1: Thằng bé mồ côi
Tôi từ hồi lên Hà Nội tới giờ mọi thứ đối với tôi hoàn toàn xa lạ. Tôi đã sống dựa vào bố mẹ quen rồi cho nên khi sống tự lập khiến tôi gặp không ít khó ăn. Khi còn ở Hải Phòng tôi chỉ cần đi học về là sẽ có cơm nóng canh ngọt chỉ cần ngồi ăn, quần áo cũng không phải giặt cũng chằng phải ủi đã có mẹ lo hết. Nhưng khi lên đây để học tôi phải tự làm mọi thứ một mình từ những việc nhỏ nhất cho đến việc lớn nhất. Tiền học tiền thuê nhà bố mẹ chỉ gửi cho một phần vì tôi nghĩ giờ bố mẹ đã lo cho tôi ăn học mười hai năm trời như vậy cũng đủ lắm rồi, ngoài đi học tôi còn dạy phụ đạo cho một em cấp 2 nhà cũng khá giả sống sung túc nó quen rồi nên khi học một chút lại đòi nghỉ không học nữa. Thằng em tôi cũng có khác gì đâu ham chơi suốt ngày đến ngay cả ngồi bàn học bảo nó cũng khó, chửi nó thì lại bảo tôi nói nhiều nhưng không chửi nó không được. Năm tôi còn ở nhà là nó học lớp chín chuẩn bị thi cấp ba lúc đó tôi cũng không kèm được vì tôi đang vùi đầu vào ôn thi đại học. Chắc có năm đó là thằng em tôi nó mới chịu học hành tử tế.
Ngẫm lại mới thấy tôi còn sướng chán. Sướng hơn những đứa bé còn đang không có nhà để ở, không có bố mẹ để phục dưỡng đấy mới là cái thiệt của các em. Cho nên có bố mẹ, có nhà thì hãy biết quý trọng đi chứ đừng thấy nhà mình nghèo, bố mẹ làm công nhân mà khinh thường. Các bạn nên nhớ mình đang dùng tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ mà lớn đấy chứ không phải từ trên trời rơi xuống đâu.
Có lần tôi gặp thằng bé trong một con hẻm nhỏ. Nó như đang lục lọi thứ gì đó cả người lấm lem bùn đất mà thấy tội. Nó bị sún hai cái răng cửa nhưng lúc nào cũng cười hớn hở mỗi lần gặp tôi.
Tôi quen thằng bé trong một lần đi ăn ở gần khu phố cổ. Nó đứng gần cột đèn nhìn tôi ăn, tôi không quen bị nhìn chằm chằm khi ăn.
Tôi liền gọi nó lại gần : Ku ăn gì thì gọi lát chị trả tiền.
Thằng bé ban đầu đã nghiện lại còn ngại nên tôi đã gọi cho nó tô phở tái chứ ngồi chờ nó thì đến sáng. Nó cầm đôi đũa ăn ngấu nghiến như kiều bị bỏ đói mấy ngày hôm nay rồi.
Tôi hỏi thằng bé nhà ở đâu mà phải đi lang thang thế này? Tôi thấy thằng bé cũng trạc tuổi em trai tôi chắc kém một hai tuổi là cùng. Dáng người nhỏ con, mặt mũi đen ngỏm nhưng cũng có nét.
Nó thản nhiên đáp : Bố mẹ bỏ rồi không có nhà đâu. Giờ đi lang thang để xã hội nuôi thôi.
Tôi cốc vào đầu nó một cái rõ đau: Tưởng ăn của thiên hạ dễ lắm đấy? Ngồi đấy mà há miệng chờ sung, lớn rồi kiếm một cái nghề nuôi sống bản thân đi chứ chờ vào xã hội thì cạp đất mà ăn.
Nó nhăn mặt ôm đầu đáp : Chứ giờ làm gì bây giờ? Chẳng có ai nhận một thằng không rõ lai lịch đâu.
Vừa dứt câu nó chạy mất hút không thèm cảm ơn một câu. Tôi chẳng buồn quay lại xem nó đi đâu ra tính tiền rồi về.
Thì bác chủ quản mới nói : Cháu giúp cái loại vô học đấy làm gì? Cái loại đấy cho vào trại cải tạo là xã hội tốt ngay.
Tôi chỉ cười chứ không đáp vì dĩ nhiên chẳng ai tin một thằng bé mồ côi vô gia cư đó cả. Nhưng tôi thấy bác chủ quán cũng nói đúng nhưng hơi thiếu. Nếu những thằng như nó được nuôi ăn học đàng hoàng còn hơn tỉ lần nhưng đứa đang được bố mẹ phục dưỡng như ông bố bà hoàng ở nhà cũng chưa chắc đã tốt hơn là mấy. Cái tính cách không phải do hoàn cảnh đưa đẩy mà là do cách sống của chúng ta hình thành đừng mang hoàn cảnh biện minh cho con người của chúng ta, cái gì cũng đổ cho hoàn cảnh ngay cả cái việc học hành cũng đổ cho hoàn cảnh thì những thằng bé đang bán vé số đến cái dép cũng không có mà đi mà có bao giờ thấy họ kêu than gì đâu, nhiều khi thấy mình sướng quá đâm ra lại thích kêu nhiều.
Nó chạy ra theo như một thói quen : Chào, chị vừa phụ đạo về hả?
Vấn cái giọng trong trẻo đấy nhưng tôi lại ghét cách nó nói chuyện với tôi lúc nào cũng nói chuyện cộc lốc như vậy. Tôi ừ một tiếng đưa cho nó một túi bánh đem về cho mấy đứa ăn.
Nó ở chung với mấy thằng khác trong những con hẻm gần đó. Ban ngày chúng lang thang khắp mọi nơi trên nhưng góc phố của Hà Nội, nhưng đến tối lại tụ tập trong một con hẻm để chia sẻ từng mới miếng cơm manh áo.
Từ hôm đấy tôi không thấy nó đi vật vờ quanh khu phố cổ nữa. Thấy thằng bạn nó đang lững thững bước đi tìm khách đánh giầy thì bị tôi gọi lại, tôi đưa cho nó hai tờ mười nghìn rồi hỏi : Thằng tèo đi đâu mà dạo này chị không thấy nó?
Thằng bé cất mười nghìn vào trong túi đáp : Nó ăn trộm xe đạp của người ta bị công an bắt rồi.
Tôi lặng im một lúc đúng là đời con giun xéo lắm cũng quằn chứ nói gì đến con người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro