tch1: he thong tai chinh
Câu hỏi: Vai trò của Nhà nước đối với Hệ thống tài chính theo quan điểm đề cao vai trò của kinh tế thị trường
Cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp đó. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích một số lĩnh vực quan trọng, không thể không có sự điều tiết của Nhà nước trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế mới.
Thế kỷ XX đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống kinh tế, nói đúng hơn là hai giải pháp vĩ mô đối lập nhau: Nền kinh tế chỉ huy dựa trên sự kiểm soát tập trung của Nhà nước và Nền kinh tế thị trường dựa vào thành phần kinh tế tư nhân. Thế nhưng, chỉ đến cuối thế kỷ XX thì câu trả lời cho sự phân tranh nói trên mới trở nên rõ ràng: mô hình của nền kinh tế chỉ huy đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng, trong việc tạo ra sự phồn vinh và thậm chí cả trog việc nâng cao đời sống nhân dân. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường lại tỏ ra thành công ở nhiều nước từ Tây Âu đến Bắc Mỹ và cả Châu Á nữa (Việt Nam cũng nằm trong số nhữg nước này).
Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường vẫn là cái gì đó chưa thuyết phục và chưa được mọi nước chấp nhận một cách dễ dàng.Vấn đề đặt ra là:Nếu thị trường và hệ thống thị trường hiệu quả thì sao Nhà nước vẫn phải can thiệp vào các hoạt động của nó? Tại sao không thực hiện một chính sách để tư nhân được hoàn toàn tự do kinh doanh? Có thể khẳng định rằng Nhà nước không thể thay thế cho thị trường nhưng nó có thể tác động một cách hiệu quả đến mọi hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Nhà nước tác động đến HTTC thông qua các bộ phận: Thị trường tài chính, Các định chế tài chính trung gian, Cơ sở hạ tầng pháp lý - kỹ thuật và Các tổ chức giám sát và điều hành hệ thống tài chính .
*) Về thị trường tài chính, tttc là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng nguồn tài chính. Chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là dẫn vốn từ người dư thừa vốn tới người cần vốn, ngoài ra nó còn thể hiện chức năng giám sát thông qua sự vận động của các nguồn tài chính. Nói một cách đơn giản thì thị trường tài chính chính là môi trường để nguồn vốn trong xã hội được "vận động", môi trường có tốt, có ổn định thì nguồn vốn mới sống khỏe và phát triển tốt được. Năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam chịu ảnh hưởng tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Lạm phát và lãi suất tăng cao đã làm cho khả năng thanh khoản của thị trường giảm sút, từ đó đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển.Các nhà đầu tư đánh mất niềm tin vào các công ty, đặc biệt là các ngân hàng do lo ngại về tình trạng thua lỗ tiếp tục xảy ra. Tiêu dùng giảm do lo ngại về khả năng mất việc làm. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phải hành động một cách quyết đoán để nhà đầu tư có thể tin tưởng vào khả năng thanh toán và tồn tại của các định chế tài chính, đồng thời phải cam kết một cách đáng tin cậy sẽ thực hiện các biện phát đủ để xử lý nguy cơ tái diễn ra tình trạng Đại suy thoái. Do vậy, ổn định tài chính là vấn đề then chốt để phục hồi kinh tế thế giới.
Thị trường tài chính là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nó giữ một vai trò đặc biệt trong việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh tế. Có được thị trường tài chính phát triển mạnh là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế
Dựa vào cách thức, bản chất, chức năng và phương thức hoạt động thì có rất nhiều loại thị trường trên tttc vậy nên vai trò của nhà nước đối với httc rất quan trọng. Nhà nước có chức năng quản lý và điều tiết mọi mặt hoạt động của nền kinh tế trong đó có thị trường tài chính. Đồng thời, trong quá trình vận động, bản thân thị trường tài chính cũng đặt ra yêu cầu được sự quản lý và giám sát của nhà nước. Trong mỗi loại thị trường tài chính khác nhau, nhà nước thể hiện vai trò của mình bằng các biện pháp và công cụ khác nhau. Nói chung, sự tác động của nhà nước vào thị trường tài chính thể hiện trên 3 mặt cơ bản sau: tạo môi trường pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của thị trường tài chính, tạo ra môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính và giám sát các hoạt động của thị trường tài chính.
*) Về các định chế tài chính trung gian: trung gian tài chính là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, làm trung gian giữa những chủ thể có vốn và các chủ thể cần vốn, giúp cho đồng vốn được luân chuyển có hiệu quả. Trung gian tài chính gồm các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí, các tổ chức đầu tư... Với xu thế phát triển của thị trường hiện nay, ranh giới giữa các trung gian tài chính và các thị trường ngày càng mờ nhạt. Điều tai hại hơn ở chỗ các trung gian tài chính lao vào cuộc đầu tư tài chính với vai trò như một nhà đầu tư để kiểm lợi nhuận từ sự chênh lệch. Luồng vốn không được đổ vào trong sản xuất kinh doanh mà lại được sử dụng vào việc mua bán trên thị trường vốn.
Năm 2008, khi lãi suất huy động được ngân hàng Nhà nước quy định là 14%/năm thì hàng loạt các trung gian tài chính đã nhảy vào cuộc với vai trò của nhà đầu tư. Trung gian tài chính phát triển quá nóng gây nhiều bất cập khiến Bộ tài chính đã quyết định dùng một chính sách nhằm điều tiết lại thị trường.Bộ tài chính ban hành nghị quyết theo đó các ngân hàng thương mại buộc phải mua tín phiếu bắt buộc. Điều này làm các ngân hàng thiếu vốn khả dụng buộc họ phải thu hút tiền gửi từ dân cư. Hành động của Bộ tài chính có tác dụng nhằm thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Với hành động này Nhà nước kỳ vọng sẽ kiểm soát được tình trạng phát triển quá nóng của các tổ chức tài chính.
Tác động trên của Bộ tài chính có tác dụng làm giảm đi độ nóng của thị trường, tuy nhiên điều ngược lại lại xảy ra đối với thị trường chứng khoán. Vốn bị rút ra liên tục khỏi thị trường chứng khoán, cả thị trường chứng khoán và quỹ đầu tư rơi vào tình trạng héo hắt khi mà các giao dịch cực thấp, lượng nhà đầu tư đóng băng tài chính rất cao. Các doanh nghiệp cũng ngày càng khó khăn do lượng vốn lớn trên thị trường chứng khoán mất đi, lãi suất cho vay của các ngân hàng quá cao. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mất liên tục các đơn đặt hàng quan trọng, các doanh nghiệp sản xuất bị đình đốn. Ta dễ dàng thấy được tính khả thi của biện pháp mà Nhà nước đưa ra lúc này là bất hợp lý. Và kết quả là vào cuối năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam gặp khủng hoảng.
Bước sang năm 2009, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, nhưng ở Việt Nam lại là một sự suy thoái kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế có khả năng không hoàn thành, Chính phủ đã đưa ra một gói kích thích giá. Kết quả của gói kích thích này đã đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng vào tháng 6/2009,nó đã tác động vào thị trường tài chính một cách rõ ràng: các ngân hàng đã bớt đi những khó khăn gặp phải khi huy động vốn, các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn rẻ.
Từ hai ví dụ trên ta có thể thấy được tác động của chính phủ vào hệ thống tài chính nói chung và trung gian tài chính nói riêng là không thể thiếu được. Những chính sách sẽ làm giảm bớt sự phát triển quá nóng của thị trường, và sẽ giúp cho nền kinh tế thoát khỏi những khó khăn, vượt qua khủng hoảng và định hướng phát triển cho nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế thì những chính sách này vẫn tồn tại một số bất cập do sự nhúng tay quá sâu của Nhà nước vào nền kinh tế. Sự điều chỉnh là cần thiết nhưng hãy tôn trọng vai trò tự điều chỉnh của kinh tế.
*) Về cơ sở hạ tầng pháp lý - kỹ thuật:có hệ thống pháp lý và quản lý của Nhà nước:Luật ngân sách Nhà nước, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm, Luật chứng khoán.
- Luật ngân sách Nhà nước: được ban hành nhằm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản nhà nước. Ngân sách Nhà nước Việt Nam với các công cụ thuế và chi tiêu có thể điều tiết sự phát triển của HTTC trong những trường hợp cụ thể nhất định.
- Luật Ngân hàng nhà nước: được ban hành nhằm xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Chính sách tiền tệ quốc gia: là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Luật các tổ chức tín dụng quy định: Thống nhất quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; Đầu tư vốn và các nguồn lực khác để phát triển các tổ chức tín dụng nhà nước, tạo điều kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ
- Luật kinh doanh bảo hiểm: Luật này ra đời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Luật bảo hiểm xã: Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Luật chứng khoán: Luật này quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tự chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Bên cạnh đó còn có các công cụ .Nguồn lực và hệ thống giám sát: Nguồn lực và các hệ thống giám sát chưa đáp ứng nhu cầu cho HTTC hoạt động làm mạnh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Và với 1 hệ thống thanh toán liên ngân hàng là 1 bước tiến trong việc áp dụng công nghệ thanh toán của hệ thống tài chính Việt Nam.
*)Các tổ chức giám sát và điều hành hệ thống tài chính, gồm có:
1. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia: đây là cơ quan quan trọng nhất trong việc giám sát tài chính., ủy ban giám sát sẽ làm theo chế độ thủ tướng, chịu sự chỉ đạo của nhà nước, nhà nước sẽ có vai trò đẩy mạnh chức năng của ủy ban giám sát, tăng quyền hạn cho ủy ban giám sát trong quá trình xây dựng chính sách giám sát cũng như chiến lược phát triển thị trường, tăng vai trò và nhiệm vụ của ủy ban.
2. Ngân hàng trung ương: là cơ quan trực thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
3. Bộ tài chính là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng về tài chính của chính phủ, bao gồm: ngân sách nhà nước, thuế, phí, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, hải quan, kế toán, kế toán độc lập,.... thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
4. Ủy ban chứng khoán nhà nước: là tổ chức thuộc bộ nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
nhà nước đã tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát đối với các tổ chức trung gian của ủy ban chứng khoán nhà nước nhằm góp phần giữ vững, ổn định thị trường chứng khoán, tăng cường hợp tác quốc tế chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoan và thị trường chứng khoán cho ủy ban chứng khoán, đẩy mạnh thực hiện thống kê dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
5. Trung gian tài chính đặc biệt: bao gồm ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng phát triển. Nhà nước ta đã nâng cao vai trò và chức năng của hai hệ thống ngân hàng trên. Nhà nước giúp quá trình huy động vốn của ngân hàng, tăng cường các biện pháp, các công cụ cho vay vốn tới các đối tượng làm cho nhiệm vụ của trung gian tài chính đặc biệt được phát huy.
6. Các tổ chức tài chính quốc tế: bao gồm quỹ tiền quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)....
Tuy vậy không thể bỏ qua những điểm yếu còn mắc phải của hệ thống giám sát tài chính này:
- Điểm yếu thứ nhất là sự thiếu phối hợp điều tiết giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính.
- Điểm yếu thứ hai là sự yếu kém trong quá trình theo dõi và giám sát, bao gồm tính thiếu minh bạch và chất lượng các báo cáo. Sự phát triển, đổi mới của hệ thống tài chính tạo ra những sản phẩm lai chép, do đó công tác giám sát cũng gặp khó khăn hơn.
Sự không tương thích giữa các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn thế giới trong việc giám sát dựa trên rủi ro đã góp phần làm bộc lộ tíh yếu kém của công tác điều tiết và giám sát. Ngoài ra cơ chế cảnh báo và giám sát hệ thống sớm cũng là một điểm yếu của hệ thống điều tiết.
- Điểm thứ ba là yếu kém trong việc quản lý các công ty tài chính có vốn nước ngoài.
- Điểm thứ tư là yếu kém trong việc giám sát dòng vốn đầu tư trực tiếp.
Ngoài ra việc giám sát cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên cũng chưa được hiệu quả.Cần có những thay đổi, bổ sung và điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giám sát điều tiết thị trường tài chính hiện nay. Cần bổ sung các yêu cầu về tính minh bạch và chế độ báo cáo, đặc biệt đối với chế độ kiểm toán 2 lần một năm. Tăng cường tái cơ cấu các cơ quan giám sát tài chính hiện nay, bao gồm cơ quan giám sát trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán để hướng tới một hệ thống giám sát tích hợp và độc lập. Về giám sát bảo hiểm cần tái cơ cấu hoa hồng bảo hiểm. Văn phòng giám sát cần được thành lập tại Ngân hàng Nhà nước kết hợp với các phòng chức năng cùng với chức năng chống rửa tiền. Bước thứ ba là thực hiện giám sát và điều tiết dựa trên rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế. Thứ tư là nâng cao tầm quan trọng của hệ thống cảnh báo sớm và tăng cường theo dõi các tổ chức tài chính lớn một cách có hệ thống.
- Những công ty tài chính có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Khi cấp phép cho các công ty này, cơ quan giám sát cũng rất tin tưởng vào vị thế của họ trên thị trường thế giới và không thể dự đoán trước được sự sụp đổ có thể xảy ra.
- Đây là một điểm yếu mà cơ quan chức năng cần chú ý đến bên cạnh việc tập trung vào các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước. Ngoài ra, hệ thống soát xét khách hàng đầu tư cũng chưa đủ mạnh.
- Một yếu tố khác cần tính đến là nâng cao năng lực cán bộ giám sát. Đây là đội ngũ vẫn còn thiếu về lượng và về chất, với một nguyên nhân là chênh lệch mức lương giữa khu vực nước ngoài và tư nhân. Qua đó có thể thấy Việt Nam còn phải đi qua một chặng đường dài để nâng cao năng lực giám sát.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro