
Chương 36: Dày công sắp xếp
Dày công sắp xếp
Cảnh Thất nhìn Lương Cửu Tiêu, nhất thời sửng sốt không thốt nên lời, hồi lâu sau mới đỡ trán, nở nụ cười bất đắc dĩ. Thế gian này mênh mông lại phức tạp, những chuyện hoang đường tuyệt luân y tự nhận thấy quá nhiều, chẳng ngờ duyên dẫn lối phận đưa đường thế nào, lại khiến người ta không biết làm sao thế này. Lương Cửu Tiêu thấy vị Nam Ninh vương này cười với vẻ bất đắc dĩ mãi, cười đến độ thấy có phần bối rối, không hiểu ra sao. Từ tư chất của Lương Cửu Tiêu không được tốt lắm, bất kể là đọc sách hay luyện võ, thậm chí cả thuật dịch dung, thứ gì cũng chậm hơn người khác mấy nhịp, nhưng cũng may chịu khổ công, thời gian trôi qua, ngược lại còn vững vàng hơn nhiều kẻ trời sinh thông minh lại không chịu cố gắng. Bình sinh bội phục nhất chính là vị đại sư huynh gần như không gì không làm được của mình. Lần này xuất môn xông xáo đó đây, rèn giũa trải nghiệm cũng bỏ công bỏ sức, ôm tâm tư muốn lập nên sự nghiệp giống Chu Tử Thư vậy. Ấy thế mà mấy ngày trước nhận được thư của sư huynh, có vị bằng hữu tới đất Lưỡng Quảng, lấy tín vật làm chứng, nếu người này có việc gì cần thì hãy giúp y điều động cơ sở ngầm Chu Tử Thư cài tại bản địa.
Giờ phút này dường như mơ hồ nghĩ đến điều gì, kiềm được mà trợn trừng hai mắt.
Cảnh Thất lấy từ trong lòng ra khối ngọc xanh, đặt xuống mặt bàn, Lương Cửu Tiêu thốt lên: "Đây... đây là của đại sư huynh ta...". Cầm miếng ngọc lên tay, ngạc nhiên xen lẫn nghi ngờ mà quan sát nó tỉ mỉ, thứ trông quen mắt từ khi còn tất nhiên nhận sai. Ngẩng đầu trông Cảnh Thất, lập tức "soạt" tiếng, quỳ xuống đất, nghiêm trang : "Thảo dân không biết vương gia là... mạo phạm nhiều, xin vương gia thứ tội".
Khẩu khí trở nên nghiêm nghị mà cung kính.
Cảnh Thất cười bảo: "Đừng như vậy, bản vương không nhận nổi lễ lớn này đâu, vạn nhất ta là người xấu, chẳng phải ngươi lỗ to rồi ư?".
Lương Cửu Tiêu vái vái sâu: "Thảo dân biết nhân phẩm của đại sư huynh, nếu vương gia thực là hạng tham quan nịnh thần, xem mạng người như cỏ rác, đại sư huynh tuyệt đối không kết giao với vương gia. Thảo dân đường đột, làm kinh động tới vương gia, còn suýt nữa phạm phải tội lỗi tày trời...". Những lời về sau ngập ngừng mãi không nói ra được, chỉ quỳ trên mặt đất, liên tục dập đầu, không chịu ngẩng lên. Thực sự vừa hạn lại vừa hối, nóng ruột đến độ vành mắt cũng đỏ hoe. Cảnh Thất thầm than một tiếng, nghĩ trong lòng Lương Cửu Tiêu này chẳng giống vị sư huynh gian xảo bụng kế mưu của gì cả. Quả là hài tử thật thà, nếu không cho bậc thang bước xuống, có khi hôm nay buồn phiền đến chết ở đây mất thôi. Nghĩ vậy y bèn cúi xuống, vươn tay đỡ Lương Cửu Tiêu dậy, : "Thế này đi, nếu ngươi là sư đệ của Tử Thư, vậy ta cũng có chuyện cần phiền ngươi giúp".
Thoáng cái ánh mắt của Lương Cửu Tiêu sáng bừng lên: "Vương gia xin cứ nói !".
Cảnh Thất lấy giấy bút ra, nhanh chóng viết một loạt tên người, rồi thấp giọng bảo: "Giúp ta ngầm liên hệ, tra xét nội tình của mấy người này, đặc biệt là người tên Lý Diên Niên này".
Lương Cửu Tiêu ngơ ngác: "Lý Diên Niên không phải là tay sai của Liêu Chấn Đông sao?".
Cảnh Thất lắc đầu, cũng không nhiều lời giải thích, chỉ lập lờ: "Ngươi cứ bảo người đi tra xét là được. Còn nữa, từ chỗ bản vương muốn truyền tin cho người khác chỉ sợ có nhiều bất tiện, còn phải cậy vào các ngươi".
Đồ dâng đến tận miệng thế này, cớ gì bỏ phí không dùng?
Lương Cửu Tiêu gật đầu lia lịa, nhiệt huyết sôi trào: "Vâng!".
"Ngươi đi trước đi, lui tới nên để tâm chút."
Mọi hành động của y đều tiến hành trong bóng tối, Lương Cửu Tiêu tuy là kẻ lỗ mãng, nhưng cũng biết thân biết phận, từ khi nhận được chỉ thị của Cảnh Thất thì không tự làm theo ý mình nữa, Cảnh Thất dặn dò cái gì thì làm theo cái đó, ngược lại thành trợ lực cho y. Trong mắt đám người Liêu Chấn Đông, vị Nam Ninh vương này không phải tới để tra án, mà ngược lại giống như tới để du ngoạn vậy. Ngày hôm ấy còn cố ý gọi vài người tới, hỏi xem vùng này có món chơi bời gì là đặc sản hay không , muốn tự đi thăm thú rồi mua về, tặng cho các bằng hữu trong kinh chơi.
Liêu tổng đốc biết cụm "bằng hữu trong kinh" của Cảnh Thất chỉ ai, chỉ đoán đó là con cháu của dòng dõi quý tộc nào đó, tính cả bản thân ở bên trong, bèn tìm thêm Lý Diên Niên cùng hai ba người khác, luân phiên theo hầu y. Cảnh Thất ngoài mặt thì treo cái danh đẹp đẽ là chờ loạn quân dẹp yên, khải hoàn về triều, kỳ thực chỉ lo ăn uống chơi bời quên trời quên đất.
Cứ thế y yên ổn mà ở lại Lưỡng Quảng.
Cảnh Thất ở đó tự cho là tiêu diêu tự tại, lại bơi vội vàng xuất kinh đúng vào thời điểm mấu chốt mà bỏ lỡ dịp trọng đại của kinh thành – đại hôn thái tử.
Đêm trước đại hôn, Hách Liên Dực cho tất cả hầu cận lui xuống, mình ngồi trong thư phòng trọn cả đêm. Từ dưới đáy đống kinh sử tử tập, văn hiến chất cao như núi, kéo ra ngăn ngầm được giấu sâu, lấy trong đó ra chiếc hộp , rồi cẩn thận mở ra, như nâng trên tay món trân bảo thế gian hiếm thấy, bên trong là đống đồ chơi vụn vặt nhạt màu, còn cả cuộn tranh. Chất lượng của mấy thứ vụn vặt kia chênh lệch không đều, có thứ tinh xảo, có thứ thô kệch xù xì, thế nhưng đều do người ấy tặng.
Hách Liên Dực nhớ lại Cảnh Thất khi còn nhỏ , giọng non nớt còn vương hơi sữa, vậy mà cứ làm ra vẻ ông cụ non, vừa quay lưng lại liền trưng ra bộ mặt xấu xa, ba ngày đánh nhau thì lại trèo lên nóc nhà lật ngói, năm lần bảy lượt chọc Chu thái phó giận đến độ nên lời, ria mép run bần bật. nhớ tới cục bông mũm mĩm trắng mềm kia, mỗi lần tặng quà cho mình cứ như hiến vật gì quý lắm, giọng điệu như đám thiếu gia lêu lổng dỗ dành tiểu cô nương không biết học từ đâu.
"Thái tử điện hạ, thứ này là do đệ cố ý xuất cung tìm về đó, huynh mà còn chọc giận đệ nữa thì là hiền lương thúc đức đó nha".
"Thái tử ca ca, hôm qua hoàng bá phụ cho đệ đôi thỏ con này, đệ cố ý giữ một con lại cho huynh, ai muốn cũng không cho đâu... Chu thái phó lại phạt đệ chép Lễ Ký rồi, huynh xem... có thể giúp đệ chép vài trang được ?"
"Thái tử mau xem này, con heo bằng tre này là do Cảnh Thất tự đan đó... hả? Lồng dế của hoàng bá phụ ư? Tre trên này không phải rút ra từ cái lồng ấy ra đâu, đấy, cái lồng bị rút đệ giấu đi rồi mà."
"Thái tử ca ca..."
Hách Liên Dực cũng không biết khóe miệng cong lên thành nụ cười nhạt, trong mắt bất giác cuồn cuộn dâng trào nỗi lưu luyến không được thành câu.
Lại phất tay mở cuộn tranh kia ra, thiếu niên trong tranh tùy ý ngồi trên tảng đá xanh, búi tóc buông lơi, quyển tập ký đặt trên đầu gối, hàng mày cùng đôi mắt hơi cụp xuống, tập trung cầm sách, trên khuôn mặt phảng phát ý cười nhàn hạ như có như không , sinh động như sống. Khả năng của người vẽ tranh tầm thường, thế nhưng đặt bút xuống lại có thứ hữu tình không diễn tả thành lời được, giống như từng ly từng chút của thiếu niên trong tranh đều thấm nhuần vào trong tim, chỉ cần nhắm mắt là từng cái nhăn mày, nhếch môi đều hiện ngay trước mắt. Hách Liên Dực thình lình khép mi, cuộn bức tranh lại, đưa gần đến cây nến, ngây ngẩn một hồi, rồi sau đó lại luống cuống chân tay, vọi vàng dập đi ngọn lửa vừa bùng cháy, sau cùng thấp giọng thở dài một tiếng, lại cẩn thận gom cuộn tranh cùng các thứ đồ chơi kia lại, nhét vào chỗ sâu nhất trong ngăn bí mật ban nãy.
Chỉ bởi y là Cảnh Bắc Uyên, ta là Hách Liên Dực...
Chỉ bởi vì...
Thái tử phi chính là cháu của Tống thái sư, nghe là thiếu nữ hiền lương thục đức, khí chất như quế, hương lành tựa lan. Ô Khê đứng cạnh thờ ơ quan sát, lần đầu tiên trông thấy hôn lễ long trọng đến thế.
Tháng Đinh Sửu, ngày Đinh mão, tân dậu sát tây(*), thích hợp cho cưới gả.
(*)Trùng kê(tân dậu) sát tây có ý chỉ ngày thuận lợi cho người cầm tinh gà. "Sát tây" có nghĩa là hôm nay ác thần ở tại phương tây, người cầm tinh Gà hành sự bất lợi, mọi chuyện như ý.
Trang hoàng lộng lẫy, rơn ngợp trời xanh, Bặc Thệ(*) điềm lành, nghi thức Trì Tiết(**) trao sách bảo(***), thánh thượng ngự tại điện Phụng Thiên, khoắc bào đỏ thẫm, bách quan đứng hầu, làm lễ Tiếu Giới(****), hoàng thái tử khoác miện phục đích thân ra cửa lớn nghênh đón thái tử phi, đạo tòng theo nghi thức(*****).
(*) Thời cổ khi bói chuyện lành dữ, người ta mai rùa xưng là Bặc, dùng cỏ Thi xưng là Thệ, hợp lại gọi chung là Bặc Thệ.
(**) Trì Tiết: Tên chức quan, là người đại diện cho hoàng đế, tượng trưng cho quyền lực của vua và đát nước, có quyền làm việc. Ví như Trì Tiết đi phân đất phong tước cho chư hầu, Trì Tiết bắt tội phạm, Trì Tiết trấn áp loạn thần khỏi binh tạo phản, Trì Tiết đi sứ nước khác...
(***) Sách bảo: chỉ tập sách và ấn ngọc. Đời Tống, khi các đại thần đặt các xưng hào tôn sùng hoàng đế hoàng hậu hoặc các tiên vương thường dâng lên Sách Bảo, sách làm từ cành ngọc, lấy chỉ đỏ nối liền, có thể cuộn lại, lấy vàng viết chữ, bảo chỉ ấn, con dấu. Ví như đời Thanh khi sắc phong hoàng thái hậu, hoàng hậu, quý phi... đều dùng Sách vàng và Ấn vàng.
(****) Tiếu Giới: trong số các nghi lễ được thực khi thái tử lập thái tử phi, bao gồm nhận chén, tế rượu, uống rượu tế.
(*****) Thời cổ khi đế vương, quan tướng, quý tộc ra ngoài thường có người hầu dẫn trước và theo sau, dẫn trước gọi là "đạo", theo sau gọi là "tòng".
Từng bước đều có quy củ làm đầu, thiên địa âm dương điều hòa, trăm sự mới thuận lợi, tiếng sướng ca cầu phúc hòa vào nhau, vang xa đến vài chục dặm, âm vang không ngừng, lời ca thấp thoáng ẩn trong tiếng gió tây bắc, trang nghiêm mà hồn hậu, mơ hồ dâng lên thứ cảm giác tịch mịch lạnh cả người, bất khả xâm phạm. Ô Khê nghe đến xuất thần, những lời ca ấy có đến hơn nửa nghe không hiểu, chỉ là đột nhiên thấy có đôi phần trống trải mà thôi. Quay đầu nhìn về phía cung điện nghìn tầng vạn lớp thiên thu vạn đại kia, cảm thấy cả kinh thành này hệt như lồng giam vuông thành sắc cạnh vậy. Thoáng hốt hoảng, thấy tình cảnh bảy tám năm chỉ như khoảnh khắc vụt qua, từng sống cảnh khốn cùng như thế, lúc ban đầu cứ nghĩ bản thân là phạm nhân, nhưng hóa ra, mỗi người ở đây đều bị giam cầm.
Ô Khê nhớ đến Cảnh Bắc Uyên trong giấc mơ của mình . Thân thể y lạnh lẽo nhường ấy, đến cả bờ môi cũng chỉ vương chút hơi ấm mà thôi, hai hàng mày lúc nào cũng như bao phủ vẻ lo âu như có như không , còn cả mái tóc bạc trắng, trông mà đau đớn cả lòng. Ý nghĩ muốn đem theo người kia trở lại Nam Cương trong lòng đột nhiên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không muốn y phải ngày đêm suy tính, đón ý hùa, không muốn y phải dốc cạn tâm sức, đêm ngày không yên.
Lại nhớ đến Tô Thanh Loan giờ gần như không còn xuất hiện nữa. Nàng gửi thân trong căn nhà , mỗi ngày chờ đợi, vì người mà cất tiếng ca,hôm nay người kia có thê tử riêng của mình, quan viên bách tính khắp kinh thành đều tới chung vui. Nàng đứng lẫn giữa đám người, tới một mình về lẻ bóng, hay vẫn ở trong căn nhà của mình, lặng lẽ lau đàn?
Có vài chuyện Ô Khê nghĩ sao cũng được, cả cuộc đời của nữ nhân kia coi như đều phó thác cho Hách Liên Dực cả rồi, cớ gì lại phản bội ? Hoặc giả nàng có ý đồ xấu ngay từ đầu, thì giờ này nàng có tâm tình gì nhỉ?
Đột nhiên thấy lòng mình buồn bực, liền lặng lẽ quay bước trở về.
Đời người nào ràng buộc, phiêu bạt tựa trần ai(*). Ấy vậy mà vẫn luôn có nhiều nhi nữ si tình như vậy, trông mong về người cách vạn dặm xa xôi, "giấu tận đáy lòng, ngày nhớ đêm mong, mơ về thưở xưa, đau đáu như cuồng".
(*) Trích từ bài đầu tiên trong cuốn Tạp thi – Nhân sinh vô căn đế của Đào Uyên Minh. Nguyên văn : "Nhân sinh vô căn đế, phiêu như mạch thượng trần". Ý tứ của "Nhân sinh vô căn đế" vốn xuất phát từ câu "Nhân sinh ký nhất thế, yểm hốt nhược phiêu trần" trong Cổ thi thập cửu thủ. Đế, vốnchỉ bộ phận tiếp nối giữa hoa quả và cành nhánh. Đời người khi còn sống như cỏ rễ, như hoa đài, nguốn gốc, nơi chốn đi về, giống như cát bụi buông mình mặc gió cuốn đi.
Người mới sinh như trâu nghé, sợ thói đời khốc tàn như hổ, cứ mãi tin rằng có ngày như thế, có thể trở về với rừng núi thiên nhiên, trốn thoát được cũi lồng nhân thế. Có rất nhiều người vào nhiều năm sau đó, để gió cổng trời hoang vu thổi bay những ngông nghênh đắc ý thưở thiếu thời, đá cứng trong tim thành khối cát, chạm liền vỡ tan.
Trên đời này được mấy người có thể chết lùi bước, chết chẳng quay đầu, chết nhượng bộ?
Nếu thực được như vậy thì đến cả ông Trời cũng phải thuận theo ý . Tuy vậy phần lớn người sống ở đời lại không hiểu được đạo lý này.
Mà kẻ được hai người nhung nhớ - Cảnh Thất lại quay cuồng trong chuyện khác. Bạo động hoàn toàn được áp chế, ngày quân đội triều đình chiến thắng trở về gần ngay trước mắt. Mà vào đúng lúc này, Cảnh Thất lại âm thầm gọi Liêu Chấn Đông tới, Liêu Chấn Đông không hiểu ra sao: "Vương gia, đây là...".
Cảnh Thất cắn hạt dưa, ngoắc tay ra hiệu với Cát Tường. Cát Tường hiểu ý, móc từ trong ngực ra phong thư. Cảnh Thất không nói gì, chỉ đưa thư qua, ý bảo Liêu Chấn Đông tự đọc. Liêu Chấn Đông nhận thư, trong lòng nghi hoặc bất an, mở ra đọc, nào ngờ lại là thư do Hách Liên Chiêu đích thân chắp bút, trong đó mịt mờ ám chỉ vài người tương đối quan trọng trong phạm vi thế lực của đại hoàng tử trên đất Lưỡng Quảng, ý tứ rất rõ ràng. Liêu Chấn Đông ngước mắt nhìn Cảnh Thất, chỉ nghe Cảnh Thất bảo rằng: "Liêu đại nhân, người ngay không nói lời mờ ám, bản vương đi chuyến này, tốt xấu gì cũng phải có lời ăn nói với hoàng thượng và các vị đại nhân, có điều nên ăn nói thế nào, thì phải trông cậy vào Liêu đại nhân rồi".
Liêu Chấn Đông nghiêm sắc mặt, ôm quyền đáp: "Vẫn xin vương gia chỉ giáo".
"Liêu đại nhân này..." Cảnh Thất buông tiếng than, phủi sạch những mẩu vỏ hạt dưa vụn trong tay, "Ông hồ đồ đấy ư, ông có biết bạo dân Lưỡng Quảng nổi loạn là vì cớ gì hay không?".
Liêu Chấn Đông sửng sốt, lại nghe y tiếp: "Ta lại hỏi ông, mấy nhà buôn, địa chủ lớn trong vùng, mỗi năm cống cho ông bao nhiêu ngân lượng, biếu ông bao nhiêu món hời?".
Liêu Chấn Đông trợn trong hai mắt: "Vương gia, chuyện này không thể nói bừa được".
Cảnh Thất buông nụ cười nhạt, lại nói: "Liêu đại nhân này, quan trường cũng được mà thương trường cũng thế, lợi lộc dậy sớm làm gì, mọi người đều ra ngoài tìm đường sống cả, kỵ nhất là trong ngoài bất nhất, lật lọng nuốt lời, bọn họ nếu bỏ tiền mua hai chữ 'bình an' rồi, cớ gì ông còn vươn tay đến tận thuyền chở hàng của người ta chứ? ngồi chờ chia của rồi còn lại đè đầu cưỡi cổ người ta xuống mà đánh cho thành đầu chó, ông thất tín bội nghĩa như thế...".
Cảnh Thất khẽ cười, nữa. Đương nhiên, Liêu Chấn Đông cũng ngầm hiểu trong lòng, đám phú hộ bản địa có nhúng tay vào chuyện này, nhân cơ loạn lạc "chơi" vố, không kiềm được vẻ khó xử: "Vương gia...", sau đó đưa mắt ám chỉ bức thư của Hách Liên Chiêu với Cảnh Thất, thấp giọng : "Yêu cầu của quan trên càng ngày càng lớn, hạ quan cũng có rất nhiều chỗ khó xử buộc phải làm".
Khó xử cái gì, lòng tham vô đáy thì có!
Cảnh Thất vỗ lên mu bàn tay , lời chân thành, ý tứ sâu xa: "Liêu đại nhân, mặt trời lên đỉnh ắt tới khi xế bóng, trăng tròn tất đến lúc khuyết, bất kể chuyện gì cũng nên một vừa hai phải, kéo căng cũng phải có khi thả lỏng, chậm rãi kiên trì mới có thể dài lâu, tội gì ông phải tự đào hố chôn mình như thế? Ta hỏi ông lần nữa, quan lại 'ngồi ' đất Lưỡng Quảng này, tổng cộng tính ra được bao nhiêu vị, ông bán ra bao nhiêu? Khó khăn lắm người ta mới tích được chút vốn liếng, thay con cháu quyên tiền mua chút công danh, dù có là chức 'ngồi ' thì cũng được đôi phần bổng lộc, ông làm bừa như vậy, khiến tiền người ta đều mất hết, sau lưng có bao nhiêu người hận ông đến ngứa răng, ông có biết không?".
Liêu Chấn Đông lau mồ hôi: "Là... là do hạ quan suy nghĩ không chu toàn".
Cảnh Thất lắc đầu than thở: "Hôm nay xảy ra chuyện, ông còn muốn giấu đầu hở đuôi, bản vương cũng chẳng biết nói ông thế nào bây giờ, nếu không phải đại điện hạ... khụ!".
Liêu Chấn Đông run lẩy bẩy, quỳ sụp xuống: "Vương gia, ngài nhất định phải cứu hạ quan một mạng!".
Bấy giờ Cảnh Thất mới cười, ngoắc ngón tay: "Ông ghé tai qua đây".
Dặn dò như thế một phen xong, Liêu Chấn Đông mới mang theo tâm trạng đầy thấp thỏm lui xuống.
Cảnh Thất ngồi thảnh thơi trong đình cả buổi, cạnh bên người có "Lục Nghĩ(*) rượu thơm mới cất xong, bếp lò đất đỏ cháy đương hồng(**)", bên ngoài đình trắng xóa tuyết rơi, hốt nhiên, y khẽ ngâm nga khúc oán ca hành(***) ra làn điệu: "Đây lụa Tề mới dệt, trắng như là tuyết sương. Làm quạt hợp hoan tròn, vành vạnh như trăng sáng. Vào ra vòng ôm ấp, phất phơ quạt gió lành. Chỉ sợ ngày thu tới... Khà khà, chỉ sợ ngày thu tới ư...".
(*) Khi rượu mới cất xong, chưa lọc thì trên mặt có chút bã rượu, sắc hơi xanh, như kiến, bởi vậy mới gọi là "Lục Nghĩ".
(**) Nguyên văn: "Lục Nghĩ tân phôi tửu, hồng nê tiểu hỏa lô", trích từ bài Vấn Lưu thập cửu của Bạch Cư Dị.
(***) Khúc ca ai oán, còn có tên khác là Thu phiến (chiếc quạt thu) hay Đòa phiến ca (bài ca chiếc quạt tròn), là tác phẩm của nàng Ban Tập Dư đời Hán. Nguyên văn:
Tân chế tế hoàn tố, kiểu khiết như sương tuyết.
Tài tác hợp hoan phiến, đoàn viên tự minh nguyệt.
Xuất nhập quân hoài tụ, động diêu vi phong phát.
Khí quyên khiếp tứ trung, ân tình trung đạo tuyệt.
Lúc này Cát Tường tiến lại gần, kề tai y mấy câu, Cảnh Thất gật đầu, tâm tình có vẻ rất tốt: "Gọi người đó vào đây".
Cát Tường quay người đi ra, chỉ lát sau dẫn Lý Diên Niên qua hành lang , tiến vào đình ngắm tuyết. Lý Diên Niên cười hầu: "Vương gia đúng là người phong nhã, bây giờ chính là thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức cảnh tuyết, chỉ đáng tiếc chỗ hạ quan hằng năm cũng ít thấy sắc trắng này, nhìn cũng sạch ".
Cảnh Thất cười : "Lý đại nhân, ngồi đi".
Lý Diên Niên tạ ơn xong liền ngồi xuống, Cát Tường rót rượu cho cả hai người, sau đó lặng lẽ lùi sang đứng bên. Lý Diên Niên nhấp thử ngụm, chỉ cảm thấy hương thơm thấm ruột gan, xông thẳng lên đỉnh đầu, kiềm không được mà bật thốt lên tiếng "Tuyệt". Cảnh Thất lại ngồi yên, đợi đến khi ông ta uống hơi cạn chén rượu xong mới thong thả : "Lý đại nhân, hôm nay bản vương mời ông tới đây, thứ nhất là thưởng rượu, thứ hai là...".
Y lấy từ trong ống tay áo ra phong thư ố vàng, đưa tới trước mặt Lý Diên Niên, cười bảo: "Thứ hai là ta có tìm được thứ tương đối thú vị, mời Lý đại nhân xem thử coi sao".
Lý Diên Niên nhận lấy, vừa mở ra mặt liền biến sắc.
Thất gia.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro