Chương 18
Hà Hồng Điệp thả neo đậu thuyền nơi bến vắng . Song Sát tới cướp đoạt lá cờ thêu chữ Vương lại mục thị vô nhân, xem sông Thạch chẳng có ai xứng đáng anh hùng.
Đất có thổ công sông có hà bá.
Ở nơi đâu cũng có người làm chủ chớ có ỷ tài khinh thường.
Song Sát cũng vì khinh thường mà bỏ mạng ở nơi đất khách quê người.
Nhưng Song Sát cũng là những con người kiêu ngạo dù có chết đi nữa thì cũng chẳng chịu lê cái thân để sống qua ngày. Thân tại giang hồ võ lâm ai chẳng động đao động kiếm kia chứ?
Hôm nay có kẻ chết dưới kiếm của ta, ngày mai cũng có thể ta sẽ chết dưới kiếm của người.
Như thế cũng xem như anh hùng.
Anh hùng trọng anh hùng hay là nghĩa tử là nghĩa tận. Cũng có thể khóc thương cho người hay khóc cho chính mình.
Nguyễn Tam ở bên ngôi mộ của Song Sát một hồi lâu thì quay trở lại thuyền.
Nhưng vừa quay lại thì thấy Hà Hồng Điệp ở đó từ bao giờ.
Nắng chiều vắt vẻo trên nhành cây ngọn cỏ. Ở nơi bãi bồi ven sông Thạch vắng bóng người qua lại.
Hai ngôi mộ vừa mới đắp đang nằm yên lặng dưới ánh nắng chiều.
Từng tiếng quạ kêu thêm thê lương cho một ngày chẳng lấy làm gì vui vẻ càng thêm buồn thảm.
Nhưng những người treo mạng sống của mình ở nơi đầu đao, mũi kiếm thì những giờ khắc như thế này thường xảy ra.
Nguyễn Tam quay lại nhìn thấy Hà Hồng Điệp đang đứng yên lặng mà mắt nhìn về phía xa xa như đang nghĩ gì đó.
Nguyễn Tam tay cầm thanh kiếm Thạch Hàn đưa mắt nhìn Hà Hồng Điệp. Khi thấy Hà Hồng Điệp, Nguyễn Tam như có một luồng điện chạy khắp châu thân, trái tim lại đập nhanh hơn. Nguyễn Tam tự nghĩ:
_ Tại sao lại như thế này? Tại sao mình lại run rẩy khi nhìn thấy Hà Hồng Điệp như thế này kia chứ? Cho dù mình có đang đứng trước mặt của Giang Hồ đệ nhất kiếm đi nữa thì cũng không có cảm giác như thế này?
Nguyễn Tam cứ đứng yên lặng mà ngắm nhìn Hà Hồng Điệp. Còn Hà Hồng Điệp lại nhìn về phía nơi xa.
Bên bờ sông Thạch ở nơi hai ngôi mộ nằm yên lặng làm chứng nhân . Chàng trai trẻ khinh ngạo giang hồ, chẳng để nữ nhân vào mắt, trong lòng chỉ có huynh đệ, với hai chiêu kiếm đã đánh bại Giang Hồ đệ nhất kiếm, một chiêu kiếm đã đánh đuổi Lệ Nhất Tiền chạy mất tăm mất tích, ba chiêu kiếm đã lấy mạng sống của Song Sát.
Thế mà giờ đây khi nhìn thấy Hà Hồng Điệp vào lúc nắng chiều lại đứng sững như pho tượng chẳng biết phải nói gì?
Hà Hồng Điệp nghĩ về Nguyễn Tam rồi đưa mắt nhìn ra xa cho đến khi cảm thấy ai đó đang nhìn mình vội vàng cười bẽn lẽn. Thì ra Nguyễn Tam đang nhìn mình khi đó mới chữa thẹn mà nói:
_ Hồng Điệp thấy bọn Phạm Tăng quay trở lại thuyền mà chẳng thấy Nguyễn huynh. Vì thế Hồng Điệp mới vội lên bờ đi tìm Nguyễn huynh.
Nguyễn Tam nghe Hà Hồng Điệp nói như thế thì nói:
_ Thế là Hồng Điệp muội đã nghe những gì Nguyễn Tam đã nói.
Hà Hồng Điệp chỉ mỉm cười gật đầu.
_ Xin Nguyễn huynh thứ lỗi cho Hồng Điệp cái tội nghe lén. Khi trước nghe Nguyễn huynh nói những lời về cái ý chí người trai lam lũ trên đồng ruộng, sáng ra thăm lúa ngó đồng, chiều về tắm mình trong dòng sông Thạch, an an bình bình mà sống qua ngày. Hồng Điệp vô cùng ngạc nhiên khi một người khinh ngạo giang hồ, chẳng để nữ nhân vào mắt, với hai chiêu kiếm đánh bại Giang Hồ đệ nhất kiếm, một chiêu kiếm đánh đuổi Lệ Nhất Tiền chạy biến mất tăm mất tích, giờ đây ba chiêu kiếm đã lấy mạng sống của Song Sát. Một con người như thế lại muốn lam lũ trên đồng ruộng sống an an bình bình có được không?
Nguyễn Tam mỉm cười:
_ Thật ra đôi khi cũng có nghĩ như thế nếu như cha không gửi gắm Nguyễn Tam này cho ân sư nuôi dưỡng thì giờ đây Nguyễn Tam cùng với bọn huynh đệ Phạm Tăng, Trần Thịnh, Vương Lương, Nguyễn Nhị, Nguyễn Ngũ, Nguyễn Mục, Lê Tư, Dương Mông, Trương Tấn, Trần Thiệu, Trịnh Công, Phan Thái chẳng an an bình bình mà lam lũ trên đồng ruộng , sáng ra thăm lúa ngó đồng, chiều về tắm mình trong dòng sông Thạch .
Hà Hồng Điệp nghe Nguyễn Tam nói như thế liền hỏi:
_ Thế giả như có phường hắc đạo, trộm cướp đến nơi làng quê của Nguyễn huynh mà cướp bóc tài vật. Thì khi đó Nguyễn huynh chỉ là một chàng trai lam lũ trên đồng ruộng tay không một tấc sắt thì sẽ làm thế nào?
Nguyễn huynh lấy gì mà bảo vệ cho bà con lối xóm như Nguyễn huynh bảo vệ bọn huynh đệ Phạm Tăng, Trần Thịnh, Vương Lương, Nguyễn Nhị, Nguyễn Ngũ, Nguyễn Mục, Lê Tư, Dương Mông, Trương Tấn, Trần Thiệu, Trịnh Công, Phan Thái kia chứ? Theo ý của Hồng Điệp thì nhân vô thập toàn. Có lẻ lòng của Nguyễn huynh chẳng muốn giết người chút nào? Nhưng để bảo vệ cho bọn huynh đệ an toàn trở về với bà con lối xóm thì dưới kiếm của Nguyễn huynh không chỉ có Song Sát.
Nguyễn Tam nghe Hà Hồng Điệp nói như thế liền cười hỏi:
_ Nguyễn Tam thì như thế còn Hồng Điệp muội thì sao? Hồng Điệp muội luyện kiếm vì lẻ gì?
Hồng Điệp đưa mắt nhìn về phía chiếc thuyền có treo lá cờ thêu chữ Vương rồi nói:
_ Hồng Điệp khác với Nguyễn huynh. Hồng Điệp sinh trưởng ở nơi Hà gia trang. Một trang gia luyện kiếm nổi tiếng ở đất Bắc. Hồng Điệp, Hồng Lan từ khi còn nhỏ đã cùng với các huynh đệ, tỉ muội sáng ra luyện kiếm chiêu, chiều cũng thế , luyện cho đến canh hai mới được đi nghỉ , bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, quanh năm, suốt tháng chỉ có kiếm và kiếm với lời dặn của các vị tiền bối trong trang gia rằng : Lấy kiếm lập thân giương danh thiên hạ, Hà gia trang uy chấn bốn phương.
Nguyễn Tam nghe Hà Hồng Điệp nói như thế lại hỏi:
_ Có phải vì thế mà Hồng Điệp muội nhận lời bảo hộ lá cờ thêu chữ Vương này?
Hà Hồng Điệp gật đầu rồi nói:
_ Quả thật là như thế. Hồng Điệp, Hồng Lan trong một lần hành tẩu giang hồ được người nhờ cậy bảo hộ lá cờ thêu chữ Vương kia. Hồng Điệp với bản tính tò mò, lại ỷ trượng thanh kiếm trong tay. Quả thật qua mấy trận đã thấy không dễ như mình nghĩ , sau có vị cao nhơn mách nước đến nơi sông Thạch này vời Nguyễn huynh cùng đồng hành mới giữ được lá cờ thêu chữ Vương kia.
Nguyễn Tam nghe có vị cao nhơn mách nước cho Hồng Điệp vời Nguyễn Tam cùng giữ lá cờ thêu chữ Vương kia liền hỏi:
_ Có vị cao nhơn mách nước cho Hồng Điệp muội vời Nguyễn Tam này cùng bảo hộ lá cờ thêu chữ Vương kia sao? Sao Hồng Điệp muội không nói trực tiếp với Nguyễn Tam này mà đặt vấn đề đó với bọn huynh đệ của Nguyễn Tam?
Hà Hồng Điệp mỉm cười nói:
_ Thật ra khi Hồng Điệp nghe vị cao nhơn kia nói như thế cũng có hỏi. Nhưng vị cao nhơn kia lại bảo Nguyễn huynh là một tay kiếm thượng thừa nhưng lại thích an nhàn, chẳng ai có thể làm cho Nguyễn huynh chịu phép . Chỉ có bọn huynh đệ của Nguyễn huynh mới làm cho Nguyễn huynh bận lòng vì thế Hồng Điệp mới ngỏ lời với bọn Phạm Tăng, Trần Thịnh, Vương Lương, Nguyễn Nhị, Nguyễn Ngũ, Nguyễn Mục, Lê Tư, Dương Mông, Trương Tấn, Trần Thiệu, Trịnh Công, Phan Thái, tất cả bọn họ cùng bảo hộ lá cờ thêu chữ Vương kia.
Nguyễn Tam tuy nghe Hồng Điệp có cao nhơn mách nước vẫn nói:
_ Một bọn thấy bạc thì mê chẳng liệu sức mình . Nguyễn Tam này khuyên mãi cũng chẳng được. Chuyện giang hồ nào phải chuyện chơi, Nguyễn Tam này cũng đành gắng hết sức mà đưa bọn huynh đệ trở về với bà con lối xóm.
Hà Hồng Điệp mỉm cười nghĩ thầm:
_ Cho dù như thế nào đi nữa thì huynh cũng bảo hộ lá cờ thêu chữ Vương kia?
Nguyễn Tam đưa mắt nhìn ra xa rồi hỏi:
_ Hồng Điệp muội! Muội có thể cho Nguyễn Tam biết là vị cao nhơn kia hình dáng như thế nào không?
Hà Hồng Điệp lắc đầu.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.
Hết chương 18
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro