cả việc cơ bản nhất trong mối quan hệ hai người là cùng nhau chia sẻ cũng không thể làm, nên cứ vì vậy mà chia tay.
Chúng ta cần hiểu rằng, tình yêu cũng như chất kích thích mang tính tác động và cảm xúc trong một khoảng thời gian hữu hạn, không có loại tình yêu mà cứ để đó thì vĩnh viễn bất biến không phai mờ được. Hai người yêu nhau, dù đã thân thiết, hiểu rõ về nhau , cũng phải nên có những khoảng không gian nhất định để hình thành khoảng cách, hình thành bí mật, những điều hấp dẫn cho đối phương tìm hiểu. Tự làm mới mình, tự làm mới tình yêu.
Việc thiếu chăm sóc, lo lắng cho cảm xúc yêu của hai người là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ đi vào ngõ cụt, hết yêu. Có thể khi hết yêu, người ta có thể không chia tay liền, nhưng nó là con đường dẫn đến những bất đồng, cãi vã, mệt mỏi, bận rộn hay đơn giản hơn là sự xuất hiện của người thứ 3. Vì vậy hãy quan tâm cảm xúc của đối phương nhiều hơn nếu không muốn điều này xảy ra.
Chi tay vì hết yêu khá nhẹ nhàng, bởi cơ bản tình yêu của cả hai không còn nhiều nên việc chọn lựa cách dừng lại cũng là chuyện hiển nhiên. Đôi khi, sau khi chia tay, người ta lại có thể nói chuyện, gặp mặt nhau hay thậm chí làm bạn của nhau vì có thể tâm sự được nhiều điều mà không biết phải nói cùng ai.
Để rồi, sau mỗi lần trò chuyện như vậy, người ta lại tự hỏi bản thân, nếu ngày đó đã có thể nói với nhau nhiều hơn, liệu có phải xa nhau không?
5 kiểu chia tay
Dù là kiểu chia tay nào chăng nữa, kết quả chung nhất vẫn là con đường sắp tới chỉ còn một người độc bước, đối mặt với chuyện này chưa bao giờ là dễ dàng. Người ta nói, muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau, nên khoảng đường một mình này là khoảng để mọi người đạt được những bước tiến xa trong những mối quan tâm khác ngoài chuyện yêu đương.
Nếu có một dự định gì đó cho công việc, cho kế hoạch kinh doanh, hãy bắt tay vào làm. Nếu đã lâu chưa rủ bạn thân đi một chuyến du lịch dài ngày, hãy cầm máy lên và gọi cho nó, nếu lần cuối cùng ngồi ăn cơm với ba mẹ là cách đây cả tháng thì hãy chăm chỉ về nhà ăn cơm. Nếu cảm thấy bản thân cũ kỹ, nhàm chán, hãy chọn học một môn gì mới , phù hợp với thể chất và đam mê của mình.
Hãy chuẩn bị hành trang và bước đi tiếp, trên con đường phía trước, chắc chắn có một người phù hợp với ta để đi chung và đi thật xa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro