Thành phần vh
II) thành phần VH :
1) Chân lý :
a) khái niệm :
Chân lí là sự phản ánh đúng thế giới khách quan trong ý thức con người . Chân lý là tri thức , phù hợp với hiện thực khách quan và đã được thực tế kiểm nghiệm . Chân lí là những quan niệm về cái thật , cái đúng . Chân lí là phạm trù mang tính tương đối , bởi lẽ mỗi nền VH có những cái đúng , cái thật riêng , hay nói cách khác là có chân lí riêng . Cái mà ở nền VH này , dân tộc này đc coi là chân lí thì ở nền VH khác , dân tộc khác lại phủ nhận . Chân lí luôn cụ thể , gắn liền với hiện thực khách quan , vì vậy , ngay trong một nền VH , 1 dân tộc ở các thời điểm lịch sử khác nhau cũng có những chân lí khác nhau .
b) Bản chất của chân lí
Nói như láo tử chân lí là luật quân bình của trời đất nhằm duy trì sự cân bằng trong vận động của vạn vật . Do vậy chân lí luôn tạo ra hệ rang buộc với vạn vật tốt nhất . Chân lí còn được gọi là đạo , là những điều tốt đẹp nhất của vạn vật nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của chúng .
c) Ý nghĩa của nghiên cứu chân lí :
_ Nghiên cứu chân lí chop ta thấy đc trong ttồn tại luôn chịu sự chi phối của luật cân bằng vạn vật , vậy chúng ta cần duy trì sự cân bằng tương đối của vạn vật nhằm đạt được sự tối ưu trong vận động phát triển .
_Nghiên cứu chân lí còn cho ta định hướng hành động một cách đúng đắn tránh được sai lầm trong hành động .
2) giá trị
a)khái niệm và bản chất của giá trị :
GT là những quan niệm về những cái cao cả , quý giá trong tồn tại của XH mà con người cần vươn tới và khi đạt được thì làm cho họ mãn nguyện , có sự thăng hoa về tình cảm , sự cân bằng về tâm sinh lí . Mỗi dân tộc , mỗi gia cấp có những quan niệm khác nhau về giá trị , song đối với cuộc sống chung bao giờ cũng có giá trị chung định hướng cho các cá nhân hướng cào xây dựng , củng cố và phát triển cộng đồng vững mạnh . Con người đã tiếp nhận những giá trị ngay từ khi còn nhỏ thông qua giáo dục gia đình , nhà trường , quan hệ xã hội , các phương tiện thông tin đại chúng hay thông qua nhiều nguồn khác . Chính những giá trị mà con người đã tiếp nhận đó đã trở thành 1 phần nhân cách của họ . Tuy nhiên , mỗi cộng đồng XH , mỗi dân tộc , mỗi xã hội , mỗi nền VH đều có những giá trị riêng . Chính hệ giá trị riêng đó chi phối hành vi của đại đa số thành viên XH . GT là cái hiện hữu , có thực và tồn tại trên thực tế . Chúng trực tiếp phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - XH cụ thể của từng XH . Do vậy , khi nghiên cứu , xem xét hệ giá trị , phải đặt chúng trong những điều kiện lịch sử , những điều kiện kinh tế , Xh nhất định . Hệ GT của 1 XH chính là phương hướng hành động cho toàn XH .
b) biểu hiện của gt :
GT đc biểu hiện dưới 2 dạng cơ bản sau :
_ giá trị vĩnh cửu là các giá trị đúng với tất cả logic của không gian và thời gian . Những giá trị này là cốt lõi tồn tại XH , nó luôn hướng hành động con người vào xây dựng , củng cố và phát triển cộng đồng XH vững mạnh nhằm mang lại hạnh phúc cho mọi người .
_ Giá trị nhất thời ( gt riêng ) là giá trị chỉ đúng với 1 cộng đồng nào đó trong không gian và thời gian nhất định . Những giá trị này chỉ tồn tại trong 1 phạm vi nhất đinh với những điều kiện XH nhất định . Do vậy khi điều kiện XH thay đổi chúng ta cần mạnh dạn thay đổi chúng cho phù hợp với điều kiện mới .
c) Ý nghiã nghiên cứu giá trị
_ GT đã định hướng hành động con người vào những điều tốt đẹp nhất nhằm mang lại hạnh phúc cho mọi người
_GT còn điều chiỏnh , điều khiển hành động XH của các cá nhân trong các tình huống XH cụ thể .
_Nghiên cứu giá trị còn cho ta thấy rõ các giá trị vĩnh cửu để duy trì và củng cố thường xuyên nhằm tạo ra ổn định nền tảng cho XH .
_Nghiên cứu gt còn cho phép chúng ta xd các khuôn mẫu XH để điều tiết hành động của công đồng .
3) Chuẩn mực :
a) Khái niệm của chuẩn mực XH :
Chuẩn mực XH là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu , để hướng theo đó mà làm cho đúng , được biểu hiện là các giới hạn định tính hay đinh lượng được chọn làm căn cứ để đánh giá hành động của mỗi cá nhân . Về mặt XH , chuẩn mực là tổng thể những mong đợi , những yêu cầu , những qui tắc của XH đc ghi nhận bằng ngôn ngữ , bằng ký hiệu hay bằng các biểu tượng VH làm căn cứ cho các hành vi của các thành viên trong XH . Qua chuẩn mực , các thành viên XH biết mình đc phép làm j và cần fải xử sự như thế nào cho đúng trong những tình huống XH khác nhau . Chuẩn mực là sản phẩm của sự cọ sát , cân nhắc của cơ cấu XH , của quyền lợi nhóm , của hệ thống các mối quan hệ giữa các thành viên của XH về cái cần , cái đc phép , cái có khả năng , cái mong muốn , hay về cái không mong muốn và ko đc phép .
b) Bản chất của chuẩn mực xã hội :
thực chất chuẩn mực xã hội là hệ thống các khuôn mẫu xã hội được cộng đồng xác lập nhằm điều tiết hành động của cộng đồng hướng nó vào xây dựng , củng cố và phát triển cộng đồng hướng nó vào xây dựng , củng cố và phát triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh , hạnh phúc cho mọi người . Các khuôn mẫu này được cụ thể hoá từ các giá trị xã hội , và được quy định bằng cụ thể hoá từ các giá trị xã hội , và được quy định bằng các quy tắc xử sự xã hội hoặc các giới hạn định lượng nào đó làm căn cứ cho cộng đồng .
c) Biểu hiện của chuẩn mực xã hội :
Trong thực tế xã hội , chuẩn mực xã hội biểu hiện ở 2 dạng sau :
Lề thói là thói quen xã hội từ lâu đã thành nếp , là những tục lệ , những qui ước , quy tắc xử sự đối với hành vi của con người trong nhóm , trong xã hội . Lề thói được con người tiếp thu qua giao tiếp và truyền từ thế hệ náy sang thế hệ khác . Lề thói lan truyền rộng rãi và định chế hoạt động , hành vi của con người một cách tự giác qua giám sát của cộng đồng bằng dư luận xã hội .
Phép tắc , nói 1 cách khái quát , là những quy định của của cộng đồng trong các quy tắc xử sự xã hội bắt buộc các cá nhân , nhóm và cộng đồng xã hội phải tuân thủ theo . cộng đồng , xã hội sẽ áp dụng sự trừng phạt nghiêm khắc đối với những sự vi phạm các phép tắc đã được cộng đồng quy định . Phép tắc được thể hiện ở luật pháp , chính sách , quy định của các tổ chức xã hội nhằm thống nhất hành động xã hội trong từng phạm vi chi phối của nó .
d) Ý nghĩa của nghiên cứu chuẩn mực xã hội :
_Chuẩn mực xã hội đã điều tiết hành động xã hội hướng nó vào xây dựng công đồng vững mạnh
_ chuẩn mực xã hội là căn cứ để phán xử những cái đúng , cái sai để điều chỉnh hành động của các cá nhân trong cộng đồng .
_Chuẩn mực xã hội là căn cứ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng vì vậy nó luôn đòi hỏi phải củng cố và hoàn thiện nó .
4) Mục tiêu :
a) khái niệm và bản chất của mục tiêu :
Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới , được biểu hiện thành các giới hạn định tính hay định lượng mà các cá nhân hoặc nhóm xã hội lựa chọn để hướng hành động của mình đạt tới nó . Mục tiêu phản ánh nhận thức và trách nhiệm của các cá nhân , nhóm đối với hành động xã hội của mình . Do vậy khi xác định mục tiêu chúng ta cần căn cứ vào : ý nguyện của cá nhân hay nhóm , khả năng có thể thực hiện được và điều kiện khách quan chi phối đến thực hiện mục tiêu .
c) biểu hiện của mục tiêu :
Có 4 loại mục tiêu là : mục tiêu cá nhân , mục tiêu chung , mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn .
Mục tiêu cá nhân là mục tiêu của mỗi cá nhân đặt ra để phấn đấu trong ngắn hạn hoặc dài hạn .
Mục tiêu chung là mục tiêu của cộng đồng đặt ra trong khoảng thời gian nào đó .
Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu của cá nhân hay cộng đồng đặt ra trong thời hạn 1 năm .
Mục tiêu dài hạn là mục tiêu do cá nhân hay cộng đồng đặt ra trong thời gian trên 1 năm .
Các mục tiêu trên chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động chi fối lẫn nhau , do vậy khi xác định các mục tiêu , chúng ta cần xem xét đầy đủ tác động lẫn nhau này .
5) Ý nghĩa nghiên cứu mục tiêu :
_ Mục tiêu là căn cứ cho lựa chọn phương thức hành động tốt nhất
_ Mục tiêu còn phản ánh động cơ hành động của cá nhân hay cộng đồng .
_ Mục tiêu cho thấy động lực hành động lực của con người .
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro