Thái Công Khương Tử Nha
Thái Công Khương Tử Nha
--------------------------------------------------------------------------------
Dùng mồi bắt cá thì cá sẽ bị giết
Lấy lộc giữ người thì người sẽ tận tâm
Dùng nhà lấy nước thì nước sẽ bị chiếm
Dùng nước lấy người thì thiên hạ sẽ theo .
Khương Thượng tự Tử Nha, người xứ Đông Hải, đời nhà Châu . Khi già ở ẩn, ngồi câu cá bến sông Vị .
Một hôm Văn-Vương đi săn gặp ông, trong lúc hàn huyên, ông nói : " Thần là Thái Công chờ vua đã lâu rồi " Nên tục gọi ông là Thái Công vọng .
Văn-Vương bèn mời ông trở về, phong làm Quốc Sư là một trong bốn người bạn thân của vua .
Võ Vương lên ngôi, tôn ông làm sư Thượng phụ . Ông giúp Võ Vương diệt Trụ ( nhà Ân ) gồm thâu thiên hạ về một mối, được phong làm vua đất Tề . Tương truyền ông để lại bộ Lục Thao, gồm 6 quyển : Văn thao, Võ thao, Hổ thao, Báo thao và Khuyển thao .
VĂN SƯ
Văn Vương sắp đi săn,
Sử Biên gieo quẻ bói rằng : " Đại vương đi săn ở đất Vị Dương thì sẽ được việc lớn . Không phải được rồng, lân, cọp, gấu, mà là điềm được bậc công hầu Trời cho xuống giúp Đại vương lập sự nghiệp, hưng thịnh như thời Tam Vương vậy".
Văn Vương nói " Điềm nầy tốt đến thế ư ?"
Sử Biên tâu : Xưa Thái tổ của thần là Sử Trù chime quẻ cho vua Vũ gặp Cao Dao cũng được điềm nầy .
Văn Vương bèn trai giới ba hôm rồi xa giá đến miền Vị Dương, chợt thấy Thái Công đang ngồi dưới túp lều tranh câu cá .
Văn Vương đến ủy lạo và hỏi " Người thích câu cá lắm ư ?"
Thái Công đáp : " Thần nghe nói quân tử thích thỏa chí của mình, tiền nhân thích được việc của mình . Nay thần ngồi câu đây cũng giống như vậy, chứ không hẳn là vui thích".
Văn Vương hỏi : " Sao gọi là giống như thế ?"
Thái Công đáp : " Câu cá có ba điều cân nhắc :
- Tùy quyền mà ban bổng lộc
- Tùy quyền mà khiến người chết
- Tùy quyền mà định tước quan
Câu cá để đạt được sở nguyện của mình thì tình ý cao thâm có thể xem xét việc lớn ".
Văn Vương nói : " Xin cho nghe về cái tình ấy ".
Thái Công đáp : " Nguồn sâu nên nước chảy, nước chảy là cái tình sinh ra cá . Rễ sâu nên cây lớn, cây lớn là cái tình sinh ra quả . Quân tử cùng ý hướng nên thân hợp, thân hợp là cái tình sinh ra việc .
Ngôn ngữ ứng đối là cái vẻ bên ngoài của tình, còn câu nói chí tình là lẽ tận cùng của việc . Nay thần nói chí tình không hề kiêng nể, đại vương có lấy làm trái ý chăng ?"
Văn Vương nói : " Chỉ có những người nhân mới chịu nghe điều can gián, không ghét lời nói chí tình . Vậy những lời nói ấy là chi ".
Thái Công đáp : " Dây bé mồi nhỏ thì cá nhỏ . Dây vừa mồi thơm thì cá hạng trung ăn . Cá ăn mồi nên phải mắc câu, người hưởng lộc nên phải theo vua .
Vậy dùng mồi bắt cá thì cá sẽ bị giết, lấy lộc giữ người thì người sẽ tận tâm . Dùng nhà lấy nước thì nước sẽ bị chiếm, dùng nước lấy thiên hạ thì thiên hạ sẽ theo về .
Ôi ! miên man, dằng dặc, cảnh họp ấy ắt phải tan rã . Tối tăm mờ mịt, ánh sáng ấy ắt phải xa vời . Huyền diệu thay !
Cái đức của thánh nhân có thể thu hút thiên hạ há chẳng đủ cho mình vui sao ? Những điều lo nghỉ của thánh nhân là tùy theo phương vị mỗi người mà thu phục họ ".
Văn Vương hỏi : "Thiên hạ không phải của một người , thiên hạ là của cả thiên hạ . Chung quyền lợi với thiên hạ thì được thiên hạ, chiếm quyền lợi của thiên hạ thì mất thiên hạ .
Trời có thời, đất có của, cùng hưởng với người là nhân .
Nhân ở đâu, thiên hạ theo về đấy .
Tha chết cho người, giải cái khó của người cứu người lúc hoạn nạn , giúp người khi khốn đốn là đức . Đức ở đâu , thiên hạ theo về đấy .
Cùng lo, cùng vui, cùng thương, cùng ghét với mọi người là nghĩa . Nghĩa ở đâu thiên hạ theo về đấy .
Con người vốn tham sống sợ chết, thích đức mà theo lợi .
Khiến người được sống được lợi là đạo . Đạo ở đâu, thiên hạ theo về đấy .
Văn Vương bái tạ và nói : "Thật là đúng thay, làm sao ta dám cải mệnh trời !".
Bèn cùng ngự xe trở về, phong Thái Công làm Quốc Sư
DOANH HƯ
Văn Vương hỏi Thái Công : Thiên hạ mênh mong sao có lúc đầy lúc vơi, khi yên khi loạn ? Vì vua hiền ngu hông giống nhau, hay vì thiên thời biến hóa tự nhiên sinh ra vậy ?
Thái Công đáp : Vua ngu thì nuớc nguy dân loạn, vua hiền thì dân trị nước yên . Nên họa phúc là ở vua, chớ không phải là thiên thời .
Văn Vương nói : Xin được nghe về bậc hiền quân thuở trước .
Thái Công đáp : Xưa vua Nghiêu trị vì thiên hạ, thời đó gọi người là bậc hiền quân .
Văn Vương hỏi : Chính trị thời đó ra sao ?
Thái công đáp : Khi vua Nghiêu trị vì thiên hạ, không trang sức vàng bạc châu báu, không mặc đồ gấm vóc xa hoa, không nhìn vật lạ kỳ, không quý đồ tốt đẹp, không nghe nhạc phóng đãng , không trang hòang cung viên, không chạm trổ kèo cột, không cắt cỏ trong vườn .
Dùng áo bông để mặc rét, dung áo vải để che thân, lấy gạo xấu làm cơm, lấy rau hoắc làm canh .
Không bày chuyện bắt dân sưu dịch để thiệt hại mùa màng dân chúng . Dốc hết tâm chí vào việc giáo hóa nhân dân .
Quan nào trung chánh, thi hành pháp luật thì nâng cao ngôi vị, liêm khiết thương dân thì cho bỗng lộc nhiều . Ai nhân từ hiếu để thì kính yêu, có công tròng trọt thì khích lệ, đạo đức hiền thục thì treo biển nêu danh nơi cổng làng
Trùng Dương
View Public Profile
Visit Trùng Dương's homepage!
Find all posts by Trùng Dương
#2 11-25-2004, 12:49 PM
Trùng Dương
Registered User
Join Date: Oct 2004
Posts: 78
Quốc Vụ
Văn Vương hỏi Thái Công : Xin cho nghe về việc lớn để trị nước
Thái Công đáp ; chỉ cần thương dân
Văn Vương hỏi : Thương dân như thế nào ?
Thái Công đáp : Làm lợi mà đừng hại, giúp nên mà đừng phá hư.
Để sống mà đừng giết, ban cho mà đừng đoạt . Để vui mà đừng gây khổ, khiếm họ mừng mà đừng làm giận .
Văn Vương nói : Xin giải thích lý do ?
Thái Công đáp : Dân không mất việc là lợi, trồng trọt không lỡ múa là nên, Giảm bớt hình phạt là sống, thu thuế nhẹ là cho, ít xây cất đền đài là vui, quan lại thanh liêm không sách nhiễu dân chúng là mừng .
Dân bị mất việc là hại, trồng trọt lỡ mùa là hư . Không tội mà phạt là giết, thu thuế nặng là đoạt . Xây nhiều đền đài khiến dân mõi mệt là khổ . Quan lại tham ô sách nhiễu dân lành là giận .
Nên người trị nước săn sóc dân như cha mẹ thương con, như anh thương em, thấy dân đói rét thì lo, thấy dân khổ nhọc thì buồn, thưởng phạt như chính mình phải chịu, thu thuế như chính mình phải đóng . Đây là đạo thương dân
ĐẠI LỄ
Văn Vương hỏi Thái Công : Lễ nghi của đạp vua tôi như thế nào?
Thái Công đáp : Trên phải soi xét, dưới phải thâm trầm, soi xét mà không xa dân, thâm trầm mà không giấu giếm . Trên phải chu toàn, dưới phải yên định . Chu toàn là trời, yênđịnh là đất . Có trời có đất thì thành đại lễ .
Văn Vương hỏi : Làm chủ như thế nào ?
Thái Công đáp : Khoan thai mà điềm tĩnh, ôn hòa nhưng thẳng thắn . Định trước mọi việc, cho mà không tranh . Khiêm nhường bình dị, lấy lòng công chính mà đối đãi sự vật .
Văn Vương hỏi : Chủ phải nghe làm sao ?
Thái Công đáp : Đừng nghe sằng mà hứa, đừng thấy trái mà chống . Hứa sẽ không giữ được, chống sẽ gặp bế tắc . Núi cao trong lên không thấy được ngọn, vực sâu nhìn xuống không lường được đáy . Cái đức của bậc thánh minh là công chính, trầm tĩnh vô cùng .
Văn Vương hỏi : Chủ phải sang suốt như thế nào ?
Thái Công đáp : Mắt qúy ở chỗ sáng, tai qúy ở chỗ rõ, long qúy ở chỗ biết . Lấy mắt của thiên hạ mà xem thì không có gì là không thấy . Lấy tai của thiên hạ mà nghe, thì không có gì là không nghe. Lấy lòng của thiên hạ mà nghỉ thì không có gì là không biết.. Họp dân lại mà làm thì sáng suốt , không có gì che lấp được..
MINH TRUYỀN
Văn Vương nằm trên giường bệnh, cho mời Thái Công Vọng và Thái Tử Phát đến gần bên mình mà nói : Than ôi trời sắp bỏ ta .
Xã tắc nhà Châu sẽ thuộc về con . Nay ta muốn Quốc Sư nói về đạo cả để minh truyền cho con cháu về sau .
Thái Công nói ; Đại vương muốn hỏi điều chi ?
Văn Vương nói : Xin được nghe về đạo của tiên thánh do đâu mà ngưng trệ, do đâu mà hưng khởi ?
Thái Công đáp : Thấy người lành mà khinh, thời cơ đến mà nghi, biết sự trái mà làm, là ba điều khiến cho đạo bị ngưng trệ .
Còn nhu mà tĩnh, cung mà kính, mạnh mà mềm, nhịn mà cứng, là bốn điều khiến cho đạo được hưng khởi .
Nếu nghĩa thắng dục thì thịnh, dục thắng nghĩa thì mất, kính thắng khinh thì tốt, khinh thắng kính thì bị diệt .
LỤC THỦ
Văn Vương hỏi Thái Công : Vua là chủ của dân, trong nước mà cũng có khi mất là vì sao ?
Thái Công đáp : Vì không thận trọng trong việc giao phó . Làm vua có 6 điều phải giữ và 3 điều qúy .
Văn Vương hỏi : Sáu điều giữ là gì ?
Thái Công đáp : Một là nhân, hai là nghĩa, ba là trung, bốn là tín, năm là dũng, sáu là mưu. Đấy là sáu điều phải giữ .
Văn Vương hỏi : Làm sao chọn người có 6 điều nầy ?
Thái Công đáp : Cho giàu mà thấy không phạm pháp, quý trọng mà thấy không kiêu căng, giao phó mà thấy không đổi lòng, sử dụng mà thấy không giấu giếm, lâm nguy mà thấy không sợ hãi, gặp việc mà thấy không túng cùng .
Giàu sang mà không phạm pháp là nhân, cao quý mà không kiêu căng là nghĩa, được giao phó mà không đổi lòng là trung, được dung mà không giấu giếm là tín, lâm nguy mà không sợ hãi là dũng, gặp việc mà không túng cùng là mưu .
Làm vua không lấy ba điều quý mà cho người, vì cho người thì vua mấy quyền uy .
Văn Vương hỏi : Xin hỏi về ba điều quý ấy ?
Thái Công đáp : Đại nông, đại công, đại thương là ba điều quý . Nhà nông chỉ biết canh tác trong làng thì lúa gạo đủ ăn . Người thợ chỉ hành nghề trong làng thì dụng cụ đủ dùng. Thương gia chỉ buôn bán trong làng thì tài vật đủ tiêu . Ba điều quý nầy đặt ở mỗi nơi thì dân không lo nghĩ, không loạn trong làng, không loạn trong họ, quan không giàu hơn vua, đô thị không to hơn nước .
Sáu điều giữ được lâu dài thì vua mạnh . Ba điều quý được vuông tròn thì nước yên .
Trùng Dương
View Public Profile
Visit Trùng Dương's homepage!
Find all posts by Trùng Dương
#3 11-25-2004, 12:50 PM
Trùng Dương
Registered User
Join Date: Oct 2004
Posts: 78
THỦ THỔ
Văn Vương hỏi Thái Công : Việc giữ đất đai như thế nào ?
Thái Công đáp : Không xa người thân, không khinh người lành, an ủi kẻ giúp việc cho mình, chế ngự lân bang ở bốn mặt ,
Không mượn người nhiếp chính, mượn người nhiếp chính sẽ mất quyền hành . Không Không đào hang mã đấp gò. Không bỏ gốc mà chừa ngọn .
Mặt trời đứng bống thì phải nắng, cầm đao phải cắt, cầm rìu phải chặt. Đứng bóng mà không nắng là trái thời. Cầm đao mà không cắt thì bỏ lỡ dịp bén. Cầm rìu mà không chặt thì giặc sẽ đến nơi .
Nước chảy không ngưng sẽ nên song ngòi. Lửa đóm không chữa sẽ bốc lên cao. Hai nhánh không phạt thì sau phải dùng đến búa to.
Nên làm vua phải biết lo việc giàu thịnh. Không giàu thì không có gì để làm việc nhân. Không thi ân thì không lấy gì để kết hợp tình thân thiện. Xa người thân thì hại. Mất dân lành thì hư .
Không mượn nhân tài vũ khí của người. Mượn nhân tài vũ khí của người thì sẽ bị hại, mà không giữ tròn quyền cai trị của mình .
Văn Vương hỏi : Thế nào là nhân nghĩa ?
Thái Công đáp : Kính mến dân lành, kết hợp người than. Kính mến dân lành thì hòa thuận, kết hợp người than thì vui vẽ. Đấy là đầu mối của nhân nghĩa .
Đừng để người khác cướp uy vua. Nương sự sáng suốt, thuận với lẽ thường. Người theo thì lấy đức mà dung, kẻ nghịch thì lấy thế mà diệt .
Kính mà không nghi thì thiên hạ mới hòa phục .
Thủ Quốc
Văn Vương hỏi Thái Công : Việc giữ nước như thế nào ?
Thái Công đáp : Xin đại Vương trai giới rồi thần sẽ nói về lẽ bất dịch của trời đất, sự sinh biến của bốn mùa, đạo của bậc nhân thánh và cơ tình của dân gian .
Vua bèn trai giới bảy ngày, hướng về phương Bắc lạy hai lạy rồi hỏi :
Thái Công nói : Trời sinh ra bốn mùa, đất sinh ra vạn vật, trong thiên hạ có dân, bật nhân thánh phải chăm nom dẫn dắt .
Nên xuân là mùa sinh nở, vạn vật tốt tươi . Hạ là mùa tăng trưởng, vạn vật lớn mạnh . Thu là mùa ngưng tụ vạn vật đầy đủ . Đông là mùa ẩn tang, vạn vật yên tỉnh .
Đầy đủ thì ẩn tàng , ẩn tàng rồi phát ra không biết đâu là đầu, không biết đâu là đuôi. Thánh nhân so sánh để tìm ra lẽ bất dịch của trời đất .
Nên thiên hạ yên thì bật thánh nhân ẩn dật, thiên hạ loạn thì bậc nhân thánh thịnh hưng. Đó là lẽ tự nhiên sinh ra như vậy.
Thánh nhân sống giữa trời đất là một điều rất quý nhờ noi theo đạo xử thế của họ mà dân yên. Dân nổi dậy là cơ, cơ nổi dậy thì sinh ra việc tranh hơn kém.
Nên phải dùng âm mà phát, dung dương mà hội. Khởi xướng trước trong thiên hạ rồi mới làm, làm khác với lẽ thường để hòa hợp. Không tiến mà tranh, không lui mà nhường. Giữ được như thế thì nước nhà có thể vinh quang như trời đất .
Trùng Dương
View Public Profile
Visit Trùng Dương's homepage!
Find all posts by Trùng Dương
#4 11-25-2004, 12:51 PM
Trùng Dương
Registered User
Join Date: Oct 2004
Posts: 78
THƯỢNG HIỀN
Văn Vương hỏi Thái Công : Làm vua phải nâng cái gì ? hạ cái gì? ? lấy cái gì ? bỏ cái gì ? cấm cái gì ? ngăn cái gì ?
Thái Công đáp : Làm vua phải nâng người hiền hạ kẻ dữ, lấy sự thành tín, bỏ điềi gian xảo, cấm chuyện bạo tàn, ngăn việc xa hoa. Nên làm vua có 6 điều hư và bảy điều hại .
Văn Vương hỏi : Xin gnhe về lẽ ấy
Thái Công đáp : Sáu điều hư là :
1/ Bề tôi cất lâu đài thủy tạ to lớn, dân hát vui chơi, phương hại đến đức độ vua.
2/ Dân không trồng trọt, vui thú chơi bời, phạm điều luật cấm, không nghe quan dạy, phương hại đến phong hóa của vua.
3/ Bề tôi cấu bè kết đảng, che lấp người hiền trí, ngăn trở sự sáng suốt của chúa, phương hại đến quyền hành của vua.
4/ Kẻ sĩ hàm hồ chống đối, nhờ tiết tháo thanh cao mà có uy thế, ngoài chỉ kết giao với chư hầu, không tôn trọng chúa, phương hại đến uy danh của vua.
5/ Bề tôi khinh rẽ trước ngôi, làm điều nhục nhã gây sự khó khăn cho thượng cấp, phương hại đến công lao của bậc công thần.
6/ Những tông phái mạnh chiếm đoạt quyền hành, làm người nghèo yếu, phương hại đến nghề nghiệp của dân.
Bảy điểu hại là :
1/ Những kẻ không trí lược quyền mưu mà được trọng thưởng tước cao nên hung hổ khinh chiến, cậy vào sự rủi may. Vua phải cẩn thận, không nên cho làm tướng.
2/ Những kẻ có tiếng mà không có tài, ra vào di nghị, phô bày điều xấu, che dấu việc hay, khéo lui khéo tiến. Vua phải cẩn thận, không nên bàn mưu.
3/ Những kẻ hìng dáng ra vẻ chất phác, ăn mặc sơ sài, đối đáp như không cầu danh, nói năng chứ không cầu lợi, là người dả dối. Vua phải cẩn thận không nên gần gũi.
4/ Những kẻ đai mũ khác người, mặc đồ kỳ dị, hay nghe biện bác, bàn luận cao xa, ở nơi vắng vẻ, cho mình là tốt, chê bai thế tục, là người gian giảo. Vua nên cẩn thận, không nên sủng ái.
5/ Những kẻ dèm pha, nịnh hót để cầu quan tước, tham lam bỗng trật, coi thường cái chết, thấy lợi thì làm, không nghĩ đại sự, đặt điều hư thực nói trước mặt vua. Vua phải cẩn thận không nên tin dùng.
6/ Những kẻ hành nghề chạm trổ đồ gang sắt, tuy khéo léo đẹp đẽ nhưng có hại cho việc nhà nông. Vua phải cấm đoán.
7/ Những kẻ có thuật dị kỳ giả dối, đồng bóng tà đạo, nói điều không tốt, mê hoặc dân lành. Vua phải cản ngăn.
Nên dân không cố gắng thì không phải là dân của ta,. Kẻ sĩ không thành tín thì không phải là kẻ sĩ của ta. Quan không trung trực can gián thí không phải là quan của ta . Tướng quốc mà không biết làm cho nước giàu quân mạnh, điều hòa âm dương để yên lòng vua, sửa sai quân thần, dùng người tài danh, khiến cho muôn dân vui vẻ, thì không phải là tướng quốc của ta.
Đạo làm vua như đầu rồng, ngự trên cao để nhìn xa, quan sát kỹ để nghe rõ, chỉ lộ trình mà ẩn tình như trời cao không thể đến, như vực sâu không thể đo.
Nên có điều đáng giận mà không giận, thì gian thần làm lộng, đáng giết mà không giết thì giặc lớn nổi lên, binh thế mà không tăng tiền thì nước địch sẽ mạnh.
Văn Vương nói : Thật là hay vậy .
CỬ HIỀN
Van Vương hỏi Thái Công : Vua lo cử hiền mà không nên việc gì cả, khiến đời càng thêm loạn đến nỗi bị nguy vong là vì sao vậy?
Thái Công đáp : Cử người hiền mà không đúng thì chỉ có tiếng là cử hiền mà không thực sự dùng hiền .
Văn Vương hỏi : Lỗi đó tại ai ?
Thái Công đáp : Lỗi đó vua chỉ thích dùng người theo lời khen ở đời, nên không được người hiền chân chính .
Văn Vương hỏi : Tại sao vậy ?
Thái Công đáp : Vua thấy đời khen thì cho là hiền, thấy đời chê thì cho là không hiền : Nên người nhiều phe đảng thì có thể tiến than, người ít phe đảng thì phải lui về. Do đó mà bọn gian tà lien kết để che dấu người hiền .
Văn Vương hỏi : Cử người hiền như thế nào ?
Thái Công đáp : Phânđịnh chức vụ tướng quân và tướng quốc rồi để cho họ chọn người hiền ra làm quan bằng cách thi tuyển danh tài, khiến cho tài xứng với danh, danh xứng với tài thì mới đúng đạo cử hiền .
Trùng Dương
View Public Profile
Visit Trùng Dương's homepage!
Find all posts by Trùng Dương
#5 11-25-2004, 12:52 PM
Trùng Dương
Registered User
Join Date: Oct 2004
Posts: 78
THƯỞNG PHẠT
Văn Vương hỏi Thái Công : Thuởng cốt để khen, phạt cố để ngăn. Nat trẩn muốn thưởng một người để khuyên trăm người, phạt một người để khuyên răn dân chúng thì phải làm sao ?
Thái Công đáp : Thưởng quý ở chữ tín, phạt quý ở chữ đúng. Thưởng cho đúng lời, phạt cho đúng tội, để tai mắt mọi người nghe thấy, thì những người không nghe thấy không khỏi không thầm phục.
Lòng người còn thấu đến trời đất, thông với thần minh, huống hồ là đối với con người .
BINH ĐẠO
Võ Vương hỏi Thái Công : Đạo dung binh như thế nào ?
Thái Công đáp : Phàm đạo dung binh, không gì hơn một. Nắm vững được một, thì có thể từ đó tung hoành .
Một lấy đạo làm gốc , lấy thân biến hóa làm ngọn tùy cơ mà dung, tùy thế mà hiện, do vua mà thành. Nên bậc thánh vương gọi binh là việc dữ, bất đắt dĩ mới dung đến .
Nay vua Thương chỉ biết còn mà không biết mất, chỉ biết vui mà không biết họa. Còn hay không còn ở chỗ biết lo mất. Vui hay không vui, ở chổ biết lo họa. Nay vua đã lo đến tận nguồn, hà tất phải lo đến long nước chảy .
Võ Vương hỏi : Hai quân gặp nhau, đối phương không thể đến, bên ta không thể đi, đôi bên canh phòng chặt chẻ, không ai dám ra quân trước. Ta muốn đột kích nhưng không nắm được lợi thế thì phải làm sao ?
Thái Công đáp : Ngoài loạn mà trong chỉnh, giả đói mà thật no, trong rõ mà ngoài dốt. Lúc hợp rồi rời, khi tụ khi tan. Mưu kế âm thầm, quản cơ bí mật. Đấp cao thành lũy, ba quân yên lặng như tờ, địch không biết ta phòng bị ra sao. Muốn đánh phía đông vô phía tây .
Võ Vương hỏi : Địch biết tình hình ta, thông hiểu âm mưu ta thì làm thế nào ?
Thái Công đáp : Thuật dùng binh thắng địch là bí mật theo dõi quân cơ của địch, nhanh nhẹn nắm lấy lợi thế rồi bất thần tấn công mau lẹ .
SUUTAM
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro