thành tựu kiến trúc phương đông
Kim Tự Tháp có nghĩa là tháp hình chữ Kim (金). Kim Tự Tháp là một hình chóp có đáy là hình vuông, bốn mặt bên hình tam giác đều. Bốn mặt Kim Tự Tháp tượng trưng cho bốn yếu tố cấu thành vũ trụ: Thiêng Hỏa, Đại Thủy, Thần Phong, Thổ Mộc.[1]
Các công trình có hình kim tự tháp được xây dựng ở nhiều nền văn minh. Các kim tự tháp nổi tiếng nhất là các kim tự tháp Ai Cập — các kim tự tháp vĩ đại được xây dựng bằng gạch hay đá. Ngành khảo cổ học cho rằng chúng được xây lên để làm lăng mộ cho các pharaoh. Đại kim tự tháp Giza là một trong những cái lớn nhất ở Ai Cập và trên thế giới. Nó và hai kim tự tháp nhỏ hơn Khafra và Menkaura là một trong Bảy kỳ quan thế giới, và là kỳ quan duy nhất còn tồn tại đến ngày nay. Người Ai Cập cổ đại dùng vàng chụp lên đỉnh các kim tự tháp và ốp các mặt ngoài bằng đá vôi trắng đánh bóng, dù nhiều tấm đá như vậy đã bị lấy đi sử dụng vào mục đích khác hoặc đã rơi mất trong lịch sử hàng nghìn năm của kim tự tháp.Ở phía nam Ai Cập, người Nubia cũng xây dựng các kim tự tháp. Họ xây chúng ở địa điểm xa hơn so với người Ai Cập nhưng chúng có kích thước nhỏ hơn. Các kim tự tháp Nubia được xây với góc dốc lớn hơn các kim tự tháp Ai Cập và chúng cũng không phải là các lăng mộ mà là nơi kỷ niệm những vị vua đã chết. Các kim tự tháp còn được tiếp tục xây dựng ở Nubia tới tận thập niên 300.
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự tháp cổ điển: một công trình đồ sộ với đế vuông, bốn mặt trơn hình tam giác hướng đến đỉnh. Còn người Aztec và người Maya lại xây những kim tự tháp của họ theo hình các bậc nối tiếp nhau có đỉnh dẹt.
Theo lời giải thích của Donald Redford – giáo sư chuyên nghiên cứu nền văn minh Địa Trung Hải cổ xưa tại bang Pennsylvania, có thể người Ai Cập cổ chọn kiểu dáng khác biệt cho những ngôi mộ pharaoh của họ vì họ tôn thờ thần mặt trời. Thần mặt trời của người Ai Cập được coi là đấng sinh thành các pharaoh. Thần đã tự tạo ra mình từ một ngọn đồi nhỏ có hình kim tự tháp trước khi tạo ra các vị thần khác. Hình dáng của kim tự tháp tượng trưng cho các tia sáng mặt trời.
Theo giáo sư Redford, “người Ai Cập bắt đầu xây dựng các kim tự tháp một thời gian ngắn sau năm 2700 trước công nguyên, thời kì hoàng kim của các kim tự tháp dành cho hoàng tộc kéo dài khoảng 1000 năm, đến năm 1700 trước công nguyên”. Kim tự tháp đầu tiên được hoàng đế Djoser triều đại Ai Cập thứ ba xây dựng. Kiến trúc sư của kim tự tháp đầu tiên là Imohtep. Ông đã xây dựng một kim tự tháp hình bậc thang bằng cách chồng sáu ngôi mộ hình chữ nhật của các đời vua trước đó. Lớn nhất và nổi tiếng nhất là các kim tự tháp tại thành phố Giza, trong đó bao gồm kim tự tháp Giza của pharaoh Khufu. Nhiều thế kỉ nay, con người đã đưa ra rất nhiều giả thuyết về quá trình xây dựng các kim tự tháp. Một số cho rằng các kim tự tháp chắc chắn do các sinh vật ngoài trái đất xây dựng. Còn những người khác lại tin rằng người Ai Cập đã sở hữu một bí quyết đã bị thất truyền qua nhiều thế hệ.
Theo giáo sư Redford, mặc dù quá trình xây dựng các kim tự tháp rất phức tạp nhưng nó cũng không hoành tráng như đa số chúng ta vẫn nghĩ. Có khoảng 20.000 đến 30.000 nhân công được huy động để xây dựng kim tự tháp Giza trong vòng chưa đầy 23 năm. Nhưng hãy thử so sánh với Thánh đường Notre Dame tại Paris, người ta phải mất đến gần 200 năm để hoàn thiện thánh đường này.
Cũng theo giáo sư Redford, các pharaoh đều bắt đầu xây dựng các kim tự tháp dành cho mình ngay khi họ lên ngôi. Đầu tiên, pharaoh phải thành lập một ủy ban xây dựng kim tự tháp bao gồm một đốc công, một kỹ sư trưởng và một kiến trúc sư. Thường thường các kim tự tháp được đặt bên bờ tây sông Nile với quan niệm rằng linh hồn của các pharaoh sẽ hòa cùng với ánh mặt trời khi mặt trời lặn xuống trước khi tiếp tục chu trình bất diệt cùng vầng thái dương. Giáo sư Redford thêm rằng, hai yếu tố quyết định đến vị trí xây dựng kim tự tháp là các kim tự tháp phải hướng đến chân trời phía tây nơi mặt trời lặn, đồng thời phải gần thành phố trung tâm Memphis của Ai Cập cổ đại.
Phần trung tâm của các kim tự tháp thường được xây dựng từ đá vôi lấy trong vùng. Đá vôi có chất lượng tốt hơn được dùng để xây lớp ngoài của kim tự tháp khiến chúng có một màu trắng lấp lánh có thể nhìn được từ cách xa hàng dặm. Đá đặt trên đỉnh thường là đá granit, bazan hoặc bất kì loại đá cứng nào khác có thể mạ được vàng, bạc hoặc electrum – hợp kim vàng và bạc. Đặc biệt những viên đá đó phải phản chiếu tốt ánh sáng mặt trời.
Giáo sư Redford cho biết việc các nô lệ bị ép buộc tham gia vào công cuộc xây dựng các kim tự tháp như mọi người vẫn nghĩ là không hề đúng. “Quan niệm về nô lệ của nền văn minh Ai Cập cổ là một vấn đề rất phức tạp do bản thân những khía cạnh hợp pháp của sự phục tùng có giao kèo cũng như chế độ chiếm hữu nô lệ cũng phức tạp”. Những người nông dân nghèo đi xây dựng kim tự tháp sẽ được miễn thuế, họ được đưa đến các công trường xây dựng, nơi cung cấp thức ăn, chỗ ở và quần áo. Phương pháp cắt và vận chuyển đá của người Ai Cập cổ đại hiện vẫn đang được nghiên cứu. Các học giả đã tìm được bằng chứng người Ai Cập cổ sử dụng những cái đục bằng đồng đỏ để khai thác sa thạch và đá vôi. Đối với những loại đá cứng hơn như granit hay diorit đòi hỏi phải có những dụng cụ mạnh hơn. Dolerit – một loại đá lửa màu đen rất cứng được người Aswa sử dụng để lấy đá granit.
Trong quá trình khai quật, các cối giã bằng dolerit đồ sộ được sử dụng để đập những mẩu đá bên ngoài khối granit cần lấy. Theo Redford, có khoảng 60 đến 70 người đàn ông làm nhiệm vụ đập đá. Ở phần đáy, họ sẽ chèn những miếng gỗ vào các khe bị cắt rồi đổ nước vào những khe này. Miếng gỗ chèn sẽ nở ra, tách đôi viên đá rồi sau đó chúng trượt xuống một con tàu đang đợi sẵn.
Một nhóm người hoặc một đàn bò sẽ kéo những tảng đá trên một đường trượt được bôi trơn bằng dầu đã chuẩn bị sẵn. Giáo sư Redford nói rằng hình ảnh trên ngôi mộ có niên đại từ thế kỉ 19 trước công nguyên tại miền trung Ai Cập đã mô tả “một bức tượng thạch cao tuyết hoa cao hơn 6m được 173 người đàn ông dùng bốn sợi dây thừng kéo, bức tượng đi đến đâu sẽ có một người đàn ông khác bôi trơn đường trượt đến đó.”
Khi các khối đá được vận chuyển đến công trường, những con dốc nhỏ được xây dựng để đưa đá lên kim tự tháp. Người ta dùng gạch làm từ bùn để tạo những con dốc đó rồi phủ vữa lên trên để làm cứng bề mặt. Redford chú thích: “Nếu họ liên tục nâng những con dốc từng chút một khi kéo đá lên thì họ sẽ đưa được những khối đá lên đúng vị trí khá dễ dàng”. Ông cũng cho biết, ít nhất thì một con dốc như thế hiện vẫn còn tồn tại.
Khi giải đáp những hoài nghi về chuyện tại sao những khối đá nặng như thế có thể được vận chuyển mà không cần máy móc, giáo sư Redford đã nói rằng: “Tôi thường cho những người còn hồ nghi xem một bức ảnh chụp 20 người làm của tôi tại một địa điểm khảo cổ đang kéo một khối đá granit nặng hai tấn rưỡi. Tôi biết điều đó là hoàn toàn có thể bởi chính tôi cũng tham gia kéo đá.”Kim tự tháp là lăng mộ của các Pha-ra-ông được cho là nơi chôn giấu của cải, vật dụng khi còn sống của Pha-ra-ông. Đối với những tên trộm sa mạc, nơi đây chẳng khác gì mỏ vàng. Vì vậy, để bảo vệ sự yên bình cho Pha-ra-ông cũng như an toàn cho số của cải chôn theo, dưới thời vua Tutankhamun, các Pha-ra-ông thường được chôn sâu dưới lòng đất.
Người Ai Cập cổ có niềm tin mạnh mẽ về cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Thậm chí, họ còn cho rằng đó mới là lúc bắt đầu cuộc sống thực sự của một con người. Vì vậy, các lăng mộ thường được chôn theo mọi thứ của Pha-ra-ông lúc còn sống để ngài có thể tiếp tục sống cuộc sống mới ở kiếp sau. Không kể vàng bạc, trang sức… họ đem chôn mọi vật dụng dùng hàng ngày của ngài, thậm chí là cả một cái… bô! Có thể, chú mèo của Pha-ra-ông cũng sẽ được ướp xác để tiếp tục bầu bạn với chủ nhân của mình dưới suối vàng.Các Pha-ra-ông còn được chôn cùng nhiều hình nộm đầy tớ trong lăng mộ của mình. Các quan tư tế cho rằng các hình nộm này sẽ phục vụ Pha-ra-ông ở kiếp sau. Nhưng riêng những vị Pha-ra-ông chết trẻ, họ sẽ được chôn cùng người sống. Đó là những người đầy tớ bị “đánh vào đầu” để “đi theo nhà vua”. Người Ai Cập cổ cho rằng đó là minh chứng của sự trung thành.Một số người tin rằng vị Pha-ra-ông trẻ Tutankhamun đã bị sát hại bởi chính bác ruột của mình - Ay - người mà sau này đã lên ngai vàng thay ngài. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều thương tổn đằng sau gáy của xác ướp Pha-ra-ông Tut (tên gọi khác của Tutankhamun). Họ đặt ra giả thuyết có khả năng ngài đã gặp tai nạn trong một chuyến đi săn.
Nhưng đến năm 2005, với công nghệ chụp X-Quang CT hiện đại, đội nghiên cứu đã phát hiện ra ngài từng bị gãy chân và đây chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết đầy tranh cãi của vị Pha-ra-ông trẻ tuổi. Thông thường, một người khó lòng "từ giã cõi đời" chỉ vì chiếc chân gẫy của mình nhưng dưới "bàn tay" của bệnh sốt rét, đây sẽ là một câu chuyện khác. Theo kết quả xét nghiệm ADN từ mẫu các xác ướp có trong lăng mộ, Pha-ra-ông Tut đã nhiễm vi-rút sốt rét và khiến chuyện gãy chân của ngài trở thành mối hiểm họa thực sự, có ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống.Vào những năm 1800, nhiều người tin rằng các kim tự tháp chứa đựng một sức mạnh vô hình nào đó khi nó có thể bảo quản, gìn giữ xác của Pha-ra-ông nguyên vẹn hay thậm chí có thể làm sắc lại lưỡi dao đã cùn.Các kiến trúc sư của vua Napoleon (Pháp) từng nói rằng, nếu sử dụng khối lượng đá dùng để xây nên kim tự tháp lớn Giza thì họ có thể xây dựng được một bức tường vòng quanh nước Pháp.
Vua Napoleon đã từng đi vào kim tự tháp Ai Cập. Lúc trở ra, người ta trông thấy sắc mặt ông vô cùng nhợt nhạt, đi đứng cũng không vững. Mặc dù Napoleon từ chối nói về điều này nhưng theo một số người thì có thể ông đã nhìn thấy trước tương lai của mình.Những người Hy Lạp cổ cho rằng các kim tự tháp được xây dựng trong khoảng thời gian trên 10 năm với sự góp sức của 10.000 nô lệ. Tất cả số nô lệ này đều bị đối xử rất tàn tệ. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Chúng được xây dựng bởi 25.000 người đàn ông hay thậm chí là hơn cả thế. Những người này được đối xử rất tốt. Họ được cung cấp thịt bò và nước uống, và mỗi người chỉ bị buộc phục vụ cho việc xây kim tự tháp trong 5 năm. Đối với một số người, việc tham gia xây kim tự tháp là cả một sự tự hào to lớn.
Vườn treo Babylon (cũng được gọi là Vườn treo Semiramis) và những bức tường của Babylon (Iraq hiện nay) từng được coi là một trongBảy kỳ quan của thế giới. Chúng được cho là do vua Nebuchadnezzar II xây dựng nên từ khoảng năm 600 TCN .
Vườn treo được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng. Trên thực tế, không hề có bản ghi chép nào của người Babylonia về sự tồn tại của những chiếc vườnnhư vậy. Một số (chi tiết) bằng chứng thu thập được khi khai quật cung điện tại Babylon thể hiện, nhưng không hoàn toàn chứng minh được nó giống những miêu tả. Một số trường phái tư tưởng qua nhiều thời kỳ có thể đã nhầm lẫn vị trí của nó với những vườn đã tồn tại ở Ninevehvà việc phát hiện những phiến đá chứng minh cho sự tồn tại của nó đã được tìm ra. Những đoạn văn trên những phiến đá đó miêu tả khả năng sử dụng một thứ gì đó tương tự như một máy bơm kiểu đinh vít của Archimedes để đưa nước lên độ cao cần thiết.Theo những miêu tả, các vườn treo được xây dựng nên để cho người vợ của Nebuchadnezzar là Amyitis khuây nỗi nhớ quê hương. Amyitis là con gái vua Uvaxshtra của Đế quốc Mada, đã cưới Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hai nước. Quê hương bà là một vùng đất xanh tươi với những núi non hùng vĩ, và bà coi vùng đất Lưỡng Hà (một vùng ở phía Tây Nam Châu Á) bằng phẳng bị mặt trời thiêu đốt là buồn chán. Nhà vua quyết định tái tạo lại quê hương hoàng hậu bằng cách xây nên một vùng núi non nhân tạo bằng những vườn treo trên mái nhà.
Vườn treo có thể không thực sự là "treo" theo nghĩa là nó được treo lên bằng các loại dây. Tên của nó bắt nguồn từ việc dịch không chính xác từ kremastos trong tiếng Hy Lạp hay từ pensilis trong tiếng La tinh, vốn không chỉ mang nghĩa là "treo” mà là "nhô ra ở trên," như trường hợp một sân thượng hay một ban công.
Nhà địa lý Hy Lạp Strabo, người đã miêu tả những vườn đó vào thế kỷ thứ nhất TCN đã viết: “Nó gồm những ban công xây hình vòm, cái nọ chồng trên cái kia, và tựa trên các cột hình khối. (Nó) Có những chỗ lõm vào và được đổ đất vào đó để trồng được những cây lớn. Các cột, vòm, và các sân thượng được xây dựng bằng gạch nung và nhựa đường.”
Những cuộc khai quật gần đây tại thành phố Babylon cổ ở Iraq đã phát hiện ra móng của cung điện. Những thứ khác gồm Toà nhà hình vòm với những bức tường dày và một giếng nước tưới gần cung điện phía nam. Một nhóm các nhà khảo cổ đã khảo sát khu vực đó của cung điện phía nam và tái hiện lại Toà nhà hình vòm như là những Vườn treo. Tuy nhiên, nhà sử học Hy Lạp Strabo đã nói rõ rằng vườn nằm gần sông Euphrates. Vì thế những người khác cho rằng vị trí này quá xa Euphrates để ủng hộ giả thuyết đó vì Toà nhà hình vòm cách xa đó tới vài trăm mét. Họ tái hiện lại của cung điện và vị trí Vườn treo nằm trải dài từ sông tới Cung điện. Trên hai bờ sông, gần đây người ta đã tìm thấy nhiều bức tường dày 25m có thể từng là những bậc để tạo nên các sân thượng, v.v... những bức tường như được miêu tả trong các văn bản Hy Lạp.
Một phần lớn tàn tích đã bị hư hại trong chiến dịch lật đổ chế độ Iraq do Mỹ tiến hành.Vườn treo Babilon được xem là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại- được dựng lên vào năm sau, khi Nabucodonosor xây dựng Cung điện hoàng gia của mình.Vườn treo là món quà của vua Nabucodonosor xây dựng cho Hoàng hậu vốn là công chúa người Mefder- là một xứ có núi non hùng vĩ. Công trình nằm giữa sông Euphrates và Cung điện nhà vua, có chiều cao bao quát hết cả một vùng thành phố và khu vực lân cận, là điểm quan sát của những đoàn người, ngựa và lạc đà đi trên vùng Lưỡng Hà rộng lớn. Vườn treo luôn xanh tốt với nhiều loại cây lớn nhỏ khác nhau, do những bộ máy thủy lực và giếng nước, guồng nước bơm nước trên sông lên. Công trình cao 100m, gồm 4 tầng tháp, mỗi tầng cao 25m. Trên mỗi tầng là một vườn phẳng, trồng nhiều cây và hoa mang về từ khắp các nơi. Đáy của phần vườn cây được lát bằng các phiến đá kích thước 5- 1,2m đặt khít nhau và gối trên các hàng cột và tường dày chịu lực.
Nền đất làm bằng đá tảng, phủ gỗ, rồi nhựa sau đó lát gạch, cuối cùng là phủ một lớp chì. Nước không thấm được xuống tầng dưới, mà còn giữ được độ ẩm cho vườn cây, và giảm đáng kể độ võng của các tầng nhà. Riêng tầng 1, lại kết cấu theo kiểu vòm cung đứng vững trên các cột đá hoa cương không chỉ tạo ra vẻ hài hòa mà còn có tác dụng chịu lực đáng kể. Đặc sắc hơn, vườn treo có đầy đủ hoa thơm, cỏ lạ, cây cối từ khắp vùng Babylon và những nước nhà vua đi xâm chiếm được đưa về trồng tại vườn thượng uyển.
Vườn làm theo hướng gọi gió, hương thơm lan tỏa cả một vùng rộng lớn (bán kính hơn 10 km). Hoàng hậu trong những ngày oi ả, thường cùng nhà vua lên đây thưởng ngoạn hoa cỏ trong bóng cây râm mát và có thể nhìn bao quát cả thành phố. Hàng ngày, để tưới cho cây cối trong vườn, cả một hệ thống ống dẫn nước đã được xây dựng, guồng nước lên từ sông Ophrat lên tầng cao. Hàng trăm nô lệ vào gầu ra múc nước ở các bể tưới nước cho cây cối.
Vườn treo 4 mùa xanh tươi, hoa trái rất nhiều, phong phú màu sắc rất đẹp. Đó chính là công sức, trí tuệ của toàn thể Babylon. Một công trình văn hóa nổi tiếng của nhân loại đương thời. Phải chăng dân Babylon có một nền công nghiệp phát triển, đã đẩy mạnh sự trao đổi văn hóa, đã nắm được kỹ thuật trồng trọt canh nông? Và cũng chính người Babylon đã truyền một số cây công nghiệp sang Tây phương, trong đó quan trọng nhất là cây bông.
Vườn treo Babylon được xem là một kỳ quan của thế giới cổ đại. Alexandre đại đế, mấy trăm năm sau, vẫn lấy Babylon làm thủ phủ của đế quốc Hy Lạp. sau cuộc viễn chinh thất bại thảm hại ở Ấn Độ, ông lâm bệnh phải đóng quân ở Babylon. Người ta khiêng giường bệnh của ông lên vườn treo để hưởng không khí trong lành tươi mát. Nhưng sức kiệt, bệnh sốt rét đã buộc ông phải rời cõi đời vào tuổi 32...
Tāj Mahal (tiếng Urdu: تاج محل, tiếng Hindi: ताज महल) là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan (شاه جها) có nghĩa là "chúa tể thế giới" đã ra lệnh xây nó cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal.Công việc xây dựng bắt đầu năm 1632 và hoàn thành năm 1648. Một số tranh cãi xung quanh câu hỏi ai là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã chịu trách nhiệm thiết kế công trình và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính.[1]
Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới.Shah Jahan, vị hoàng đế của Đế quốc Môgôn trong giai đoạn cực thịnh của nó, nắm trong tay nhiều nguyền tài nguyên to lớn. Năm 1631 người vợ thứ hai của ông đã qua đời khi sinh đứa con gái thứ hai Gauhara Begum, và cũng là đứa con chung thứ mười bốn của họ. Shah Jahan được cho là không thể khuây khoả trước mất mát đó. Những cuốn biên niên sử triều đình thời kỳ đó chứa nhiều câu chuyện liên quan tới nỗi buồn đau của Shah Jahan trước cái chết của Mumtaz; chúng chính là cơ sở của những câu "chuyện tình" thường được cho là cảm hứng tạo nên Taj Mahal.[2] Ví dụ, 'Abd al-Hamid Lahawri, đã ghi chép rằng, trước khi bà chết vị hoàng đế có "hai mươi sợi râu bạc," nhưng sau đó không còn sợi nào không bạc cả.[3]
Việc xây dựng Taj Mahal đã bắt đầu tại Agra ngay sau cái chết của Mumtaz. Lăng chính được hoàn thành năm 1648, và các công trình xung quanh cùng vườn cây hoàn thành năm năm sau đó. Tới thăm Agra năm 1663, nhà du lịch người PhápFrançois Bernier đã viết:
Tôi sẽ kết thúc bức thư này với những dòng miêu tả về hai lăng mộ tuyệt vời và chúng chính là sự vượt trội đáng kể nhất củaAgra trước Delhi. Một lăng được Jehan-guyre [sic] xây lên để vinh danh người cha Ekbar; và Chah-Jehan đã xây lăng kia để tưởng nhớ vợ mình Tage Mehale, một phụ nữ đẹp và nổi tiếng khác thường, người được chồng yêu thương rất mực tới mức có ghi chép rằng trong suốt cuộc đời và khi bà chết đức vua đã luôn ở bên và hầu như đã muốn theo bà vào trong mộ.
Lăng Taj Mahal sở hữu và là nơi phát triển nhiều truyền thống kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc Hindu, Ba Tư và kiến trúc Môgôn trước đó. Một số cảm hứng đặc trưng lấy từ một số công trình Timur và Môgôn đã thành công trước đó. Chúng gồm Gur-e Amir (mộ của Timur, người khởi lập triều Timur, tại Samarkand),[5] Mộ của Humayun, Mộ Itmad-Ud-Daulah (thỉnh thoảng được gọi là Baby Taj), và chính Jama Masjid của Shah Jahan tại Delhi. Dưới sự bảo trợ của ông, công trình Môgôn đã đạt tới đỉnh cao hoàn thiện mới.[6] Trong khi các công trình Môgôn chủ yếu được xây bằng đá sa thạch đỏ, Shah Jahan đã ủng hộ việc sử dụng đá marble trắng được khảm các loại đá bán quý khác.
Các thợ thủ công Hindu, đặc biệt là các nhà điêu khắc và thợ đá, đã mở rộng phạm vi buôn bán ra toàn Châu Á vào thời điểm đó, và tài nghệ của họ được những người chịu trách nhiệm xây lăng mộ lưu tâm tìm kiếm. Tuy kiến trúc cắt đá là đặc điểm chủ yếu của những công trình xây dựng ở thời kỳ đó nhưng nó lại ít ảnh hưởng tới Taj Mahal (chạm khắc chỉ là một hình thức của yếu tố trang trí), các công trình Ấn Độ khác như cung điện Man Singh tại Gwalior là một nguồn cảm hứng cho hầu hết kiến trúc cung Môgôn và cũng là nguồn cảm hứng của đài kỷ niệm chhatris bên trong Taj Majal.
Phức hợp này được đặt trong và ngoài một charbagh lớn (một Vườn Môgôn tiêu chuẩn thường được chia thành bốn phần). Với kích thước 320 m × 300 m, vườn có những đường đi đắp cao chia mỗi phần của nó thành 16 bồn hoa hay luống hoa thấp. Một bể nước bằng đá marble cao ở trung tâm vườn, khoảng giữa mộ và cổng chính, và một bể phản chiếu gióng theo trục bắc nam phản chiếu hình ảnh Taj Mahal. Mọi nơi trong vườn đều được bố trí những đường đi với các hàng cây và vòi phun nước.
Vườn charbagh được vị hoàng đế Môgôn đầu tiên là Babur đưa vào Ấn Độ, đây là kiểu thiết kế lấy cảm hứng từ các vườn cây Ba Tư. Charbagh có nghĩa phản chiếu các khu vườn thiên đàng (từ từparidaeza trong tiếng Ba Tư -- một khu vườn có tường bao). Trong các văn bản thần bí Hồi giáo thời kỳ Môgôn, thiên đàng được miêu tả là một khu vườn lý tưởng, phong phú. Nước đóng một vai trò quan trọng trong những phần miêu tả đó: Ở Thiên đường, những cuốn sách đó viết, bốn con sông bắt nguồn từ một dòng suối ở trung tâm hay một quả núi, và chúng chia khu vườn thành bốn phần bắc, tây, nam và đông.Đa số các charbagh của Môgôn đều có hình tam giác, với một ngôi mộ hay ngôi đình lớn ở trung tâm vườn. Vườn Taj Mahal lại đặt yếu tố chính, ngôi mộ, ở phía cuối chứ không phải ở giữa vườn. Nhưng sự tồn tại của một Mahtab Bagh hay "Vườn Ánh trăng" mới được khám phá ở phía bên kia Yamuna cho ta một cách giải thích khác -- rằng chính Yamuna được tích hợp vào thiết kế vườn, và mang ý nghĩa là một trong những dòng sông của Thiên đường.
Cách bố trí của khu vườn, và các các đặc điểm kiến trúc của nó như các vòi phun nước, gạch, và các lối đi lát đá marble, những luống hoa theo các hình khác nhau cùng những đặc điểm khác, tương tự với Shalimar, và cho thấy vườn có thể cũng đã được kiến trúc sư Ali Mardan thiết kế.
Những lời miêu tả đầu tiên về khu vườn nói tới sự phong phú của các loài thực vật, gồm hoa hồng, thuỷ tiên hoa vàng, và các loại cây ăn quả. Khi Đế quốc Môgôn suy tàn, khu vườn cũng tàn tạ theo. Khi người Anh nắm quyền kiểm soát Taj Mahal, họ đã thay đổi cảnh quan để khiến nó giống với những vườn cỏ tạiLuân Đôn.Phức hợp Taj Mahal được bao quanh bởi một bức tường đá sa thạch đỏ có bố trí lỗ châu mai ở ba cạnh. Mặt quay ra con sông không có tường bao. Bên ngoài bức tường là nhiều công trình phụ trợ khác, gồm cả lăng mộ của những người vợ khác của Shah Jahan, và một ngôi mộ lớn cho người hầu thân cận của Mumtaz. Các công trình đó, chủ yếu được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ, nói chung nhỏ hơn các ngôi mộ Môgôn cùng thời kỳ.
Phía bên trong (vườn), bức tường được xây mặt trước bằng những mái vòm với cột chống, một đặc điểm điển hình cả các đền thờ Hindu sau này đã được tích hợp vào các thánh đường Môgôn. Bức tường được đặt rải rác một số ngôi nhà nhỏ (chattris) mái vòm, và các công trình nhỏ có thể từng được dùng làm nơi quan sát hay đài chiêm ngưỡng (như cái gọi là Ngôi nhà Âm nhạc, hiện được dùng như bảo tàng).
Cổng chính (darwaza) là một cấu trúc kỷ niệm được xây chủ yếu bằng đá marble. Phong cách làm ta liên tưởng tới phong cách kiến trúc Môgôn của các vị hoàng đế Môgôn trước đó. Cổng mái vòm của nó phản ánh hình ảnh cổng mái vòm của ngôi mộ, và trên các vòm cung pishtaq của nó được trang trí bằng những nét chữ viết. Cổng được trang trí với các motif hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi thấp và pietra dura (khảm). Những vòm trần và những bức tường được trang trí các hình học phức tạp, như những hình được tìm thấy tại các công trình xây bằng đá sa thạch khác trong phức hợp.Ở góc xa nhất của phức hợp, hai công trình xây bằng đá sa thạc đỏ lớn mở ra hai phía lăng mộ. Tường phía sau chúng song song với các bức tường bao phía tây và phía đông.
Hai công trình này là hình ảnh phản chiếu của nhau. Công trình phía tây là một thánh đường; phía đối diện của nó là jawab hay "sự đối diện", mục đích chính của nó là để tạo sự cân bằng kiến trúc (và có thể nó từng được sử dụng như một nhà khách ở thời Môgôn). Sự khác biệt giữa chúng là jawab không có mihrab, một hốc tường bên trong hướng về phía Mecca, và sàn của jawab có kiểu thiết kế hình học, trong khi sàn thánh đường Hồi giáo được khảm 596 tấm thảm của người cầu nguyện bằng đá marble đen.Thiết kế căn bản của thánh đường tương tự với những thánh đường khác được Shah Jahan xây dựng, đặc biệt là thánh đường Jama Masjid tại Delhi: một sảnh dài nổi lên với ba lớp mái vòm. Các thánh đường Môgôn giai đoạn này chia sảnh điện thành ba khu vực: một điện chính với các điện nhỏ hơn ở hai bên. Tại Taj Mahal, mỗi điện dẫn tới một sảnh mái vòm lớn.Điểm nhấn của Taj Mahal là lăng mộ đá mable trắng. Giống như hầu hết lăng mộ Môgôn khác, các yếu tố căn bản đều có nguồn gốc Ba Tư: một tòa nhà đối xứng với iwan, một ô cửa hình vòm, trên đỉnh là một vòm lớn.
Lăng mộ đứng trên một bệ hình vuông. Cấu trúc nền lớn và có nhiều phòng. Phòng chính là nơi đặt bia kỷ niệm Shah Jahan và Mumtaz (mộ ở dưới một cấp).
Nền chủ yếu là hình khối với các cạnh xoi, khoảng 55 mét mỗi cạnh (xem sơ đồ nền, bên phải). Ở các cạnh dài, một pishtaq, hay lối đi có mái vòm lớn, bao quanh iwan, với một ban công hình vòm tương tự bên trên. Các vòm chính kéo dài trên mái tòa nhà bằng cách sử dụng mặt ngoài nối tiếp.Mỗi bên vòm chính, các lối đi có mái vòm phụ được xắp xếp bên trên và bên dưới. Motif xắp xếp pistaq được lặp lại tại khu góc xoi.
Thiết kế hoàn toàn đồng nhất và như nhau ở mọi phía tòa nhà. Bốn tháp, ở mỗi góc chân cột, đối diện với các góc xoi, tạo thành khung bao mộ.Vòm đá mable trên mộ là điểm đáng chú ý nhất. Nó cao bằng với nền tòa nhà khoảng 35m. Chiều cao của nó nổi bật nhờ được đặt trên một cấu trúc hình trụ cao khoảng 7 mét.
Vì hình dạng của nó, vòm thường được gọi là vòm củ hành (cũng được gọi là amrud hay vòm ổi). Đỉnh vòm được trang trí mộtbông hoa sen, với vai trò nhấn mạnh chiều cao. Đỉnh cao nhất là một hình chạm đầu mái mạ vàng, theo phong cách pha trộn Ba Tư truyền thống và các yếu tố Hindu.Hình dạng vòm được nhấn mạnh bởi bốn chattris (buồng) nhỏ hơn đặt ở bốn góc. Chattri vòm tuân theo hình dạng củ hành của vòm chính. Đáy hình cột của chúng mở qua mái mộ, và dẫn ánh sáng vào bên trong. chattris cũng có đỉnh là các hình chạm đầu mái mạ vàng.
Các đường xoắn ốc trang trí (guldastas) kéo dài từ cách cách đáy tường, và là điểm nhấn quang học cho chiều cao vòm.
Motif hoa sen được lặp lại trên cả chattris và guldastas.Đỉnh của mái vòm chính có một chóp nhọn (hay hình chạm) dát vàng. Cho tới những năm đầu 1800 đỉnh chóp được làm bằng vàng, ngày nay nó được làm từ đồng. Hình chóp chính là bằng chứng rõ ràng cho thấy có sự hòa nhập giữa truyền thống Ba Tư và những yếu tố trang trí Hindu. Trên cùng của hình chóp là một mặt trăng theo motif Hồi giáo truyền thống, có hai đầu nhọn hướng lên trời. Do vị trí của nó ở trên đầu mái, hai đầu nhọn của mặt trăng và đỉnh chóp tạo thành một hình đinh ba -- gợi lại một biểu tượng truyền thống Hindu là Shiva. Những đỉnh tháp đều có dạng củ hành tương tự nhau. Đỉnh tháp trung tâm giống hệt như một chén đựng nước thánh của người Hindu ('kalash hay kumbh).
Tháp
Tại mỗi góc của mặt nền lăng mộ là các ngọn tháp theo kiểu giáo đường Hồi giáo: bốn ngọn tháp lớn cao hơn 40m. Một lần nữa các ngọn tháp đã thể hiện xu hướng chủ đạo cơ bản của Taj Mahal là sự đối xứng và thiết kế lặp lại. Các ngọn tháp được thiết kế với công năng tương tự như các ngọn tháp truyền thống ở giáo đường Hồi giáo, đó là nơi các muezzin (thầy tu) kêu gọi những tín đồ sùng đạo cầu nguyện. Mỗi ngọn tháp được chia làm ba phần bằng nhau rõ rệt bởi hai ban công, dùng để rung chuông cho tháp. Trên đỉnh mỗi ngọn tháp là ban công cao nhất với một chhatri trên cùng, phản chiếu lại những thiết kế trên hầm mộ. Chhatri của các ngọn tháp đều có những chi tiết hoàn thiện giống nhau: thiết kế hình hoa sen, trên cùng là hình chạm đầu mái. Mỗi ngọn tháp đều được xây hơi nghiêng ra phía ngoài của mặt nền, để cho khi tháp có bị sụp đổ (một sự cố thường xảy ra đối với những công trình cao tầng vào thời đó)thì các mảnh vụn cũng sẽ có xu hướng rơi ra xa hầm mộ.Các trang trí bên ngoài đền Taj Mahal được đánh giá là những trang trí đẹp nhất thời vương triều Môgôn. Một chi tiết trang trí nổi bật chính là các dòng chữ pishtaq nổi tiếng. Các chữ pistaq phía dưới được viết nhỏ hơn phía trên để khi từ dưới nhìn lên, ta có cảm tưởng là các chữ này to bằng nhau. Chúng được viết bằng sơn, hoặc bằng vữa, hoặc bằng đá khảm hoặc đơn giản hơn là chạm khắc thẳng vào vách tường.
Các đoạn văn trên tường đền Taj Mahal được viết theo kiểu Thuluth, một kiểu chữ rất đẹp và bóng bẩy do Amanat Khan tạo ra. Chúng được khảm bởi các loại đá quý như đá hoa và cẩm thạch, đặc biệt các đoạn chữ viết trên bệ đá cẩm thạch của đài tưởng niệm trong đền lại càng chi tiết và thanh nhã hơn. Một số đoạn văn bản trong kinh Koran cũng được trang trí trên tường đền, tương truyền rằng đích thân Amanat Khan đã chọn những đoạn này.
Khi bước vào cổng Taj Mahal, có một dòng chữ viết như sau: O Soul, thou art at rest. Return to the Lord at peace with Him, and He at peace with you. (tạm dịch là: Này linh hồn, mi đang yên nghỉ. Hãy trở về bên Thượng đế, bình yên với Ngài, và Ngài bình yên với mi.)
Nội thất bên trong lăng Taj Mahal đã vượt ra khỏi những yếu tố trang trí truyền thống. Có thể nhận xét không hề cường điệu, lăng mộ đúng là một món trang sức. Những chi tiết trang trí ở đây không phải là tranh khảm mà là chạm khắc. Vật liệu trang trí trên bề mặt không phải là cẩm thạch hay ngọc bích mà là đá quý hay đá bán quý. Mỗi chi tiết trang trí ngoại thất của hầm mộ đều được đánh giá lại với nghệ thuật kim hoàn.
Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ vàMãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
Bức thành trải dài 6.352 km (3.948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân CươngMột tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm đoạn thành chính:
208 TCN (nhà Tần)
thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán)
thế kỷ thứ 7 (nhà Tùy)
1138 - 1198 (Thời Nam Tống)
1368 - 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh)
Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thuỷ Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc, vào nhau. Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn lý trường thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiên hiện nay. Chỉ còn ít phần của nó còn sót lại - các bức ảnh cho thấy những ụ đất thấp, dài.
Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái đất". Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành. [2]
Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tùy, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Các bức tường thành cũng đã bị hư hại nhiều và đã lẫn vào phong cảnh xung quanh, bị ăn mòn bởi gió và nước mưa.
Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành.
Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640. Trong một đoạn trong kinh Koran, các nhà địa lý Ả Rập cũng liên hệ Alexander đại đế với việc xây dựng tường thành. Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường là để ngăn bước những giống người bán du mụcphía bên ngoài (như người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của hãn vương Altan và Oirats dưới sự chỉ huy của Esen Taiji) vào cướp bóc bên trong Trung Quốc khi họ sử dụng ngựa để di chuyển; hay ngăn cản sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được.
Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắcgần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.
Năm 1644, người Mãn Kokes vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục một vị tướng quan trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho người Mãn Châu vượt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vượt hết qua đèo. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, đa phần bởi vì người Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn xa hơn cả triều Trung Quốc trước đó. Xem thêm ở nhà Thanh (Mãn Châu).
Đoạn tường cuối cùng thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt. Tuy nhiên, các nhà sử học quân sự thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy trì và đóng giữ. Số tiền nhà Minh chi phí vào bức tường này đáng ra có thể để chi vào cải thiện khả năng quân sự khác như mua pháo kiểu châu Âu hay súng trường. Sự thực là bức tường thành không hề có giá trị trong việc giúp ngăn chặn sự sụp đổ của nhà Minh.
Trong khi một số đoạn gần các trung tâm du lịch được giữ gìn và thậm chí xây dựng lại, tại hầu hết các vị trí bức tường đang bị bỏ mặc không được sửa chữa, được dùng làm chỗ chơi cho những người dân làng và là nơi khai thác đá để làm đường hay làm nhà. Các bề mặt của tường thành còn bị sơn vẽgraffiti. Nhiều phần đã bị phá hủy vì bức thành nằm chắn đường tới các địa điểm xây dựng. Các phần không bị đụng chạm đến hay được sửa chữa là gần những điểm phát triển du lịch và thường bị những người bán hàng rong và khách du lịch làm giảm giá trị. Sa mạc Gobi cũng đang tiến sát tới bức tường thành ở một số địa điểm. Một số ước tính rằng chỉ 20% bức tường thành là đang ở tình trạng tốt. Năm 2005, các bức ảnh về một bữa tiệc điên dại trên Vạn lý trường thành xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc. Chúng đã gây nên sự phẫn nộ bởi vì trong những bức ảnh do người nước ngoài, và người Trung Quốc chụp, những thanh niên uống rượu bia, đi tiểu tiện, đại tiện và có những hành vi tình dục trên bức thành được chiếu ở khắp nước.
Một số cửa quan-cửa ải nổi tiếng dọc Vạn Lý Trường Thành
Sơn Hải Quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết.
Gia Dụ Quan: còn gọi là Hoà Bình Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372.
Nương Tử Quan: còn gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ "Trực thuộc Nương tử Quan".
Ngọc Môn Quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này.
Biển Đầu Quan: cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển Đầu Quan.
Nhạn Môn Quan: nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng, hai bên là vách núi dựng đứng, chỉ những con nhạn, con én mới bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan.
Cư Dung Quan: ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc.
Bức tường thành được bổ sung những điểm đóng quân bảo vệ, để những người lính bảo vệ có thế rút lui nếu quân địch quá đông.
Mỗi tháp chỉ có một lối lên duy nhất và các cửa vào cũng như đường lên rất hẹp làm cho những kẻ tấn công dễ bị rối loạn.
Các trại lính và các trung tâm hành chính nằm ở những khoảng cách lớn.
Các vật liệu được sử dụng là những thứ có sẵn gần nơi xây dựng. Gần Bắc Kinh bức tường được làm bằng những khối đá vôi khai thác tại mỏ. Ở những nơi khác có thể là đá granite hay gạch nung. Nếu sử dụng những vật liệu đó, đầu tiên họ dựng hai bức tường sau đó nén đất và gạch đá vào giữa cùng một lớp phủ cuối cùng bên ngoài để tạo thành một khối duy nhất. Ở một số vùng các khối đó được gắn với nhau bằng một hỗn hợp nhớp dính của gạo và lòng trắng trứng
Bức tường thành nằm trong các danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới", tất nhiên nó không nằm trong danh sách truyền thống Bảy kỳ quan thế giới mà người Hy Lạp cổ đại công nhận.
Bức tường thành trở thành Di sản thế giới của UNESCO năm 1987.
Mỗi quốc gia đều có những công trình đặc trưng cho mình. Vạn lý trường thành là một công trình như vậy. Công trình này xuất hiện từ thời Khổng Tử và tồn tại suốt quá trình lịch sử dài cho đến ngày nay…Bức tường thành này được xây dựng để chống lại “những người láng giềng không thân thiện”, những kẻ xa lạ. …Vạn lý trường thành có 3 phần cơ bản với độ dài mỗi phần khoảng 5000 km (xấp xỉ 10000 lý). Chính vì vậy nó mới có tên gọi “vạn lý”. Công trình này được xây dựng trong khoảng 2000 năm từ thế kỷ 7 trước CN đến khoảng thế kỷ 17.Phần đầu của Vạn lý trường thành được Tần Thủy Hoàng xây dựng. Công trình này đã huy động đến 500 nghìn nhân công trong khi dân số toàn TQ lúc bấy giờ khoảng 20 triệu người. Có thể nói nó đã được xây dựng bằng chính xương máu của người dân thời bấy giờ.Vạn lý trường thành đã có một vị trí chiến thuật quan trọng trong thời kỳ chiến tranh…Phần thứ hai được xây dựng để chông lại giặc Hung. Phần ba được xây dựng với khoảng 1 triệu nhân công…Tháp canh được xây dựng trên từng đoạn của vạn lý trường thành. Các tháp canh được bố trí sao cho nó nằm trong khu vực quan sát của 2 tháp canh bên cạnh…Tin tức được truyền bằng khói hiệu hoặc tiếng trống. Trên đường về trung tâm có các điểm dừng nơi người truyền tin có thể đổi ngựa…Các bậc thang lên xuống tùy theo đia hình đồi núi…Ban đêm các cổng ra vào qua Vạn lý trường thành đóng kín. Kể cả Vua cũng phải đợi đến sáng mới được đi quaĐể được đi qua phải có giấy phép. Đôi khi cần phải đợi vài tháng mới có được giấy này…Dưới sự tàn phá của thời gian nhiều đoạn đã chỉ còn là những đống gạch vụn…Một số phần gần thủ đô Bắc Kinh là còn trong trạng thái tốt – bởi chúng chính là cửa ngõ để vào thủ đôNăm 1984 chính phủ bắt đầu chương trình bảo vệ Vạn lý trường thành khỏi sự hủy hoại của thời gian. Ngân sách cho chương trình này được tài trợ bởi chính phủ,các tổ chức nước ngoài và cá nhân…
Tử Cấm Thành (紫禁城) Bắc Kinh, Trung Quốc hay Cố Cung (故宮) (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinhtrước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院, Cố cung bác vật viện). Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Do đó, UNESCOđã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi làCung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang). Khu Tử Cấm Thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được hoàng thành bao bọc xung quanh.
Các số liệu thực tế:
Diện tích: 250.000 m²
Số công trình: 800
Số phòng: 8.886
Số nhân lực ước tính: 1.000.000
Tử Cấm Thành được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế. Kiến trúc sư trưởng là Cai Xin[1][2] và thái giám Nguyễn An,[3] một người Việt Nam, còn tổng công trình sư là Kuai Xiang và Lu Xiang
Nằm giữa lòng thành phố Bắc Kinh sầm uất, Tử Cấm Thành (còn gọi là Cố Cung) như một kì quan đẹp vĩnh hằng cùng với thời gian, ghi dấu ký ức oai hùng của một thời đại vàng son huy hoàng mà hơn 24 vị hoàng đế nhà Minh và Thanh đã ngự trị suốt từ khi hoàn tất vào năm 1421 cho đến năm 1925.Tử Cấm Thành ngày nay là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, cất giữ các báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc, cổ vật và hội họa. Hàng năm, Cố Cung này có đến 10 triệu lượt khách tham quan. Năm 1987, Unesco tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới.Với tổng diện tích hơn 250.000 m2, Tử Cấm Thành là một tổ hợp cung điện gồm 9.999 phòng được bao bọc bởi bức tường thành cao 11m, dài 3.400 m với hào sâu và 4 vọng gác ở 4 góc thành, gồm 4 cổng chính dẫn vào thành. Tất cả mọi kiến trúc đều được quy tụ chung thành ba đại điện : Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà và được chia làm hai khu: ngoại triều và nội triều. Tất cả mọi công trình từ mái vòm, cột nhà, nền nhà đến hoa văn trang trí trên tường, cửa ra vào… đều như được chăm chút hoàn hảo đến từng chi tiết.Điện Thái Hoà là kiến trúc tráng lệ nhất trong Cố Cung. Trên quảng trường hướng nam rộng 30.00 m2, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8 m, chiều cao của điện gần 40 m, là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung. Theo văn hoá Trung Quốc, rồng tiêu biểu cho quyền vua và nhà vua được coi là “chân long thiên tử”, các vật dụng trang trí trong điện Thái Hoà đều sử dụng nhiều hình tượng rồng, phía trên có tới gần 13.000 tượng rồng. Mọi nghi thức đại lễ đều diễn ra tại ngoại triều của Tử Cấm Thành. Nơi đây, hoàng đế ngự trên ngai vàng, nghe các triều thần trình tấu và phán quyết vận mệnh của thần dân. Ngoại triều cũng là nơi cử hành lễ đăng quang của hoàng đế, sinh nhật và hôn lễ. Nội triều là nơi ở thường trực của hoàng đế cùng với hoàng gia và là nơi làm việc hằng ngày.
Điện Tinh Thiên là thư phòng của hoàng đế, nơi vua phê chiếu chỉ và cũng là nơi mà Từ Hi Thái hậu đã từng khống chế hai đời vua nhà Thanh lúc mạt vận. Vườn Thượng Uyển được xây dựng vào năm 1417, trong có điện Thọ Hoà. Vào đời Từ Hi Thái hậu, nơi đây được xây dựng thêm sáu toà nhà theo kiểu Tây phương ở phía Đông để đối xứng với sáu toà nhà theo kiểu Trung Quốc ở phía Tây.
Trong các khuôn viên của Tử Cấm Thành, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng hoả. Vào mùa đông sẽ cho người đốt lửa ở dưới để giữ cho nước không bị đóng băng.
Cố Cung là cụm kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay. Theo sách sử ghi chép lại, trong thời gian xây dựng Cố Cung, triều Minh từng huy động hàng trăm nghìn thợ các loại và hàng triệu phu xây dựng, nguyên vật liệu được chở từ khắp các nơi trong cả nước, kể cả từ tỉnh Vân Nam cách Bắc Kinh hàng mấy nghìn km.Uy nghi, huyền bí và mang vẻ đẹp hài hoà đăng đối hữu tình, Tử Cấm Thành như một bức tranh vẽ nên quá khứ huy hoàng, đồ sộ trong dáng vẻ lộng lấy, nguy nga. Tử Cấm Thành là biểu tượng của đất nước Trung Hoa cổ đại và là một điểm đến đầy thú vị đối với bất kỳ ai đặt chân đến đất nước này.
Cố Cung (cung điện cũ) là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố Cung do 2 nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sái Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và hoàn thành vào năm 1424. Cố Cung đã trải qua nhiều lần tu sửa do bị cháy hoặc hư hỏng nhưng vẫn giữ được bố cục ban đầu.
Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh - Thanh từ Minh Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm.
Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2. Cố Cung gồm có: 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh cơ và khoảng 9.000 phòng. Xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn.
Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.
Cửa Ngọ Môn
Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày và cao, có trổ 5 cửa vòm. Bên trên xây 1 toà điện lớn 9 gian ngay mặt chính, 4 góc hình chữ U xây 4 điện vuông. Năm toà điện này đều 2 tầng, mái được nối với nhau bằng hành lang cửa sổ có mái che. Ngọ Môn còn có tên là Ngũ Phượng Lầu. Các kiến trúc trong Cố Cung chiếu theo tính chất sử dụng được phân thành 2 khu vực: ngoại triều và nội đình.
Ngoại triều: là nơi cử hành các đại lễ, chủ yếu bao gồm quần thể kiến trúc lớn: điện Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà (gọi là Tiền Tam điện) trên trục chính và 4 nhóm kiến trúc giáp ngoài đối xứng với nhau.
Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là 1 quảng trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng. Đối diện với Ngọ Môn là Thái Hoà Môn thuộc quần thể kiến trúc Tiền Tam điện. Quần thể này được xây dựng trên đài cao 6m, gần giống như hình chữ Thổ (TQ). Đài chia làm 3 tầng, mỗi tầng đều có lan can bằng đá trắng bao quanh, 4 mặt đều xây bậc lên xuống, chính giữa mỗi bậc đều có 1 tảng đá lớn hình chữ nhật, bên trên khắc hình rồng mây rất tinh tế.
Cửa Thái Hoà
Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Sư tử vốn ở Châu Phi, đến đời nhà Hán, quốc vương Sri Lanca dùng sư tử làm vật tiến cống Hoàng đế nhà Hán. Từ đó, sư tử du nhập vào Trung Quốc. Sư tử là loài vật có sức mạnh, lại rất hung dữ, khiến nhiều loài thú rừng khác phải khiếp sợ, vẫn được mệnh danh là Chúa Sơn lâm. Cách bố trí để 2 con sư tử trước cửa nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.
Trước Thiên An Môn và trước cửa các kiến trúc quan trọng khác của Tử Cấm Thành đều có đặt sư tử đá và cách bài trí theo 1 kiểu cách nhất định. Tức là bên trái cửa có con sư tử đực đạp chân lên quả cầu, phía phải là sư tử mẹ đang vui đùa với sư tử con. Vua Thuận Trị nhà Thanh lần đầu tiên vào quan nội, khi tiến vào Tử Cấm Thành đã cho cử hành nghi lễ ban chiếu chỉ đầu tiên của nhà vua tại cửa Thái Hoà.
Điện Thái Hoà
Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó.
Các kiến trúc của Trung Quốc thời trước to hay nhỏ thường lấy số gian làm chuẩn mực. Điện Thái Hoà có 11 gian, cao 26,9m tính từ mặt đất lên nóc điện. Đây là công trình kiến trúc số 1 thời xưa còn giữ lại. Mái của các kiến trúc ngày xưa có nhiều loại và nhiều kiểu xây dựng khác nhau, 1 tầng hoặc 2 tầng. Tuỳ theo từng kiến trúc to hay nhỏ, mức quan trọng ra sao mà có cách xử lý mái khác nhau. Điện Thái Hoà là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly màu vàng. Khi mặt trời rọi xuống, từ mái điện phản chiếu lên ánh hào quang sáng chói. Toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực rỡ. Trên nóc điện, ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có đắp 1 loạt những con vật nhỏ dáng vẻ như đang di động. Các cửa ra vào và cửa sổ đều có những mảng hoa văn.
Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc. Ở trần nhà, trên đầu 6 cây cột được thiết kế tạo dáng như hình 1 cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác và trên cùng vẽ hình 1 con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, phía trước là 1 khối thủy tinh hình tròn. Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Đằng sau ngai vàng là chiếc bình phong 7 cánh, phía trước bình phong có bày nhang án, lư hương, chim công…Nếu cho điện Thái Hoà là trung tâm của Tử Cấm Thành, thì bệ rồng phải là trung tâm của trung tâm.
Trang trí ở điện Thái Hoà phần lớn là hoa văn hình rồng. Người Hán coi rồng là tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa. Trong giới học giả Trung Quốc, đối với rồng có nhiều giả thiết khác nhau. Người cho rồng là hình tượng tổng hợp của nhiều con vật, như: rắn, cá, trâu, bò, chim muôn…Người cho rồng là hình tượng của mây mưa, sấm chớp. Cũng có người cho rồng là hình tượng của khủng long và cá sấu hợp lại…
Thực ra, cho đến nay, người ta chưa kết luận được rằng rồng là loài vật như thế nào nhưng rồng vẫn luôn được nhân dân Trung Quốc coi là con vật thiêng. Từ khi Hán Vũ Đế tự nhận mình là con rồng thì các hoàng đế Trung Hoa sau đó đều tự coi mình là rồng, là con trời, được Thượng Đế phái xuống trần gian để trông coi trăm họ. Do đó, cung điện vua ở gọi là Long cung, quần áo vua mặc gọi là Long bào, ghế vua ngồi gọi là Long kỷ, các đồ dùng của vua đều chạm trổ hoa văn hình rồng và các hoa văn trang trí trong cung điện nhà vua đâu đâu cũng mang hình rồng. Con đường chính nhà vua đi có lát 9 phiến đá lớn, trên mặt chạm trổ 9 con rồng, biểu tượng của Cửu trùng đài.
Ở điện Thái Hoà, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, người ta cộng lại tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế.
Điện Trung Hoà và điện Bảo Hoà
Điện Trung Hoà là nơi để vua chuẩn bị trước khi tới điện Thái Hoà ngự triều, diện tích hơi nhỏ, bài trí cũng đơn giản. Điện Bảo Hoà là nơi cử hành ngự thi, tức là các khoá sinh thi đậu Tiến sĩ ở các nơi được gọi đến Điện Bảo Hoà để vua đích thân khảo tra lại lần cuối cùng, nên nơi đây có diện tích rộng, được xây dựng và trang hoàng lộng lẫy.
Điện Bảo Hoà có 9 gian, còn điện Trung Hoà hình vuông, rộng 5 gian. Cả 3 ngôi điện: Thái Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà đều lợp bằng ngói lưu ly màu vàng, cửa sổ màu đỏ cùng trên nền màu trắng nhưng về khối hình thì 2 lớn 1 nhỏ, mái của 3 ngôi điện khác nhau họp thành 1 quần thể kiến trúc hài hoà, phong phú, đa dạng.
Cung Càn Thanh
Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày. Sau khi lên ngôi, vua Ung Chính (nhà Thanh) dời nơi ở đến điện Dưỡng Tâm nằm ở phía Tây, nên cung Càn Thanh được nhà vua dùng làm nơi giải quyết công việc triều chính, tiếp kiến đại thần, hội kiến với sứ thần ngoại quốc nên trang trí cũng đơn giản.
Phía trên nơi vua ngồi có treo bức đại tự với 4 chữ “Chính Đại Quang Minh”. Các hoàng đế Trung Quốc lên cầm quyền bằng chế độ truyền ngôi cho nhau, nên lúc vua còn sống phải công bố rõ ràng ai sẽ là người kế vị tiếp nối sau khi vua băng hà. Vì vậy, sự tranh chấp ngôi vua thường diễn ra rất quyết liệt, khi thầm lén, lúc công khai trong hoàng tộc và quần thần.
Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh có 35 con trai. Sau 1 thời gian dài tranh chấp, cuối cùng người con trai thứ 4 của ông được kế vị. Sau khi Ung Chính lên ngôi vua, ông rút kinh nghiệm nên đã đưa ra quyết định là lúc vua còn sống không công bố tên tuổi người kế vị, mà chỉ viết tên tuổi người đó vào 2 mảnh chiếu chỉ: 1 mảnh Nhà vua giữ bên mình, còn mảnh kia được để ở cung Càn Thanh, phía sau bức đại tự Chính Đại Quang Minh, chờ khi vua băng hà mới đem 2 mảnh có tên người đó gộp lại và công bố cho mọi người biết.
Điện Giao Thái, cung Khôn Ninh
Cung Khôn Ninh đời Minh và đầu đời Thanh là nơi ở của Hoàng hậu. Sau này bên trong chia làm 2 phần: phía Đông, Hoàng đế dùng làm nơi động phòng sau buổi kết hôn, phía Tây làm nơi cúng lễ. Ở vào khoảng giữa 2 cung Càn Thanh và Khôn Ninh có điện Giao Thái hình vuông, quy mô không lớn, là nơi để Hoàng hậu tiếp đón Hoàng thân Quốc thích đến chào mừng nhân ngày Lễ, Tết. Nó được trang trí có hoa văn rồng và hoa văn phượng xen lẫn nhau. Rồng tượng trưng nhà vua, còn Phượng tượng trưng hoàng hậu. Lối kiến trúc của 3 ngôi điện lớn ở tiền triều phía trước, nhưng về quy mô to nhỏ, cao thấp, rộng hẹp thì kém nhiều.
Ngự hoa viên (vườn Thượng Uyển)
Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Đó là vườn hoa trong cung đình. Ngự hoa viên có diện tích rộng chừng 11.000m2, có đình, đài, lầu, các.
Về thực vật, ngoài các cây vốn sinh trưởng ở miền Bắc Trung Quốc, ở đây còn tuỳ theo thời tiết từng mùa trồng xen vào những bồn hoa, cây cảnh phương Nam và từ khắp nơi trong nước gửi về tiến vua những mẫu hình đá quý, những hòn non bộ được trưng bày trong vườn làm cho Ngự hoa viên có 1 cảnh sắc hoà đồng với thiên nhiên, hoàn toàn khác biệt với cảnh nguy nga tráng lệ của quần thể các cung điện phía trước.
Điện Dưỡng Tâm
Điện Dưỡng Tâm không nằm ở trục chính giữa của Tử Cấm Thành mà là ở phía Tây, phần Hậu tẩm. Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái hậu, đến đời vua Ung Chính nhà Thanh thì dùng làm nơi ăn nghỉ của nhà vua, còn là nơi tiếp kiến các đại thần, giải quyết công việc thường nhật, nên ở giữa điện không có ngai vàng.
Đông Noãn Các trong điện cũng là nơi nhà vua và đại thần nghị sự. Thời vua Đồng Trị nhà Thanh, do bà mẹ là Từ Hy Thái hậu chuyên quyền, nên mỗi lần Nhà vua nghị bàn giải quyết công việc quốc gia thì Hoàng đế ngồi trên ngự kỷ ở Đông Noãn Các, phía sau ghế vua ngồi có 1 tấm màn rủ là 2 bà Đông, Tây Thái hậu ngồi nhiếp chính (huấn dụ). Trên thực tế, Đồng Trị chỉ là ông vua bù nhìn, còn mọi việc triều chính điều hành đều do Từ Hy thái hậu định đoạt.
Tử Cấm Thành là khu phức hợp rộng lớn nhất trong số các công trình lịch sử còn nguyên vẹn trên thế giới, gồm 800 công trình với 9.000 phòng. Đây là một ốc đảo yên tĩnh tọa lạc ngay giữa kinh thành náo nhiệt của Trung Quốc, Bắc Kinh. Ngày nay gọi là cố cung (Gu gong) đặt theo tên gọi trước kia Tử Cấm Thành (Zi jin cheng) do cấm thường dân vào trừ khi họ được phép.
Nguyên tắc xây dựng cơ bản Trung Hoa liên kết hợp các công trình này với quá khứ cổ đại của Trung Quốc. Công trình là một ví dụ minh họa kiến trúc Trung Hoa truyền thống, với một khung gỗ làm gối đỡ trọng lượng mái, được xây dựng sử dụng hệ thống gối đỡ phức tạp, phần mái nhô ra khỏi tường uốn vòng lên, mái dốc, mái ngói trang trí, chèn gạch và đá vào các vách tường.Toàn cảnh Tử Cấm Thành minh họa một diện tích rộng mênh mông và
vô số công trình riêng biệt có mái ngói vàng đục và tường đỏ.
Trong hơn 500 năm, từ lúc hoàn tất năm 1421 chi đến năm 1925, khi trở thành một bảo tàng viện, Tử Cấm Thành vừa là trung tâm hành chính của Chính phủ, vừa là tư dinh của 24 hoàng đế nhà Minh và Thanh. Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, Aisin Gioro Phổ Nghi sống ở đây cho đến khi năm tuổi trong tư cách hoàng đế và bị quản thúc trong Tử Cấm Thành thêm một lần nữa sau khi thành lập nước Cộng hòa năm 1911. Nhưng sau cùng bị các tư lệnh ép buộc phải chạy về Thiên Tân năm 1924. Năm sau, Tử Cấm Thành trở thành một bảo tàng viện.
Ngày nay là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, thuộc về một quốc gia đông dân nhất thế giới, là nơi cất giữ báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của Trung Quốc, cổ vật và hội họa, hàng năm có đến 10 triệu khách tham quan. Năm 1987, Unesco tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới.Lịch sử thi công
Công trình khởi công vào năm 1406, theo lệnh của hoàng đế Yongle, Zhy Di - một viên tướng quyền thế cũng là một chiến lược chính trị gian xảo, chiếm đoạt ngai vàng từ tay cháu trai của mình với chứng cứ giả mạo trong cuộc nội chiến đẫm máu. Ban đầu, hoàng đế Yongle vẫn giữ kinh thành hiện có ở Nam Kinh, nhưng ít lâu sau nhận thấy có khả năng miền Nam không trung thành nên phải dời đô lên miền Bắc đến Bắc Kinh gần căn cứ quyền lực của riêng mình. Cung điện mới xây dựng trên địa điểm các hoàng cung của nhà Nguyên trước đây đã bị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh phá hủy - Hongwu trong lúc chinh phục người Mông Cổ.Công trình nhìn thấy ngày nay phần lớn có niên đại từ thế kỷ 15. Vì công trình chủ yếu làm bằng gỗ, một vài trận hỏa hoạn tàn phá phải đại tu trong suốt 600 năm lịch sử của Tử Cấm Thành. Chẳng hạn, hoàng đế Càn Long (khoảng 1736 - 1796) tân trang, xây lại và mở rộng Tử Cấm Thành, xây dựng thêm các công viên diễm lệ và Bình phong Cửu Long, dài 27,5m x 5,5m cao; trang trí bằng ngói gốm màu. Con trai cũng là người lên kế vị ông, hoàng đế Gia Khánh từ năm 1797 đến 1799, cũng xây dựng lại 3 đại sảnh chính sau khi bị hỏa hoạn.
Chọn hướng và màu sắc
Theo nguyên tắc chọn hướng kiến trúc truyền thống Trung Hoa. Tử Cấm Thành được bố trí ít nhiều phải thật cân đối trên trục Bắc Nam. Tĩnh sơn (jing shan), hình thành từ số đất đào từ một hào rộng bao quanh khu phức hợp hoàng cung, nằm về hướng Bắc trong khi quảng trường Thiên An Môn nằm ở phía Nam. Diện tích khuôn viên tương đương với hơn 100 sân bóng đá. Về cơ bản được hình thành từ một loạt công trình bố trí trong sân chia thành 2 phần chính: Cung điện phía trước quay mặt về hướng Nam (Tiền Triều), và cung điện phía trong (Nội sảnh) quay về hướng Bắc.
Tiền triều gồm 3 đại sảnh xây trên nền đá hoa cương 3 tầng, sử dụng trong các nghi lễ quân và dân sự cũng như tiếp kiến. Nội sảnh xoay quanh 3 cung điện lớn đặt trên một nền 1 tầng đơn làm nơi ở của nhà vua, các cung điện khác có tiện nghi kém trang trọng hơn dành cho hoàng gia cũng như là nhà kho, thư viện, công viên và đền miếu để thờ cúng hoàng tộc.Nước được cung cấp từ một bể chứa nằm ở hướng Tây Bắc, sau đó hướng về phía Nam của khu phức hợp, ở đâu có một chiếc cầu bằng đá cẩm thạch chạm khắc xinh xắn bắc ngang qua. Bảo vệ công trình Tử Cấm Thành là một hào rộng và vách thành dày làm bằng đất nện trộn gạch, có cổng vào hình vòm rất lớn ở các phương hướng chính và tháp canh cao đặt ở 4 góc.
Không gian lộ thiên nhấn mạnh công trình quy mô, khi du khách đi từ hướng Nam đến hướng Bắc, trong khi các công trình thấp ở các bên nhấn mạnh vẻ hùng vĩ của 3 sảnh tiếp kiến trong cung điện. Sảnh thứ nhất trong số này là Thái hòa điện (Taihedian), là dinh thự lớn nhất và ấn tượng nhất trong khu phức hợp, chiếm một diện tích 2.730m2 tương đương với 9 sân tennis, đo được 64m chiều rộng x 37m chiều dài. Quy mô, hình dáng, trang trí và đồ gỗ nội thất của điện tất cả đều tạo cảm giác uy quyền và tính hơn hẳn của hoàng đế bao trùm lên tất cả những người khác đang được triệu tập trong các nghi lễ đến tuổi trưởng thành, thông báo kết quả các cuộc khảo thí dân sự và đón tiếp quan chức mới bổ nhiệm.Hoa văn trên Bình phong Cửu Long.
Suốt triều đại nhà Thanh (1368 - 1644) Tử Cấm Thành được sử dụng trong 3 dịp lễ hội chính: Tết, Sinh nhật nhà vua và Ngày Đông Chí. Đối với các dịp lễ đặc biệt, trong sân Thái hòa điện chứa đến 100.000 người, kể cả việc binh mặc quân phục và vô số nhạc công cung đình. Ở những thời điểm như vậy, không khí như được quyện với mùi trầm hương được đốt lên trong các lư hương lớn. Phía sau điện này, điện giữa, gọi Trung hòa điện (Zhonghe dian) dùng để chuẩn bị trước các nghi lễ chính. Công trình hành chính sau cùng, Bão hòa điện (Baohe dian) là nơi tổ chức yến tiệc cầu kỳ và dành cho sỹ tử ngồi làm bài thi trong các kỳ thi quốc gia, nếu thi đậu, sẽ đảm bảo một sự nghiệp thuận lợi trong chế độ quan lại của quốc gia.
Từ điện này có 2 cầu thang có đường dốc ngay giữa, chạm khắc 9 con rồng đang săn đuổi hạt châu trên mây báo điềm lành. Hoàng đế được những người khiêng kiệu khiêng đi bên trên biểu tượng uy quyền và vận may này. Đường dốc chế tác từ đá hoa cương Fangsan, trọng lượng khoảng 200-250 tấn. Việc lắp đặt chứng tỏ hoàng đế có sẵn nguồn tài nguyên và đội ngũ thi công của ông. Phải cần đến 20.000 người trong 28 ngày kéo lê tảng đá này đi hơn 48km mới đến vị trí lắp đặt. Giới học giả cho tằng công việc này tiến hành vào mùa Đông vì lúc ấy có thể làm đường đi trên băng để trượt đá. Số liệu thực tế:
Diện tích: 250.000m2
Chiều rộng hào: 54m
Chiều cao tường: 10m
Số công trình: 800
Số phòng: 9.000
Nhân lực: ước tính 1.000.000
Ngoài các sảnh chính thức còn có 3 cung khác. Cung thứ nhất, Thiên tinh cung (Qian qing gong), vốn là nơi ở chính thức của hoàng đế nhà Minh. Ở đây, năm 1542, hoàng đế Gia Khánh chuyên chế không được lòng dân sống sót sau khi bị ám sát do một nhóm cung nữ tìm cách siết cổ ông nhưng bất thành vì các nút thắt không khéo. Một khi phản bội, tất cả đều bị hành hình. Cung thứ 2 là Hiệu thái điện (Jiao tai dian) dùng để tiếp nhận những lời chúc sinh nhật của các nghi tần và công chúa, cũng là nơi cất giữ 25 dấu ấn của vua từ năm 1746. Khôn ninh cung (Kunning gong) là phòng ngủ của các hoàng hậu nhà Minh. Hoàng hậu của hoàng đế nhà Minh sau cùng tự vẫn tại đây khi quân Mãn Châu đang tiến đến gần. Sau này dưới nhà Thanh, nơi đây dùng làm phòng hoa chúc cho 3 đêm đầu sau hôn lễ. Ở 2 bên phòng này có lục cung Đông và lục cung Tây, nơi các phi tần cùng thành viên khác trong hoàng gia sinh sống. Chi tiết mái ngói màu vàng đục trong Tử Cấm Thành
Trái với các hoàng cung đương đại xây dựng ở phương Tây, Tử Cấm Thành nhiều màu sắc không thể tin nổi khi nhìn từ bên ngoài, tường màu đỏ, cột màu tía, mái nhà cong ngược lên trang trí bằng ngói gốm màu vàng lấp lánh với nhiều hình vẽ trang trí. Ngói đất sét lợp mái hình bán nguyệt uốn cong, phỏng theo hình ảnh măng tre cắt đôi, lợp mái xen kẽ theo vị trí âm (ngói ngửa) dương (ngói úp). Ngói phủ kín các đầu mút của mái dốc theo hình long ngư chẳng hạn với hy vọng phong tỏa. Màu sắc trên mái, vách và cột được làm nổi bật hơn nữa bằng đá hoa cương và gạch màu xám nhạt sử dụng để lót chân giữa các công trình.
Yến tiệc xa hoa của triều đình luôn được tổ chức thường xuyên trong Tử Cấm Thành. Năm 1796 có hơn 5.000 quan khách độ tuổi 60 trở lên được mời làm thực khách với 800 bàn để kỷ niệm lễ trao quyền lực từ vua Càn Long sang hoàng đế Gia Khánh.
"Không một kinh thành nào trong số các kinh thành châu Âu của chúng ta được nghĩ ra và thiết kế với sự phô bày rực rỡ luôn áp đảo như thế, nhất là sự phô bày nhằm truyền đạt một ấn tượng oai nghiêm, đường bệ của hoàng đế" - Pierre Loti, 1902. Băng qua một không gian bao la, Thái hòa điện tọa lạc ở phần đỉnh của 2 đợt bậc thang bằng đá hoa cương và một lối đi dành để khiêng kiệu vua được canh gác nghiêm ngặt có chạm khắc ở giữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro