Chương 10: Tăng năng suất kiểu khù khoằm
Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao Bạch Công Đao có thể trong thời gian ngắn đào ra đủ số trang bị sắt non cho quân đội.
Đúng là bình thường nếu áp dụng phương pháp rèn tay thủ công cho dù có áp dụng quy trình sản xuất dây chuyền vào thì cũng chỉ nâng được gấp đôi là cùng, không phải ai cũng có tốt chất làm thợ rèn như Huỳnh và một người thợ rèn khỏe mạnh ngồi xổm vung búa một ngày thì đảm bảo hôm sau tay của anh ta mang đi treo được rồi.
Một điểm nữa là quặng sắt tuy rất nhiều nhưng không phải cứ thế là bỏ vào lò thiêu được, cần phải trải qua công đoạn nghiền quặng. Cái công đoạn chết tiệt này tiêu tốn nhiều nhân lực nhất mà hiệu quả rất a đuồi.
Cứ nhìn cái cảnh hơn ngàn tróc nọi vác chày hây ha hây hô không đủ quặng nghiền cho 5 chục ông thợ rèn là hiểu.
Không nhẽ bắt gần vạn người Ngàn Hống đều phải tham gia đập đá? Thế thì chẳng mấy mà toàn trại chịu cảnh lấy đá bỏ mồm thay cơm mất.
Không sao, cái gì khó đã có Huỳnh tiên sinh, Huỳnh bác học ra tay.
Máy nghiền đá kẹp hàm ra đời, à thì thằng này hồi xưa đọc truyện vô tình có nhắc đến cái máy này nên có tìm hiểu cấu tạo cùng cách hoạt động ai ngờ giờ có đất dùng.
Khung máy như một khối hộp, bên trong có hai cái hàm , một đứng thẳng và một nghiêng tạo thành một chữ V lệch đáy hướng xuống dưới. Hàm nghiêng chính là hàm động có nối với một trục xoay lệch tâm. Chính việc lệch tâm này nên khi trục xoay tròn sẽ khiến cho hàm nghiêng sẽ chuyển động lên xuống, nhờ tác động của các lực va chạm này sẽ khiến cho vật liệu bị nghiền nhỏ mà đi ra ngoài theo đường đáy chữ V.
Do khả năng gia công sắt non của thợ rèn Ngàn Hống vẫn còn hạn chế nên Huỳnh phải dùng tạm máy kẹp hàm bằng đồng.
Phải nói nghề đúc đồng của người Âu Lạc quá bá cháy. Trái ngược với cảnh tối ngày than vãn thiếu đồng xuyên suốt các thời kỳ phong kiến Đại Việt thì tổ tiên họ đã biết cách pha chế tỉ lệ hợp kim đồng để cho ra các đặc tính vật lý khác nhau.
Người Âu Lạc cũng biết thiêu quặng nhưng là thiêu lộ thiên nên khá nguy hiểm, sau đó bỏ thạch anh và vôi vào là để tách sắt, bước đến nung chảy quặng ở nhiệt độ cao bằng than củi( trên 1200 độ C) rót đi rót lại nhiều lần là để tách kẽm, thiếc, chì dưới dạng sỉ. Sau quá trình này ta sẽ thu được đồng nguyên chất đến 90%, một con số ấn tượng.
Ái lực oxy hay nhiệt độ phản ứng oxi hoá đạt đỉnh của các kim loại là khác nhau, lần lượt là Zn Fe, As, ni, Pb, Bi, Cu. Vậy nên mỗi lần vớt xỉ sẽ cho ra tỉ lệ kim loại trong xỉ là khác nhau, dùng chính những thứ thu được đó để tạo hợp kim đồng sau này.
Còn về tỉ lệ hợp kim đồng thì lại là cả một nghệ thuật đúc thông qua quá trình thử đi thử lại nhiều lần của người Việt cổ.
Nhưng tiếc là 1000 năm đô hộ khiến cho công nghệ này đã bị thất truyền ở thời kỳ độc lập tự chủ, nếu để người Việt áp dụng công nghệ này cho đồ sắt thì con dân King tộc có thể tuyên bố mấy thằng du mục Hán tộc tuổi tôm.
Cơ mà giờ bắt đầu từ quặng đồng để tạo máy thì quá tội nên rất nhiều nồi niêu xoong chảo bị trưng thu tạm thời, chất lượng đầu vào hơi tạp nhưng qua mấy lần rót đồng pha thêm chút kim loại cho ra cái kẹp hàm đủ cứng nhưng lại không giòn.
Giở hơi nhất có lẽ là phần vòng bi giúp giảm ma sát chuyển động của trục quay phải chế tạo lại liên tục vì hỏng, âu cũng đúng vì bộ phận này thường được làm bằng thép xịn nhưng Huỳnh bói đâu ra được thép giờ này? Thôi thì hắn phải lấy số lượng bù chất lượng, nguyên một đội ngũ thợ đồng 5 người làm việc ngày đêm chỉ để làm vòng bi.
Nhưng cái này đáng giá, mất 5 người bận tối mắt tối mũi nhưng giải phóng được cả ngàn nhân lực khỏi công việc đập đá.
Từng tảng quặng được bỏ vào cái phễu, âm thanh rầm rầm va chạm giữa hàm kẹp và quặng vang lên liên hồi, dù biết quặng sắt hay đá vôi đều không quá cứng để chắc ăn Huỳnh cho thiêu các tảng quặng thô trước để đá bở hơn cho dễ nghiền.
Quặng sắt từng tảng từng tảng bất kể to nhỏ bị nghiền nát về kích thước ngón tay út. Công suất mỗi giờ nghiền được 4 tấn đá quặng thoải mái.
Thử làm một phép tính sơ sơ một người đàn ông khỏe mạnh ngồi gè đá bằng búa đồng một giờ chỉ có thể được 10 kg quặng là sái cả tay, ngày làm 12 tiếng cứ gọi là hẳn trăm rưỡi cân quặng đi.
4 tấn một giờ, có khả năng làm việc 24 tiếng liên tục không nghỉ, đây là khối lượng công việc của hơn 1200 con người trước kia đấy, đã thế chất lượng nghiền cũng đồng đều hơn nhiều.
Nguồn động lực của cả cỗ máy chỉ đến từ 4 con trâu được buộc vào bốn tay đòn đi xung quanh một chiếc cối xoay, động lực từ cối được truyền qua dây curoa bằng dây thừng bện khổ lớn đến hệ thống bánh răng trong máy.
Hơn ngàn tróc nọi trại Ngàn Hống không còn phải đập đá nữa, Huỳnh cơ cấu đội này sang nghề phụ hồ xây lò bloomery khiến cho số lượng phôi sắt non tăng lên chóng mặt, nguy cơ thiếu thợ rèn dần dần hiện ra.
Một lần nữa thanh niên Huỳnh phải vắt óc nghĩ ra thiết kế búa máy để thay sức người.
Hẳn là ai học qua lớp 12 đều không lạ gì cách biến đổi chuyển động quỹ đạo xoay tròn thành chuyển động tịnh tiến qua hệ thống khớp chân châu chấu rồi.
Một cái bánh xe gắn 2 khớp chân lệch tâm kết nối với búa là một khối hình trụ, trục bánh được nối với hệ thống truyền lực bằng bánh răng và dây curoa. Cái đống này được đặt trên một khối hình trụ to hơn, khi bánh xe quay sẽ khiến khối trụ sắt non nặng gần tạ chuyển động lên xuống liên tục .
Búa máy khó nhất là ở việc làm sao khiến cho khớp chân không bị thòng xuống mà phải luôn giữ ở thế gập, muốn làm cái này phải có lò xo cực xịn nhưng bắt Bạch Công Huỳnh làm thứ ấy trong cái điều kiện hiện tại là điều không tưởng.
Cái khó ló cái nghịch dại, Bạch Công Huỳnh đưa ra một giải pháp thay thế có thể khiến các kỹ sư thời hiện đại khép đít lạy hắn về độ chơi liều. Hắn dùng 4 dây thừng gân trâu buộc vào thanh trụ làm búa buộc vào 2 cái khớp chân truyền lực để tạo vector lực hướng lên trên.
Thật vãi cả linh hồn luôn ạ.
Búa máy hoạt động ầm ầm, tuy có.... hơi... è hèm cực kỳ rung lắc nhưng vẫn chấp nhận được, chắc là búa không bị văng ra gây tai nạn đâu ha.
Mất mỗi cái là hệ thống hãm làm sao để cho búa dừng vẫn chưa nghĩ ra ngoài trừ việc người xoay thanh đòn tiếp lực dừng thôi thì dùng sức cơm tạm vậy.
Việc xoay thanh đòn để tạo lực thì chả cần hàm lượng chất xám nào hết, miễn có sức khỏe là được nên không mất thời gian đào tạo. Thợ rèn giờ chỉ việc điều chỉnh thanh sắt non sao cho đúng góc độ để búa đập xuống thành hình là được.
Nhược điểm duy nhất là cứ 2 đến 3 ngày là máy phải dừng tầm nửa ngày lại để bảo trì bộ phận vòng bi, thêm nữa là tốn cả đống dầu mỡ để bôi trơn thành ra giảm được nhân lực đập đá thì phải thêm người đi hái quả trẩu về làm dầu.
Chính vì mấy cỗ máy kiểu chắp vá khù khoằm nhưng tạm được việc trên kia không dở chứng gì giúp Bạch Công Đao có đủ hàng lạnh trang bị cho quân đội chỉ trong vòng hơn tháng, có lẽ tổ tiên mấy chục đời họ Bạch Công phải gánh dữ lắm mới được như vậy.
Đấy, công việc luyện sắt nó khốn khổ là vậy chứ không phải kiếm được quặng rồi ném tọt vào lò là ra ngay vũ khí sắt cho các vị đi oánh nhau đâu.
Trại Ngàn Hống lao động tưng bừng tất nhiên chả thể qua mắt được các thế lực bên ngoài, thám tử chạy đi chạy lại như hội.
Bạch Công Đao tuyên bố với bên ngoài rằng lão đang chuẩn bị hội quân lên Cổ Loa nhưng cả cái đất Hồng Lĩnh này đều biết Thục Phán với tộc trưởng có hiềm khích vụ Tư Phố. Thế nên bảo rồi, chiến tranh thời này là cả ta cả địch đều cũng chuẩn bị chứ đánh úp bất ngờ nó khó lắm, thiên hạ rất ít kẻ ngu.
Cả tháng nay Bạch Công Huỳnh mệt lử rồi, thấy việc của mình đã xong đang tính chui vào nhà ngủ thì bị lão Đao túm gáy lôi đi.
"Ông đi đốt nhà người ta thì đi một mình đi, mắc mớ gì dẫn tôi theo?" Tên này nói mớ trong lúc gật gù trên bành trâu.
"Đi cho quen mùi." Bạch Công Đao đáp lại cụt ngủn. theo sau lão là hơn 1300 chiến binh Ngàn Hống trang bị vũ khí sắt sáng bóng không che không giấu kéo nhau thành đoàn đi về phía nam, mở đầu cho chiến dịch mà sau này các sử gia gọi là 'Chiến dịch Thống Nhất 1'.
Máy kẹp hàm:
Búa máy:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro