Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

than tinh yeu-nka4

Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus là các vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp. Thay đổi tùy theo thời đại, có tổng cộng tất cả 17 vị thần này nhưng trong một thời thì chỉ có 12 vị.

Zeus, Hera, Poseidon, Ares, Hermes, Hephaistos, Aphrodite, Athena, Apollo và Artemis luôn được xem là các vị thần trên đỉnh Olympus. Hebe, Helios, Hestia, Demeter, Dionysus, Hades và Persephone là các vị thần khác trong 12 vị. Hestia nhường lại vị trí của mình trên đỉnh Olympus cho Dionysus để được sống như một người bình thường (cuối cùng, bà là người được giao nhiệm vụ trông nom ngọn lửa trên đỉnh Olympus). Trong khí đó, Dionysus đôi khi lại từ chối việc trở thành một vị thần trên đỉnh Olympus. Persephone thì 6 tháng trong năm sống dưới địa ngục với chồng là Hades (gây nên mùa đông trên mặt đất) và 6 tháng còn lại thì được trở về đỉnh Olympus để sống cùng với mẹ mình là Demeter. Trong thời gian xa cách Persephone, Demeter rất đau buồn và bà không có mặt cùng với các vị thần khác. Còn Hades, mặc dù luôn là một trong các vị thần chính của Hy Lạp nhưng, việc ông luôn sống dưới địa ngục đã làm cho mối dây liên lạc của ông và các vị thần khác rất mong manh. Trong các tài liệu khác, Helios nhường lại vị trí của mình cho Apollo. Ít thấy trong các tư liệu cổ hơn, Hebe, nữ thần của tuổi trẻ, người mang rượu và thức ăn cho các vị thần cũng là một trong các vị thần trên đỉnh Olympus và đã nhường lại vị trí cho chồng mình là Heracules.

Các vị thần trên đỉnh Olympus trở thành các thần tối cao trong thế giới thần thánh sau khi Zeus lãnh đạo các anh chị của mình trong cuộc chiến chống lại các thần khổng lồ Titan và thành công. Zeus, Hera, Poseidon, Demeter, Hestia và Hades là anh chị em ruột; tất cả các vị thần khác thường là con của Zeus với những người vợ khác nhau của ông. Tuy nhiên, Athena là một trường hợp đặc biệt. Trong một số dị bản của thần thoại Hy Lạp, người ta cho rằng Athena được sinh ra bởi chỉ một mình Zeus. Thêm vào đó, một số bản khác cho rằng Hephaistos là do một mình Hera sinh ra để trả thù cho việc Zeus sinh Athena.

+

Zeus (Ζευς): Vua của các vị thần và là người cai quản đỉnh Olympus. Thần của bầu trời, sấm sét và sự công bằng.

Poseidon (Ποσειδῶν): Chúa tể biển cả. Thần của các vùng biển cả, ngựa và động đất.

Hades (Άδης): Vị thần cai quản thế giới âm phủ.

Hera (Ήρα): Nữ hoàng của các vị thần. Nữ thần của phụ nữ, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, bà mẹ và những trẻ sơ sinh.

Hestia (Εστία): Nữ thần của ngọn lửa thiêng trong gia đình.

Demeter (Δημήτηρ): Nữ thần của nông nghiệp, tự nhiên, mùa màng và sự sung túc.

Athena (Αθηνά): Nữ thần của trí tuệ, nghề thủ công và chiến tranh chính nghĩa.

Ares (Ἀρης): Thần của chiến tranh, đổ máu và cuồng loạn.

Artemis (Ἀρτεμις): Nữ thần của Mặt Trăng, săn bắn, người trinh nữ xạ thủ.Tuy nhiên, nàng cũng rất tàn nhẫn.

Hephaestus (Ἡφαιστος): Thần thợ rèn, lửa và nghề thủ công.

Apollo (Απόλλων): Thần của ánh sáng, chân lý, tiên tri, y thuật, âm nhạc, nghệ thuật và xạ thủ.

Hermes (Ερμής): Sứ giả của các vị thần. Thần mục đồng, lãng tử, thương nhân, trộm cướp,và cũng là người đưa các linh hồn người chết sang thế giới bên kia.

Aphrodite (Αφροδίτη): Nữ thần tình yêu, sắc đẹp, dục vọng và sung túc.

Dionysus (Διώνυσος): Thần của rượu nho, sự hoan lạc và vui chơi.

Eos (Έως): Nữ thần của bình minh.

Eros (Ἔρως): Thần của tình yêu đôi lứa.

Hebe (Ἥβη): Người rót rượu cho các vị thần. Nữ thần của tuổi trẻ.

Helios (Ήλιος): Thần của Mặt Trời.

Horae (Ώραι ): Người giữ cổng cung điện Olympus.

Persephone (Περσεφόνη): Nữ hoàng của thế giới âm phủ. Nữ thần của mùa xuân và cái chết.

1-Eros

Theo thần thoại Hy Lạp, Eros là vị thần tình yêu. Thần Eros luôn mang một cây cung và những mũi tên ái tình bên mình. Khi Eros bắn những mũi tên này vào một ai đó thì người đó ngay lập tức sẽ yêu người khác giới đầu tiên gặp được mà không phải là người có quan hệ huyết thống hay họ hàng. Do thần Eros là một đứa trẻ hay nghịch ngợm và thiếu trách nhiệm nên đã gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười, làm cho nhiều người phải đau khổ.

 Nguồn gốc của Eros

Như đã kể thì Eros là con của hỗn mang Chaos.Nhưng số đông lại cho là Eros là con của Aphrodite và Ares. Nhưng có người cho rằng cha cậu là Zeus, Apollo.

Eros và Psyche

Nàng Psyche hay còn gọi là Psikhe (đọc là Xi-sê) là một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần dưới trần gian. Mọi người mê mẩn nhan sắc của Psikhe đến nỗi ca ngợi nàng xinh đẹp hơn cả nữ thần Aphrodite. Nữ thần vô cùng tức giận liền sai con trai là Eros xuống trừng phạt bằng cách: làm cho Psikhe yêu một người xấu xí nhất trần gian. Nhưng chính Eros cũng say đắm trước nàng Psikhe xinh đẹp. Chàng đã nhờ thần Apollo ban cho một lời sấm truyền giả: "Chồng của Psikhe là một con quái vật, phải đưa nàng lên núi để sống với nó." Không thể cãi lời sấm truyền, nhà vua đành đưa Psikhe lên núi, và nàng được sống trong cung điện xa hoa. Nhưng nàng chẳng bao giờ nhìn thấy mặt chồng. Chồng nàng chỉ đến với nàng ban đêm, rất dịu dàng từ tốn với nàng chứ không giống một con quái vật. Sau rồi nghe lời khích của 2 cô chị, Psikhe đã lén thắp đèn lên. Trớ trêu thay, chồng nàng chính là Eros. Phát hiện rằng nàng lén nhìn mình, Eros tức giận bỏ đi. Hối hận, Psikhe đi khắp nơi tìm chồng và được nữ thần Demeter giúp đỡ. Nàng đến gặp Aphrodite và làm bao công việc nữ thần sai bảo vô cùng khó nhọc. 2 việc đầu nàng làm rất tốt, nhưng việc cuối cùng là xin một ít sắc đẹp của Persephone - nữ hoàng âm phủ thì Psikhe đã tò mò, mở chiếc hộp đựng sắc đẹp ra và chìm vào giấc ngủ. May thay có Eros tới cứu nên nàng mới tỉnh lại. Nhờ sự giúp đỡ của thần Zeus, Eros và Psikhe đã được sống với nhau hạnh phúc trọn đời.

2-Aphrodite

Từ nguyên

Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Aphrodite (tiếng Hy Lạp: Ἀφροδίτη) là thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh nở (cũng có thể là nữ thần của dục vọng); và cũng là thần hộ mệnh của thủy thủ. Tương đương của thần này trong thần thoại La Mã là Venus

Ra đời

Theo sử thi Iliad của Homer thì Aphrodite là con gái của Zeus và Dione. Nhưng theo Thần phả (Θεογονία Theogonia) của Hesiod thì Aphrodite sinh ra từ bọt biển (aphros = bọt sóng), do bộ phận sinh dục của Uranus bị Cronus chém rơi xuống biển. Aphrodite trần truồng nổi lên trên những bọt sóng biển, cỡi lên một vỏ sò; trước tiên nàng đến đảo Kythira nhưng khi thấy rằng đó chỉ là một đảo nhỏ nên nàng đến Peloponnese­ và cuối cùng ở tại Paphos­, nơi này sẽ là nơi thờ phụng chính của nàng.

Aphrodite & cuộc chiến thành Troia

Khi được hỏi trong ba vị nữ thần Olympus ai là người xinh đẹp nhất thì Paris, hoàng tử thành Troia, đã chọn Aphrodite chứ không phải là Hera hay Athena dù hai vị nữ thần này đã hứa ban cho chàng quyền lực và chiến thắng. Điều này cũng dễ hiểu vì nữ thần Aphrodite đã hứa ban tặng cho chàng tình yêu của người phụ nữ đẹp nhất trần gian.

Sau này khi Paris cưới Helen xứ Sparta thì tên tuổi nàng đã gắn liền với địa danh thành Troia như một sự ô nhục. Trong cuộc chiến thành Troia diễn ra sau đó, Hera và Athena là hai kẻ thù không đội trời chung của thành Troia trong khi Aphrodite lại ủng hộ Paris và nhân dân thành Troia.

Sử thi Homer về cuộc chiến thành Troia kể rằng Aphrodite đã can thiệp vào trận chiến để cứu con trai mình là Aeneas, đồng minh của thành Troia. Người anh hùng Hy Lạp Diomedes lúc đó sắp giết được Aeneas đã chuyển sang tấn công nữ thần, phóng lao vào cổ tay nàng làm chảy ichor (ichor là máu của các vị thần).

Aphrodite vội thả Aeneas ra, Aeneas may sao đã được Apollo, vị thần đứng về phe thành Troia, cứu sống. Trong cơn đau đớn nàng đã cầu cứu anh trai mình là thần Chiến tranh Ares, lúc bấy giờ đang đứng gần đấy theo dõi cuộc chiến. Aphrodite mượn cỗ xe ngựa của Ares để bay lên đỉnh Olympus. Tại đây nàng khẩn cầu mẹ là Dione chữa lành vết thương cho mình. Thần Zeus yêu cầu con gái đừng tham chiến nữa vì chiến tranh là công việc của Ares và Athena, còn nhiệm vụ của nàng là chăm lo chuyện hôn nhân của thế gian.

Ngoài ra trong sử thi Iliad có nói Aphrodite cứu Paris khi chàng sắp chết trong khi giao chiến với Menelaus. Nữ thần đã dùng sương mù phủ lấy chàng và đem chàng đi đặt vào giường ngủ của chàng trong thành Troia. Sau đó nàng biến thành một người đầy tớ già đến báo với Helen rằng Paris đang đợi nàng.

Helen nhận ra vị thần trong lốt giả dạng và hỏi liệu nàng có đang bị dẫn dụ cho việc gây ra một cuộc chiến nữa không. Vì Aphrodite đã phù phép khiến nàng phải bỏ chồng là Menelaus để theo Paris. Nàng nói Aphrodite có muốn đến gặp Paris thì cứ mà đi một mình.

Aphrodite nổi trận lôi đình, cảnh báo rằng Helen không được láo xược, nếu không nàng sẽ bị cả người Hy Lạp lẫn dân thành Troia căm ghét. Vị nữ thần tính khí thất thường này nói: "Hiện ta yêu thương ngươi bao nhiêu thì ta cũng sẽ ghét giận ngươi bấy nhiêu."

Dù nữ thần Hera, vợ của Zeus, và Aphrodite không cùng chiến tuyến trong cuộc chiến thành Troia nhưng Aphrodite vẫn cho Hera mượn chiếc thắt lưng của mình để làm xao nhãng cơn giận của Zeus. Ai đeo chiếc thắt lưng này sẽ khiến cho đàn ông (cả các vị thần) chết mê chết mệt.

Homer gọi Aphrodite là "người Cyprus" và nhiều biểu tượng của nàng có lẽ đến từ châu Á qua Cyprus (và Cythea) trong thời kỳ Mycenaean. Điều này hẳn là do nhầm lẫn với những nữ thần đã xuất hiện từ trước đó như thần Hellenic hoặc thần Aegean. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng Aphrodite có nguồn gốc vừa Hy Lạp vừa ngoại quốc.

Apollo

Apollo (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp, thường được thể hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia. Thần là con ngoại hôn của thần Zeus và nữ thần Leto. Em song sinh của Apollo là nữ thần săn bắn Artemis. Trong các tác phẩm của Homer, Apollo thường được gọi là vị thần bắn xa muôn dặm. Trong thời kỳ sau Apollo thường được đồng nhất với thần Mặt Trời Helios

Từ nguyên

Tên gọi Apollo có thể xuất phát từ một cụm từ ghép Apo-ollon của thời kỳ Tiền Hy Lạp[cần dẫn nguồn], có vẻ có liên quan đến động từ cổ Apo-ell-, theo nghĩa đen là "người thúc khuỷu tay" và vì thế là "người xua tan". Thật ra, thần là hiện thân của khả năng xua đuổi và tránh né tai ương. Điều này có liên quan đến quyền năng của thần trong việc xua tan bóng tối bằng Mặt Trời buổi sáng và quyền năng về nhận thức của lý trí và khả năng dự báo giúp xua tan những hoài nghi và sự ngu dốt. Thêm vào đó, khả năng này của Apollo giúp thần có mối liên hệ với:

tường thành và cửa ra vào là những thứ nhằm bảo vệ để chống lại những kẻ xâm lấn;

sự di dân khai hoang hay lưu đày đến thuộc địa nhằm đem người đi xa;

chữa bệnh là xua tan dịch bệnh;

những người chăn cừu bảo vệ và chăm sóc đàn cừu của mình tránh khỏi các loài gây hại và dã thú.

âm nhạc và nghệ thuật xua tan những bất hòa và sự thô lỗ thiếu văn hoá;

các thanh niên mạnh khỏe và giỏi giang với khả năng xua đi những kẻ xâm nhập và quân xâm lược;

khả năng nhìn thấu tương lai.

Plutarch thì lại giải thích trong Moralia rằng Apollon biểu thị cho sự đồng nhất bởi vì pollon có nghĩa là "nhiều" và tiền tố a- trước nó mang ý nghĩa phủ định. Do đó, Apollon có thể được hiểu là "được lấy từ đám đông". Apollo thỉnh thoảng cũng gắn với người du mục.

Hesychius lại lên hệ tên gọi Apollo với chữ Doric απελλα, có nghĩa là một nhóm người tập hợp lại vì mục đích nào đó nên Apollo là thần của đời sống chính trị; đồng thời, ông cũng giải thích σηκος ("bãi rào"), trong trường hợp Apollo là thần của bầy hay đàn thú nuôi.

 Các lĩnh vực do Apollo chi phối và biểu tượng

Apollo là người có quyền năng chi phối bệnh tật, vẻ đẹp, ánh sáng, việc chữa bệnh, những người khai hoang, y học, thuật bắn cung, thơ ca, tiên tri, nhảy múa, lý trí, sức mạnh lý trí, các pháp sư và là thần hộ mệnh cho các bầy hay đàn thú nuôi.

Những vật tượng trưng phổ biến nhất của Apollo là đàn lia và cây cung. Ngoài ra kithara (một hình thức cải tiến của cây đàn lia) và miếng gảy đàn cũng như bàn tế thần (sacrificial tripod), tượng trưng cho khả năng tiên tri của thần, cũng là những vật tương trưng thường thấy. Đại hội thể thao Pythian được tổ chức mỗi 4 năm một lần tại Delphi để tỏ lòng ngưỡng vọng của người Hy Lạp đối với Apollo. Vòng nguyệt quế được dùng để làm vật tế thần và làm vương miện biểu trưng cho chiến thắng tại Đại hội. Cây cọ cũng là một loại cây được sùng kính vì Apollo được sinh ra dưới một cây cọ ở Delos. Những loài vật được dùng để cúng tế thần bao gồm sói, cá heo và trứng của chúng, thiên nga, châu chấu (tượng trưng cho âm nhạc và ca khúc), chim ưng, quạ, rắn (tượng trưng cho quyền năng của Apollo là thần tiên tri), chuột và griffin, con vật trong thần thoại với mình sư tử và đầu đại bàng có nguồn gốc từ phương Đông.

Là vị thần của sự di dân khai hoang, Apollo hướng dẫn những người đi khai phá các vùng đất mới đặc biệt là ở giai đoạn bùng nổ các cuộc khai hoang vào khoảng 750–550 TCN. Theo tín ngưỡng của người Hy Lạp, thần là người đã giúp đỡ cho người dân đảo Crete và người Arcadia tìm thấy thành Troia. Tuy nhiên, câu chuyện này phản ánh một ảnh hưởng văn hóa có chiều hướng địa lý ngược lại: các văn bản viết dạng chữ tượng hình của người Hittite xưa có đề cập đến một vị thần vùng Tiểu Á gọi là Appaliunas hay Apalunas có liên quan đến một thành phố gọi là Wilusa được hầu hết các học giả cho rằng chính là thành Illios của Hy Lạp. Trong cách lý giải này, tước hiệu của Apollo là Lykegenes có thể hiểu một cách đơn giản là "được sinh tại Lycia" trên thực tế đã tách thần khỏi sự liên quan đến những con sói.

Thông thường Apollo hay đại diện cho sự hài hòa, trật tự và lý trí—những tính cách hoàn toàn trái ngược với thần Dionysus, vị thần của rượu nho, thường đại diện cho tình cảm và sự thiếu kiềm chế. Điều này thể hiện rõ trong hai tính từ trong tiếng Anh mang ý nghĩa trái ngược là ApollonianDionysian. Tuy nhiên, người Hy Lạp nghĩ về hai tính cách này như một sự bổ sung: hai thần là anh em của nhau và khi Apollo tránh đông ở Hyperborea, thần sẽ để đền Delphi lại cho Dionysus.

 Việc thờ phụng

Theo nhà sử học Herodotos thì thần Horus của người Ai Cập cổ đại chính là Apollo,[2] và Apollo là tên của Horus trong tiếng Hy Lạp cổ đại.[3] Apollo có một đền thờ rất nổi tiếng ở Delphi và một số đền thờ đáng chú ý khác ở Clarus và Branchidae. Thần được biết đến như là người dẫn đầu của các nàng thơ (muse). Những bài hát ca tụng Apollo được gọi là Paean. Sự thờ phụng thần Apollo của người La Mã được kế thừa từ người Hy Lạp. Ngay từ triều đại của Tarquinius Superbus, các vị vua đã đến Delphi để xin các sấm truyền.

Trong bộ sử "Historiai", Herodotos kể lại rằng: xưa kia vua xứ Lydia là Kroisos bại trận mất nước, bị quân Ba Tư bắt sống và trình lên vua Cyrus Đại Đế nước Ba Tư. Vua Ba Tư truyền lệnh cho lập một cái dàn thiêu lớn, trói vua Lydia lại và bỏ ông lên dàn thiêu. Nhưng rồi vua Kroisos đã thuyết phục được vua Cyrus Đại Đế.[4] Cảm động, vua Ba Tư cho người dập thật nhanh đám lửa đang bùng cháy, nhưng không thành công. Tiếp theo đó, Herodotos dẫn lời kể của người Lydia, rằng vua Lydia khi nhận thấy quân lính Ba Tư chẳng thể dập đám lửa đang sắp sửa giết ông, bèn gọi to thần Apollo và còn bái lạy thần. Lúc ấy, bầu trời trong xanh và không hề có gió, nhưng bỗng nhiên, mây đen kéo đến, một cơn mưa dữ dội đột ngột xảy ra, và dĩ nhiên là dàn thiêu hoàn toàn bị dập tắt. Vua Cyrus Đại Đế thả tự do cho vua Kroisos, ông còn khen vua Kroisos là người tốt và được trời thương.[5]Bacchylides cũng kể rằng thần thánh đã cứu sống vua Lydia khi ông bị lâm nguy, nhưng theo học giả Josef Wiesehöfer thì có tư liệu khác kể ông đã bị vua Ba Tư giết sau khi quân Ba Tư chiếm được kinh đô Sardis, và ghi nhận của các tác giả Hy Lạp cổ đại về cách đối đãi của vua Ba Tư với vua Lydia có lẽ là hoàn toàn không đáng tin cậy. [6]

Vào năm 430 TCN, một ngôi đền đã được xây dựng để thờ phụng Apollo khi xảy ra một trận dịch hạch. Suốt thời kỳ Chiến tranh Punic lần thứ II trong năm 212 TCN, nhằm tỏ lòng tôn kính với thần, Ludi Apollinares (một đại hội thể thao) đã được xây dựng. Dưới thời Augustus, người luôn xem mình có được sự bảo trợ đặc biệt từ Apollo, thậm chí tự nhận mình là con của thần, thì sự sùng bái Apollo lại càng tăng và thần trở thành một trong những vị thần chính của La Mã. Sau cuộc chiến tại Actium, Augustus càng bành trướng lãnh thổ của mình đã cúng tế rất nhiều chiến lợi phẩm cho thần và cứ mỗi 5 năm lại tổ chức những đại hội thể thao để tỏ lòng kính trọng, ngưỡng vọng đối với Apollo. Ông cũng cho xây dựng một đền thờ thần khác trên đồi Palatine và chuyển các đại hội thể thao, mà dựa vào chúng Horace đã sáng tác Carmen Saeculare, về đó với mục đích sùng kính với Apollo và Diana.

Những lễ hội chính nhằm thờ phụng Apollo là Carneia, Daphnephoria, Delia, Hyacinthia, Pyanepsia, Pythia và Thargelia. Đại hội Ludi Apollinares là một đại hội thể thao được tổ chức trọng thể nhằm tôn vinh thần.

Sự sùng bái đối với Apollo đã quay trở lại cùng với sự phát triển của những người theo trào lưu đánh thức đức tin đối với Chủ nghĩa đa thần Hy Lạp phong trào đa thần hiện đại. Một ví dụ của việc đánh thức lại đức tin này là nhóm Kyklos Apollon. Cũng tương tự, cùng với nữ thần Athena, Apollo (dưới tên gọi là Phevos) sau nhiều tranh luận đã được chọn là người ban phước cho Thế vận hội mùa hè 2004 ở Athena.

Thần thoại về Apollo

Ra đời

Khi Hera phát hiện ra rằng Leto đang mang thai với Zeus, chồng mình, bà bèn cấm Leto sinh con trên mặt đất (terra-firma), trên lục địa hay bất cứ một hòn đảo nào trên biển. Trong khi lang thang khắp nơi, Leto tìm được một hòn đảo mới nổi lên trên mặt biển gọi là đảo Delos thỏa mãn tất cả các yêu cầu khắc nghiệt của Hera và sinh con trên đó. Cả hòn đảo được rất nhiều thiên nga vây quanh. Sau đó, Zeus tìm cách bảo vệ Leto; ông đưa bà xuống đáy đại dương. Hòn đảo Delos sau này là nơi thiêng liêng bất khả xâm phạm dành cho Apollo. Trong một dị bản khác của câu chuyện, Hera đã bắt cóc Ilithyia, nữ thần của việc sinh sản, để không cho Leto sinh con. Các thần khác đã lừa Hera để bà thả cho Ilithyia đi bằng cách đưa cho bà một sợi dây đeo cổ dài 9 yard bằng hổ phách. Theo truyền thuyết, Artemis là người ra đời trước và sau giúp đỡ mẹ sinh ra Apollo. Một bản khác thì nói rằng Artemis đã chào đời trước Apollo một ngày trên đảo Ortygia và rồi bà giúp mẹ mình vượt biển đến đảo Delos sinh ra Apollo một ngày sau đó. Apollo được sinh ra vào ngày 7 (ἡβδομαγενης) của tháng Thargelion theo tín ngưỡng của đảo Delos hay là tháng Bysios theo tín ngưỡng của thành phố Delphi. Ngày 7 và ngày 20 là những ngày của trăng non và trăng tròn sau đó đã là những ngày mà người ta tiến hành thờ cúng thần.

 Thời niên thiếu

Khi còn trẻ, Apollo đã giết chết con quái long Python sống tại Delphi bên cạnh suối Castalian vì Python đã cố hãm hiếp Leto khi bà mang thai Apollo và Artemis. Apollo đã giết Python và chịu sự trừng phạt vì Python là con của Gaia.

 Apollo và Admetus

Khi Zeus đánh con trai của Apollo là Asclepius bằng một tia sét vì dám làm người chết sống lại (và vì thế đã cướp mất người của Hades), Apollo đã trả thù bằng cách giết chết một Cyclops, người đã trao cho Zeus tia sét. Apollo lẽ ra đã bị đày xuống Tartarus vĩnh viễn nhưng thay vào đó chỉ bị tuyên án một năm lao động khổ sai nhờ mẹ là Leto xin hộ.

Suốt thời gian này, thần làm công việc của một người chăn cừu cho Vua Admetus của Pherae ở Thessalia. Admetus đã đối xử với Apollo rất tốt nên bù lại thần cũng mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho Admetus.

Apollo đã giúp Admetus cưới được Alcestis, con gái của Vua Pelias rồi sau đó lại thuyết phục Định Mệnh cho Admetus sống nếu như có người chịu thế mạng cho ông khi ông chết. Tuy nhiên, đến khi Admetus phải chết thì cha mẹ ông là những người mà ông nghĩ rằng sẽ sẵn sàng hết thay cho ông đã từ chối. Thay vào đó, Alcestis đã xin thế mạng. Nhưng cuôi cùng, Heracles đã tìm cách "thuyết phục" Thanatos, thần chết, cho nàng trở lại dương thế.

Cupid và Psyche

Cupid và Psyche (tiếng Việt: Thần Tình yêu và Tâm hồn; tiếng Latin: Amor e Psyche; tiếng Anh: The Tale of Cupid and Psyche hoặc The Tale of Amor and PsycheThe Tale of Eros and Psyche) là một câu chuyện có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp nhưng trở thành nổi tiếng qua tác phẩm Con lừa vàng (tiếng Latin: Asinus aureus) của nhà văn La Mã Lucius Apuleius Platonicus (125-180). Câu chuyện về Cupid (hay Amor, thần Tình yêu) và Psyche (Tâm hồn) được biên soạn thành nhiều phiên bản của nhiều ngôn ngữ và quốc gia. Câu chuyện này cũng đã được biên soạn ra tiếng Việt, từng in thành sách trong các cuốn giai thoại nổi tiếng.

Câu chuyện

Ngày xưa ở xứ sở nọ có một ông vua và hoàng hậu sống với nhau rất hạnh phúc. Họ có ba cô con gái xinh đẹp mà cô út – tên là Psyche (nghĩa là "Tâm hồn") – có sắc đẹp vượt hơn cả sắc đẹp của nữ thần Venus (Vệ Nữ). Điều này đã làm cho thần Vệ Nữ rất bực tức và quyết định sẽ trừng phạt cô gái người trần mắt thịt kia. Thần Vệ Nữ cho gọi con trai của mình – thần tình yêu Cupid – và bảo: "Con hãy làm sao cho Psyche yêu một kẻ hèn mạt nhất và suốt đời bất hạnh với hắn ta".

Thần Cupid bay đi thực hiện điều mẹ chàng ra lệnh nhưng tất cả lại xảy ra không như mong muốn của thần Vệ Nữ. Nhìn thấy Psyche, Cupid vô cùng kinh ngạc bởi vẻ đẹp của nàng cũng như dáng vẻ của một công chúa mà không còn nghi ngờ gì nữa, tình yêu đối với nàng đã bao trùm lấy con tim của vị thần tình ái. Thần quyết định rằng người đẹp phải trở thành vợ mình và thần đã làm cho tất cả các chàng trai khác phải rời bỏ nàng. Còn nhà vua và hoàng hậu cứ băn khoăn một điều: hai cô chị đều đã đi lấy chồng thế mà Psyche dù có đẹp xinh như hương trời sắc nước vẫn sống với cha mẹ mà không thấy một chàng trai nào giạm hỏi.

Nhà vua đem chuyện này thưa với một nhà tiên tri, còn nhà tiên tri này (theo lời của thần Cupid) nói rằng công chúa có một số phận không bình thường. Nhà tiên tri nói rằng vua về mặc áo cưới cô dâu cho công chúa rồi dẫn nàng lên đồi cao chờ một chàng rể mà công chúa chưa biết mặt. Cả vua và hoàng hậu đều tỏ ra lo lắng và buồn phiền nhưng không dám trái ý thần thánh nên họ đã làm theo lời của nhà tiên tri.

Nàng công chúa tội nghiệp trong bộ áo cưới cô dâu một mình trên đỉnh đồi với một nỗi sợ hãi không biết điều gì sẽ xảy ra với mình. Bỗng nhiên một cơn gió nhẹ bao trùm lấy Psyche, mang nàng từ trên đỉnh đồi trơ trọi xuống giữa thung lũng xanh và đặt nàng lên thảm cỏ. Ở gần đó có một cánh rừng, trong rừng cây có một cung điện bằng đá cẩm thạch. Nhận thấy rằng không có gì nguy hiểm xảy ra với mình, công chúa đã đến gần để xem cung điện. Cửa chính tự mở ra trước mặt công chúa và nàng rụt rè bước vào trong cung điện.

Chưa bao giờ công chúa được nhìn thấy toà lâu đài nguy nga tráng lệ như thế. Những bức tường được dát vàng và bạc, trần nhà được làm bằng ngà voi, còn sàn nhà, nơi nàng giẫm chân lên, được ghép bằng đá quí. Một giọng nói từ đâu đó vang lên: "Xin chào công chúa xinh đẹp! Nàng hãy là người chủ của cung điện này". Suốt cả ngày Psyche đi dạo trong cung điện nhưng không thể nào đi hết được tất cả các phòng. Những người đầy tớ vô hình đã hộ tống công chúa và thực hiện những điều nàng mong muốn.

Buổi chiều, khi đã mệt, Psyche lên giường nằm ngủ thiếp đi và thần Tình yêu Cupid cũng nằm xuống bên nàng. Psyche không nhìn thấy mà chỉ cảm thấy có người chồng chưa biết mặt, tuy vậy nàng đã yêu chàng tha thiết. Buổi sáng, trước khi bình minh xuất hiện thần tình yêu đã ra đi và lại trở về trong đêm tối. Nàng Psyche vô cùng hạnh phúc sống trong lâu đài tráng lệ với người chồng của mình, cho dù người đó nàng chưa biết mặt. Chỉ một điều làm cho nàng lo lắng: nàng biết rằng cha mẹ và các chị của nàng đang đau khổ vì nghĩ rằng nàng đã chết. Một lần, trong đêm, Psyche nói với thần Tình yêu: "Chồng yêu dấu của em! Em không thể nào yên tâm và sống hạnh phúc bên anh khi mà cha mẹ em đang sống trong đau khổ vì em. Cho phép em được báo tin cho cha mẹ rằng em còn sống và mạnh khoẻ". Nhưng thần Cupid trả lời: "Tốt nhất em đừng làm điều này kẻo lại rước về tai hoạ

Psyche không dám đòi hỏi nhưng từ hôm đó nàng trở nên trầm tư, buồn bã cho dù chồng có âu yếm hết lời. Còn thần Tình yêu không chịu nổi cảnh khi nhìn thấy vợ mình buồn bã, chàng nói: "Ta sẽ thực hiện điều mong muốn của em. Em sẽ gặp lại các cô chị của em nhưng hãy coi chừng họ có thể khuyên em làm điều dại dột". Chàng sai Zephyrus (thần gió phía Tây) đi đón các chị gái của Psyche và họ được đưa đến cung điện. Nhìn thấy cô em gái còn sống và khoẻ mạnh họ vô cùng mừng rỡ. Nhưng khi Psyche kể cho họ nghe rằng nàng vô cùng hạnh phúc và dẫn họ đi quanh cung điện, chỉ cho họ thấy sự giàu có của mình thì trong lòng các cô chị trỗi dậy điều ghen tỵ. Khi các cô chị hỏi về người chồng thì nàng Psyche đã hồn nhiên trả lời rằng chồng của nàng tốt bụng, luôn dịu dàng và có lẽ còn rất trẻ nhưng nàng không khẳng định được điều này vì chồng chỉ đến với nàng trong đêm tối. Nghe xong những điều này thì các cô chị lại càng ghen hơn nữa bởi trong số họ một người có ông chồng già và đầu hói trọc như quả bí ngô còn người kia có chồng bị bệnh thấp khớp co quắp lại, suốt ngày bôi thứ thuốc mỡ hôi hám.

Trở về nhà các cô chị thậm chí không nói cho cha mẹ biết rằng Psyche còn sống khoẻ mạnh mà lại đi nghĩ ra mưu kế hòng chiếm đoạt hạnh phúc của cô em… Sau một thời gian Psyche lại muốn được gặp các cô chị và cũng như lần trước, họ lại được Zephyrus mang đến cung điện. Vừa nhìn thấy Psyche các cô chị với vẻ mặt đau khổ đã kêu lên: "Thật là tai hoạ cho em. Chồng em là một con rắn ác độc và kinh tởm. Những người dân ở đây đã nhiều lần nhìn thấy nó bò qua sông rồi vào trong cung điện. Em hãy coi chừng! Một ngày nào đó nó sẽ cắn em và em sẽ chết một cái chết khủng khiếp". Rồi cả hai người cùng khóc nức nở. Khi đó nàng Psyche hoảng sợ hỏi hai cô chị: "Thế em phải làm gì bây giờ?" Hai cô chị nói: "Em hãy giấu vào dưới chăn một con dao sắc và đêm đến, khi nó vào giường em hãy giết nó đi". Thế rồi hai cô chị nham hiểm trở về nhà, bỏ lại cô em trong sợ hãi và đau khổ.

Sau khi hoàn hồn lại Psyche tỏ ra nghi ngờ những lời các cô chị và nàng quyết định trước khi giết chồng phải nhìn rõ mặt để xem có đúng chồng mình là con rắn ác độc và kinh tởm như lời các cô chị hay không. Nàng giấu một ngọn đèn ở dưới gối.

Đến đêm, như thường lệ, thần Cupid đến với Psyche. Khi chàng ngủ thiếp đi, Psyche lặng lẽ châm đèn và lặng đi vì sợ hãi nhìn lên người chồng của mình. Nhưng nàng đã vô cùng sung sướng khi thay vì con rắn ác độc và kinh tởm nàng nhìn thấy thiên thần đôi cánh bạc. Cánh tay của Psyche run run, ngọn đèn nghiêng xuống và một giọt dầu nóng rơi xuống vai người chồng đang ngủ. Ngay lập tức thần Tình yêu tỉnh dậy. Nhìn thấy Psyche với cây đèn trong tay, chàng kêu lên trong giận dữ và đau đớn: "Em đã nghe theo lời xui của các cô chị, đã giết chết hạnh phúc của chúng mình. Ta có thể trừng phạt em một cách nghiệt ngã nhưng ta chỉ trừng phạt em bằng sự xa cách với ta". Nói xong Cupid vỗ cánh bay đi.

Nàng Psyche còn lại một mình suốt ngày chỉ biết khóc và thầm nguyền rủa sự nông nỗi, cả tin của mình. Sau đó nàng từ giã cung điện nguy nga kia để lên đường đi tìm kiếm người chồng yêu dấu. Còn thần Tình yêu thì đã bay về cung điện của thần Venus. Bờ vai bị bỏng càng đau thêm khiến chàng kêu lên đau đớn. Thần Vệ nữ giận đứa con của mình vì không hỏi ý mẹ đã cưới cho mình cô gái mà nữ thần mong cho điều ác nhưng nữ thần tức giận Psyche còn nhiều hơn nữa. Venus cấm các thiên thần và người trần giúp đỡ cô gái bất hạnh kia, cấm không được ai che chở hoặc an ủi Psyche. Còn nàng Psyche sau một thời gian dài phiêu bạt kỳ hồ, từ chối biết bao người, cuối cùng cũng đến được cung điện của nữ thần Venus.

Venus đón Psyche bằng những lời chửi rủa và nhạo báng. Cho rằng Psyche chỉ đáng làm một người hầu. Nữ thần đã sai lấy hạt kê, đại mạch, hạt anh túc và đậu ván trộn lẫn vào nhau trong một thúng to rồi sai Psyche phải nhặt chúng ra từng loại. Psyche chỉ biết ngồi khóc vì công việc không biết đến bao giờ mới xong nhưng có một chú kiến đã tỏ lòng thương. Kiến về gọi cả đàn ra và chỉ trong giây lát đã làm xong việc mà nữ thần giao.

Khi đó Venus ra lệnh cho Psyche đi vào rừng, nơi có bầy cừu lông vàng đang gặm cỏ để lấy lông của chúng mang về. Nhưng bầy cừu rất dữ và hay đánh nhau, không cho ai đến gần mình. Psyche chỉ biết đứng bên bờ suối, không dám đến gần bầy cừu đang gặm cỏ. Bỗng có tiếng xào xạc rồi một cây sậy bên bờ suối lên tiếng: "Con hãy đợi đến giữa trưa, khi đó bầy cừu sẽ ngủ thì con đi vào rừng và sẽ thấy có rất nhiều lông bị mắc lại trên những bụi cây". Psyche làm theo lời khuyên của cây sậy và đã mang về cho thần Vệ Nữ một bó lông cừu vàng.

Nhưng thần Vệ Nữ vẫn chưa hài lòng và ra lệnh cho Psyche phải lấy một bình nước nguồn từ con suối trên đỉnh vách đá cao dựng đứng. Khi Tâm hồn ôm chiếc bình pha lê đứng dưới chân vách đá nhìn lên tuyệt vọng thì có một con đại bàng bay ngang qua. Đại bàng chộp lấy bình pha lê rồi bay lên đỉnh vách đá múc đầy bình nước nguồn xuống trao cho Tâm hồn.

Thần Vệ Nữ tức giận, nghĩ ra một việc mới, bắt Psyche đi xuống âm phủ, vào vương quốc của thần Hades hỏi xin một cái hòm, không được mở ra rồi mang về cho thần Vệ Nữ.

Nàng công chúa bất hạnh nghĩ rằng thà chết còn hơn là đi làm việc này. Nàng leo lên một cái tháp cao để nhảy xuống tự tử. Vẻ đau đớn của nàng đã làm cho những viên đá trên tháp tỏ lòng thương xót. Những viên đá này lên tiếng an ủi Psyche và chỉ cho nàng con đường đi xuống âm phủ, bảo nàng hãy cho Charon, người lái đò qua con sông ngăn cách cõi dương thế và âm phủ, hai đồng tiền và ném cho con chó canh cổng Cerberus hai miếng bánh mì.

Thần chết trao cho Psyche một chiếc hòm. Nàng nhớ rằng thần Venus đã dặn nàng không được mở ra nhưng nàng đã không kiềm chế được sự tò mò. Vừa bước chân lên cõi trần gian nàng liền mở nắp đậy chiếc hòm. Trong chiếc hòm này là một giấc ngủ giống như cái chết. Một làn khói đen bao trùm lấy Psyche, nàng ngã xuống đất và ngủ thiếp đi.

Lúc này vết bỏng trên vai Cupid cũng đã lên da, cả cơn đau và cơn giận Psyche cũng đã đi qua. Chàng bay đi tìm vợ và tìm thấy nàng đang ngủ say. Chàng đánh thức nàng bằng một nụ hôn nồng thắm. Psyche kể cho chồng nghe về những chuyện mà Venus đã làm đối với nàng. Chàng hứa với vợ rằng từ nay sẽ không bao giờ xảy ra điều đó nữa. Chàng bay đến thần Jupiter nhờ hoà giải mẹ và vợ mình.

Jupiter cho gọi thần Venus: "Con gái của ta! Con chớ buồn phiền rằng con trai của con đã chọn cho mình người vợ không phải là thần tiên mà người trần mắt thịt. Ta sẽ ban cho nàng sự bất tử và nàng sẽ trở thành tiên". Nói rồi Jupiter rót đầy một cốc nước tiên đưa cho Psyche uống. Từ đó nàng Psyche trở thành tiên như người chồng của mình. Các vị thần ngợi ca sắc đẹp và phẩm hạnh của nàng. Nữ thần sắc đẹp Venus cũng đành hoà giải và nhận Psyche là con dâu của mình.

Sau này vợ chồng Cupid và Psyche sinh một đứa con gái có tên là Voluptas (Hạnh phúc).

Athena (thần thoại)

Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Athena (tiếng Hy Lạp: Ἀθηνᾶ, hay Ἀθήνη Athénē) là vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ và đồng thời cũng là vị thần chiến tranh chính nghĩa. Athena là vị thần bảo hộ của thủ đô Athena của Hy Lạp. Nguyên hình của vị nữ thần này xuất phát từ hình dạng của loài chim với dấu hiệu chính là con cú. Tương đương trong thần thoại La Mã là Minerva.

Ra đời

Theo Thần phả (Θεογονία Theogonia) của Hesiod, khi Zeus kết hôn với Methis, người con gái thông thái của Okeanos. Khi nàng mang thai, Zeus đã được cảnh báo từ các nữ thần Vận Mệnh rằng đứa con sinh ra từ Methis sau này sẽ lật đổ ông cũng giống như ông đã từng đoạt ngai vàng của cha mình (Cronus) trước kia.

Zeus sợ hãi Athena là do một lời sấm truyền đối với Metis. Lời sấm đó nói rằng: "Nếu Metis sinh ra con trai thì đứa con trai này sẽ lật đổ quyền lực của người cha, như Zeus đã từng làm đối với Cronus trước đây. Còn nếu Metis sinh ra con gái thì người con gái này sẽ có sức mạnh về trí tuệ và cơ thể ngang với người cha".

Khi Methis biết Zeus (lúc này Zeus chưa hề biết đến lời sấm đối với Methis) có ý đồ với mình thì Metis đã tránh được trong một thời gian rất lâu bằng cách biến hóa ra nhiều hình dáng và con vật khác nhau. Nhưng rồi cuối cùng vẫn bị Zeus tìm ra. Sau khi Methis có thai thì Methis liền nói lời sấm truyền đó cho Zeus nghe. Zeus vô cùng sợ hãi và chờ chực bên cạnh Methis cho đến ngày sinh. Methis sinh ra được một cặp nam nữ sinh đôi làm Zeus càng hoảng loạn, và bắt chước người cha Cronus của mình khi xưa, Zeus liền nuốt chửng hai người con vào bụng và yên tâm về đỉnh Olympus. Nhưng sau đó Hera nhờ Hephaestus chẻ trán của Zeus ra bằng cái rìu của mình và Athena từ đó đã vọt ra với đầy đủ vũ khí, y phục do Methis chuẩn bị đầy đủ cho nàng trước khi sinh (trong đầu của Zeus). Cũng có truyện kể rằng khi Zeus biết lời sấm truyền đó, ông đã nuốt Methis khi nàng mang thai và yên tâm về đỉnh Olympus, dù trong bụng thần Zeus nhưng Metis vẫn chuẩn bị cho đứa con sắp sinh của mình bộ áo giáp và vũ khí. Đến ngày Metis sinh, Zeus bỗng thấy đau đùi liền nhờ thần Hephaestus chẻ đôi đùi mình và Athena từ trong đùi thần Zeus, phóng ra ngoài với đầy đủ vũ khí.

Sự trừng phạt với Arachne

Arachne (A-rắc-nê),một người con gái trần gian thêu thùa, dệt lụa rất đẹp. Có người nói nàng học từ nữ thần Athena. Cô ta phạm thượng trả lời: "Tôi tự có năng khiếu bẩm sinh chứ ai cần cô ta dạy bảo!" Nữ thần Athena rất tức giận, biến thành một cụ già đến khuyên bảo nhưng cô ta không nghe, Athena bèn thi tài với cô ta. Athena thêu dệt lại hình ảnh 12 vị thần trên đỉnh Olympus còn cô ta thì thêu hình ảnh thần Zues đang ngoại tình với các cô gái. Athena vô cùng tức giận. "Ngươi thật phạm thượng!", nữ thần nói, rồi biến cô ta thành con nhện. Con cháu của cô ta cũng là giống nhện, mãi mãi thêu thùa những chiếc mạng nhện mà ta thấy ngày nay.

[sửa] Athena trong cuộc chiến thành Troia

Athena đã hỗ trợ cho các anh hùng Perseus, Jason, Cadmus, Odysseus và Heracles trong những chuyến hành trình của họ. Đặc biệt trong cuộc chiến thành Troia, lúc quân Hy Lạp gần như vô vọng trong việc phá thành thì Athena đã giúp họ tạo ra con ngựa gỗ khổng lồ, kết quả là Troia lọt vào tay quân Hy Lạp ngay sau đó.

[sửa] Nữ thần bảo hộ Athen

Cả Athena và Poseidon đều muốn trở thành thần bảo hộ cho miền Atikes. Để xứng đáng với sự tôn kính của mình, Athena đã tạo ra một cây ôliu làm tươi tốt khắp các thành luỹ Atikes và cả vùng đất Acropolos. Poseidon cố gắng vượt qua Athena bằng cách dùng cây đinh ba của mình đâm xuyên qua mặt đất làm phun lên những cột nước khổng lồ, tuy nhiên vì ông ấy là vị thần của biển cả nên trong nước chỉ có... muối (có truyện thì nói là Poseidon tặng cư dân những con ngựa chiến vô cùng dũng mãnh). Món quà của Athena với người dân Atikes xem ra hữu ích hơn, vì vậy Athena đã trở thành vị thần bảo hộ cho vùng đất này. Thành cũng được đổi tên thành Athena (tức Athen ngày nay).

[sửa] Athena và Medusa

Perseus cũng đã được Athena hỗ trợ trong cuộc truy sát Medusa vì nàng có hận thù với Medusa và nàng đã cho Perseus muượn giày bay của thần Hermers,túi của thần Hera dùng để đựng đầu Medusa, và khiên trong suốt của thần Athena và áo giáp tàng hình của thần Ares.Khi chặt được đầu Medusa, Peuseus đã cho Athena chiếc đầu Medusa để trang trí khiên của mình.

Athena là một nữ thần rất mực thông minh, xinh đẹp, một nữ thần vừa hiếu chiến vừa chủ hoà, vì chỉ có sau khi chiến thắng thì mới có hoà bình. Thần khuyến khích tinh thần chiến đấu của các dũng sĩ, cho họ sức mạnh, sự quyết tâm, lòng kiên định và lời khuyên lúc nguy nan. Athena cũng dạy cho dân chúng các kiến thức khoa học, dạy họ nghệ thuật và các nghề thủ công. Vì thế Athena được nhiều người yêu mến và kính trọng. Cô chỉ có vài điểm yếu vì cô hơi kiêu, hơi chủ quan nhưng biết nắm lấy cơ hội...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #nam#nka4