THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP - Biển Thước
Biển Thước (401-310 TrCN)
Ông tên thật là Tần Việt Nhân, do tài trị bệnh sánh nhưư nhân vật huyền thoại Biển Thước thời Huỳnh Ðế, nên nhân dân đã đặt thành biệt danh cho ông. Biển Thước ngưười làng Châu Mạc huyện Bột Hải, nước Tề thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trước khi trở thành lương y, Biển Thước giữ vai trò quản lý nhà trọ, gặp được y sư Trường Tang Quân thường đến thuê chỗ nghĩ, ông bái Quân làm thầy, do có lòng cầu học và thông minh nên Biển Thước được Quân truyền dạy hết các môn bác học nghề bốc thuốc xem mạch, nhất là môn chẩn đoán "vọng, văn, vấn, thiết" (nghe, xem, hỏi và bắt mạch).
Truyền thuyết kể rằng, có một hôm Biển Thước sang nước Quắc, thấy dân chúng lo lễ chịu tang thái tử vừa chết vì một căn bệnh mới nửa buổi, hỏi căn nguyên ông suy đoán thái tử nước Quắc có thể mắc chứng "thi nghịch", chưa chết hẳn. Biển Thước xin nhà vua cho trị bệnh xác chết, nhà vua bằng lòng vì xác chưa liệm. Ông chỉ dùng một mũi kim chính vào huyệt bách hội trên đầu của thái tử, khoảng nửa khắc thì thái tử tỉnh lại như người mới ngủ mê thức giấc, sau đó ông kê toa hốt thuốc cho thái tử uống, ba ngày sau thái tử khỏe hẳn.
Nên danh tiếng của Biển Thước vang dội khắp nước, hễ ông bắt mạch hay xem sắc diện mà nói chữa được thì ngưười đó uống thuốc sẽ khỏi bệnh, còn nếu nói chờ chết thì ông cho toa thuốc nữa. Sau này Biển Thước bị một số thầy lang nước Tề mưu sát mà chết. Tuy ông không để lại một tập sách nào, nhưng tiếng tăm của Biển Thước vẫn lưu truyền đến đời nay.
(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro