tch-. xử lí bội chi
Bội chi Ngân sách nhà nước
Bội chi ngân sách nhà nước là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu. Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN:
- Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
- Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt.
Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy ra. Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát,đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế gây ảnh hưởng tới đời sống cùa dân cư, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong thời gian còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
ở nước ta từ năm 2001 trở lại đây, bội chi ngân sách vẫn diễn ra thường xuyên nhưng mức bội chi đã có những thành tựu đáng mừng so với những năm 80 của thế kỷ trước. Thời kỳ trước năm 2000, đây là giai đoạn có mức bội chi ngân sách cao do tình hình ngân sách còn yếu kém, mức chi tiêu nhiều hơn so với mức thu vào lại thêm việc các nước Đông Âu và Liên Xô cắt giảm các nguồn viện trợ làm tình hình bội chi càng trầm trọng. Chính phủ đã phải giải quyết bội chi không chỉ bằng nguồn tiền đi vay nợ của nước ngoài mà còn bằng cả cách phát hành tiền dẫn đến tình trạng lạm phát cao.Giai đoạn từ năm 1996-2000,, mức bội chi ngân sách đã giảm xuống do
những điều chỉnh tích cự theo hướng thắt chặt chi tiêu của chính phủ tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biến tích cực: nguồn thu đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường xuyên của chính phủ và co chi đầu tư cho phát triển, thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á nên nền kinh tế có gặp không ít khó khăn. Từ năm 2001 trở lại đây, mức bội chi ngân sách nhà nước đã có những biến chuyển tích cực do sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và công tác thu có những thành tựu đáng kể . Tốc độ tăng thu hằng năm tăng , Thuế đã được xem xét đúng với vai trò cơ bản của nó trong cơ chế thị trường là tạo nguồn thu cho ngân sách, kích thích tăng trưởng, điều chỉnh và phân phối lại thu nhập. Hệ thống thuế đã và dang được cải cách theo hướng mở rộng cơ sở thu thuế, Chi ngân sách đã được thực hiên theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích lũy của ngân sách cho đầu tư phát triển. Khoản chi thường xuyên của ngân sách thường được khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách. Mỗi khoản chi được xác định trên cơ sở phân định rõ đối tượng và mục đích cụ thể.
Bội chi NSNN được hiểu một cách chung nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu;... Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.
Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi NSNN. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau:
Thứ nhất: Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây "tăng trưởng nóng" và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia.
Thứ hai: Vay nợ cả trong và ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà nước có thể vay nợ nước ngoài và trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau...
Thứ ba: Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ tư: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
Thứ năm: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v.. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.
ở Việt nam -Thứ nhất, rà soát lại các hoạt động thu chi NSNN để tăng thu giảm chi. Đây là biện pháp thường được các chuyên gia cho là có hiệu quả và ít ảnh hưởng tới nền kinh tế nhưng cũng là khó thực hiện do có độ trễ về thời gian và đòi hỏi các giải pháp phải mang tính đồng bộ:
+Tăng cường quản lý để các công trình đầu tư của Nhà nước thực sự có hiệu quả. Thứ nhất, cần có đội ngũ các chuyên gia thẩm định để đánh giá chi tiết cẩn thận hiệu quả kinh tế của các dự án xin đầu tư. Các dự án được đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư công phải là những dự án tập trung vào những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước và phải có kế hoạch hợp lý. Thứ hai, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao.
+ Huy động nguồn vốn của cá nhân để giảm chi tiêu của chính phủ. Muốn vậy cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật cũng như phát triển môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ.
+ Nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế, nhằm kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng thuế, nợ thuế, buôn lậu, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các luật thuế, tiếp tục rà soát để giảm, bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp, kịp thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng, tạo ra các khoản đóng góp bất hợp lý dưới mọi hình thức
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanhnghiệp có vốn của nhà nước để tăng nguồn thu cho ngân sách đồng thời cũng giảm tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chính phủ phải chi ngân sách để duy trì, bù lỗ
. -Thứ hai, nên thay đổi cách cân đối ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế. Điều đó sẽ tạo thuận lợi để so sánh mức bội chi của nước ta với các nước, cũng như để xác định mức độ an toàn về nợ Chính phủ khi xem xét cân đối kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng
chuẩn mực quốc tế sẽ tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế về tính minh bạch trong quản lý kinh tế của Việt Nam. Nhưng có lẽ rằng, quan trọng hơn là sẽ làm rõ được bản chất của thâm hụt ngân sách. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với QH, giúp các ĐBQH nắm bắt thông tin và có căn cứ để thảo luận trước khi thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm do Chính phủ trình.
-Thứ ba, cần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho phát triển an sinh xã hội, đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư vào các ngành kinh trọng điểm của quốc gia; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi vượt dự toán ngân sách
-Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện xã hội công tác giáo dục, y tế, văn hóa thông tin… đi liền với sự quản lý chặt chẽ của nhà nước vì đây là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân và trực tiếp tác động đến sức cạnh tranh trong dài hạn của quốc gia
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro