Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TÂY THI - MỸ NHÂN NỔI TIẾNG CỔ KIM (p2)

Trong khi đó, ở nước Việt, Văn Chủng thay mặt Câu Tiễn cai quản bá quan, ngày ngày cùng nhau bàn luận kế hoạch, vừa giúp nhà vua mau về nước về phá hoại nội bộ nước Ngô. Văn Chủng tập hợp ý kiến của bá quan, quyết định tiến hành 1 kế hoạch thoáng trông thì có vẻ hết lòng thần phục nước Ngô, cam chịu làm tôi thần, nhưng thật sự là để làm hại toàn bộ mọi mặt, không những làm suy sụp ý chí chiến đấu của quân tướng mà còn khiến kinh tế nước Ngô kiệt quệ. Văn Chủng nói với bá quan: "Việc trả thù cần phải tiến hành bí mật, đừng để Phù Sai nghi ngờ mà hỏng việc. Trước tiên, chúng ta nên chấp nhận dè xẻng, tiết kiệm để lấy của cải cung phụng cho từ vua đến quan nước Ngô tha hồ ăn chơi phè phỡn, không còn thiết gì đến chính trị nữa. Mỗi người dân Việt nếu đồng lòng ủng hộ, mỗi người ăn bớt đi một chén cơm, góp về triều đình thì chẳng bao lâu sẽ thành số lớn. Thứ hai, chúng ta âm thầm thu mua lúa gạo nước Ngô với giá cao, khiến trong nước thiếu hụt lương thực, số lúa gạo đó sẽ được tích trữ cẩn thận, chu cấp cho quân mã sau này. Thứ ba, cung cấp thợ giỏi nghề cùng với các loại danh mộc cho nước Ngô, chắc chắn họ phải tốn kém tương đương để xây dựng cung điện nguy nga tráng lệ. Thứ tư, có cơ hội là đút lót cho quan lại nước Ngô, xúi giục làm những điều trái nhân tâm, dần dần triều đình nước Ngô sẽ rối loạn kỷ cương, nhân dân oán trách."

Bá quan hết sức vui mừng vì kế hoạch này, hăng hái góp sức bằng cách gia tăng việc tích trữ lương thảo, bí mật chiêu mộ và luyện tập quân mã. Một hôm, Văn Chủng nói với bá quan: "Ta còn quên một điều cực kì hệ trọng, không những làm cho vua tôi nước Ngô điên đảo, chính trị suy đồi, mà còn là đầu mối thông tin cho chúng ta biết chính xác nội bộ triều Ngô ra sao. Để làm được điều hệ trọng này, tấc phải nhờ đến một mỹ nhân vừa tuyệt sắc, vừa thông minh, biết hy sinh cho đất nước".

Bá quan đều hiểu ngay Văn Chủng muốn đề cập đến mỹ nhân kế, gật đầu tâm đắc, cùng bàn luận rồi chia nhau đi khắp nước Việt. 1 số lựa chọn thợ mộc giỏi, điều động hơn 3000 dân phu vào các rừng già tìm gỗ tốt, 1 số thì chuyên về tuyển lựa mỹ nhân, mang về triều dạy dỗ lễ nghi, ca múa cùng các ngón nghề làm mê hoặc lòng người. Quân dân nước Việt hăng hái theo lệnh, chẳng quản ngày đêm, lặn lội rừng sâu núi thẳm, cố tìm cho được loại danh mộc. May sao, 1 toán chợt thấy 2 thân cây to lớn khác thường, gỗ vừa cứng rắn vừa tỏa mùi hương thơm ngát, chẳng ai biết được tên loại cây này nên Văn Chủng đặt là "gỗ nam", ghi nhớ đã tìm được ở phía nam. Văn Chủng thân hành đến làm lễ tế, rồi mới cho hạ cây, mang về chạm trỗ rất tinh xảo, hoa mỹ. Sai 5000 dân phu đem 2 cây gỗ đó đem tiến cống. Phù Sai nhận được gỗ tốt, lại chạm trỗ cầu kì đẹp mắt thì rất mừng, khen nước Việt trung thành, rồi lập tức hạ lệnh xây dựng Cô Tô đài, không thèm nghe lời can gián của Ngũ Viên. Phù Sai muốn chứng tỏ sức mạnh và sự phồn vinh của nước Ngô nên đốc thúc dân phu mau mau hoàn thành Cô Tô đài, làm chỗ cho mình ăn chơi trác táng. Dù vậy, Cô Tô đài cũng phải mất đến gần 5 năm mới hoàn thành bởi quy mô quá tráng lệ, cao đến 300 trượng, nhìn xa được 200 dặm, phía trong bài trí toàn là vàng ngọc, gấm vóc. Phù Sai còn sai đắp con đường vào đài lượn quanh 9 khúc, chạy lên tận đỉnh núi, dân phu vì vậy lao khổ chết chóc rất nhiều. Tiếng oán than dậy đất nhưng Bá Hy đều giấu tất cả. Phù Sai không hề hay biết, những công trình xây dựng hoang phí này làm cho ngân khố hao tổn không biết bao nhiêu.

Trong khi đó ở nước Việt, khi các quan đến 1 làng nhỏ tên là Trữ La thì tuyển được 2 mỹ nhân, nhan sắc tuyệt thế: 1 mỹ nhân ở làng phía tây nên được gọi Tây Thi, còn mỹ nhân kia tên là Trịnh Đán ở làng phía đông nên còn được gọi là Đông Thi. Văn Chủng là người trang nghiêm đạo đức, mà khi thấy mặt 2 mỹ nhân cũng phải kinh ngạc. Sau khi hỏi han vài câu, thấy cả 2 đều có trí tuệ, biết ứng biến, rất mau thành thuộc các ngón nghề ăn chơi, thì càng giật mình thốt lên: "Quả là trời cao phù hộ nước Việt, có được mỹ nhân như vầy, lo gì Đại vương chẳng thoát được hang hùm".

Văn Chủng liền thưởng cho 2 gia đình 100 miếng vàng rồi sai người đưa về Thổ thành. Nơi đây 2 nàng được dạy dỗ rất cẩn thận, từ việc ca múa cho đến đàn địch đều là những bài ủy mị mê hồn. 2 nàng thật không để cho Văn Chủng thất vọng, chẳng bao lâu đã trở thành giai nhân vừa sắc nước hương trời vừa khéo léo khôn ngoan. Qua thời gian xem xét, Văn Chủng quyết định chọn Tây Thi làm người dâng cho Phù Sai. 1 hôm, Văn Chủng mời riêng Tây Thi đến phủ, đuổi tả hữu ra ngoài rồi trầm giọng hỏi: "Ngươi là nữ nhân, đáng lẽ không phải lo toan đến việc quốc gia, thế nhưng nhân dân nước Việt đang sống trong cảnh lầm than, Đại vương thì làm trâu làm ngựa cho người ta sỉ nhục, cho nên ai ai cũng phải có trách nhiệm đối với quốc gia. Ngươi có hết lòng muốn giúp triều đình hay không?"

Tây Thi vội quỳ xuống, thong thả thưa: "Người ta thường nói, nữ nhân chúng tôi là kẻ bất tri vong quốc hận, nhưng nước mất nhà tan, chẳng lẽ tiện nữ lại có thể ngồi yên được hay sao? Kể từ khi tiện nữ được đưa về triều thì trong lòng đã biết sẽ gánh vác một trách nhiệm quan trọng liên quan đến vận mệnh nước nhà. Xin đại nhân cứ nói rõ ra đi!".

Văn Chủng gật đầu khen ngợi nàng là người thông minh rồi nói hết kế sách của mình, và cầu xin Tây Thi vì nước nhà mà ra sức lũng đoạn triều chính nước Ngô, đồng thời nếu có thể hãy phối hợp với Bá Hy xin cho Câu Tiễn về nước. Tây Thi cúi đầu xin nghe theo. Mọi việc sửa soạn xong, Văn Chủng lệnh cho đoàn tiến cống mỹ nhân lên đường, giong cờ giống trống rầm rộ, nhắm hướng kinh thành nước Ngô thẳng tiến. Nhà vua nghe nói, nước Việt đem tài vật và mỹ nữ tới dâng, thì rất hài lòng, lập tức cho vào bệ kiến. Mọi người làm lễ triều kiến xong xuôi, 1 viên nội thị đứng ra đọc danh sách các tài vật tiến cống, Phù Sai nghe tới đâu, gật đầu đắc ý tới đó, vui vẻ phán: "Ta đã chứng kiến Câu Tiễn một lòng một dạ phục tùng, không hề than trách một lời. Nay các quan nước Việt lại còn cống nạp nhiều như vậy thì thật quả có lòng trung thành, xứng đáng được ban thưởng".

Viên chánh sứ nghe vậy liền bước ra tâu: "Chúng thần ở nước Việt hằng ngó trông lên ân đức cao vời của Đại vương, nay ngoài phẩm vật còn tuyển chọn được một số mỹ nữ. Dù mỹ nhân nước Việt không thể yêu kiều bằng nữ nhân Ngô quốc, nhưng chỉ cần Đại vương ban cho làm nô tì thì cũng là ân đức cho nước Việt chúng tôi lắm rồi".

Phù Sai càng thích thú, truyền người đưa Tây Thi vào. Thấy mỹ nhân thân hình thanh tú, bước đi uyển chuyển, đôi mắt long lanh đa tình, dung nha sắc nước hương trời, không 1 mỹ nhân nào trong cấm cung có thể sánh kịp. Phù Sai ngây ngất cả người, say mê nhìn không chớp mắt. Khi Tây Thi bái chào, Phù Sai nghe như tiếng oanh tiếng phượng thánh thót, thì càng điên đảo, lập tức xuống chiếu phong làm quý phi. Viên chánh sứ thần thấy Phù Sai đang vui vẻ, lựa lời tâu thử: "Đại vương đã nhìn ra lòng trung thành của nước Việt, nếu ban lượng hải hà cho Câu Tiễn trở về cố quốc, an hưởng tuổi già, chôn nắm xương tàn nơi quê hương xứ sở thì toàn thể nước Việt chúng tôi muôn kiếp chẳng dám quên ơn".

Phù Sai đã toan gật đầu, chợt Ngũ Viên bước ra nói: "Đại vương không thể tha được! Nước Việt lâm vào cảnh đói khổ, không người cầm đầu, mà vẫn ráo riết tiến hành thu góp dân nạp thì chắc chắn có ý đồ không tốt. Nhiều lần trước kia, Ngũ Viên tôi không dám can ngăn, nhưng lần này quyết phải nói ra lời trung thực. Mỹ nhân là cái hại trước mắt, tha cho Câu Tiễn là cái hại sau lưng; Đại vương không nên nhận mỹ nữ mà cũng không nên thả Câu Tiễn về nước!".


Phù Sai suy nghĩ 1 hồi, quyết định phán: "Dâng mỹ nữ là hảo ý của nước Việt, nếu ta không nhận thì là hẹp hòi, cố chấp. Riêng việc tha cho Câu Tiễn thì nhất quyết không thể được!".

Ngũ Viên cố khuyên can, nhưng Phù Sai nhất quyết phất tay áo đứng dậy, đi thẳng vào hậu cung. Ngũ Viên đành trợn mắt, nhìn thẳng sứ thần nước Việt rồi hậm hực bỏ ra về. Về nhan sắc, Tây Thi và Đông Thi cũng ngang ngửa như nhau, nhưng Tây Thi đã được Văn Chủng phó thác thi hành kế sách mê hoặc Phù Sai. Nàng trổ tài ỏn thót, hết sức chiều chuộng nhà vua, nên được sủng ái hơn. Trịnh Đán vì vậy rất buồn bã, lại thêm mối sầu xa quê hương, nên lâm bệnh;rồi 1 năm sau qua đời. Phù Sai cũng thương xót cho hồng nhan bạc mệnh, nên sai người an táng Trịnh Đán rất trọng hậu, chôn cất ở Hoàng Mao sơn và lập cả miếu thờ cho vong linh được ấm áp. Khi đó, Cô Tô đài đã xây xong, Phù Sai lại có mỹnhân bên mình thì tha hồ ăn chơi hưởng lạc, bỏ bê triều chính. Về đêm, tiếng sinh phách từ Cô Tô đài vẳng xuống chung quanh mấy dặm còn nghe được. Về đêm,ánh đèn rực rỡ chiếu khắp 1 vùng. Tây Thi vẫn chưa vừa ý, thỉnh thoảng nhân lúc Phù Sai đang vui vẻ, xin lập thêm cung điện ở nhiều nơi, lấy cớ rằng đi đến đâu cũng có nơi vui chơi, không bị gò bó. Phù Sai quá say mê Tây Thi, nên nhất nhất việc gì cũng nghe lời nàng, xây dựng các cung điện nguy nga tráng lệ như Quán Khuê cung ở Linh Nham sơn, Ngoạn Hoa trì, Ngoạn Nguyệt trì, Tây Thi động, Thái Liên hình, Cẩm Phàm hình, Tiên Hạ loan... tính ra không biết bao nhiêu mà kể.Vì vậy quốc khố nước Ngô mỗi ngày càng thêm thiếu hụt. Phù Sai nghe quan nội khố báo, chỉ hờ hững phán bảo: "Quốc khố cạn kiệt là do triều đình quá nhân nhượng với dân chúng, có thiếu hụt thì các ngươi cứ tăng thêm là xong, cần gì phải trình báo cho thêm lôi thôi". 

Nói xong, Phù Sai lập tức quay đi, về thẳng Cô Tô đài tìm Tây Thi, không muốn nghe các quan tâu bày gì nữa. Từ đó nhân dân nước Ngô đều oán hận, người người rên xiết vì tô thuế, kinh tế mỗi ngày thêm suy sụp.   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro