Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Thành tựu

Sự tăng trưởng thần kỳ của kt nhật bản

Thành tựu:

-Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế ở Nhật Bản thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản, đến năm 1968 tổng sản phẩm trong nước của Nhật vượt Anh, Pháp, Đức.

- Tốc độ phát triển công nghiệp hàng năm thời kỳ 1950-1960 là 15,9%, 60-69 là 13,5%.Dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, ti vi...đứng thứ 2 về sản lượng thép, ô tô, xi măng...Mặc dù Nhật Bản hầu như ko có mỏ dầu nhưng đứng đầu các nước TB về nhập và chế biến dầu thô, riêng 1971 đã nhập 186 triệu tấn dầu thô. Từ năm 1960-1967 công nghiệp ô tô vươn lên từ thứ 6 lên thứ 2 TG chỉ sau Mỹ.

- Cơ cấu các ngành sản xuất cũng thay đổi: nông-lâm-ngư nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng. Nông nghiệp tuy tỉ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân giảm nhưng sản lượng và năng suất lao động lại tăng nhanh. Nhân công lao động giảm từ 14,5tr năm 60 còn 8,9tr năm 69.

- Giao thông vận tải tăng nhanh. Năm 1970, Nhật Bản đứng đầu về vận tải đường biển.

- Ngoại thương phát triển mạnh. Từ năm 1950 đến 1971 kinh ngạch ngoại thương tăng từ 1,7 tỉ lên 43,6 tỉ $. Nhập khẩu tăng 21 lần, xuất khẩu tăng 30 lần.

Nguyên nhân

1. Nhân tố con người:

- Nhật Bản thực hiện các chính sách phát triển giáo dục, Nhật đã phổ cập giáo dục hệ 9 năm. Họ còn chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có khả năng để nắm bắt và sử dụng kỹ thuật và công nghệ mới tại các trường dạy nghề và đào tạo ngay tại các xí nghiệp

- Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo và có trình độ cao góp phần vào sự phát triển nhảy vọt về kỹ thuật, công nghệ. Giới quản lý nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh.

- Bản than người Nhật luôn kế thừa truyền thống văn hóa, luôn tận tụy vs công việc và có kỷ luạt lao đông. Sự thành công trong phát triển kt nhật bản một phần là sự kết hợp khéo léo giữa công nghệ phương tây và tính cách nhật bản.

2. Duy trì tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

- Tích lũy vốn:

+ Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp: bằng phương pháp quản lý tinh vi, chế độ thuê mướn suốt đời kết hợp vs các hình thức thuê mướn khác, các ông chủ buộc nhân công phải tận tâm trung thành vs xí nghiệp. Đây là nhân tố quan trọng để tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức canh tranh trên thị trường nước ngoài.

+Chú trong khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ 1961-1967 nguồn gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao hơn Mỹ là 6,2% và Anh là 7,7%. 1968-1969 tổng số vốn tiết kiệm lên tới 157,5 tỷ $

+ Giảm chi tiêu cho quân sự xuống dưới 1%, giảm chi tiêu cho phúc lợi xã hội, y tế...giảm số lượng cán bộ công chức nhà nước.

+ Ngoài việc huy động nguồn vốn trong nước trong nước, còn huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Nguồn vốn ODA sử dụng chủ yếu vào việc cải tạo hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và phát riển công nghiệp nặng.

Như vậy NB đã tận dụng tối đa nguồn vốn trong nước, ít phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn được kiểm soát chặt chẽ, vốn đầu tư trực tiếp chỉ khuyến khích cho việc tìm công nghệ và bí quyết sản xuất.

- Sử dụng vốn:

+ Nhật chú trọng đầu tư vào những ngành sản xuất lớn, hiện đại, có hiệu quả cao. Trong nước, vốn đầu tư vào những ngành then chốt như luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử...và đổi mới thiết bị sản xuất.

+Đầu tư ra nước ngoài: từ cuối thập niên 60 Nhật bản đã chú ý nhiều hơn vào đầu tư khai thác tài nguyên và đa dạng hóa khu vực đầu tư. Thống kê 55-57 là 50 triệu$, 63-65 là 130tr $và đến năm 1970 là 19,3 tỷ$. Đầu tư ra nước ngoài là yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong nước, tăng vị thế cạnh tranh của các công ty nhật trong nền kt thế giới.

3. Tiếp cận và ứng dụng nhanh thành tựu khoa học kỹ thuật

- Dành một số lượng lớn vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển KH-KT. Thống kê:

+ Chi phí nghiên cứu phát triển ở Nhật 1955 là 41,1 tỷ yên(0,84% thu nhập quốc dân) thì năm 1970 là 1200 tỷ yên(1,96%), số lượng phòng thí nghiệm từ 1445 năm 55 tăng lên 12594 năm 70, tăng 9 lần.

+ Phát huy sức mạnh của cả khu vực nhà nước và khu vjc tư nhân trong nghiên cứu và đào tạo cán bộ KHKT: các công ty, các trường học.

- Chú trong ứng dụng KHKT mới của Âu- Mỹ bằng nhập khẩu KHKT, mua phát minh sang chế...Tính đến 1968 tổng giá trị nwhngx phát minh sang chế Nhật mua đc của nước ngoài vào khoảng 6 ty$ trong khi đó để có được cá phát minh đó các nước khác phải mất 120-130 tỷ $

Như vậy, 20 năm sau chiến tranh KHKT NB phát triển nhảy vọt. Đến năm 1970 đạt trình độ cao về tự động hóa và sử dụng máy vi tính trong quản lý sản xuất.

4. Vai trò điều tiết của nhà nước

- Chính phủ Nhật thự hiện một loạt các biện pháp đẩy mạnh tự do hóa nền kt thị trường, kích thích nền kt phát triển theo cơ chế thị trường. Nhà nước tạo môi trường kt thuận lợi cho tăng trưởng bằng pháp luật và khả năng duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật và sự đầu tư trực tiếp vào kt.

- Từ năm 1955 đến 1973 thống qua 7 kế hoạch mang nội dung cơ bản: phương hướng kt-xh, phương hướng chính sách của chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu trên, chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh.

- Vai trò nổi bật là cải cách nhệ thống thuế thúc đẩy tích lũy vốn, nhập khẩu kỹ thuât mới và khuyến khích xuất khẩu: thuế thu nhập thấp, thiếu công ty và thuế gian thu đều giảm.

- Ngoài ra nhà nước còn hướng dẫn hoạt động đầu tư cũng như hỗ trợ về mặt tài chính cho các hoạt động đó. Nhà nước NB chiếm 1/3 tổng số vốn đầu tư tư bản cố định trong nước: xây dựng các ngành công nghiệp mới, cơ cấu hạ tầng, nghiên cứu khoa học- những ngành vốn đầu tư lớn, lợi nhuận thấp nhưng quan trọng.

Như vây, sự can thiệp của nhà nước có tác dụng chống khủng hoảng, tạo những đk cần thiết cho nền kt tăng trưởng cao.

5. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước

- Thị trường trong nước:

+ Cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật, sử dụng máy móc công nghệ tiên tiến do đó nông nghiệp nông thôn tạo thi trường rộng lớn cho sản xuất phát triển.

+ Thực hiên phương châm nâng cao chất lượng sản phẩm, kết hợp khéo léo giữa chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhấp khẩu và hướng xuất khẩu, tự do hóa thương mại và hội nhập thận trọng, mở rộng và đứng vững trên thị trường nội địa tạo tiền đề cho các công ty nhật vươn ra chiêm thị trường trên thế giới.

+ Ngoài ra việc tăng dân số, sự tăng nhanh số người làm công ăn lương, tốc độ tăng thu nhập thực tế...làm tăng khối lượng tiêu dung cá nhân thúc đẩy tăng trưởng kt NB.

- Mở rộng thị trường nước ngoài:

+ Tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa nhờ giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đào tạo đội ngũ thương nhân có năng lực, chính sách đối ngoại lih hoạt.

+ Đối vs các nước đang phát triển, NB dùng chính sách lôi kéo về chính trị kết hợp vs thâm nhập kt, tăng cường quan hệ mậu dịch thương mại...ngoài ra còn sử dụng chính sách bồi thường chiến tranh, khu vực thịnh vượng chung nhằm thâm nhập thị trường các nước châu Á.

6. Kết hợp khéo léo cấu trúc kt 2 tầng

- Là sự kết hợp hỗ trợ lần nhau khu vực kt hiện đai (các công ty lớn vs kỹ thuật công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư lớn...) và khu vực truyền thống (doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, lao động théo thời vụ) nhờ đó lượng lao động động dư thừa và công nghệ lạc hậu thời kì sau chiến tranh được sử dụng hiệu quả.

7. Đẩy mạnh hợp tác vs Mỹ và các nước khác

- Trong 2 cuộc chiến tranh của Mỹ vs Triều Tiên và VN, NB thu đc nguồn lợi từ các đơn đặt hàng của Mỹ: vũ khí, khí tài, đồ quân dụng...Thống kê từ 1950 đến 1969 Nhật thu ddc10,2 tỷ $ chiếm 34% hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% hàng nhập khẩu từ Mỹ.

- Nhật cũng tham gia vào tổ chức IMF và OECD là đk để NB mở rộng thị trường và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài.

Câu 1: Cách mạng công nghiệp Anh

Là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới. Đây là quá trình thay thế kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật cơ khí, nó gắn liền vs cm khkt lần 1, có ý nghĩa kt xã hội to lớn và tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.

a. Tiền đề

- Nguồn vốn: có nguồn lợi lớn từ ngoại thowngf, buôn bán len dạ với giá độc quyền, trao đổi ko ngang giá vs các nước thuộc địa và các nước lạc hậu khác như Ấn Độ, Bắc Mỹ...Lợi nhuận từ việc bán nô lệ. (tính từ 1680 đến 1686 có tới 2 triệu nô lệ bị Anh đem bán)

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Các đạo luật về ruộng đất tạo đk cho đất đai nằm trong tay quý tốc. Nguồn vốn từ các nước thuộc địa thúc đẩy cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp. Nông nghiệp cung cấp càng nhiều long cừu cho ngành len dạ. Công nhân nông nghiệp là những ng tiêu dùng hàng công nghiệp và khi thành thị phát triển, công nghiệp mở rộng cần ngày càng nhiều lương thực. Sự tác động qua lại của nông nghiệp và công nghiệp thúc đẩy cách mạng về công nghiệp.

- Về chính trị: chế độ PK bị thủ tiêu dần dần từ tk 15 và hoàn toàn vào tk 18. Nhà nước quân chủ chuyên chế có xu hướng ủng hộ CNTB. Ban hành các đạo luật về ruộng đất, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản như cho vay nặng lãi, độc quyền ngoại thương, luật cấm lao động kỹ thuật ra nước ngoài, cấm xuất khẩu máy móc và bản vẽ kỹ thuật.

b. Tiến trình cách mạng

- Trong ngành dệt: với việc tạo rat hoi bay đầu tiên của Gion Cây năm 1733, năm 1760 thì đc áp dụng rộng rãi gây ra mâu thuẫn trong ngành dêt: dệt nhanh nhg sợi ko đủ cung cấp, dẫ đến phải cải tiến ngành dệt. Năm 1768 máy kéo sợi Gienny ra đời và được sử dụng rộng rãi đến 1778. Năm 1779 một chủ nhỏ kiên thợ thủ công chế tạo ra máy kéo sợi có ưu điểm sợi kéo ra bền và mịn hơn. Năm 1785 nàh tu hành Etmon cùng 1 thợ rèn và thợ mộc đã tạo ra máy dệt đầu tiên, qua nhiều lần cải tạo đến TK19 thì đc sử dụng rộng rãi và có hình thức tương tự hiện nay.

- Trong ngành luyện kim: 1735 Đécbi cải tiến cách chế tạo than cốc, 1784 Henxicoc phát minh ra cách dùng than đá để nấu gang thành sắt. Phát mình mới làm cho năng suất lao động tăng nhanh trong ngành luyện kim, mở ra thời đại mới cho cách mạng trong luyện kim và than đá. !789 cây cầu sắt đầu tiên đc xây dừng ở Looc-Anh.

- Về giao thông: giai đoạn một trong ¼ thế ky 19 là xây dựng hệ thống kênh đào, giai đoạn 2 mở đầu bằng việc đóng tàu thủy, giai đoạn 3 từ 1812 đến 1854 xây dựng hệ thống đường sắt.

- Cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩ to lớn đối vs sự phát triển các ngành công nghiệp. 1784 James Watt sang chế ra máy hơi nước biểu tượng cho thời kì phát triển của chủ nghĩa TB và đc sử dụng rộng rãi.

- Ngành cơ khí chế tạo ra đời: mở đầu 1789 MOoodeli chế tạo ra máy phay, bào, tiện. Các loại máy móc sản xuất ra ở Anh ko chỉ phục vụ trong nước mà còn cung cấp cho xuất khẩu.

c. Đặc điểm của cách mạng

- Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ rồi đến công nghiệp nặng: từ dệt rồi đến cơ khí, luyện kim...

- diễn ra theo trình tự từ thấp đến cao: từ thủ công lên nửa cơ khí rồi cơ khí hoàn toàn.

- Là quá trình bóc lột nhân dân lao động ở trong nước và các nước thuộc địa.

d. Tác động:

- cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh làm cho nền kt nước Anh bước vào thời ky công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.

- chính cuộc cm công nghiệp này đã củng cố địa vị giai cấp tứ sản ở Anh, làm cho CNTB ra đời sớm ở Anh và có đk vươn lên cạnh tranh vs các nước TB khác. Đến giữa thế kỷ 19, nước Anh đc mệnh danh là công xưởng thế giới, London trở thành trung tâm thương mại vs 80 vạn dân và thủ đô đầu tiên của châu âu tiến lên con đường công nghiệp hóa.

- Tác động đến nông nghiệp: ruộng đất phần lớn nằm trong tay địa chủ, chính quyền tư sản dảm bảo cho việc tiêu thụ nông phẩm. Khi lúa mì mất giá, phát triển các bãi cỏ để nuôi súc vật, cung cấp lương thực cho thành phố. Do đó Anh đc gọi là nc có nền nông nghiệp kiểu mẫu.

- Phân bố lại lực lượng sản xuất và phân công lại lao động xã hội: các thành phố mới đc xây dựng, dân cư thành thị tăn lên trong khi dân cư nông thôn giảm xuống. Thợ thủ công và nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho các nhà máy, giai cấp vô sản hình thành và tăng lên.

- Các cuộc khủng hoảng diễn ra đầu tiên năm 1825, sau đó diễn ra theo chu kì 1837, 1847, 1857...Sản xuất giảm sút, công nhân bị sa thải. Tình trạng đó làm bần cùng hóa giai cấp công nhân, mâu thuẫn xa hội và đấu tranh giai cấp công nhân ngày càng cao.

Câu 13: Đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam sau 80 năm Pháp đô hộ:

- Về mặt kinh tế:

+ Nền kt VN từ PK thuần tùy trở thành thuộc địa nửa PK. Nền kinh tế đế quốc chueems vị trí hàng đầu, kinh tế tự cung tự cấp hạn chế, sản xuất hàng hóa phát triển nhưng quanheej sản xuất phong kiến vẫn tồn tại và phổ biến.

+ Các chính sách của chính phủ thuộc địa tạo điều kiện cho tư bản Pháp xâm nhập, tạo ra hình thái sở hữu tư nhân tư bản do đó thúc đẩy sự phát triển quan hệ sản xuất TB. Hình thành giai cấp tư nhân và tư bản VN nhưng bị tư bản ngoại quốc chèn ép, chỉ có thế phát tiển trên quy mô nhỏ.

- về mặt xã hội:

Thực dân Pháp thực hiện một số chính sách ưu đãi đối vs địa chủ và tư sản. Sự liên kết giữa chính quyền thực dân và địa chủ phong kiến trờ thành lực lượng cản trở rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, nhân tố tiến bộ trong lịch sử VN.

- Về trình độ phát triển của nền kinh tế:

+ Sự xuất hiện CNTB Pháp mang theo những nhân tố mới tiến bộ trong nền kinh tế: cơ sở hạ tầng trong giao thông vận tải, những xí nghiệp với máy móc tương đối hiện đại lúc bấy giờ, những đồn điền quy mô lớn trồng cây công nghiệp cùng với những phương thức kinh doanh, quản lý kinh doanh kiểu mới đem lại hiệu quả cao hơn so với nền kinh tế truyền thống.

+ Cơ cấu nền kinh tế cũng thay đổi: các cơ sở sản xuất hiện đại của người Pháp xuất hiện bên cạnh khu vực sản xuất nhỏ và truyền thống. Các lĩnh vực ngân hàng, ngoại thương, tiền tệ, tài chính tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho tư bản Pháp.

+ Những chuyển biến của nền kt VN chủ yếu diễn ra ở thành thị, nông thôn vẫn giữ nền kt lạc hậu trong kĩ năng tổ chức sản xuất và kỹ thuật canh tác. Công nghiệp tuy phát triển nhưng ở mức thấp, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chap và lao động trong nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Đời sống nhân dân thấp kém

Dân số tăng nhanh, người nông dân ko có điều kiện thuận lợi trong sản xuất mà thường xuyên bị bóc lột, đời sống công nhân và các ngành nghề khác như nhân viên công sở có mức lương rất thấp. Sự tăng trưởng kinh tế ko đem lại lợi ích cho nhân dân lao động, đời sống vật chất và tinh thần nghèo nàn và thiếu thốn.

Tóm lại sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, bị phụ thuộc vào đế quốc, nhân dân bị bần cùng hóa "đói rét, bệnh tật, mù chữ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: