tcctkt 1
Chương 1
Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
1.1. Các khái niệm cơ bản của kế toán
1.2. yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của kế toán tài chính
1.3. Nguyên tắc tổ chức kế toán doanh nghiệp
1.4. Nội dung tổ chức công tác kế toán
1.5. Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán
Kế toán
Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
Kế toán tổng hợp và Kế toán chi tiết
Đơn vị kế toán
Kỳ kế toán
Đơn vị tiền tệ và thước đo giá trị
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu và thu nhập khác
Chi phí
Theo các nhà khoa học Học viện Tài chính, cho rằng: Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản (hay toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.
Theo Luật kế toán Việt Nam (ngày 26/6/2003): Kế toán là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Kế toán ở đơn vị kế toán gồm: kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
Các khái niệm cơ bản của KT (theo luật kế toán)
Đơn vị kế toán: Là một đơn vị,tổ chức,... nơi diễn ra các hoạt động kiểm soát tài sản và tiến hành các công việc, các hoạt động và cần thiết phải thực hiện kế toán.
Đơn vị kế toán có thể là các công ty, tổng công ty, tập đoàn, hợp tác xã,...
Theo luật kế toán, đơn vị kế toán bao gồm các đối tượng có lập báo cáo tài chính sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật VN; chi nhánh, văn phòng đại diện của nước ngoài hoạt động tại VN
- Hợp tác xã
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác
Đơn vị kế toán Việt Nam hiện nay được chia làm 3 cấp:
- Đơn vị kế toán cấp cơ sở
- Đơn vị kế toán cấp chủ quản
- Đơn vị kế toán cấp trung gian
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: theo Luật kế toán: sử dụng tiền đồng VN (ký hiệu là "đ"; "VND")
Kỳ kế toán: là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ để lập báo cáo kế toán.
Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng:
- Kỳ kế toán chính thức (niên độ kế toán - năm tài chính): kéo dài 12 tháng tính theo năm dương lịch. Đối với đơn vị đặc thù có thể chọn kỳ kế toán năm dài 12 tháng không cần trùng với năm dương lịch nhưng phải tròn quý (bắt đầu từ ngày đầu quý này và kết thúc vào ngày cuối quý trước năm sau) và phải thông báo cho cơ quan tài chính.
- Kỳ kế toán quý: dài 3 tháng; bắt đầu từ ngày 01 của tháng đầu quý và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
- Kỳ kế toán tháng: dài 1 tháng.
- Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
- Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả
- Doanh thu và thu nhập khác: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
- Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
1.2.Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của kế toán tài chính
Yêu cầu cơ bản của kế toán TC
- Trung thực
- Khách quan
- Đầy đủ
- Kịp thời
- Dễ hiểu
- Có thể so sánh được
Nguyên tắc cơ bản của KTTC
- Cơ sở dồn tích
- Hoạt động liên tục
- Giá gốc
- Phù hợp
- Nhất quán
- Thận trọng
- Trọng yếu
1.3.Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
Tổ chức công tác kế toán: Là một hệ thống bao gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các chế độ thể lệ kế toán, tổ chức áp dụng các phương pháp, kỹ thuật kế toán và mối quan hệ giữa các yếu tố đó để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị.
Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại doanh nghiệp đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán trong Dn phải tuân thủ các nguyên tắc:
Tuân thủ: tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp phải tuân thủ luật kế toán; đúng theo các chế độ, chính sách về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước; tuân thủ theo chuẩn mực, chế độ kế toán đã ban hành.
Phù hợp: Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý vi mô của doanh nghiêp; phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: lĩnh vực, quy mô, địa bàn hoạt động,...; phù hợp với yêu cầu, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán; phù hợp với tình hình trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin trong công tác kế toán
Tiết kiệm; hiệu quả.
1.4. Nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán để thu nhận thông tin kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, phương pháp tính giá để hệ thống hóa, xử lý thông tin của kế toán
Tổ chức cung cấp, phân tích thông tin kế toán
Tổ chức kiểm tra kế toán
1.5. Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu cụ thể của DN để tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp, tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng nhân viên kế toán.
Tổ chức thực hiện các nội dung, công việc của kế toán. Áp dụng, vận dụng các chế độ, chính sách kế toán cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của DN.
Tổ chức trang bị các phương tiện kỹ thuật và thông tin hiện đại trong công tác kế toán.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên kế toán.
Tổ chức hướng dẫn việc chấp hành chế độ quản lý kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng; tổ chức công tác kiểm tra kế toán trong doanh nghiệp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro