Tay tien
TÂY TIẾN
(tiếp)
Nhìn vào lòng mình ,ta lại ngỡ ngàng nhìn thấy mảnh đất cũ vô chi vô giác như mọi mảnh đất khác đã tự bao giờ nó xâm nhập sâu vào trong tâm ta ,nó ngự trị trong ta ,nó trở thành máu thịt của ta ,nó trở thành hành trang tinh thần của ta ,nó trở thành tâm hồn ta.Đúng như CLV viết :”Khi ta ở chỉ là nơi đất ở-Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Mảnh đất này đã hóa hồn QD như nhà thơ CLV cũng đã từng viết:”Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”
Trở lại với câu thơ bình giảng, trở lại với tâm hồn của nhà thơ QD:
“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Ngay lúc này, bản thân nhà thơ đang ở Phù Lưu Chanh nhưng tâm hồn nhà thơ, nhưng tâm hồn nhà thơ là mảnh đất T.Bắc , tâm hồn nhà thơ là gắn liền với dòng sông Mã, gắn liền với hình ảnh của đoàn binh TT.Chính thời gian đã làm quá khứ trở nên có giá trị.
Và thế là chỉ cần nhắc tên những địa danh mà đoàn binh TT đã hành quân qua thì bao nhiêu kỉ niệm của 1 thời trận mạc lại ùa về với QD.Gắn với mỗi một địa danh là những kỉ niệm.Kỉ niệm nào cũng đẹp ,đáng nhớ, nên thơ.Nếu địa danh Sài Khao ta bắt gặp hình ảnh “đoàn quân mỏi”,hình ảnh “sương muối” ở vùng cao.Nếu địa danh Mường Lát ta lại bắt gặp h/a “hoa về” e ấp tình tứ trong mỗi đêm hơi:
“SK sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Hai câu thơ này QD viết biện chứng cân bằng với nhau.Hai câu thơ này chẳng khác nào 2 vế của 1 cặp câu đối.Nó đối từ không gian:Sài Khao-Mường Lát.Nó đối cả thời gian:”sương lấp”-“trong đêm hơi”.Nó đối cả h/a “đoàn quân mỏi”-“hoa về”.
Mỗi 1 nhà thơ lớn x/h trên thi đàn họ khẳng định mình bằng 1 phong cách ,1 sở trường, nhắc đến nhà thơ QD, chúng ta không thể không nhắc đến đó là nghệ thuật lãng mạn hóa.Đây là nghệ thuật nhất quán trong cuộc đời cầm bút sáng tác của QD.Lm của QD ko phải là tô hồng bôi đen cuộc sống như nhóm Tự Lực văn đoàn trc CM, mà Nam Cao gọi đó là “ánh trăng lừa dối”.Lm của QD là lm trên cơ sở hiện thực, là lãng mạn của nhg ng nghệ sĩ đã giác ngộ CM,hay còn gọi là LM lý tưởng.
Hiện thực là đoàn binh TT năm xưa, họ phải hành quân qua những đoạn đường vượt dốc cheo leo , những đoạn đường dài mà Ng Đình Thi viết:”Những đêm dài hành quân nung nấu-Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”.Vì vậy đoàn quân mỏi xuất hiện ở địa danh SK là hiện thực của cuộc chiến tranh. Hiện thực này ,lại xuất hiện qua tâm hồn lm của QD. Ông ko dừng lại ở 1 h/thực khốc liệt mà ta bắt gặp trong thơ ca, QD còn đặt nó ở bên cạnh 1 hiện thực khốc liệt khác,đó là h/a “sương muối” ở vùng cao mà hơn 1 lần bước vào trong thơ của Chính Hữu:”Đêm nay rừng hoang sương muối” và “Miệng cười buốt giá chân không giày”. Nhưng 2 h/thực khốc liệt đặt bên cạnh nhau nó đã tạo nên 1 hiệu ứng đẹp trong thơ ca bởi chính làn sương muối ấy nó phủ lấp đi sự mệt mỏi của ng lính TT. Thế là đoàn binh TT x/hiện ở địa danh SK ko thấy đâu sự mệt mỏi nữa mà họ hiện ra là nhg người lính hào hoa hào hùng ,đúng với bản chất của người trí thức, những thanh niên Hà Nội đã “xếp bút non nghiên”lên đường tìm nghĩa lớn.
Câu thơ này lại đăng đối với câu thơ sau.Vì vậy sức nặng của câu thơ “ML hoa về trong đêm hơi” lại là h/a hoa về .”Hoa về” ở đây có thể đó là vẻ đẹp của thiên nhiên TB nên họa nên thơ. Có thể nó là vẻ đẹp của con người vì có câu “Con người ta là hoa của đất”. Nhất là chữ hoa lại đi cùng động từ “về” nó làm ta liên tưởng tới h/a đẹp “áo bào thay chiếu anh về đất”. Hiểu đơn giản ta có thể thấy đây có thể là vẻ đẹp của cô gái sơn cước trong điệu múa dân tộc trong mỗi đêm hội đuốc hoa làm say lòng anh lính trẻ “Doanh trại bừng ….hồn thơ”.Nhưng hoa về nó đăng đối với đoàn quân mỏi nên ta ko loại trừ đó là vẻ đẹp của người lính TT.Dù h/a hoa về hiểu theo nghĩa nào nó vốn đã đẹp, nhưng cái đẹp lại đc tái hiện qua tâm hồn của QD .Nó hiện về e ấp tình tứ trong đêm hơi vì vậy cái đẹp càng được thăng hoa càng tuyệt mĩ .Nhờ có nghệ thuật lãng mạn CM ,QD viết về cái bi nhưng không hề bi lụy bi quan trái lại bi hùng bi tráng. QD viết về cái đẹp ,cái đẹp càng thăng hoa và hùng vĩ hơn. Đồng thời 2 câu thơ này nói về đoàn binh TT hành quân từ địa danh SK ,ML trong h/a sương lấp mà ng' đi sau ko nhìn thấy người đi trước .Vì vậy h/a hoa về họ phải đốt đuốc để hành quân cho nên hoa về ko loại trừ đó là vẻ đẹp của hoa đuốc mà nh' sách văn hay đã bàn về vấn đề này.Mặc dù vậy, ta vẫn khẳng định đây là chặng đường hành quân của người lính.Họ hành quân từ địa danh SK đến ML , từ thời điểm sương lấp đến đêm hơi .Và họ phải hành quân qua nhg chặng đường vượt dốc cheo leo.Chính chặng đường ấy đã làm nên 1 tứ thơ đẹp nhất kết tinh của đời thơ QD. Nhắc đến QD là nhắc đến 4 câu thơ này :
“Dốc lên khúc…xa hơi”
Văn giới 1 thời đã kđ đây là 4câu thơ đã đạt đến trình độ “thi trung hữu họa”.Nó hay từ cách nảy vần,nảy ý câu thơ đến nội dung. QD vẽ lên 1 chặng đường vượt dốc cheo leo để tạo nên 1 chặng đường đầy trúc trắc với hàng loạt những từ láy:khúc khuỷu ,thăm thẳm ,heo hút. Nó tạo cho người yêu thơ nhận thấy chặng đường dốc lên cao rồi lại đổ xuống đồi .Rõ ràng đây là 1 chặng đường vượt dốc cheo leo .Người yêu thơ nếu đọc đúng âm điệu như được tham gia cùng đoàn binh TT năm xưa trong chặng đường vượt dốc cheo leo. Cùng với nghệ thuật ngắt nhịp đột ngột theo thể 4/3:”Dốc lên…/dốc thăm thẳm”…Với hàng loạt những từ lặp lại ở đầu mỗi về câu:dốc và dốc, ngàn và ngàn để thấy được chặng đường vượt dốc vô cùng trắc trở cheo leo .Nt ngắt nhịp đột ngột k.hợp với nghệ thuật đối lập “cao” và “xuống” làm cho người yêu thơ liên tưởng tới tứ thơ đẹp trong “Chinh phụ ngâm” của ĐTĐ-ĐTCôn :
Hình khe thế núi gần xa
Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao
Vậy rõ ràng đọc đúng âm điệu người yêu thơ đã thấy chóng mặt như đang tham gia chặng đường vượt dốc của người lính TT năm xưa .Cũng có thể khẳng định ngày ấy TB núi rừng t/n hoang vu ,dữ dội là vây.Vì TB ngày ấy đc xem như “U Tì Quốc”.TB ngày ấy đc xem như nơi rừng thiên nước độc.Nhưng cái tài của QD ở chỗ, ông nắm bắt đc h/thực khốc liệt này ,dùng nt lm của mình đẩy cái khốc liệt lên đến mức khác thường ,tột đỉnh để tạo nền cho người lính TT xuất hiện .
Chỉ đến khi đoàn binh TT xuất hiện ,bức tranh TT của QD trở nên hoàn chỉnh hơn vì họ chính là chủ thể của bức tranh.Trong thơ CM là thế, chủ thể của bức tranh luôn là con người .Nó khác với thơ trung đại ,t/n lấn át con người.Bà Huyện TQ trg “Chiều hnn” hay “Qua đèo ngang” đã từng viết:”Cỏ cây chen lá …mấy nhà”.Ngược lại trong thơ CM,t/n hiện lên là hùng vĩ, hoành tráng là vậy ,nhưng nó chỉ là nền cảnh để tôn lên sự hiện diện của con người.Con người là chủ thể của t/n,con người làm chủ của cuộc đời mình.Đó là ng lính TT.Họ xuất hiện ở 1 vị trí rất cao mà ý thơ đã thể hiện rõ đó là súng ngửi trời.H/a này vẽ lên những ý thơ rất đẹp.Đẹp đầu tiên ở chỗ nó thể hiện 1 vị trí rất cao,mũi súng tưởng chừng như chạm vào mây trời.Nhưng cái hay của QD ở chỗ ông không viết súng chạm trời mà là súng ngửi trời .Với động từ ngửi QD đã thể hiện sự tinh nghịch của nhg trí thức Hà Thành,thể hiện ng lính đang làm chủ cđ mình, làm chủ hoàn cảnh ,những người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng:
Sống đã vì cách mạng, anh em ta
Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà!
Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khoẻ nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh
Và h/a này nó còn làm ta liên tưởng tới câu thơ đẹp nhất của đời thơ Chính Hữu,câu thơ cuối của bài thơ “Đồng chí”:”Đầu súng trăng treo”.
Nói đến súng là nói đến h/thực khốc liệt của bom đạn ctranh.Nói đến bầu trời,nói đến vầng trăng là nói đến tương lai khát vọng hòa bình.Nói đến súng là nói đến phương tiện của ctranh nhằm bảo vệ bầu trời.”Súng ngửi trời” chỉ có 3 ât người yêu thơ khai thác mãi ko cạn ko vơi.Đúng là thơ hay ý tại ngôn ngoại lời ít ý nh.Và đồng thời súng đã thể hiện đc vẻ đẹp của những con người đó là nhg con người
Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt
Súng ngửi trời còn rực lên 1 tư thế đẹp mà hơn 1 lần h/a này đã bước vào bài thơ “lên TB” của nhà thơ Tố Hữu
"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi, vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo"
Nếu 3 câu thơ trên QD chủ yếu sử dụng những thanh trắc tạo sự gân guốc , chắc khỏe, câu thơ thứ 4 khép lại toàn thanh bằng .Câu thơ toàn thanh bằng gợi cảm giác mềm mại mênh mang:Nhà ai…khơi.
Nếu 3 câu trên tác giả đã chỉ rõ điểm nhìn trong chặng đường hành quân là nhìn lên ,xuống,..câu cuối cùng khép lại ta bắt gặp 1 nét nhìn ngang.Nếu đứng từ góc độ hội họa để thẩm thấu thì ta có thể thấy xen giữa những nét vẽ gân guốc rắn rỏi là 1 nét vẽ thanh nhẹ làm hài hòa bức tranh. Đúng là QD là 1 ng nghệ sĩ đa tài, bên cạnh là 1 nhà thơ lớn,ông có tài vẽ tranh có tài viết nhạc.Và cần phải khẳng định chất nhạc trong đoạn thơ này rất rõ .Không quá lời để khẳng định, Xuân Diệu nói:”Đọc thơ QD ta như ngậm nốt nhạc trong miệng”,nhất là 4 câu thơ này.
Nếu 3 câu thơ trên nói về chặng đường vượt dốc cheo leo, câu t4 dừng lại như là người lính TT đang nghỉ lại ở lưng chừng núi, phóng tầm mắt ra xa , cảm nhận vẻ đẹp của nhà ai đó đang bồng bềnh trong mưa rừng sương núi:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Câu thơ này vẽ nên 1 địa danh xác định nhưng tình cảm lại rất chênh vênh.Vì sao t/c đc vẽ nên ở 1 địa danh xác định mà đại từ “ai” lại không xác đinh. Chính điều này có thể khẳng định người lính TT đang nhìn từ lưng chừng núi, tại địa danh PL nhưng từ sâu tâm hồn mình họ đang nhớ lại những bản làng các anh đã đc đi qua , đc sưởi ấm bằng tình quân dân như cá với nước. Điều này làm ta liên tưởng tới tứ thơ đẹp
Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ
Vui vẻ đàn em hớn hở chạy theo
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về
Là hình ảnh
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện
Tâm tình bên nhau
Tất cả đều thể hiện vẻ đẹp của tình quân dân như cá với nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro