cưới để làm gì???
Năm vừa qua ngưỡng 30, trong đám bạn thân, chỉ còn đúng 3 đứa chưa lập gia đình, cuối tuần nào cũng hẹn nhau ở nhà của một trong 3, khui vài chai bia, nâng ly chúc mừng cho tuổi trẻ bất diệt và cuộc sống độc thân muôn năm dù thực tế sau câu chúc mừng đó đứa nào cũng muốn gục mặt khóc vì sao tới giờ thiên hạ đều có đôi có cặp còn mình vẫn ngồi đây với hai đứa bạn như hai con chó già chảy xệ.
Trong những câu chuyện liên lu bất tận về cuộc đời, về công việc, về gia đình, về mua sắm, về đàn ông, về duy trì nòi giống... chuyện hôn nhân luôn xuất hiện như một kẻ lạc loài, dù chẳng ai muốn nhưng vẫn cứ hiện diện chỗ đó. Mà câu hỏi lớn nhất đề ra, luôn là "Cưới để làm gì và cưới vì ai?"
Ở mặt đơn giản nhất mà nói, với phụ nữ, đám cưới là một nghi lễ mang tính chất thông báo rộng rãi cho việc công khai từ nay mình đã có thể vượt vòng lễ giáo xách quần áo theo trai. Và nếu như có thêm tờ đăng ký kết hôn thì việc đó đã hợp pháp.
Vậy cưới để làm gì? KHoan hãy tính đến chuyện sinh con đẻ cái, thì cưới xong, phụ nữ thành vợ.
Làm vợ, là việc sống chung với một người đàn ông được gọi là chồng.
Nếu may mắn, người đó là người mình thật lòng yêu thương và do chính bản thân mình chọn , mình có mong muốn chia sẻ phần đời còn lại của mình cùng họ. Mình sẽ chấp nhận việc họ có những tật xấu, có những điểm yếu, có những thứ chưa hoàn hảo, và mình tin rằng cuộc đời này chọn mình để bù đắp vào những thiếu sót của họ, cũng như ngược lại, họ được chọn để bù đắp cho mình. Đó là ý nghĩ của việc bên cạnh nhau và hoàn thiện ch0 nhau. CHúng ta sẽ sống cùng người đó thật lâu, nhìn nhau già đi, nhìn con cháu lớn lên, rồi tạm biệt nhau bởi cái chết và hẹn gặp nhau nơi thiên đường. Đó là một cuộc đời viên mãn.
Nếu kém may mắn hơn một chút, người đó không hẳn là người chúng ta yêu thương nhất nhưng lại là người cho chúng ta cảm giác an toàn, tin tưởng nhất khi bên cạnh. CÒn người mình yêu nhất à. Sau khi nó làm trái tim mình tan nát, be bét thì nó đi nhảy đầm cùng đứa khác rồi, đời là vậy đó. Ở đây, đôi khi chúng ta phải đứng trước ngã rẽ của cuộc đời hôn nhân.
Một là qua thời gian, khi đã bên nhau đủ lâu để hiểu, chúng ta phát hiện ra người mình đã chọn có nhiều ưu điểm hơn ban đầu có thể thấy, rồi từ đó ma trân trọng họ, yêu thương họ nhiều hơn và tìm cách để bù đắp cho những thờ ơ của ngày cũ.
Hai là, xui hơn, tệ bạc hơn, sau khi đã sống chung với nhau một thời gian, chúng ta không thể nào chấp nhận được người kia vì thấy rằng tình cảm ngày càng vơi đi, vậy là có khi sống tiếp một nửa đời ngơ ngác, tự hỏi hạnh phúc thật sự là gì, hay quyết đoán hơn, dùng luật pháp và tờ đơn để trở thành người độc thân cung một vết hằn sâu trong ký ức.
Còn một trường hợp khác, sau khi chúng ta đã chọn được một người đã thật sự yêu và cưới họ, thì trải qua thời gian, con người của họ thay đổi, cũng có khi là bản thân chúng ta thay đổi, để rồi trở thành hai mảnh ghép không khớp, bắt buộc phải tách nhau ra mới có thể tồn tại được mà không tổn hại hay làm khó đối phương.
Chung quy của cả câu chuyện cưới, chỉ là chọn một người để sống chung về sau, việc lựa chọn có khéo hay không, lại tùy vào kinh nghiệm hay khả năng nhìn thấu nhân tâm của mỗi người. CŨng một phần là có khi nhờ vào vận khí của bản thân, hên hay xui cũng là một phần lựa chọn. Có khi thông minh một đời nhưng vì một lần chọn sai mà ân hận mấy mươi năm. Có khi khờ dại nửa kiếp, nhưng chọn đúng người thì phần đời sau viên mãn.
Nhưng, có thật sự cần thiết để người ta phải cưới nhau, lập gia đình và sinh con hay không?
Từ mấy ngàn năm nay, nhân loại luôn nằm trong một cái vòng quay với mẫu số chung như vậy. Người ta sinh ra, phát triển cơ thể và tư duy, đến chừng mực nào đó thì gọi là trưởng thành. Đánh dấu cho sự trưởng thành là người đó có thể tự làm việc, quyết định cuộc đời, tạo ra vật chất và nuôi sống bản thân mình. Tiến thêm một bước nữa, con người sẽ tìm một nửa của mình, kết hôn, lập gia đình và sinh con, chăm sóc, nuôi dạy đứa con để khi nó lớn lên, lại bắt đầu đi lại vòng lặp đó.
Theo lý lẽ thông thường , đây là cách phát triển cơ bản của một cá thể con người trong xã hội, nếu như có một người không đi theo quỹ đạo này, người ta sẽ dễ dàng bị đánh giá là có cuộc sống hay lối suy nghĩ "không bình thường". Trong toàn bộ quá trình đó, bước đánh dấu con người từ một tế bào đơn lẻ trở thành một tổ hợp gia đình chính là thông qua cánh cửa...
Theo định nghĩa, thì " Hôn nhân là sự kết hợp của các cá thể về mặt tình cảm, xã hội, tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Nó là mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội thì lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu cho sự chính thức của hôn nhân, còn về mặt luật pháp, đó là đăng ký kết hôn."
Rất thuộc bài!
Cũng từ đó, bất kỳ cá nhân nào đi khỏi quỹ đạo chung của an toàn và chuẩn mực, đều bị coi là dị biệt, chịu ánh nhìn lạ lùng, xì xầm bàn tán của cả người thân cho đến ông bà hàng xóm. Thậm chí có vài ông bà hàng xóm nhiệt tình đến mức vỗ vai bậc song thân chúng ta mà thủ thỉ, "Tuổi này chưa cưới, cháu nó có bị vấn đề tâm sinh lý không anh chị?"
Thật là những người hàng xóm đầy quan tâm, lo lắng và đáng yêu. Mong rằng cuộc sống của họ sẽ mãi mãi êm đềm về sau.
Dĩ nhiên với những người trẻ tuổi muốn độc lập, tự làm chủ cuộc đời mình, lời bàn ra tán vào của hàng xóm chỉ là cái để chúng ta cười khẩy rồi quên đi rất nhanh và lo tập trung làm việc, kiếm tiền, nhưng nếu còn sống chung với phụ huynh, câu chuyện không đơn giản như vậy bởi người chịu ảnh hưởng từ mấy lời nói của hàng xóm nặng nề nhất là cha mẹ.
Mà không cần đến những người hàng xóm đáng yêu đó đâu, mỗi lần tết đến, giỗ chạp, dòng họ bà con, chú bác cô dì cả năm không gặp thì câu đầu tiên luôn hỏi, "Nó nhiêu tuổi rồi? Khi nào nó cưới vậy anh chị?" Những lúc như vậy nếu không bị cho là hỗn hào, mất dạy thì chắc nhiều người đã nhào tới bóp cổ vài ông chú bên dòng họ để chứng minh một điều, không có oxy người ta mới chết, còn không có chồng, không có vợ chẳng ai chết được đâu.
Nhưng thực tế chúng ta không thể làm vậy, chỉ có thể cười trừ, nói mấy câu giã lã như, dạ con còn nhỏ(30 mà tự nhận mình là còn nhỏ thì đúng là có vấn đề), dạ con còn lo sự nghiệp(thực tế đi làm công)... và vài người thì giục khóc, bồ thì chưa có, nói gì đến cưới xin.
Có rất nhiều trường hợp, nhất là phụ nữ, vì những câu hối cưới của người ngoài như vầy mà phải đưa chân bước đại, dù bản thân chưa muốn nhưng vẫn cưới xin và lập gia đình. Trường hợp này rơi vào thế thứ 2 như phần trên kia đã viết, cưới người không thực sự muốn cưới và chờ đợi coi thời gian thực sự sẽ dẫn lỗi mình về đâu.
Nhiều người nghĩ đơn giản thôi thì trước sau cũng cưới, cưới đại cho xong, nhưng thực tế, đám cưới không phải là cái đích đến của hành trình hạnh phúc, nó chỉ là một trạm dừng chân, để rồi người ta phải tiếp tục một hành trình mới, gian nan hơn, phức tạp hơn, nhiều biến cố hơn, tên là hôn nhân. Cái khác biệt của hành trình này so với quãng đời trước đây, là việc có một người nữa đi chung với mình. Người này có thể là niềm vui, là động lực để chúng ta đi được nhanh hơn, khỏe hơn, cũng có thể là nỗi buồn, là lực cản để khiến chúng ta chậm lại.
Nghĩ thử xem, người mà chúng ta chọn để cưới, sẽ ở với chúng ta suốt cả ba mươi, bốn mươi năm còn lại của cuộc đời, sẽ có những lúc tính khí trái nết, bất thường, sẽ có lúc bệnh tật, đau khổ, sẽ có lúc xấu xí, già nua... và trong tất cả những lúc như vậy, chúng ta đều bên cạnh họ, không phải vì nghĩa vụ của tờ giấy đăng ký kết hôn, mà là vì trái tim thật tâm muốn vậy. Đó là thử thách lớn nhất của hôn nhân dành cho bất kỳ ai có nhu cầu chạm tay vào ToggleHôn nhân cũng không phải thứ để người ta đem ra so sánh, nâng mặt với nhau, nhất là thứ quan điểm lỗi thời, "đàn bà hơn nhau ở tấm chồng".
Sai rồi, đàn bà hơn nhau ở tấm thân.
Vì sao chuyện thành bại của cuộc đời mình mà lại đặt vào tay của người khác. Đàn bà học nhiều, hiểu biết nhiều, đi được nhiều nơi, gặp được nhiều người , có những kinh nghiệm quý báo về cuộc đời, những trải nghiệm gian nan về cuộc sống, tự khắc mình sẽ biết bản thân mình ở đâu, nên đặt vào tay người nào xứng đáng.
Đàn bà cứ u mê, mãi đặt vào trong đầu tư tưởng thôi thì phải cưới, cưới rồi thì phải hy sinh hết cho chồng là tốt. Đàn bà sau hôn nhân không còn được mới mẻ, hấp dẫn như còn là tình nhân trong mắt chồng. Đừng nghĩ rằng cứ hy sinh hết, bỏ công việc đang làm, ở nhà toàn tâm toàn sức toàn ý lo cho chồng thì có nghĩa rằng người ấy sẽ nhận thấy và trân trọng, chung thủy với mình. Không đâu, nếu làm những việc đó vì mình thấy hạnh phúc, thấy vui thì hãy làm, còn nếu không cứ mạnh dạn nói rằng em cần ra ngoài để làm việc , giao tế xã hội, tiền em kiếm được có thể ít hơn anh, nhưng em cần phải sống cuộc đời mà em mong ước.
Hôn nhân phải bình đẳng, cả người vợ và người chồng đều có quyền hạnh phúc với hôn nhân, đừng cứ mãi đóng đinh trong đầu cái tư tưởng "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", muốn xây thứ gì thì cả hai người cùng xây, không có thứ gì là nhiệm vụ của riêng ai. Còn đến khi chồng phản bội, không thể tha thứ được thì hãy tin rằng đó là lương duyên của hai người đã hết, chồng chọn cách làm mình tổn thương để vui niềm vui của chồng, chứ không phải là vì bản thân mình chưa đủ đảm đang, chưa khéo léo, chưa biết cách chăm sóc cho chồng nên chồng đi kiếm người mới.
Nếu thật sự cảm thấy vợ mình làm chưa tốt, người chồng có nhân cách tốt sẽ nói chuyện, chia sẻ để vợ mình tốt hơn, chứ không phải đi chọn người về thay thế vợ mình. Vì vậy, đừng tự tẩy não bằng những suy nghĩ tiêu cực và đừng tự đổi lỗi cho bản thân mình khi chuyện không may xảy ra.
Nếu sống với chồng mà không hạnh phúc, bị bạo hành về cả thể xác lẫn tinh thần, thì mạnh dạn lên tiếng. Nên nhớ, khi tư duy bất lực thì người ta có thể bạo lực lên ngôi, không có người đàn ông nào yêu thương vợ mà dùng bàn tay, nấm đấm để "trò chuyện" với vợ của mình. Cũng may không có thứ sĩ diện gia đình nào bắt buộc chúng ta phải chịu đớn đau về thể xác lẫn tâm hồn. Tính mạng và bản thân là hai thứ quan trọng nhất mà bản thân phải bảo toàn, nếu bị xâm hại, dù là chồng , vẫn phải lên tiếng ngay.
Đàn bà hiểu về bản thân mình, hiểu về giá trị của mình, gặp nhau chia sẻ về chúng ta đã sống hạnh phúc ra sao chứ không phải ngồi so đo coi ai lấy được chồng tốt hơn. Vinh nhục đời mình phải tự mình định đoạt, không nên đùn đẩy về bất cứ ai.
Vì vậy, cứ nhớ cho kỹ rằng, hôn nhân đơn thuần là việc chọn lựa một người để cùng chia sẻ những năm tháng còn lại củ cuộc đời.
Mình là chủ cuôc đời của mình, chẳng ai sống giùm mình, xã hội này càng không sống giùm mình, hạnh phúc hay đau khổ giùm mình. Hãy cưới khi bản thân mình thật sự muốn cưới, đừng vì chiều lòng bất kỳ ai hay chiều lòng dư luận mà bán víu vào những giá trị hư ảo. Nếu quyết định cưới xong, vẫn cảm thấy không hạnh phúc, thì dừng lại, rẽ sang một hướng mới, cẩn trọng hơn. Đừng cố sống cố chết để giữ lấy một mối quan hệ tồi tàn chỉ vì xã hội cho rằng bạn phải làm như vật thì mới hợp chuẩn của đám đông.
Chỉ có bản thân mình mới cảm nhận được mình cần phải sống như thế nào, vì sao phải cưới, khi nào cần cưới và muốn cưới ai, không một ai có quyền phán xét rằng mình phải sống ra sao!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro