thanh oi de 3 ne
Câu 1: Nêu cơ sở và phân tích chủ trương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của ĐCSVN. Sinh viên hiện nay cần làm gì để phát huy tốt chủ trương đó?
1. Cơ sở:
Sau khi đánh giá những thành tựu quan trọng của đất nước ta trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; những yếu kém và nguyên nhân của những khuyết điểm trong hợp tác kinh tế với nước ngoài => Bộ CT ra nghị quyết 07 vê Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1 Thực hiện đường lối, chủ trương trên đây của Đảng, những năm qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại:
- - Đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: phát triển quan hệ đầu tư với gần 70 nước và lãnh thổ; bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc Tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tham gia sáng lập Diễn đàn Á-Âu (ASEM)..
- Thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ và kỹ năng quản lý.
-Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, góp phần tạo lập tư duy kinh tế mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Bước đầu xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại và quản lý kinh doanh thích nghi dần với điều kiện mới, tạo tiền đề để tiếp tục quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tiếp theo.
1.2. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém:
- Công tác hội nhập kinh tế quốc tế mới được triển khai chủ yếu ở các cơ quan trung ương và một số thành phố lớn, sự tham gia của các ngành, các cấp, của các doanh nghiệp còn yếu và chưa đồng bộ, vì vậy chưa tạo được sức mạnh tổng hợp cần thiết bảo đảm cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao.
- Chưa hình thành được một số kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế, một lộ trình hợp lý thực hiện các cam kết quốc tế.
- Doanh nghiệp nước ta nói chung còn ít hiểu biết về thị trường thế giới và luật pháp quốc tế năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp và bảo hộ của Nhà nước còn nặng.
- Môi trường kinh doanh ở nước ta tuy đã được cải thiện đáng kể song về nhiều mặt còn yếu kém: hệ thống luật pháp còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đủ rõ ràng và nhất quán; kết cấu hạ tầng phát triển chậm; trong bộ máy hành chính còn nhiều biểu hiện của bệnh quan liêu và tệ tham nhũng, trình độ nghiệp vụ yếu kém, nguồn nhân lực chưa được đào tạo tốt.
2. Chủ trương:
.2.1 MỤC TIÊU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ:Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2005 và Kế hoạch 5 năm 2001-2005.
2.2 NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
1.Quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX là: ''Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu qủa hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường''.
2. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
3. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.
4. Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh trập trung bao cấp sang kinh tế thị trường.
5. Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ ''diễn biến hoà bình'' đối với nước ta.
* Là sinh viên cần hiểu rõ về các chủ trương cảu Đảng và nhà nước để có hành động phát huy tốt chủ trương đó
- hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế
- học tập , rèn luyện tốt chuẩn bị hành trang cho quá trình hội nhập
- tham gia phong trao xung quanh để nâng cao năng lực bản thân
- chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước,bên cạnh đó học hỏi bồi dưỡng thêm kinh nghiệm
Câu 2:
Câu 2:Phân tích chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc và các tổ chức chính trị-xã hội trong thời kỳ hiện nay của Đảng. Anh(chị) hãy nêu ra các giải pháp cụ thể để tăng cừơng vai trò của Mặt trận dân tộc cũng như các tổ chức chính trị-xã hội
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.
- Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn,…Quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân tham xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.
- Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để khắc phục tình trạng hành chánh hóa, để nâng cao chất lượng hoạt động, làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.
Nội dung : khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nc hóa, phô trương ht, nâng cao chất lượng hđ, làm tốt công tác dân vận
Đánh giá:
Thành tựu :+ nền dân chủ XHCN đc hoàn thiện, quyền lục nd đc đảm bảo
+tổ chức bộ máy nhà nc đc sắp xếp lại, tinh gọn và hiệu quả
+ MTTQ và các đoàn thể đã đổi mới trong hoạt động
+Đ đã chủ động đổi mới và thường xuyên chỉnh đốn
Hạn chế:+hoạt động tổ chức hệ thống ct, bộ máy hành chính còn cồng kềnh kém hiệu quả
+cán bộ công chức: tinh thần trách nhiệm và phục vụ chưa cao, môt số tham ô, tham nhũng, cửa quyền
+ vai trò phản biện và giám sát của MTTQ và các tổ chức ct còn yếu. tính chất “ hành chính” trong tổ chức và hoạt động của tổ chức này còn khá nặng nề
Anh(chị) hãy nêu ra các giải pháp cụ thể để tăng cừơng vai trò của Mặt trận dân tộc cũng như các tổ chức chính trị-xã hội
tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất bằng việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ,tham gia tích cực vào các chương trình phát triển KT - XH như: Phát triển giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, trường lớp học, xây dựng đường điện thắp sáng, nhà văn hóa, trạm y tế... Đồng thời tích cực tham gia đóng góp xây dựng các quỹ: Đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam, Ngày vì người nghèo và thực hiện có kết quả các chương trình: Xóa đói giảm nghèo; dân số kế hoạch hóa gia đình; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lí giáo dục người vi phạm tại khu dân cư, góp phần xây dựng củng cố Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh
MTTQ đã thực sự đóng vai trò là tổ chức chính trị tập hợp các tầng lớp nhân dân và là cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng; góp phần quan trọng củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro