chương 2
Những tờ rơi kia gần như bao quát mọi ngành nghề, từ cắt bao quy đầu cho đến tín dụng vi mô, đây đủ không thiếu thứ gì. Thậm chí có cả phá khóa, thần y, thám tử tư, thi hộ chuyên nghiệp...
Tạ Du rút chúng ra rồi ném thẳng vào thùng rác, giờ chỉ sót lại tờ cuối cùng với dòng chữ: Trò chơi thần bí làm bùng nổ cảm xúc vui sướng mãnh liệt! Anh trai tốt bụng ơi - đến đây nào~~~
Mấy cái dấu lượn sóng điệu đà hết biết, Tạ Du toan vứt đi thì sau lưng có người hô “nhóc con" đầy khí thế. Cậu run tay, ma xui quỷ khiến bị ngắt mạch suy nghĩ, trở tay dúi tờ rơi kia vào túi quần.
Hứa Diễm Mai xoa xát tay: “Sao lại có thời gian rảnh rỗi đến thăm dì thế?"
Tạ Du nhìn thấy Hứa Diễm Mai, phản ứng đầu tiên là đưa cho đối phương cái túi ni lông đen, sau đó tức tốc lùi về sau mấy bước như tránh không kịp: “Người dì có mùi gì thế, nước xịt phòng vệ sinh à? Khi không lại xịt đầy người vậy?"
“Nước xịt phòng vệ sinh tiên sư mày, đây là mùi phụ nữ đó." Sức mất non nửa lọ nước hoa chứ có ít đâu.
Dứt lời, cô mở túi ni lông, vừa trông thấy thứ bên trong thì sửng sốt mất vài giây: "Dì nói chơi vậy thôi mà con mua cả cái loa phóng thanh cho dì à... Cái này dùng thế nào, đây là công tắc hả?"
Huyệt thái dương của Tạ Du này cái “thịch”: “... Dì đừng ấn, ồn lắm."
Quá muộn rồi, Hứa Diễm Mai đã nhấn cái nút màu đỏ, hệt như đứa trẻ con vừa có món đồ chơi mới. Thế là ca khúc chưa phát hết ở tiệm tạp hóa lại được dịp công kích màng nhĩ người ta, cứ văng vẳng mãi không dứt.
Hứa Diễm Mai hơi choáng: “Ôi trời ạ, dữ quá vậy?"
“Dì mau tắt nó đi đi." Tạ Du nói tiếp: “Còn cả cổ họng của dì nữa, dì không biết nghĩ à, thích hút thuốc hả, cứ hút thoải mái."
Hứa Diễm Mai: “Làm gì đến mức đó... Với thể trạng khỏe như vâm này của dì, ít nhất cũng chiến đấu được thêm ba trăm năm nữa."
Tạ Du im lặng quan sát cô, vừa nhìn đã để ý ngay tay phải của cô luôn vô tình lại như cố ý chống vào hông. Do quanh năm làm lụng vất vả, lưng Hứa Diễm Mai không ổn lắm, ngày nào cũng phải dán cao. Nếu không thi thoảng còn đau tới nỗi không dậy nổi khỏi giường.
“Khỏe như vâm ấy hả, dì còn dám nói."
Hứa Diễm Mai cảm nhận được ánh mắt của Tạ Du, bèn buông tay xuống ngay, lời bên miệng cũng không biết là thật hay giả, tuôn ra cực trôi chảy: “Lưng dì không sao hết, à gì nhỉ, lần trước dì nghe lời con đi viện khám, kết quả tốt lắm, bác sĩ bảo không có vấn đề gì quả nghiêm trọng cả."
Tạ Du vừa nghe vừa đi về phía tòa nhà khu mua sắm, cậu mặc chiếc áo phông đen bình thường trông có phần rẻ mạt. Đó là chiếc áo do Hứa Diễm Mai mua cho cậu ngày trước. Cô thường gửi cho cậu quần áo, chỉ cần thấy hợp là mua ngay rồi chuyển đi đầy một thùng các tông cao đến nửa thân người.
Hai tay cậu đút túi quần, tay áo xắn lên vài vòng để lộ cổ tay gầy gò. Mái tóc cậu lưng lửng dài, nhìn thôi cũng đủ thấy rất mềm mượt, thậm chí vì quá suôn mượt mà cụp xuống rất tự nhiên, tăng thêm vài phần lạnh lùng.
Cậu hỏi: "Hôm nay phải dỡ mấy xe hàng ạ?"
Hứa Diễm Mai năm nay đã ngoài bốn mươi, thường ngày lu bu với việc nhập hàng và bán hàng, cả ngày hết trông chỗ này đến canh chỗ kia, mấy chuyện tủn mủn vặt vãnh như phá tiệm, gây sự đều đến tay cô, thành thử chẳng còn thời gian chăm chút cho bản thân. Cô vẫn giữ nguyên kiểu tóc uốn xoăn từ Tết năm ngoái, vì không được dưỡng thường xuyên nên giờ tóc xù mì rối tung lên, không những thế còn khô xơ cháy nắng.
Dựa vào ngũ quan, không khó để nhận ra thời trẻ Hứa Diễm Mai cũng là một mỹ nhân, chỉ là năm tháng quá vô tình.
Dẫu bây giờ cô có lẫn trong đám đông thì cũng chỉ là một phụ nữ trung niên rất đỗi bình thường, thậm chí khiến người ta hoài nghi nét đẹp thời xưa còn đọng lại giữa đuôi mày và khóe mắt cô có phải là ảo giác hay không.
"Mười tám xe. Đừng tưởng giờ vẫn là mùa hè mà lầm, đồ thu đông cũng phải để ý ghê lắm, nếu không đến lúc đó phía nhà cung ứng lại không kịp giao. Nhắc đến công việc, Hứa Diễn Mai vô thức sờ túi, muốn rút một điếu thuốc ra hút cho đỡ ghiền cơ mà chỉ móc được chiếc bật lửa, còn thuốc đã hết từ đời nào.
Tạ Du lại hỏi: “Nhân công có đủ không ạ?"
"Đủ đủ đủ, không cần con giúp đâu.” Hứa Diễm Mai bảo: “Lần trước con âm thầm chạy tới giúp, món nợ này dì còn chưa tính với con đâu đấy."
Lần đó tình cờ biết lúc dỡ hàng Hứa Diễm Mai bị đau lưng,
Tạ Du đã trốn học nguyên ngày, khi tìm thấy cậu, cậu đã cùng đám công nhân dỡ bốn, năm xe hàng. Thiếu niên cởi áo đồng phục, khắp người nhễ nhại mồ hôi.
Hồi ấy việc làm ăn của chợ bán sĩ không tốt lắm, đúng ra đến nửa năm nay mới dần khởi sắc, vì thế thuê ít công nhân dỡ hàng bao nhiêu hay bấy nhiêu. Kiểm soát hai tầng trong khu mua sắm đã đủ trầy trật rồi, dĩ nhiên cô phải tính toán tiết kiệm chi phí ra sao.
Hai người đứng trong thang máy, không gian nhỏ hẹp càng khiến mùi nước hoa hệt như mùi nước xịt phòng kia dậy lên nồng nặc. Chắc thang máy chở hàng này đã từng vận chuyển hải sản, nên ngoài mùi hương muốn xông ngạt người ta thì còn phảng phất cả mùi cá tanh.
Hứa Diễm Mai hỏi: “Con lại cao lên rồi đúng không?"
Tạ Du đáp: "Gần mét tám rồi ạ."
Hứa Diễm Mai nhìn cậu từ trên xuống dưới, vừa muốn cười vừa muốn chau mày: "Con gầy đi rồi."
Ngay lúc cửa thang máy mở, Tạ Du cử thể bước ra ngoài, mặc cho Hứa Diễm Mai vẫn nói mãi không thôi việc cậu gầy đi: "Ba bữa phải ăn đúng giờ, thanh niên ngày nay hở ra cái là thích giảm cân này kia, con đừng nghĩ quẩn... Ở, sao lại dừng không đi nữa thế?"
Tạ Du chắn ngang tầm nhìn của Hứa Diễm Mai, che kín không để lộ một kẽ hở.
"Sao vậy? Có chuyện gì à?"
Tạ Du không cho đối phương cơ hội nhìn rõ phía trước rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, chỉ thẳng thừng đấy Hứa Diễm Mai vào lại thang máy, ấn nút đóng một cách dứt khoát và lanh lẹ.
Một pha phản ứng quá nhanh, tới nỗi toán người hung hăng dữ tợn kia đều ngây như phồng, đến khi sực tỉnh thì cửa thang máy đã chầm chậm khép lại.
“Đệch.” Gã đàn ông cầm đầu có gương mặt hung dữ, cổ đeo dây xích vàng nhổ điếu thuốc đang ngậm trong miệng rồi quẳng nó xuống chân, hùng hố tiến lên phía trước, chửi ôm tỏi: “Con khốn Hứa Diễm Mai, mày đứng lại cho ông!"
Chỉ có mình gã là phản ứng nhanh nhạy, còn những tên khác chẳng hề biết người phụ nữ cần tìm suýt chút nữa đã chuồn êm ngay trước mắt bọn chúng. Gã to con đeo dây xích vàng vung tay lên, giận ngút trời: “Còn đực ra đấy làm gì, đuổi theo đi! Cả đám đứng đây xem kịch à! Mày! Mau xuống cầu thang bên kia tóm lấy nó!"
Nhác thấy cửa thang máy khép lại nửa chừng, Tạ Du vội vàng nói: “Dì xuống trước gọi người đến đi."
Hứa Diễm Mai liếc gương mặt gã đàn ông qua khe hở thang máy, dù cô có rất nhiều điều muốn nói nhưng thời gian cấp bách, chỉ đành sốt ruột quát: “Tạ Du!"
Tạ Du nhìn cô: “Dì Mai, nghe lời con."
Chỉ kịp nhìn lướt qua, cửa thang máy đã đóng chặt rồi đưa Hứa Diễm Mai đang đứng bên trong xuống.
Tạ Du để ý cạnh thang máy có dựng một cây lau nhà, chắc là do công nhân vệ sinh dọn dẹp xong quên mang theo. Cậu bèn quờ lấy, giơ chân giẫm lên giẻ lau sàn, tay vận lực rút thẳng cán gỗ ra.
Vừa lăm lăm cây gậy gỗ, cậu vừa ngước mắt lên nhìn đám côn đồ: “Muốn làm gì?"
Cậu biết đám người này.
Đám du côn có mặt ở khắp các ngõ ngách của con phố Hắc Thủy này, mượn danh thu phí bảo kê mà ngang ngược, hống hách. Anh Hổ trước mặt đây nghe nói mới ra tù mấy tháng trước, tự xưng mình suýt đâm chết người nên mới bị bắt giam, cực kỳ táo tợn. Người ta cứ mặc kệ gã khoác lác, chẳng ai thèm bàn luận xem sự thật rốt cuộc là thế nào.
Vốn dĩ anh Hổ sống nhờ việc thu phí bảo kê, hưởng thụ cảm giác đàn em ngu dốt tôn sùng mình là đại ca, nhưng chuyện chỉ đến khi gã gặp Hứa Diễm Mai. Và nguồn cơn bắt đầu từ việc... gã để ý Hứa Diễm Mai.
Hứa Diễm Mai có chút nhan sắc, tính tình đáo để, năng nổ. Chỉ duy có một điểm không tốt là không biết điều, cứ năm lần bảy lượt từ chối gã... Đúng là chẳng biết tốt xấu.
Anh Hổ nghĩ đến đây, ánh mắt sầm xuống: “Nhãi ranh, đừng xía vào chuyện của tao."
Ấy thế mà Tạ Du vẫn chẳng mảy may phản ứng, trái ngược với mấy nhân viên cửa hàng đang co rúm ở bên trong, không một ai dám ho he, sợ tới mức tim sắp vọt lên hẳn cuống họng.
Đây là lần đầu tiên họ gặp phải cảnh này. Nhìn đám người khệnh khạng đi vào, đập phá đồ đạc cũng biết không phải hạng dễ chọc. Họ ngần ngừ không biết có nên báo cảnh sát hay không, bởi ai cũng rõ luật bất thành văn của phố Hắc Thủy, chuyện giang hồ phải giải quyết theo kiểu giang hồ.
Và rồi họ trông thấy "đứa trẻ ngoan" hay được chị Mai nhắc tới đang đứng ở cửa thang máy, một mình đối đầu với năm tên, gương mặt lạnh lùng không cảm xúc, một tay cậu rút ra khỏi túi quần, ngoắc ngoắc về phía đám người kia, chẳng rõ là khiêu khích hay thật sự không biết sợ: “Muốn chết đến nỗi vác xác tới tận cửa nhà bố cơ à, không rảnh phí lời với chúng mày, xông lên cả đi."
"..."
Anh Hổ không muốn thừa nhận rằng bản thân đã bị một thằng nhóc mang dáng vẻ học sinh dọa cụp đuôi trong tích tắc.
Ánh mắt thằng nhóc này quá thâm trầm, lạnh đến độ khiến người khác rét run, nhìn bọn chúng không khác gì nhìn một đống phân... Tóm lại, đây chắc chắn không phải ánh mắt của một đứa trẻ được nuông chiều, bao bọc từ nhỏ.
Thấy vậy, Anh Hổ quen thói tinh vi tinh tướng bỗng tức xì khói, chủ động giật phăng cổ áo: “Mới tí tuổi đầu mà mạnh miệng phết nhỉ, biết tao là ai không? Ra ngoài hỏi thăm xem, có ai gặp anh Hổ mà không phải kính cẩn nhường ba phần... Nhìn đi, vết sẹo trên cổ ông mày là do năm xưa đánh lộn với cai tù mà ra đấy. Thằng nhõi chưa đủ lông đủ cánh như mày có quan hệ gì với con khốn kia? Mày định làm gì hả, tính đánh tao á? Còn học đòi người ta đánh nhau? Mày nghĩ chỉ dùng mỗi cây gậy gỗ này mà..."
Tạ Du không nói không rằng, vươn tay túm cổ áo anh Hổ, giật mạnh về phía mình rồi lên gối vào bụng gã, tiếp đó là một màn khóa khuỷu tay hết sức thuần thục, kéo lấy gã không cho gã có thời gian định thần.
Đó là một đòn quật qua vai đẹp mắt, gọn gàng và dứt khoát.
Nếu không vướng phải bầu không khí căng thẳng, chắc hẳn toán nhân viên phía sau đã vỗ tay reo hò rồi.
Anh Hổ bị đánh tới mức trước mắt tối sầm, không thể ú ở được gì.
Thế nhưng Tạ Du không định dễ dàng bỏ qua cho gã, cậu lôi gã từ dưới đất lên, ấn cái “rầm” vào cửa thép thang máy, ngón tay chọt siết chặt, thẳng thừng bóp cổ đối phương.
“Vênh váo lắm, coi việc từng ngồi tù là huân chương của đàn ông phải không?"
Anh Hổ phản ứng lại, toan nhấc chân đá thì bị Tạ Du đánh một gậy thật mạnh, bắp chân không ngừng run lẩy bẩy. Tạ Du vừa buông lỏng tay, gã liền nặng nề đổ vật ra đất, một tay chống xuống sàn, tay kia ôm bụng không nhịn được mà nôn khan: "... Chó má."
“Vừa nãy ông mắng ai là con khốn?"
Gương mặt đẹp trai của Tạ Du từ từ áp xuống, anh Hổ trợn tròn mắt trước sự tàn ác toát ra từ cái nhíu mày của cậu thiếu niên. So với vẻ ngoài đẹp đẽ nổi bật, sự lạnh lùng, sắc bén và thâm trầm toát ra từ cậu càng làm gã thấy sửng sốt hơn gấp bội.
Tạ Du lặp lại câu hỏi lần nữa, giận đến mức bốc hỏa, giọng trở nên khàn khàn: “Vừa rồi ông mắng ai là con khốn?"
Anh Hổ nín thinh.
“Không có ai dạy ông cách làm người thì để tôi dạy.” Tạ Du dùng mũi chân đá đống phế phẩm dưới đất kia.
Mấy tên đàn em phía sau anh Hổ cứ lấm lét đưa mắt nhìn nhau, ai nấy đều nhìn ra được sự chần chừ trong ánh mắt của đồng bọn, sau cùng cả lũ như thể ngầm hiểu ý nhau, co giò bỏ chạy.
"Lần này xong thật rồi, làm sao đây?"
Tên cao kều vừa chạy vừa hỏi: “Hay là chúng ta báo cảnh sát đi?"
“Báo con khỉ!" Tên khác bảo: “Thế này thì về sau chúng ta lăn lộn ở phố này kiểu gì được nữa!"
Cô Tuyết Lam đang nhâm nhi trà chiều thì nhận được điện thoại từ đồn cảnh sát.
Người phụ nữ tháo chiếc khăn choàng bằng lụa tơ tằm, bên dưới là chiếc đầm dài chất liệu ren được may đo cao cấp tôn lên đường cong hài hòa nơi thắt hưng, trang nhã không sao tả hết. Phía dưới gấu váy thêu hai bông hoa chìm, cổ chân trắng nõn mịn màng, hệt như một miếng ngọc sáng bóng.
Mái tóc dài xoăn sóng bồng bềnh được chăm chút tỉ mỉ buông xõa bên sườn mặt, bà cười mỉm nghe các bà chủ trước mặt tán gầu về kiểu dáng mới cho trang phục mùa đông, chốc chốc lại chêm vào vài câu: “Nếu bà Trần thích thú như vậy, không bằng hôm nào bay thẳng qua mà mua..."
“Bà chủ, bà có điện thoại."
Cổ Tuyết Lam quay sang, ngón tay đặt trên chén trà bằng sứ, tiện miệng hỏi: "Ai gọi đến thế?"
Cái người giữ điện thoại không biết có nên nói hay không, đắn đo mấy giây bèn khom lưng ghé vào tai Cố Tuyết Lam, nói bằng giọng chỉ đủ cho hai người nghe thấy: “Đồn... đồn cảnh sát. Nói là cậu hai đánh nhau với người ta, còn ra tay khá nghiêm trọng, đối phương ầm ĩ đòi bồi thường tiền thuốc men. Bà xem, chuyện này phải xử lý thế nào ạ? Cử người qua đó coi sao nhé?"
Mặt Cố Tuyết Lam lập tức biến sắc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro