thac mac
thietbidien
22-03-2008, 09:29 PM
Em là SV năm 3 Đh, năm 2 chuyên ngành rồi mà chả biết được gì nhiều về thứ mà em đang theo học- và có lẽ theo đuổi nó cả đời.Không chỉ mình em mà hầu như tất cả các bạn SV mới đều trong tình trạng này.Các anh chị khóa trên hãy giúp cho anh em khóa dưới nhé. Em xin được hỏi mấy câu :
1- Ngành TBĐ của chúng ta làm những gì? Cơ hội việc làm của chúng ta thế nào? Chúng ta làm việc ở những đâu? (Liệu lương có ''nuột'' không ?) và chữ "Điện tử " trong tên chuyên ngành có ý nghĩa gì?
2- Để hiểu thêm về chuyên ngành TB , cần tham khảo thêm những tài liệu nào?
3- Để chuẩn bị tốt cho xin việc và công tác sau này thì các đệ cần học thêm môn bổ trợ nào (đại loại như : English, Auto Cad , Matlab,....)?
changhinh gửi từ diễn đàn cũ
Mình chưa ra trường nhưng theo mình biết thì kỹ sư ngành thiết bị điện có thể làm được những lĩnh vực sau:
- Thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng các loại máy điện (biến áp, động cơ)
- Thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng các loại khí cụ điện (Rơ le, công tắc tơ, máy cắt...)
- Truyền động điện
- Điện tử công suất
- Lập trình PLC, Vi xử lý, VB...
- Thiết kế hệ thống chiếu sáng ( chiếu sáng nội thất, chiếu sáng giao thông, chiếu sáng sân thể thao)
Cơ hội việc làm thì rất nhiều, còn lương là do các bạn tạo ra chứ không phải do công ty trả, các bạn học những tài liệu có liên quan đến những vấn đề trên
duykiban
Ở đâu có điện ở đó có kỹ sư thiết bị điện ! Ngành điện dang có giá ! Công việc khi đi làm không nhất thiết là sản xuất chế tạo thiết bị điện, có thể làm cung cấp điện, tự động hoá, điều khiển. Tất cả do công việc, nhu cầu của công ty nơi bạn làm. Nếu cty chuyển hướng kinh doanh khác, bạn sẽ không bị thôi việc mà phải tự học lấy kiến thức mới. Không ai dám nói cả đời sẽ chỉ gắn bó với một nghề. Lương cao là do chính khả năng của bạn. Chữ điện tử chính là điện tử công suất (điện tử công nghiệp), các thiết bị điện tử có công suất lớn dùng trong các thiết bị điện. Để hiểu thêm về nghành thiết bị cần đọc thêm tài liệu tại thietbidien.vn do bạn và các thành viên khác sưu tầm và upload ! Để làm tốt cần có tiếng Anh chuyên ngành Điện
thietbidien
cảm ơn thầy đã cho chúng em những thông tin quan trọng,nó giúp cho các SV sắp ra trường có định hướng,cho những SV sắp và mới vào ngành có động lực để học tập.trước em mới vào ngành ,câu hỏi đầu tiên là,mai sau mình làm gì?chẳng lẽ học 5 năm đại học ra để làm công tắc điện,cầu chì,...hay sao,vả lại nhiều thầy cô khác ngành cũng có nói rất nhiều về ngành mình,toàn những ý kiến mà khiến cho các sv mới vào ngành thấy chán nản(đấy là cảm nhận riêng của em,hơi bức xúc ,mọi người thông cảm nhé).cảm ơn thầy và cả anh Duykiban nữa
vodanh142
Hehehe,kỹ sư ngành TBĐ đúng là phải chuyên thiết kế chế tạo máy điện mới "chuẩn", tất nhiên cũng có sửa chữa bảo trì nữa; vì vậy nhiều người thấy có vẻ không thực tế khi đi theo ngành này như hiện nay. Nhưng bác hãy gắng đi theo, nếu thiết kế chế tạo được MBA 220kV như cô Nguyệt , bác cũng được lên "Người Đương Thời" ấy chứ !
Vongtay
Lại chuyện ngành nghề Thiết bị điện. Nếu chán nản với nghành này thì Luyện kim, Sư phạm kỹ thuật...sao nhỉ. Và bạn vodanh142 thử xem trong trường có bao nhiêu sinh viên yêu nghành. Rồi bao nhiêu sinh viên ở trường ĐH khác yêu nghành. Có ai bắt bạn học Thiết bị điện đâu. Bạn có thể sang trường khác học, ra nước ngoài học, đăng ký nhập học Trường ĐH FPT mới mở, 4 triệu đồng/tháng học phí..... Bạn cứ thấy nghành nào đông sinh viên là tự hào rồi. bạn cứ hỏi SV trường khác xem nghành nào có 200 Sv/ khóa trở lên thì báo cho thietbidien biết.
thietbidien
thietbidien
22-03-2008, 09:33 PM
Cảm ơn những ý kiến quý giá của thầy.
Thú thật mới vào ngành em cũng rất băn khoăn vì bao nhiêu là ý kiến cho rằng ngành TBĐ , Đo lường... là hạng bét của khoa Điện, điểm thấp mới phải vào đó, ra trường cơ hội việc làm rất khó,....Làm em và nhiều bạn khác không khỏi hoang mang về tương lai . Tuy nhiên sau hơn 1 năm làm quen với chuyên ngành em mới biết đó chỉ là những ý kiến rất phiến diện được nói ra từ những người chưa có hiểu biết sâu sắc. Em cũng nhận ra rằng ngành nào thì cũng phải đam mê mới có kết quả tốt được, ngành TBĐ cũng đứng ngang tầm với tất cả các ngành khác trong khoa Điện và trong toàn trường, vẫn có rất nhiều SV giỏi (như một bạn nữ ở lớp TB3K49 TK năm 2 là 8.81.hichic...), họ vào TBĐ không phải vì điểm thấp(như em chẳng hạn.keke). Mà việc làm sau này còn tùy thuộc rất nhiều vào cơi hội và may mắn...
Tóm lại là chúng ta phải có lòng nhiệt tình và đam mê thì mới có thành công trong công việc và trong tương lai.
Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng !!!
changhinh
Chán mấy "chú" thế,"lớn tướng" rồi mà vẫn còn lăn tăn những vấn đề đó.Với lại cũng phải học cách chấp nhận chứ,chả lẽ lại "thôi" à?.Tất cả là do mình hết,kể cả việc tại sao bạn đang học TBĐ(mà vẫn ấm ức) lẫn việc ra trường có việc làm "ngon lành" hay ko.Riêng mình thì là SV BK,đã tự hào lắm rồi,nguyên việc mọi người cứ lăn tăn chuyện này đã tự hạ thấp mình rồi(trong khi chả ai "dám" đánh giá vậy),mình nghĩ vậy,chắc đúng thôi,Sir Quân cơ mà,heheh
Sir Quan
Tôi là sinh viên ngành thiết bị điện - điện tử, nói thật với bạn mới đầu vào ngành thì cũng thấy hơi chán, nhưng rồi học đến năm thư ba thứ tư mới thấy ngành mình cũng hay lắm và ra trường cũng được đề cao ra phết đấy. Còn bạn so sánh ngành mình với các ngành khác, bạn đừng nghĩ tự động hóa hay điều khiển tự động là ghê gớm, ý tôi không hạ thấp, hay nâng cao ngành này hay ngành kia, mà chỉ muốn nói rằng ngành nào nó cũng có cái hay cái không hay của nó. Nói chung là bây giờ bạn đã vào ngành rồi thì hãy cố gắng học đi, đừng có nghĩ ngợi làm gì cả.
haiquan
Các bạn vào trang chủ xem phần chuyên môn các thầy cô trong bộ môn Thiết bị điện sẽ thấy: Các thầy cô tốt nghiệp đủ các chuyên ngành: TBD, HTD, TDH, DK. Bộ môn cũng đang đào tạo nghành Điện kỹ thuật cho sinh viên ĐH Quy nhơn. Tất cả tại cái tên TBD là do lịch sử để lại, bây giờ xin đổi tên rất khó. Sinh viên khoa Điện ĐHBK HCM chỉ có 2 chuyên môn tương ứng với 2 nghành: Điện năng và điều khiển tự động
thietbidien
Như vậy có nghĩa là cái tên thiết bị điện là quá nhỏ so với ngành của chúng ta , thưa thầy?
Thầy cũng có thể so sánh cơ bản về đào tạo giữa các trường ĐH có đào tạo về Điện (Như BKTP, BKĐN,... ) để chúng em có thể thấy được cái khác nhau cơ bản giữa trường ta và họ?
changhinh
thiết bị điện hồi xưa chỉ dạy lĩnh vực máy điện và khí cụ điện, những năm gần đây ngành mình đã mở rộng lĩnh vực đào tạo, sinh viên thiết bị điện ra trường bây giờ có thể làm được rất nhiều việc, có thể làm kỹ sư thiết kế thiết bị điện, kỹ sư vận hành, cũng có thể làm về thiết kế chỉnh lưu, thiết kế chiếu sáng ... riêng về phần thiết kế thiết bị điều khiển, chúng ta đang cố gắng "đấu" với ngành TDH, họ cũng học như chúng ta, nhưng họ chỉ biết thiết kế, họ thua chúng ta trong việc hiểu về các loại tải họ cần điều khiển, ví dụ như điều khiển động cơ. Còn về truyền động điện chúng ta có mặt mạnh hơn họ là chúng ta hiểu rõ các đặc tính cơ của các động cơ dùn trong sơ đồ, vì thế sẽ điều khiển tốt hơn. Còn nhiều điều nữa cần chúng ta tìm hiểu
songlachiendau
Nếu khi ra trường bạn cảm thấy công việc liên quan đến máy móc năng nhọc bạn có thể chuyển sang làm về lĩnh vực MARKETING bởi vì học thiết bị điện học cả MARKETING trong sản xuất kinh doanh. Công việc này rất phù hợp nếu bạn là nữ và cũng hái ra tiền nếu bạn giỏi, có năng khiếu ngoại ngữ
hut_tbd13b2
Chào cả nhà!
Mình tự giới thiệu mình là cựu sinh viên TBĐ, K42, học cùng giảng đường với thày Hoà của các bạn. Diễn đàn này thày Hòa giới thiệu mình từ hôm lễ kỷ niệm thành lập trường nhưng hôm nay mới ghé vào được vì bận quá.
Có lẽ để trả lời câu hỏi sinh viên ngành TBĐ ra trường làm gì thì mình thấy mình trả lời các bạn là hợp nhất. Vì sao? Vì mình đang là cựu SV của TBĐ và cũng đang làm việc ở lĩnh vực rất liên quan đến TBĐ.
Sinh viên Thiết bị điện có thể làm việc ở:
- Các nhà máy chế tạo máy điện, thiết bị điện,... ví dụ EMIX, CTAMAD, VINAKIP, TBĐ Đông Anh, Việt-Hung,... rất rất nhiều (ĐỘC! không ngành nào đủ sức đua ganh với ngành mình được).
- Các công ty tư vấn, thiết kế cung cấp điện, chiếu sáng,...Riêng TK chiếu sáng thì ngành mình cũng là ĐỘC! Chỉ riêng K42 của mình (~120SV) đã khoảng 20 người làm lĩnh vực này và khoảng 7 người làm ở các công ty điện lực các tỉnh (đây là con số tối thiểu mình biết).
- Các công ty tư vấn, buôn bán, thiết kế các thiết bị điều khiển. Thí dụ, mình đang làm cho một công ty của Đức ($600/months no includes rewards).
- Chưa kể khoảng vài chục người đang làm cho các công ty thương mại (buôn bán) các thiết bị điện và điều khiển như ở các công ty lớn như LG, Schneider, SIEMENS, TOSHIBA, HITACHI,...), tất nhiên để vào các công ty này đòi hỏi bạn phải kha khá ENGLISH.
Mình cũng phải nói thêm, khi thi vào công ty này mình vào đến vòng phỏng vấn có 12 người (1TBĐ và 11 TĐH) và mình đã là người duy nhất trở thành thành viên của công ty. Nói thế để thấy rằng nếu bạn thực sự yêu thích thì chẳng có gì phải buồn chỉ vì vài đòn "ly tâm" của một số thày nào đó khác ngành không muốn ngành mình trỗi dậy hơn ngành họ!
Cũng xin cung cấp thêm với các bạn, khi phân ngành điểm TBC của mình là 7,2 (trong khi năm đó vào TĐH là 6,8)!
Một thông tin nữa các bạn cũng nên biết, trong số 120SV khóa K42 có một người đã có mức lương cứng ~$1600 và đang làm việc cho một công ty của Nhật ở một thành phố lớn gần Hà Nội.
leminh42
thietbidien
22-03-2008, 09:35 PM
Hì Hì em cảm ơn anh nha. Bây giờ ko còn thắc mắc như ngày xưa nũa rùi. Nhưng em có 1 câu hỏi là trong trường kiến thức dạy có cần fải học kĩ ko? Vì em thấy mấy anh bảo là ra trường fải học lại nhiêu lắm. Trong khi o trường nếu dể học lấy điểm thì ko tốn nhiều sức lắm( ý em là so với học hành cẩn thận, vì nhiều bạn chỉ đi làm đề thi, học chống đối để thi được qua),thi xong thì chả nhớ gì hêt, em cũng thế. Ngoài ra có cần học thêm gì nữa ko, hay là chỉ học mỗi tiếng anh thui?
sevenlove
Xin bổ xung thêm một thông tin khá thú vị:
Các bạn biết "Trung tâm hội nghị Quốc gia"- nơi tổ chức APEC chứ? Để hoàn thành công trình này có công lớn của khá nhiều kỹ sư TBĐ chúng ta đấy. Thí dụ: toàn bộ phần thang máy và một số thiết bị điều khiển khác do anh Ng. Huy Minh (trưởng phòng kỹ thuật công ty thang máy Thyssengroup Elevator) phụ trách thiết kế lắp đặt SV TBĐ K42 đấy, hay phần chiếu sáng do anh Bình (quên mất họ tên rôi) cũng K42.
Đặc biệt, thày Bùi Tín Hữu của chúng ta làm ở ban nghiệm thu công trình mang tầm quốc gia này.
Hay một loạt các trung cơ cao tầng khu Trung Hòa-Nhân chính, và rất nhiều các biệt thự khác, phần thiết kế cung cấp điện do anh Huy, Vương, Tùng,..công ty tư vấn xây dựng (bên ĐHXD), Kiên (công ty Delta) làm hết, và cũng đều SV TBĐ K42 cả đấy!
Hay thiết kế chiếu sáng điện cho đường Hồ Chí Minh, công trình hầm Hải Vân,... do anh Vũ thiết kế và thi công...
Nhiều lắm...đấy là mới chỉ điểm sơ sơ K42 thôi chứ nếu tính tất cả các khóa thì không đếm xuể! Các bạn cứ yên tâm nhé, học thật tốt vào, chỉ cần các bạn học đến năm thứ 4 thứ 5 là các bạn sẽ thấy vào ngành mình là sáng suốt đó!
leminh42
Về câu hỏi của bạn sevenlove, mình có thể trả lời bạn thế này:
* Bạn cảm thấy chán nản (vì lí do này khác, có thể do phong trào trán...) khi phải học ở ngành này nên không muốn học. Vì không muốn học mà lại bị phải học để thi cho qua nên thành học chống đối.
Học chống đối là học do ngoại lực bắt phải học, không tự nội lực mình nhận thức cần phải học nên lão bộ của bạn không thể ghi nhớ dài lâu được. Hai nữa, bạn học dồn dập trong một thời gian quá ngắn (để thi cho qua) nên không ngấm sâu được (mới chỉ kịp lưu ở bộ nhớ tạm thời), mà không ngấm sâu được thì học nhanh quên lắm! Nhất là bên ngoài có quá nhiều cám dỗ hấp dẫn (game online chẳng hạn) nên nó chiếm hết bộ nhớ mât rồi. Mình nghĩ câu "học xong quên hết" có lẽ vì nguyên nhân đó chăng?
* Vì sao có tâm lý không thích TBĐ? Theo mình có 2 lý do chính:
- Do tên ngành, như thày Linh đã nói đó, đó là vấn đề thuộc về lịch sử. Cái này chắc là khó thay đổi, vì xin đổi tên ngành là rất khó. Có một thông tin chắc chắn các bạn chưa biết, ngành TBĐ khoảng năm 1985-86 xuýt nữa tách hẳn thành Viện. Mục đích của Viện này là nguyên cứu các "thiết bị điện hợp bộ...", có nghĩa là chế tạo tích hợp sản phẩm cả máy điện và phần điều khiển cho nó nữa. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan nên không chuyển thành Viện được. Thông tin này các bạn có thể hỏi chi tiết các thày nhiều tuổi như thày Tiếu, thày Thịnh,...
- Thiếu thông tin: Nói thật với các bạn, khi bước vào học ngành này chẳng có ai tư vấn cho mình là nên học ngành nào, không nên học ngành nào. Mình cũng chẳng hình dung hình thù cũng như công việc cụ thể khi ra trường sẽ làm gì và ở đâu. Trong khi các ngành khác, họ tiếp thị ầm ầm! Điều này các bạn K49, K48 chắc thấy rõ hơn ai hết. Thậm chí, có một số thày một số ngành khác tiếp thị bằng cách đến lớp của ngành đối thủ để hạ thấp...và làm nhụt ý chí SV của ngành đối thủ. Khi học tận những năm cuối mới thấy sao học hay thế!
Ý thứ hai câu hỏi của bạn sevenlove, theo mình bạn nên học thật tốt các môn quan trong liên quan trực tiếp đến tất cả các môn học về sau, đặc biệt các môn cơ sở. Ví dụ, nếu bạn không học tốt môn Máy điện, KCĐ và ĐTCS thì bạn không thể học tốt các môn như Truyền Động Điện, TTTK ĐK TBĐ, TĐH TBĐ,... Không hiểu sâu sắc cơ sở thì như xây nhà từ "top" vậy. Mà xây nhà từ Top thì nhanh hỏng lắm! "Không hiểu"=> "Chán"=>"Không muốn học"=> "Không hiểu"=>"Phí thời gian tiền của".
Mình thiết kế hệ thống điện của một toà nhà, mình sử dụng kiến thức KCĐ của thầy Chới để chọn Ap, cầu chảy,..., mình sử dụng kiến thức chọn MBA và kích thước dây của cô Thuận dạy, mình chọn mạch điều khiển cho hệ thống bơm nước thông gió và bảo vệ toàn nhà học thầy Thịnh, thày Tiếu,.. Nói chung chẳng bỏ được chuyên môn nào cả.
Vậy lời khuyên là bạn hãy học bằng cả trái tim và khối óc, học tốt tất cả các môn (liên quan chuyên môn điện).
leminh42
thietbidien
22-03-2008, 09:37 PM
Wow ! Thanks anh Leminh42, anh nói thế làm bọn em tự tin hẳn lên. Xin hỏi anh là từ lúc ra trường cho đến khi anh tìm được công việc như hiện nay thì anh đã trải qua bao nhiêu công ty, gặp những khó khăn ban đầu và anh đã khắc phục ntn ? để bọn em rút kinh nghiệm
MC_Apollon
Cảm ơn anh Lê Minh về những thông tin trên, rõ ràng là tụi sinh viên chúng em vẫn còn ngơ ngác và tự ti lắm, những dòng anh viết bên trên làm em cảm thấy vui và tự tin lên nhiều.
Em học TBD4 k48, lớp em có một bạn từng tuyên bố : Tớ không sợ TDH hay HTD, tớ chỉ ngán vài Th**g nó... giỏi ở TDH với HTD thôi.
Năm tụi em phân ngành thì thảm hại lắm anh ạ, vào học môn LTMach bị thầy Bảng phang cho một câu, là: Tôi nói thật, ngành TBD của cách anh làm tụt điểm phẩy của cả khoa Điện ...
Hồi đó thậm chí tụi em còn cảm thấy ngại khi nói mình học TBD. Nhưng tới bây giờ, sau gần 3 năm học tập dưới sự dẫn dắt của các thầy, tụi em đã tự tin lên hẳn, và có thể nói là tự hào về ngành mình, bộ môn mình.
Em cũng xin được kể ra đây một chuyện vui. Năm ngoái khoa mình có tổ chức cuộc thi sinh viên khoa Điện với kiến thức chuyên ngành, tham gia là tất cả các lớp trong khoa Điện K48. Lớp em chắc cũng chẳng dám tham gia nếu không có sự vận động hết sức nhiệt tình của lớp trưởng. Và kết quả là lớp TBD đã giành đượcg giải nhì, vui vẻ đứng sau một lớp TDH, nhưng dành được sự ủng hộ và cảm tình của khán giả có mặt trong hôm trung kết chính là lớp TBD vì sự khiêm tốn, chiến thắng áp đảo trong vòng 1 và chơi quá đẹp trong vòng 2. Ngay cả đội chiến thắng là lớp TDH2 khi lên nhận giải cũng phải bắt tay với lớp TBD và nói: Các bạn mới thực sự xứng đáng chiến thắng hơn.
Có một điều khá thú vị là sau vòng loại thứ nhất chỉ còn lại 1 lớp TBD, 2 lớp TDH và 1 lớp DKTD, không còn lớp HTD nào trong khi điểm phân ngành vào HTD K48 cao nhất. Lớp TDH1, kẻ vòng đầu vỗ ngực: "Chúng tôi tới đây với khát vọng chiến thắng" lại là lớp đứng hạng chót trong đêm chung kết. Và cũng rất thú vị khi hai lớp TDH thua ngay ở môn chuyên ngành của họ là Điện tử Công suất với lớp TBD. Vòng 1 lớp TBD đã dành được phần điểm trọn vẹn và chiến thắng áp đảo dưới sự ngỡ ngàng của 3 lớp còn lại, cảm tình và sự động viên lớn từ phía khán giả, MC của chương trình đã phải thốt lên: TBD đang trong tư thế của người chiến thắng! Và có lẽ lớp TBD đã dành được chiến thắng trung cuộc nếu ở vòng 2 không xảy ra sự lộn xộn trong việc tranh dành quyền trả lời, cãi nhau về đáp án của 3 lớp còn lại, tại vòng này lớp TBD đã thể hiện tinh thần fair play và dành trọn cảm tình của khán giả cũng như các đội chơi hôm đó.
...
Em cũng đã nhận được nhiều lời khuyên từ phía các thầy và những người đi trước, nhưng có lẽ lời khuyên sâu sắc nhất và cũng là thường được nghe nhất mà em thấy được khi là sinh viên TBD, đó là: Hiểu thật sâu kiến thức cơ sở chuyên ngành, thêm nữa, đó là một phong cách thầy Trần Tuấn.
doanty
Thật sự cảm ơn anh Lê Minh vì những câu trả lời nhiệt tình của anh. Em như tỉnh ngộ sau khi đọc được những gì anh viết.
Anh có thể trả lời thêm cho em những câu hỏi này được không ạ?
Chắc bây giờ trình tiếng Anh của anh cao lắm nhỉ? Tiếng Anh có thật sự quan trọng khi xin việc không anh? Anh nói rõ hơn được không?
Em cũng rất ý thức được rằng việc học English là rất quan trọng, tuy nhiên vẫn chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu? Và học cái gì bây giờ, học tiếng anh Kỹ thuật hay thiên về Giao tiếp ? Em rất muốn học ngay từ giờ, không thì để lâu muộn mất !!!
changhinh
Còn nữa , khóa 42 TBĐ đúng là toàn nhân tài !
Anh có biết thêm những ai khóa trước hay sau cũng '' làm to '' như các anh K42 không ạ? Ý em là em muốn hỏi để khẳng định lần nữa tất cả dân TB đều có khả năng như nhau....
Và câu này hơi cá nhân chút , điểm TK khi tốt nghiệp của anh và những người anh kể trên như anh Ng. Huy Minh ,anh Bình , anh Huy, Vương, Tùng ,... có cao lém khôg ạ? (Hì, còn của thầy Hòa em không dám hỏi vì sợ ngất...)
changhinh
thietbidien
22-03-2008, 09:41 PM
Muốn leminh42 trả lời các bạn ngay chắc khó, chắc phải đợi (Dec. 18 - Oct. 24) ngày nữa leminh42 mới trở lại đây được vì bận!
Tôi xin trả lời thay leminh42 bài của bạn doanty như thế này:
Một ngày kia bạn gặp được 2 người A và B. Để lấy lòng bạn, A liên tục kể xấu B, trong khi B liên tục kể, nói và nghĩ tốt về A. Vậy chắc bạn đủ tỉnh táo để chọn nên chơi với ai chứ?
Nên học TA kỹ thuật hay giao tiếp? Theo tôi nên học cả 2! Vì sao:
Nếu bạn muốn làm về kỹ thuật thì bắt buộc phải biết nhiều từ vựng về kỹ thuật, vậy phải học TA kỹ thuật, tất nhiên thiên nhiều về kỹ năng đọc hiểu.
VN đã thực sự bắt đầu vào WTO rồi, các công ty nước ngoài sẽ nhảy vào ngày càng nhiều. Muốn thăng tiến và lương cao tất nhiên phải giao tiếp được với ông chủ nước ngoài. Bạn giỏi chuyên môn nhưng không diễn đạt được ý/suy nghĩ của mình với sếp thì sếp không thể đánh giá đúng khả năng của bạn và bạn phải chịu thiệt!
leminh42 hình như đã nhảy qua vài ba công ty rồi thì phải - xa thải xếp Tây hẳn hoi đấy.
htbd
Lời gửi tới leminh42:
Những dòng tâm sự của bạn rất động viên tập thể sinh viên TBĐ đang học trong trường. Trang Web thietbidien.vn do thietbidien khởi xướng và có sự vận hành của admin (SV TBĐ K47) ra đời với một mục đích quang bá tiếp thị hình ảnh ngành thiết bị điện. Trong vòng 2 tháng tới thietbidien.vn sẽ năng cấp phần tin tức Điện, và rất cần những thông tin các công trình điện, cũng như liệt kê sự đóng góp của các cựu SV TBĐ. Các em SV K48TBĐ đã dành dụm ít tiền của mình đề gây quỹ cho duy trì xây dựng Web. Rất mong khóa TBĐ42 với công việc tốt của mình sẽ là khởi động cho phong trào đóng góp cho thietbidien.vn cả vật chất cũng như tài liệu kỹ thuật.
leminh42 có thể liên hệ với [Only registered and activated users can see links]
thietbidien
Trước hết AnhTuan chúc thầy Linh và tất cả thành viên diễn đàn năm mới Hạnh Phúc, Sức khoẻ và Thành công
Dạ chào thầy Linh. E là học trò cũ của thầy k44 TBD-DT2.
Các bạn sinh viên. Mình là cựu sinh viên k44 nên hiểu phần nào suy nghĩ hiện nay của các bạn.Mình cũng đọc qua bài viết của các thành viên trong topic này. Mình chỉ bổ sung vài ý kiến của mình:
1. Nếu học thì không bao nhiêu là đủ cả. Vậy nếu có điều kiện các bạn cứ học hỏi nhiều ( nhưng tốt nhất là có chọn lọc)
2. Mỗi cá nhân chúng ta có 24h/ngày. Vậy các bạn hãy tận dụng làm sao tốt time đó. Khi các bạn đi làm. Tùy vào công việc cụ thể mà đòi hỏi kiến thức chuyên môn tương ứng. Vậy tốt nhất các bạn định hướng trước nghề nghiệp của mình để tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực đó
3. KN mình cho thấy bạn học TBD nhưng bạn vẫn có thể đánh lấn sân của các bạn HTD và ĐK và ngược lại các bạn HTD và ĐK cũng có thể nghiên cứu công tác về lĩnh vực của chúng ta. Vậy đùng so sánh nhé
Khoa Điện chắc các bạn cũng biết phần lớn học những môn tương tự nhau. Ở ghế nhà trường đào tạo Basic còn khi đi làm các bạn phải tìm hiểu đọc thêm
4. Nếu nói về lĩnh vực nghề nghiệp cũng như môi trường công tác của Khoa Điện nói chung hay ngành chúng ta nói riêng thì cũng dài lắm
Có điều kiện hãy làm buổi off mọi thành viên trao đổi trực tiếp
Mà mình có một vài tài liệu cần thiết thực tế nếu bạn sv nào có nhu cầu cứ call me mình gửi file cho các bạn. Lĩnh vực:
1- Thiết kế Tủ bảng điện ( điều khiển, trung thế, hạ thế ) ( lĩnh vực của mình)
2- Trạm kioss hợp bộ ( lĩnh vực của mình)
3- Generator ( lĩnh vực của mình)
4- Thiết bị đóng cắt của Siemens, Schneider, ABB, GE, Mitsu, LS, Hyundai...(lĩnh vực của mình )
5- Tủ trung thế RMU.. của ABB, Schneider, Siemens, VEI, Efacec.. ( lĩnh vực của mình)
6- BMS ( đang nghiên cứu)
7- Busway ( lĩnh vực của mình)
8- UPS ( đang nghiên cứu)
Ngoài ra mình và nhóm bạn cũng làm vài lĩnh vực khác nếu giúp được mình sẽ giúp hết sức
AnhTuan
x_men83
06-05-2008, 03:40 PM
Xin cho hỏi địa chỉ email của ANH TUẤN là gì nhỉ? Mình cần một số tài liệu nhưng không biết liên lạc bằng cách nào? Bài này chắc chuyển từ diễn đàn cũ sang, mình mới tham gia nên không biết
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro