Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tctt 03-04

Câu 3: Cung - cầu tiền tệ

*Cầu tiền tệ

- K/n: là tổng nhu cầu được xác định bởi nhu cầu tiền tệ mà các tác nhân và thể nhân cầu để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng

- P/loại:

+ cho giao dịch: tiền để thực hiện các hoạt động giao dịch thường xuyên

+ cho tích lũy: là số lượng tiền do các chủ thể cần để sử dụng cho các nhu cầu như đã chuẩn bị trước

+ cho dự phòng: là khối lượng tiền mà các chủ thể trong nền kinh tế cần để đề phòng những rủi ro hoặc nắm bắt cơ hội thuận lợi cho tương lai

+ cho cất trữ: là khối lượng tiền mà các chủ thể trong nền kinh tế tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng được đưa vào cất trữ chủ yếu dưới dạng tiền vàng

- Các nhân tố ảnh hưởng

+ giá trị của các khoản giao dịch:

Số lượng, số lần và giá trị giao dịch quyết định đến mức cầu tiền, tức là lượng tiền cần giữ lại của các tác nhân. Nếu giá cả hàng hóa trong kì tăng hoặc giảm thì nhu cầu tiền trong kì cũng thay đổi tương ứng

+ lãi suất tín dụng

Lãi suất tín dụng tác động trực tiếp đến tổng cầu tiền. giữ lại tiền chờ cơ hội mua hoặc thanh toán là mất đi một khoản thu nhập tính theo lãi suất tiền gửi hoặc đầu tư và thời gian. Lãi suất thay đổi sẽ tác động đến tư duy kinh tế của các tác nhân gửi tiền . Những tác nhân này sẽ so sánh giữa lợi ích vượt trội . nhìn chung lợi tức giảm thì nhu cầu giữ tiền sẽ tăng và ngược lại

+ sự ko đồng bộ về thời gian giữa thu và chi

Nếu thu nhập và chi tiêu của các tác nhân phát sinh đều đặn thì nhu cầu tiền giữ lại cho giao dịch là ít nhất . nếu có cách quãng về thời gian giữa thu và chi thì số tiền phải giữ lại nhiều hơn để đảm bảo các khoản chi thường xuyên. Sự "lệch pha" về thời gian thu chi càng lớn thì nhu cầu tiền gửi giữ lại càng nhiều và ngược lại

+ tập quán dân tộc và địa phương

Tập quán dân tộc và địa phương được phản ánh khá đậm nét trong nhu cầu tiền. Những nơi kinh tế thuận lợi, kiếm tiền ko khó khăn thì tiền được giữ lại ít hơn. Ngược lại, những vùng có cuộc sống khó khăn thì tiền được giữ lại nhiều hơn. Những điều kiện ấy đã hình thành tập quán thanh toán của vùng, miền và dân tộc. Tập quán này sẽ thay đổi theo đời sống kinh tế nhưng rất chậm chạp

*Cung tiền tệ

- K/n: là chỉ việc phát hành và lưu thông 1 khối lượng tiền tệ nhất định để thỏa mãn nhu cầu sử dụng tiền

- Các kênh cung ứng tiền

+ NN (NHTW) độc quyền phát hành tiền mặt vào lưu thông:

• Tái chiêt khấu thương phiếu và chứng từ có giá

• Thông qua thị trường vàng và ngoại tệ: NHTW dùng tiền để mua vàng và ngoại tệ từ đó bơm them tiền vào lưu thông

• Cho ngân sách nhà nước vay

• Thông qua nghiệp vụ thị trường mở

+ NHTM tổ chức tín dụng tạo tiền chuyển khoản

Cơ sở tạo tiền chuyển khoản:

• Các ngân hàng phải hoạt động trong cùng 1 hệ thống

• Thực hiện tín dụng và thanh toán ko dùng tiền mặt

Quá trình cung tiền: từ một lượng tiền gửi ban đầu ở NHTM thứ nhất sau khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán ko dùng tiền mặt giữa các ngân hàng có thể tạo ra lượng tiền chuyển khoản lớn gấp nhiều lần số tiền ban đầu

Các nhân tố tham gia quá trình cung ứng tiền cho lưu thông

• Ngân hàng trung ương

• Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng

• Khách hàng gửi tiền

• Khách hàng vay tiền

Câu 4: Ổn định tiền tệ, biện pháp ổn định tiền tệ

*Ổn định tiền tệ:

Mối quan hệ giữa cung - cầu tiền:

+ cung = cầu: nền kinh tế ở trạng thái cân bằng

+ cung > cầu: mất cân đối cung cẩu tiền tệ. nếu ở mức độ cao sẽ dẫn đến lạm phát, giá cả gia tăng và cuối cùng làm giảm thấp tốc độ tăng trưởng kinh tế

+ cung < cầu: mất cân đối cung cầu tiền tệ. đây là hiện tương thiểu phát và cũng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội

*Các biên pháp ổn định tiền tệ:

- cung > cầu:

+ nhũng biện pháp cấp bách (mang tính tình thế): Áp dụng những biện pháp này với mục đích giảm tức thời cơn sốt lạm phát, để từ đó áp dụng những biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài

Khi xảy ra lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát thì những biện pháp tình thế để ổn định lưu thông tiền tệ thường được áp dụng là:

• Ngừng phát hành tiền vào lưu thông

Đây là biện pháp "đóng băng tiền" nghĩa là ngân hàng phát hành tạm thời ko thực hiện các nghiệp vụ đưa them tiền vào lưu thông như" tái chiết khấu" ...

• Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm

Biện pháp này có tác dụng "hút" tiền mặt của dân cư và doanh nghiệp và NHTM, làm giảm "sức ép" đối với hàng hóa trên thị trường. Để biện pháp này thực sự có hiệu quả thì ngoài mức lãi suất "hấp dẫn" , ngân hàng cần có biện pháp xử lý kỹ thuật tâm lý thích hợp-lãi suất giảm dần thì tiền sẽ "hút" vào NHTM nhanh hơn

• Cắt giảm, hoãn chi những khoản chưa cấp bách tử NSNN

Những khoản chi cho đầu tư phát triển, các khoản chi cho VH-GD ... cần được xem xét đảm bảo tiết kiệm. nếu thấy chưa cần thiết thì cắt giảm, hoãn chi

• Bán ngoại tệ và vàng, khuyến khích tự do mậu dịch, nhằm tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng, góp phần cân đối tiền hàng

• Vay và xin viện trợ từ bên ngoài

• Cải cách tiền tệ: đây là biện pháp tình thế cuối cùng nếu các giải pháp trên ko hiệu quả. giải pháp cải cách tiền tệ: xóa bỏ toàn bộ hay một phần tiền cũ, phát hành tiền mới vao lưu thông, tuy có khôi phục lại tình trạng lưu thông tiền tệ nhưng chính phủ "mất nhiều hơn được". đó là sự giảm lòng tin đối với chính phủ và mất uy tín đối với giấy bạc ngân hàng

+ những biện pháp ổn định tiền tệ chiến lược: tác động dài hạn, tạo thế phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân:

• Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Đây là kế hoạch phát triển với tầm nhìn chiến lược trên các lĩnh vực sản xuất dịch vụ và tiêu dùng của xã hội. những lĩnh vực trên ko những được phát triển cân đối, phong phú, đa dạng mà còn phù hợp với điều kiện của quốc gia và giao lưu quốc tế

• Xây dựng ngành sản xuất hàng hóa hoặc dich vụ "mũi nhọn" của nền kinh tế quốc dân

• Giảm nhẹ biên chế kiện toàn bộ máy hành chính

Chi cho biên chế cán bộ trong bộ máy hành chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổn số chi thường xuyên của NSNN. Nếu giảm nhẹ được số này để chuyển sang cho đầu tư phát triển thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực

• Kiểm soát thường xuyên chặt chẽ các chính sách thu, chi của chính phủ

• Lạm phát để chống lạm phát

Khi đất nước còn nhiều tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên... và tri thức nhưng chưa được khai thác , chính phủ có thể phát hành để "đẩu tư mạo hiểm" vào một số lĩnh vực để khai thác tiềm năng. Nếu đầu tư cho những dự án đúng hướng và khả thi thì lúc đầu nền kinh tế có thể bị lạm phát nhưng sau đó hiệu quả mang lại là chắc chắn

- cung < cầu :

+ tăng tiền lương

Đó là cách tăng cung ứng tiền vào nền kinh tế thông qua việc trả lương cao hơn. Có ảnh hưởng tới ổn định tiền tệ

+ hạ thấp lãi suất cho vay

Với mức lãi suất cho vay thấp thì mọi người sẽ ít hứng thú hơn với việc gửi tiền. chi phí cơ hội của việc giữ tiền sẽ thấp hơn. Mọi người sẽ giữ lại nhiều tiền hơn. Lương tiền trong lưu thông sẽ tăng và có tác dụng ổn định tiền tệ

+ kích cầu tín dụng

+ hạn chế tốc độ tăng trưởng một số ngành hàng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: