Chap 14
Sóng chòng chành đánh mạn thuyền dập dềnh lên xuống. Gió mang theo vị muối mặn cuốn quýt da người. Thế Bách bị say sóng, nôn liên tục mấy canh giờ liền không dứt. Sau khi thăm dò và thả thư báo xuống, ba người bọn họ thuận lợi đưa công chúa Thủy Hinh lên thuyền nước Tề. Giờ phút này cả đám đang lênh đênh trên biển, trở về gặp vua Tề.
- Huynh làm cách nào, mà bọn họ lại không nghĩ chúng ta là kẻ bắt cóc công chúa Thủy Hinh vậy?
Mặt Thế Bách xanh chành như đọt cây, vẫn cố sức gắng gượng trao đổi cùng Thất Đức. Anh không nghĩ mọi chuyện lại dễ dàng đến nhường này. Chỉ sau một chuyến bay lượn ngắn ngủi trở về, lính Tề đã cho người ngựa đến tận nơi đón công chúa, đồng thời đưa hai anh chàng đi cùng. Trên thuyền họ được đối xử như bật vương tôn, công tử, có người hầu kẻ hạ thiết đãi món ăn ngon.
- Ta viết thư lên da bò rồi thả xuống cho họ. - Thất Đức đắc ý cười cợt. - Mặt sau còn vẽ cả bản đồ.
Đường đi từ hang núi đến kinh thanh phải băng qua làng của Lý Thông, có eo biển hẹp tránh bão. Cảng giao thương hải vận nằm cách đó không xa, chưa quá một ngày quân lính nước Tề đã có thể tìm đến.Thế Bách không khỏi có chút cảm phục Thất Đức. Trước lúc được cứu nguy, bữa ăn của ba người cũng do một tay anh ta săn bắt, lo liệu. Con người này tuy làm việc không phân biệt tốt xấu, nhưng bản chất dường như rất lương thiện, lại tháo vác, thông minh.
- Huynh biết chữ hả? - Âm vực không khỏi có chút ngưỡng mộ.
- Không! Ta làm gì biết chữ! Vẽ hình là được rồi.
"Vẽ hình..." Thế Bách lập lại trong đầu thứ vừa nghe được, còn bao nhiêu cảm động đều chấp cánh bay đi. Dù là vẽ hình, họa nét sao cho người khác hiểu được xem như cũng có tài. Anh cố gắng hốt lại một ít khâm phục, đến tận khi Thủy Hinh đưa anh bức tranh trên da bò. Nét than cũi đen nhẽm len nhem trên nền vàng nâu nhợt nhạt. Trên góc giấy xoáy một cục đen ngòm không ra hình thù. Ba chữ nhân có thêm cái đầu tròn đứng bên dưới. Trong số đó được quẹt thêm hai quẹt, đoán lừng vẽ lọn tóc. Lật ra phía sau sáng màu hơn, bản đồ rõ ràng. Rõ ràng tới nỗi, Thế Bách không thể không khâm phục lính Tề. Phía trên bên trái, than đen nối nhau thành hình tam giác nho nhỏ, dưới góc phải vẽ mấy gợn sóng nước. Không nhà cửa, không đường, không thêm gì nữa, chỉ thế thôi.
- Huynh vẽ cái gì vậy? - Thế Bách mù mờ đưa tấm da bò sang cho Thất Đức.
- Người ngu quá ngu! - Anh ta lắc đầu, vẻ mặt xem thường người kia. - Đây là ta, và ngươi đang cứu công chúa. Thấy mũi tên bắn con chim màu đen không hả? Ý nói chúng ta đã cứu công chúa khỏi ác điểu. Kèm theo tấm bản đồ, tức "Cá c người mau đến rước nàng ta về đi."
Hóa ra cái đen đen không nhìn ra hình hài kia là chim, còn vệt mờ mờ cong cong quẹo quẹo ban này Thế Bách tưởng vết dơ lại là mũi tên. Đầu anh không khỏi hiện lên màn đêm u ám. Bụng bảo dạ quân lính nước Tề hiểu được quả thật quá thông minh. Thất Đức lật tấm da bò về phía sau, chú thích nơi này là núi, nơi kia là sông, giống như nó vô cùng dễ hiểu vậy.
- Ta thật sự khâm phục... Binh lính nước Tề thật giỏi. - Anh không cách nào ngăn được mình cảm thán.
- Giỏi gì chứ? - Gương mặt nhỏ vùi trong lòng bàn tay, công chúa Thủy Hinh muốn khóc đến nơi. - Họ tưởng cái chấm đen kia là đá tảng. Ba người ngồi bên dưới sắp bị đá đè chết. Nhưng quá xa nên họ không có ý định đi cứu người. May mắn một tên lính nhìn ra con chim thả thư rất giống con chim đã bắt cóc ta, nên cả toán nhắm hướng bay đuổi theo lên núi.
Thế Bách "À" một tiếng rồi im bặt. Thất Đức cũng quay đầu đi. Sáu đôi mắt trông ra ngoài khơi, nhìn vô định. Phía xa xa dãy dất liền rộng lớn ẩn hiện trong hơi nước. Sau hơn một đêm trên biến, thuyền cặp bến Tề quốc. Vua Tề tự thân ra cảng biển đón con gái cưng, vui mừng khôn siết. Vua cho tổ chức yến tiệc ba ngày ba đêm, thưởng nhiều vàng bạc châu báu. Cung điện sang trọng xa hoa, trang hoàng bằng rất nhiều hoa tiết đỏ thẩm đầy quyền lực.
Tuy không khai ra Thất Đức giả dạng ác điểu, vì nể tình anh ta đã dẫn lối thoát khỏi hang động, và bức thư nghệch ngoạc cứu người, Thủy Hinh vẫn một mực muốn vua cha ban thưởng nhiều hơn cho Thạch Sanh. Đoán ý con gái đã phải lòng anh chàng cao to, gương mặt điển trai, vua quyết định đem Thủy Hinh tặng chàng.
Cuộc đời xuyên không rừng rú tưởng chừng như sắp kết thúc tại đây. Truyện cổ tích xưa học đã lâu, Thế Bách nay cũng còn nhớ rõ đoạn cuối ra sao. Đằng nào cũng là cưới công chúa, công chúa Lôi Ý nước Nam, hay công chúa Thủy Hinh nước Tề gì thì cũng là công chúa. Miễn làm phò mã, hưởng vinh hóa phú quý, giàu sang sung sướng. Chợt hình ảnh Lôi Ý thoáng qua, lơ lửng trong trí nhớ. Khuôn miệng cười tươi tinh nghịch như Tình Ngọt những ngày còn yêu nhau. Anh đưa tay lên chạm vào gò má ửng hồng, chỉ bắt được khoảng không trống rỗng. Lôi Ý hay Tình Ngọt gì thì cũng đều biến mất.
Yến tiệc mừng con gái trở về kết thúc, vua Tê quốc nhớ đến hòa thư vẫn chưa giao được. Biên cương giữa hai quốc gia đang trong tình trang căng tựa dây đàn. Lúc trước để Thủy Hinh làm sứ giả, là vì muốn tỏ thiện chí, mang con gái chân yếu tay mềm trước vua Nam. Hiện tại ông không dám mạo hiểm an nguy cô con gái cưng này nữa. Nhưng cử quan viên hay hoàng tử làm sứ giả thì e rằng bị nghi ngờ thành thư khiêu chiến.
Tuy Thế Báchtừ chối hôn sự với công chúa Thủy Hinh, nhưng vua Tề nhìn con gái buồn lòng lại chẳng đành, nên nhận anh làm con nuôi. Vừa hay anh là người nước Nam, lại được phong vị hoàng tử, đủ điều kiện và tư chất để làm sứ giả. Thực chất chuyến đi này, ý định vua Tề vừa muốn thử thách, vừa muốn lợi dụng Thạch Sanh. May mắn thành công, xem như người có tài, sẽ tìm cách gã con gái cho. Ngược lại thất bại, sẽ là quân cờ thí không thiệt chỗ nào.
Dù vô cùng cay cú vẫn chưa được an hưởng, Thế Bách vẫn phải nhận nhiệm vụ. Thâm tâm vô tình mong đợi gặp lại Lôi Ý. Trước lúc xuất hành, anh mới biết một phần nước Tề giáp với nước Nam, do căng thẳng biên giới mà không thể vượt qua được, đành phải đi thuyền. Để nhiệm vụ giao hòa thư có thể nhanh chóng hoàn thành, lần này họ cưỡi ngựa xuất hành đường bộ. Đi cùng Thế Bách có hoàng tử Thủy Hàm và Thất Đức, ngoài ra không thêm một binh một tốt nào. Vua Tề tặng Thế Bách cây đàn cống phẩm thu được trên con đường Tơ lụa, hình dáng như guitar thời hiện đại và một cái niêu cơm bằng đất nung giản dị, dưới đáy chạm khắc phù điêu nước Tề.
- Khi nào gặp khó khăn, chỉ cần cho người giao cái niêu cơm này về Tề quốc, sẽ có viện binh đến cứu. - Vua Tề cẩn thận căn dặn. - Nhìn sơ nó chỉ là cái niêu cơm bình thường, sẽ không bị nghi ngờ hay đánh cắp.
Chưa đầy buổi sáng, người ngựa đã đến biên cương, gần hơn cả trong tưởng tượng. Cách ăn mặc, tiếng nói và hòa thư trong tay giúp Thế Bách dễ dàng đưa Thủy Hàm vào nước Nam. Cách kinh thành còn chưa đến năm canh giờ, ba người đàn ông dừng lại quán ăn bên đường dùng bữa. Trong lúc đó, tin mật báo về hòa thư qua biên cương đã đến tai Lê Táo. Kế hoạch kết hôn cùng Lôi Ý dù chưa được đồng thuận, vẫn xem là có biến động. Thời điểm này chiến tranh nổ ra hắn mới có thể cầm quân giết giặc, vừa ổn định vị trí của bản thân nơi cung cấm, vừa dễ dàng lấy lòng vua cha xin gã công chúa. Đây là bước tính toán một mũi tên chết hai con nhạn, muốn đạt được thì hòa thư không thể đến tay vua.
Thạch Sanh xuất hiện ở làng hạ chưa lâu, rất ít thông tin, nhưng lời đồn đoán về tình ý giữa anh và Hoàng Thị Thì đã lan khắp thôn xóm. Sau khi quan tri huyện bị giáng chức, lão không còn khả năng nuôi nổi mười mấy miệng ăn, đã thôi liền một lúc ba bà vợ sau, trong đó có Hoàng Thị Thì. Hôm dừng chân nghỉ lại làng Hạ, thái độ của Thạch Sanh đối với Thị Thì còn rất tốt. Nàng ta tính ra vẫn trẻ trung, xinh đẹp lại đẩy đà. Quá bộ một đời chồng đi nữa, thì đàn ông háo sắc, không tính toán vẫn có thể bỏ qua. Lợi dụng điểm này, Lê Táo cho người áp giải Thị Thì về lập mưu.
Dùng lời hứa ngon ngọt ban thưởng nhiều tiền bạc, trang sức, để nàng đi gặp và quyến rũ Thạch Sanh. Hắn lừa Thị Thì đánh tráo hòa thư bằng bức thư tình được học sĩ viết hộ, còn nói Thạch Sanh đọc thư mà siêu lòng thì sẽ gã nàng ta cho anh. Thị Thì không được học hành, lớn lên nghèo khổ, chưa được sung sướng bao lâu lại trở về chân lắm tay bùn, thấy có thể nhận được lợi ít viên mãn đương nhiên gật đầu đồng ý. Lê Táo nhanh chóng sắp xếp cho Thị Thì vào làm phục vụ quán cơm kịp lúc đoàn người chuẩn bị rời đi.
- Sao nàng lại ở đây? - Vừa nhìn thấy nàng ta, Thế Bách liền nhận ra ngay, không khỏi tò mò.
- Thiếp... - Những giọt nước mắt bất thần lăn dài trên gò má non nớt, vừa thật tâm vừa giả tạo. - Thiếp bị người ta bán đi.
Biểu cảm bi thương thật đến nổi, nếu ở thời hiện đại Thị Thì đã trở thành diên viên chuyên nghiệp. Thế Bách không hề đề phòng, im lặng nghe hết câu chuyện buôn thê, bán thiếp. Thất Đức cùng Thủy Hàm ngồi bên cạnh cũng thương sót sô mệnh hồng nhan không thôi. Tiện có trong tay ít bạc, Thủy Hàm đề nghị mua lại Thị Thì, nhưng nàng ta không đồng ý.
- Các vị cứ để tiện nữ ở lại nơi này. Dù bị đánh đập đòn roi nhưng có nơi ở, mỗi ngày một bát cơm thừa. - Nàng ta lại khóc, tiếng nói ngắt quãng trong tiếng nấc - Thiếp không còn nơi nào để đi nữa rồi.
Thủy Hàm tốt bụng, đề nghị mang Thị Thì theo bên mình làm người hậu hạ. Dù sao anh ta cũng là hoàng tử, đã quen có người phục vụ, sáng giờ tự lo lấy thân cũng cảm thấy hơi bất tiện. Dù sao anh ta cũng tự mình chi tiền túi, mọi người chẳng ai rảnh phản đối. Tới khi xuất hành Thị Thì nói rằng mình sợ người lạ, cũng chưa từng đi ngựa, chỉ có thể tin vào sự bảo vệ của Thạch Sanh. Thất Đức tuy khó chịu, nhưng không có ý kiến, phóng ngựa đi trước. Thủy Hàm ôn hòa, mở miệng nhờ Thế Bách chăm sóc nàng ta.
Kinh thành ở ngay trước tầm mắt, tiếng vó ngựa mỗi lúc một gần. Âm thanh kim loại thô gõ xuống mặt đường nghe như cả đoàn truy kích đang tiến về phía họ. Từ đằng xa, khói bụi bay lên, lớn dần, làm mờ đi dáng vẻ cổng thành oai nghiêm. Thế Bách nhận ra vị tướng dẫn đầu đoàn binh ngược hướng không ai xa lạ. Lê Táo cầm cờ cưỡi ngựa, xông đến.
<Còn tiếp>
Lời con thỏ nho nhỏ: Trong bản gốc, người hại Thạch Sanh là Lý Thông và hồ ly chín đuôi. Thỏ đọc mấy dị bản đều không thấy nói rõ lý do vì sao Hồ Ly lại hại Thạch Sanh nữa (hầu như chỉ có vài câu đại khái). Dân gian thường ví người phụ nữ xinh đẹp chuyên đi quyến rũ đàn ông là hồ ly, nên nhân vật Thị Thì của thỏ đã ra đời từ suy nghĩ đó. Còn vì sao Lý Thông lại mang tiếng oan thì mọi ng chờ đọc nhé!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro