tap 10 KVH
Cô giáo Trinh
- Nguyễn Nhật Ánh -
Chương 1.
Từ cổng trường Tự Do đi thẳng vào, vượt qua sân cờ là văn phòng ban giám hiệu. Bên tay trái là dãy nhà đậu xe của học trò. Bên tay phải là dãy phòng học đầu tiên của trường, bắt đầu cho một chuỗi phòng học tiếp theo nằm quanh sân sau.
Phòng học thứ hai của dãy này chính là phòng học của lớp 8A4. Lúc này ở trong lớp nhỏ Hạnh đang ngồi một mình một bàn ngóng mắt ra cửa đợi Tiểu Long và Quý ròm.
Thi học kỳ xong là Tiểu Long và Quý ròm len lén rủ nhau biến mất, chả báo với nhỏ Hạnh một tiếng. Chỉ đến khi ghé nhà bạn, nhỏ Hạnh mới biết Tiểu Long rủ Quý ròm về quê thăm ông. Chuyến đi âm thầm của hai đứa bạn quý này khiến cho nhỏ Hạnh tức anh ách, mặc dù trưa hôm kia Quý ròm có gọi về cho nó.
Thực ra Quý ròm gọi cho nó cũng chả phải tử tế gì. Hai tướng về quê chả rõ đi đững lạng quạng thế nào mà lại gặp ma gặp quỷ. Hốt lên, Quý ròm đành phải gọi về cho nó để hỏi thần chú trừ tà ma. Nhớ đến giọng điệu lo lắng của Quý ròm lúc gọi điện nhỏ Hạnh không khỏi bật cười. Lú đó, nó nói ngay với với Quý ròm là những ngọn lửa màu xanh mà người làng trông thấy kia chắn chắn không phải là ma, đó chỉ là hơp chất phốt-pho thoát ra từ lòng đất và bốc cháy trong không khí thôi. Chả biết rốt cuộc hai tướng có dám tới tân ngôi nhà hoang để tìm hiểu không? Nhỏ Hạnh thầm nghĩ và nó lại nóng ruột nhìn ra ngoài cửa.
Nói cho đúng ra, nhỏ Hạnh nôn nao đợi Tiểu Long không chỉ vì tò về câu chuyện ma quái kia. Nó mong chóng gặp hai người bạn của mình còn để háo hức thông báo một chuyện quan trọng. Và chính vì điều này mà nhỏ Hạnh thấp thỏm nãy giờ.
Tụi bạn trong lớp lúc này hầu hết đã ra ngoài. Một số ngồi túm tụm trò chuyện trước hành lang, một số lảng vảng ngoài sân trước giờ trống chào cờ. Ở bàn trên chỉ còn Xuyến Chi xúm xít bên bên cạnh nhỏ Tú Anh,hai đứa đang loay hoay ngắm nghía mấy con tem quí Tú Anh mới sưu tầm được. Dãy bàn bên kia chỉ còn thằng Tần đang ngồi ôn bài phía trên và ở cuối lớp thằng Lâm đang nghịch ngợm gì đó dưới gầm bàn.
Nhỏ Hạnh ngồi nhấp nha nhấp nhổm mãi đến giờ chào cờ mới thấy Quý ròm và Tiểu Long lò dò ôm cặp tới.
- Tưởng ma bắt các bạn rồi chứ!- Nhỏ Hạnh nói dỗi.
Quý ròm cười hì hì:
- Trên đời này làm quái gì có ma!
Nghe giọng điệu huênh hoang của Quý ròm, Tiểu Long khụt khịt mũi, tủm tỉm cười. Còn nhỏ Hạnh thì chớp mắt, quên ngay hờn giận:
- Bộ hai bạn có đến tận nới xem xét hả?
Quý ròm nhún vai:
- Nếu không tới thì hôm tước tôi gọi điện vầ cho Hạnh làm gì!
- Thế những ngọn lửa xanh là gì thế?- Nhỏ Hạnh không nén được thắc mắc - Có phải là phốt-pho không bốc cháy không?
Quý ròm được dịp ra oai:
- Phốt-pho đâu mà phốt-pho! Hạnh đoán sai bét!
- Thế nó là cái gì?
Quý ròm nheo mắt:
- Cũng là hóa chất! Nhung không phải là phốt-pho!
Rồi không để nhỏ Hạnh chờ đợi lâu, Quý ròm vung tay hào hứng thuật lại cuộc truy tìm nguồn gốc ngọn lửa ma của nó và Tiểu Long. Dĩ nhiên trong câu chuyện của Quý ròm, trước khi phát hiện được thủ phạm, nó và Tiểu Long phải vượt qua bao nhiêu là gian khổ, thậm chí suýt chết mấy lần trước móng vuốt của hùm beo và nọn độc của rắn rết sống lúc núc tren ngọn đồi "còn sót lại từ hồi thời tiền sử" kia.
Dẫu biết Quý ròm là chúa dóc tổ, nhỏ Hạnh vẫn tròn mắt hồi hộp theo dõi. Mãi đến cuối câu chuyện, khi Quý ròm ngập ngừng tiết lộ những bóng ma thường xuất hiện trong ngôi nhà hoang đó thật ra chỉ là một đôi nam nữ trong làng, nhỏ Hạnh bật cười khúc khích:
- Vậy mà Quý dám bảo đó là ngọn đồi còn sót lại từ thời tiền sử! Nếu nơi đó mà nhiều rắn rết và hùm beo thì chả ai lên đó hẹn nhau lên đó chuyện trò!
- Hạnh chả biết gì hết!- Bị **ng chạm tự ái, Quý ròm gân cổ - Người lớn đã thích nhau, họ chả sợ gì hết!
Đang nói sực nhớ đến một bộ phim đang quảng cáo ngoài rạp, Quý ròm hăm hở vung tay:
- "Chỉ có cái chết mới chia lìa đôi lứa" kia mà!
Thấy Quý ròm đem phim ra "trộ" nhỏ Hạnh, điệu bộ lại hùng hổ như thể ta đây kinh nghiệm đầy mình, Tiểu Long đứng canh ngứa miệng cà khịa:
- Chà, coi bộ mày ràng mấy chuyện này ghê há!
Tiểu Long ít trêu bạn. Nhưng một khi nó đã trêu, nó trêu toàn câu cắc cớ. Đang hùng hồn "thuyết minh" về đề tài "tình yêu và cái chết", bị Tiểu Long bất ngờ "chêm" một phát, quai hàm Quý ròm bỗng cứng đơ. Nó đỏ mặt :
- Tao... tao...
May làm sao, đúng lúc đó tiếng trống báo hiệu chào cờ bỗng vang lên. Nếu không chả biết Quý ròm nhà ta sẽ đúng đến bao giờ.
Quý ròm không chỉ gặp may mỗi một lần. Cái may thứ hai là khi chào cờ vô, nhỏ Hạnh dường như quên béng mất những lời vung vít vừa rồi của bạn. Như đã nói ở trên, sáng nay nhỏ Hạnh nóng lòng đợi Tiểu Long và Quý ròm vì một lý do nghiêm trong hơn việc dò hỏi tin tức mấy con ma trên đồi Cắt Cỏ kia nhiều.
Vì vậy, tiết sinh hoạt lớp vừa bắt đầu được ít phút, nhỏ Hạnh liền nghiệng đầu về phía Quý ròm thì thầm:
- Quý thấy trong lớp mình có truyện gì lạ không?
Câu hỏi bất thần của nhỏ Hạnh làm Quý ròm ngớ ra một lúc. Rồi nó lắc đầu:
- Có gì lạ đâu!
Nhỏ Hạnh khẽ liếc lên bảng:
- Cô Trinh ấy!
Nghe nhỏ Hạnh "gợi ý", Quý ròm tò mò đưa mắt nhìn lên.
Cô Trinh dạy môn văn , đồng thời là chủ nhiệm lớp 8A4. Cô có dáng người hơi gầy, đôi mắt thỉnh thoảng ánh lên vẻ buồn bã kín đáo, nhưng lúc nào cũng tận tuỵ với học trò, đặc biệt cô là một trong những giáo viên dạy văn hoạt bát và duyên dáng nhất trường.
Tất nhiên bọn Quý ròm có thể lờ mờ đoán ra nỗi buồn của cô. Nhỏ Hạnh là học sinh xuất sắc môn văn, được cô Trinh rất cưng. Nó thường đến nhà cô chơi. Và nhờ nhỏ hạnh kể lại, Tiểu Long và Quý ròm mới biết chồng cô đã mất từ cách đây 7 năm vì một cơn bạo bệnh. Hiện nay một nách hai con, cuộc sống của cô khá gian nan, chật vật. Nhỏ Hạnh bảo “Có lẽ vì vậy mà sắc diện cô kém vui tươi, chỉ khi lên lớp dạy dỗ bọn mình cô mới trở nên vui vẻ và sinh động thôi”. Dĩ nhiên Tiểu Long và Quý ròm đồng ý ngay với nhận xét của nhỏ Hạnh. Một khi “nhà thông thái” đã “phán” thì khó mà sai chạy!
Nhưng hôm nay nom cô Trinh có vẻ lạ so với thường ngày. Cô ít nói, ít cuời, đôi mày chốc chốc lại nhíu lại như đang phiền muộn điều chi. Vừa vào lớp, cô chỉ thông báo qua loa các kế hoạch trong tuần, như dặn dò học sinh phải đi học đều sau kì thi, phải đeo phù hiệu, khăn quàng, nhớ mặc đồng phục và nhất là không được mất trật tự khi chuyển tiết để học các môn thể dục, kỹ thuật và nữ công…
Cô nói ngắn gọn trong vòng năm phút, sau đó nhanh chóng giao việc điều hành lớp cho ban cán sự.
Nhỏ Hạnh là lớp phó học tập, nằm trong ban cán sự lớp. Vì vậy, cô Trinh vừa ra hiệu, nó vội vàng đứng lên. Nhưng trược khi ra khỏi chỗ ngồi, nó không quên nháy mắt với Quý ròm, ý bảo “Quý thấy chưa! cô Trinh hôm nay chẳng giống chút nào với cô Trinh mọi bữa!”.
Không chỉ tiết sinh hoạt đầu tuần, tiết văn sau đó cũng diễn ra với vẻ buồn buồn tương tự.
Tiểu Long là đứa vô tâm cũng nhận ra ngay sự khác lạ. Nó huýnh khẽ vào vai Quý ròm:
- Lớp học hôm nay nặng nề quá mày!
Quý ròm “ừ”. Nó “ừ” xụi lơ. Vì thật ra nó cũng chẳng biết những ngày nó và Tiểu Long đi vắng, ở lớp đã xảy ra chuyện kinh thiên động địa gì.
Mãi đến giờ ra chới nhỏ Hạnh mới thì thào “bật mí”:
- Quý và Long có biết tại sao sáng nay cô Trinh trông rầu rầu vậy không?
Quý ròm nhếch mép:
- Chắc tại cô thèm… bò viên!
- Đùa vô duyên! - Nhỏ Hạnh nhăn mặt.
- Hạnh vô duyện thì có! – Quý ròm cãi lại - Bọn này nghỉ học gần một tuần, sáng nay mới ló đầu vô lớp, làm sao mà biết được mà Hạnh hỏi?
Nhỏ Hạnh dường như cũng nhận ra câu hỏi cắc cớ của mình, liền mỉn cười làm hoà:
- Ừ hén!
Rồi nó nghiêm giọng thông báo:
- Thứ sáu vừa rồi, toàn bộ sổ sách và giáo án của cô đã bị mất sạch!
Tiết lộ của nhỏ Hạnh làm Tiểu Long và Quý ròm tái mặt:
- Thật không?
- Thật! - Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi – Bây giờ, mỗi khi đến lớp, cô phải soạn bài lại từ đầu, khổ ơi là khổ!
Quý ròm chớp mắt:
- Sổ sách của cô để đâu mà mất?
- Thì để ở nhà chứ đâu!
Tiểu Long ngơ ngác:
- Để nhà mà mất?
Nhỏ Hạnh nhún vai:
- Chính để ở nhà mới dễ mất! Bọn trộm lẻn vào nhà khoắng một phát là sạch sành sanh ngay!
Tiểu Long quẹt mũi:
- Chứ hai đứa con của cô đâu?
- Tụi nó đi học.
Quý ròm nhíu mày:
- Thế ngoài sổ sách và giáo án, bọn trộm còn lấy đi món gì nữa không ?
- Không! thế mới lạ!
Nhỏ Hạnh vừa đáp vừa vỗ vỗ trán.
Cuộc đối thoại bỗng chốc rơi vào im lặng. Bọn trẻ làm thinh theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình, trán đứa nào đứa nấy cau lại.
Mãi một lúc, Quý ròm mới lên tiếng:
- Hạnh biết những tin này từ đâu?
- Cô Trinh nói! - Nhỏ Hạnh tặc lưỡi - Hôm thứ bảy vừa rồi cô hỏi cả lớp xem em nào nhặt được sổ sách cô đánh rơi không nhưng chẳng ai lên tiếng!
Tiểu Long khụt khịt mũi:
- Thế là cô đánh rơi chứ đâu phải bị mất trộm?
Nhỏ Hạnh hừ giọng:
- Ở trước lớp cô chỉ nói thế thôi! Nhưng khi Hạnh hỏi riệng thì cô lại bảo là bị mất trộm!
- Lạ thật đấy! - Quý ròm chép miệng - Trộm gì không trộm lại trộm giáo án!
Nhỏ Hạnh liếc bạn:
- Quý có nghĩ ra đầu mối gì chưa?
Quý ròm thở dài:
- Chưa! Nhưng chắc chắn đây không phải là trộm chuyện nghiệp!
Nhỏ Hạnh nín thở:
- Thế thì ai?
Quý ròm phẩy tay:
-Thủ phạm chắc chắn là một học sinh nào đó!
- Học sinh?
Lần này cả nhỏ Hạnh lẫn Tiểu Long đều há hốc miệng.
-Ừ! - Quý ròm thản nhiên.
Tiểu Long kêu lên:
- Nhưng học sinh đánh cắp sổ và giáo án của cô giáo để làm gì?
Quý ròm khẽ lắc đầu:
-Cái đó thì tao chả biết! Nhưng dĩ nhiên khi làm như vậy là có lý do!
Tiểu Long lẩm bẩm:
- Hay tên trộm này có thù oán gì với cô Trinh? Nó quơ hết mọi thứ , cô sẽ chẳng biết đường nào mà dạy dỗ!
Ý kiến của Tiểu Long ngay lập tức bị nhỏ Hạnh phản bác ngay:
- Không thể có chuyện đó được! Cô Trinh lúc nào cũng tận tâm và hết lòng thương yêu học trò, không ai nỡ làm hại cô đâu!
Nhỏ Hạnh hết lời bênh vực cô Trinh. Nhưng Quý ròm dường như chẳng bị thuyết phục. Nó trầm giọng:
- Những chuyện như thế này không thể nói trước được! Tốt hơn hết là phải điều tra thật cặn kẽ!
Nhỏ Hạnh tròn mắt:
- Điều tra cách sao?
Quý ròm khoát tay:
- Cần phải bắt đầu từ những đứa thường ôm tập đến học thêm ở nhà cô! Có thể thử phạm là một trong những đứa đó!
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2NrtPwEaw
Chương 2.
Kế hoạch Quý ròm vạch ra thật sáng suốt. Nhưng sau mấy ngày dò hỏi vòng vo, bọn trẻ chẳng thu lượm được một kết quả khả quan nào.
Những đứa học thêm tại nhà cô Trinh hầu hết là những học sinh ngoan ngoãn và xuất sắc. Chúng tìm đến với cô để nhờ cô dạy thêm và ôn luyện những bài tập mà thời gian eo hẹp trên lớp không cho phép cô mở rộng như ý muốn. Mỗi tuần cô dạy thêm hai buổi chiều, học phí hai chục ngàn một tháng. nhưng với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cô không bao giờ thu tiền. Cô xem như đó là cách giúp đỡ những học sinh nghèo hiếu học.
Tới ngày thứ ba, Quý ròm lắc đầu nói với nhỏ Hạnh:
- Chịu! Tôi chẳng tìm ra được kẻ khả nghi nào!
Thú nhận của Quý ròm chẳng khiến nhỏ Hạnh băn khoăn nhiều. Nó gật gù:
- Hạnh cũng nghĩ vậy! Thủ phạm chắc chắn không nằm trong số những học sinh học thêm với cô!
Quý ròm ngạc nhiên:
- Vậy theo Hạnh, ai là kẻ đã lấy cắp sổ sách giáo án của cô?
Nhỏ Hạnh lắc mái tóc:
- Hạnh không biết đích xác! Nhưng Hạnh nghĩ đó là một trong những học sinh bị xếp loại yếu trong học kỳ một vừa qua!
Quý ròm càng chưng hửng:
- Những học sinh bị xếp loại yếu
- Ừ! - Nhỏ hạnh thản nhiên - Chính những bạn này mới dễ nảy sinh ác cảm với cô!
Quý ròm gãi cằm:
- Nhưng đó là những đứa nào?
Nhỏ Hạnh không mù mịt như Quý ròm. Là lớp phó theo dõi học tập, việc xếp loại học lực nó nhớ như in.
- Có tất cả bốn ban xếp loại yếu! - Nhỏ Hạnh bật từng ngón tay - Lâm nè, Quới Luơng nè, Quốc Ân nè! Nhỏ Kim Em nữa!
Quý ròm khịt mũi:
- Thế Hạnh nghĩ ai trong số bốn bạn này?
Nhỏ Hạnh lắc đầu:
- Hạnh đã nói rồi! Hạnh không biết!
- Hạnh đừng có làm bộ! - Quý ròm "xì" một tiếng - Chắc chắn Hạnh đã có trong đầu một cái tên nào đó rồi!
Nhỏ Hạnh thoáng đỏ mặt trước cái kiểu nói đón đầu của Quý ròm. Nó nhăn nhó:
- Tất nhiên Hạnh đã có nghĩ tới một người! Nhưng Hạnh không muốn nói ra trong lúc này!
- Sao thế?
Nhỏ Hạnh thở dài:
- Nhỡ mình nghi oan cho người ta thì phải tội chết!
- Ôi dào! - Quý ròm đưa hai tay lên trời - Đây chỉ là phỏng đoán thôi! Có phải kết tội thật đâu mà Hạnh ngại!
Rồi thấy nhỏ Hạnh chẳng có vẻ gì bị lung lạc, cứ im ru bà rù, Quý ròm liền thủ thỉ gạ:
- Hạnh cứ nói cho tôi biết đi! Nói nhỏ nhỏ cũng được!
Sự láu cá của Quý ròm khiến nhỏ Hạnh hì cười:
- Đã nói thì lớn nhỏ cũng thế thôi!
Quý ròm cũng toét miệng cười:
- Vậy thì nói đi! Hạnh nghi bạn nào vậy?
Bị Quý ròm dồn ép một hồi, Nhỏ Hạnh đâm lưỡng lự. Sau một thoáng nhíu mày, nó mím môi:
- Quới Lương!
- Quới Lương? - Quý ròm bật kêu.
- Ừ.
Quý ròm thắc mắc:
- Hạnh căn cứ vào đâu mà nghi Quới Lương là thủ phạm?
Nhỏ Hạnh buông thõng:
- Học kỳ một vừa rồi Quới Luơng bị xếp loại yếu!
Quý ròm cso vẻ thất vọng trước cách giải thích đơn giản của bạn. Nó nhún vai:
- Thì những đứa khác cũng bị xếp loại yếu vậy! Sao Hạnh không nghi những đứa như thằng Lâm, thằng Quốc Ân hay nhỏ Kim Em?
Giọng nhỏ Hạnh ráo hoảnh:
- Nhưng Quới Lương bị xếp loại yếu là do môn văn của cô Trinh. Điểm trung bình học kỳ của Quới Lương là 5,5 nhưng chỉ vì môn văn chỉ được 3,4 nên bị đánh tụt xuống loại yếu! Có lẽ vì vậy mà nó "cay cú" cô Trinh!
Lân này, những "tư liệu" do nhỏ Hạnh cung cấp đã thuyết phục được Quý ròm. Nó gật gù:
- ừ có thể lắm!
- Còn một điểm khả nghi nữa! - Nhỏ Hạnh tặc lưỡi - Từ hôm cô Trinh bị mất trộm đến nay, Quới Lương không hề đến lớp!
Nhận xét của nhỏ Hạnh làm Quý ròm giật thót. Nó quay phắt người lại phía sau. Quả nhiên, dãy bàn chót chỉ có Lâm và Bội Linh. Chỗ ngồi thường ngày của Quới Lương bị bỏ chống.
Quý ròm lẩm bẩm:
- Như vậy đích thị là thằng Quới Lương rồi!
Tiểu Long ngôi bên tay phải Quý ròm từ đầu đến cuối mải lẩm nhẩm ôn bài sử cho tiết sau nên không để ý đến cuộc đối đáp của hai bạn mình. Nhưng đến khi thuộc xong, vừa gấp tập lại định nhét vào ngăn bàn, nó chợt nghe Quý ròm lầm bầm, liền quay sang:
- Thằng Quới Lương sao?
Quý ròm hạ giọng:
- Tao và Hạnh nghi nó lấy cắp sổ sách của cô Trinh!
Mặt Tiểu Long lập tức thuỗn ra:
- Soa tụi mày biết?
Trước cặp mắt giương to như măt ếch của thằng mập, Quý ròm chẳng có cách nào khác hơn là nhăn nhó kể lại từ đầu.
Tiểu long đầu óc vốn đơn giản. Nghe xong nó chẳng nghĩ ngợi gì sâu xa, bộc chột hiến kế ngay:
- Vậy tụi mình đi báo cô Trinh!
- Báo thế quái nào được mà báo! - Quý ròm gắt - Cô hỏi chứng cơ đâu, mình lấy gì mà đưa ra?
- Cần gì chứng cớ! - Tiểu long vẫn bướng bỉnh - Nếu cô biết thủ phạm là thằng Quới Lương, cô sẽ có cách bắt nó thú nhận! Và thế là cô sẽ thu hồi lại được những thứ đã mất!
Thấy Tiểu Long cứ khăng khăng đòi báo cô Trinh, Quý ròm đã định sửng cồ. Nhưng nó chưa kịp sừng sộ thì nhỏ Hạnh đã chen ngang:
- Long nói phải đấy! bọn mình nên báo cho cô Trinh biết!
Bị hai mũi giáp công, Quý ròm đâm nóng gáy. Nó trơn mắt nhìn nhỏ Hạnh:
- Hạnh có điên không?
- Chả điên tí nào cả! - Nhỏ Hạnh trả lời bằng giọng điềm nhiên - Hạnh nghĩ nếu cô Trinh biết, cô sẽ đỡ lo lắng. Và sơm muộn gì cô cũng sẽ nghĩ ra giải pháp thu hồi lại sổ sách và giáo án của mình!
Quý ròm chỉ quen bắt nạt Tiểu Long. Với "nhà thông thái" Hạnh, trong mười cuộc **ng độ thì nó đã chịu lép tới chín. Lúc này cũng vâym giọng nó bỗng chốc xui lơ:
- Báo thì báo!
Hôm đó lớp 6A4 không có tiết văn nên phải đợi đến giờ ra về, bọn Quý ròm mới gặp cô Trinh được.
Cô vừa dắt xe dạp ra khỏi cổng, chưa kịp ngồi lên yên, bọn trẻ đã trờ tới ngay.
- Cô ơi cô! - Nhỏ Hạnh cất tiếng gọi
Cô Trinh quay lại vvaf thấy ba đưa trẻ đưng sát ngay sau lưng, mặt mày đứa nào đứa nấy lộ vẻ căng thẳng.
- Gì thế các em? - Cô hỏi.
nhỏ Hạnh ngập ngừng:
- Tụi em có chuyện này muốn nói với cô!
- Em nói đi! - Nhân ra vẻ nghiêm trọng trên guơng mặt các học trò mình, cô mỉm cười ra ý khuyến khích.
Nhưng vẻ dễ dãi và nụ cười thân thiện của cô chẳng giúp nhỏ Hạnh bớt lúng túng chút nào. Nó cứ ngắc nga ngắc ngứ:
- Em... em...
Cô dịu dàng đặt tay lên vai đứa học trò bé bỏng:
- Em sao?
Cảm thấy sự ấm áp từ bàn tay cô, nhỏ Hạnh bình tĩnh hơn . Nó chớp mắt:
- Tụi em đã đoán ra bạn nào lấy trộm sổ sách của cô!
Cô Trinh tỏ vẻ bất ngờ trước câu nói của nhỏ Hạnh:
- Bạn nào thế?
Đã định báo với cô nhưng tới phút chót không hiểu sao nhỏ Hạnh lại đâm ra ngần ngừ. Thấy vậy, Quý ròm liền vọt miệng:
- Thưa cô, bạn Quới Lương ạ!
- Bạn Quới Lương?
Cô Trinh kêu lên giọng không giấu vẻ sửng sốt.
Quý ròm gật đầu:
- ĐÚng là bạn ấy ạ!
- Sao các em biết? - Cô Trinh hỏi mặt vẫn chưa hết bàng hoàng.
Quý ròm gáy gãy:
- Thưa cô, tụi em... đoán ạ!
- Ồ, thì ra thế!
Thú nhận của Quý ròm khiến cô Trinh thở phào. Và cô nói, giọng nhẹ nhõm:
- Nhưng chuyện như thế này không thể đoán càn được! Nếu không có chứng cớ thì các em không nên nghi oan cho bạn!
Lời nói hàm trách móc của cô làm bọn trẻ đỏ mặt. Quý ròm vùng kêu lên ấm ức:
- Thưa cô, tụi em không đoán càn đâu ạ! Tụi em đã suy xét kĩ lưỡng!
Lúc này cô Trinh lấy lại vẻ thư thái. Điệu bộ hăm hở của Quý ròm khiến cô phải cố lắm mới khỏi phì cười. Cô nheo mắt nhìn nó:
- Thế đã suy xét như thế nào?
Tất nhiên Quý ròm không đọc được ý nghĩ của cô giáo. Thấy cô quan tâm, nó hùng hồn trình bày:
- Thưa cô, từ ngày mất sổ sách đến nay, bạn Quới Lương không dám đến lớp ạ!
- Sao em biết là bạn Quới Lương không dám đến lớp? – Cô Trinh nhẹ nhàng hỏi lại - Thế nhỡ bạn ấy bận chuyện gì hoặc đang ốm thì sao?
Câu hỏi vặn của cô Trinh làm Quý ròm chết đứng. Mặt nó đỏ nhừ lên trông đến tội. Thấy vây, nhỏ Hạnh liền vội vàng lên tiếng “cứu bồ”:
- Thưa cô, còn một điểm đáng nghi nữa ạ!
- Ối chà, lại còn thế nữa! – Cô Trinh vờ rùn vai - Thế em tìm thấy điểm đáng nghi gì nữa thế?
Mặt nhỏ Hạnh vẫn nghiêm trang:
- Thưa cô, học kỳ vừa một vừa rồi bạn Quới Lương bị xếp loại yếu ạ!
Cô Trinh tròn mắt:
- Thế thì sao? Có gì đáng nghi trong chuyện này đâu?
Nhỏ Hạnh bối rối đẩy gọng kính. Nó nói một cách khó khăn:
- Nhưng bạn ấy bị xếp loại yếu là vì... môn văn ạ!
Đến đây thì cô Trinh bắt đầu hiểu ra. Cô khẽ "à" một tiếng và gật gù:
- Chính vì vậy mà em nghi bạn Quới Lương là thủ phạm?
Cô Trinh hỏi bằng một giọng nhẹ nhàng nhưng không hiểu sao Quý ròm và nhỏ Hạnh cứ như nghe một lời quở trách nghiêm khắc. Vì vậy không đứa nào mở miệng trả lời. Quý ròm đánh rơi đâu mất tật liến thoắng hằng ngày, nó cứ ngọ ngoạy đầu và dí chân xuống đất.
Trong một thoáng, bầu không khí bỗng trở nên nặng nề một cách khác thường.
- Thưa cô! - Cuối cùng, chính Tiểu Long, người chưa nói một câu nào từ nãy đến giờ, lên tiếng phá tan sự yên lặng ngột ngạt - Vì biết cô rất lo lắng về chuyện không may vừa rồi nên hễ bất chợt nghĩ ra một điều gì tụi em đều nóng lòng báo cho cô biết, hy vọng cô sẽ nhanh chóng tìm lại được sổ sách của mình, chứ thật tụi em cũng chẳng muốn nghĩ xấu về Quới Lương đâu ạ!
Tiểu Long vốn không phải là đứa giỏi mồm mép. Nó chỉ nghĩ sao nói vậy. Và hôm nay nó"nói vậy" nghe được quá xá. Thấy tâm trạng của mình được thằng bạn lù khù tự dưng thông minh đột xuất này giãi bày hộ, nhỏ Hạnh và Quý ròm thầm cảm ơn nó không để đâu cho hết.
Ngay cả cô Trinh cũng không nén được cảm động trước lời lẽ mộc mạc chân thành của Tiểu Long. Cô nhìn ba người học trò bằng ánh mắt trìu mến và nói, giọng âu yếm:
- Cô cảm ơn các em!
Nói xong, cô quay mặt đi chỗ khác để che dấu cảm xúc của mình.
Một lát, cô quay lại, giọng thoắt trở nên nghiêm nghị:
- Nhưng dù sao cô vẫn nghĩ các em nên dồn tâm trí vào truyện bài vở hơn là các truyện khác! Đừng lo cho cô! Cô tin là mình có thể tự xoay xở được!
Lần này, bọn Quý ròm chưa kịp nói được một tiếng nào thì cô đã nhoẻn miệng cười và ngồi lên yên thong thả đạp xe đi.
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2NrtSye2A
Chương 3.
Tiểu Long đứng ngẩn người nhìn theo cô Trinh. Mãi đến khi chiếc xe đạp cua cô mất hút sau một khúc ngoặt, nó mới quay sang Quý ròm, ngơ ngác hỏi:
- Bây giờ sao?
- Sao là sao?
Tiểu Long thu nắm tay quẹt mũi:
- Cô đã nói vậy, tụi mình có nên tiếp tục tìm thủ phạm giùm cô nữa không?
- Cô nói vậy để tụi mình yên tâm thôi! Cô chẳng thể xoay xở được đâu! - Giọng Quý ròm đợm lo âu.
- Quý nói đúng đấy! - Nhỏ Hạnh đồng tình ngay, thậm chí nom nó còn lo lắng hơn Quý ròm - Không có giáo án, chắc chắn cô sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi lên lớp! Đó là chưa kể ngay cả sổ ghi điểm cũng bị trộm mất!
Tiết lộ của nhỏ Hạnh làm Tiểu long giật bắn:
- Bỏ xừ rồi! Thế thì lấy gì cộng điểm cuối tháng?
Quý ròm nhún vai:
- Bây giừo chỉ còn cách hỏi từng đứa và mong tụi nó tự giác báo thành thật thôi!
- Khó lắm! - Tiểu Long lắc đầu - Sẽ có những đứa bị điểm kém nhân cơ hội này tăng điểm của mình lên và có tài thành cô mới hòng phát giác được!
Quý ròm khụt khịt mũi:
- Trong đó không có mày đấy chứ?
Bị Quý ròm thình lình "kê tủ đứng" vào miệng, Tiểu Long đỏ mặt định ngoác mồm trả đũa. Nhưng nó chưa kịp hé môi đã nghe nhỏ Hạnh rầu rĩ thở dài:
- Nhưng có phải chỉ riêng lớp mình thôi đâu! Điểm số môn văn của ba lớp tám kia cũng mất sạch sành sanh!
Lời than vãn của nhỏ Hạnh khiến Tiểu Long hết ham cãi cọ với thằng ròm. Nhớ đến tình cảnh éo le của cô Trinh lòng nó bỗng dưng xìu như bún.
Là một ngôi trường lớn, trường Tự Do của bọn Quý ròm có cả thảy mười hai lớp tám. Cô Trinh dạy văn từ lớp 8A1 đến 8A4. Cô Phương Mai và thầy Đăng Trường dạy tám lớp còn lại. Như vậy có nghĩa là, đúng như nhỏ Hạnh lo lắng, trong những ngày tới cô Trinh sẽ rất lao đao, vất vả trong việc phục hồi những điểm số đã mất của ngót nghét hai trăm học sinh của 4 lớp cô dạy.
Tiểu Long nhìn con ruồi bay ngang trước mặt, thở đánh thượt:
- Tội nghiệp cô ghê!
- Giá nào tụi mình cũng phải tìm được sổ sách và giáo án về cho cô! - Quý ròm nói với vẻ quyết tâm.
Tiểu Long ngó bạn:
- Tìm bằng cách nào?
Quý ròm chém tay vào không khí:
- Tiếp tục theo dõi thằng Quới Lương!
Tiểu Long liếm môi:
- Mày vẫn tin nó là thủ phạm ư?
- Tao không biết! -Quý ròm khịt mũi - Nhưng nó là đứa đáng nghi nhất!
- Nhưng mấy ngày nay Quới lương đâu có đi học!
- Mình sẽ tìm đến nhà nó!
Tiểu Long chớp mắt:
- Nhà nó ở đâu?
Câu hỏi của Tiểu Long làm Quý ròm khựng lại. Nó ngẩn tò te:
- Nhà nó hả? Tao... không biết!
Tiểu Long nhăn mặt "xì" một tiếng:
- Vậy mà cũng nói!
- Chứ mày thì sao? - Quý ròm hất hàm - Bộ mày biết nhà nó chắc?
- Tao hả? - Tới lượt Tiểu Long đực mặt - Tao cũng... không biết!
Chỉ đợi có vậy, Quý ròm nhăn mặt "xì" một tiếng:
- Vậy mà cũng nói!
Thấy Quý ròm nhại giọng nói và điệu bộ của Tiểu Long y hệt, nhỏ Hạnh che miệng cười khúc khích.
Bị thằng ròm chọc quê, Tiểu Long đã nhột. Nghe tiếng cười của nhỏ Hạnh, Tiểu Long càng thêm ngứa ngáy. Nó lườm Hạnh:
- Bộ Hạnh tính làm đười ươi hay sao mà cười hoài vậy? Có giỏi thì dẫn tụi này tới nhà Quới Lương đi!
Sự thách thức của Tiểu Long chẳng khiến nhỏ Hạnh bối rối mảy may. Nó tỉnh khô:
- Nhà của Quới Lương là một trong những cái nhà khó tìm nhất thế giới! Trên đời này chỉ có hai người có thể chỉ đường cho bọn mình tới đó thôi!
- Ai vậy? - TIểu Long và Quý ròm cùng bật hỏi.
Nhỏ Hạnh lắc mái tóc:
- Một là cô Trinh.
- Cô Trinh? -Tiểu Long gãi cổ - Sao Hạnh biết?
- Chỉ có đứa lờ khờ như mày mới không biết thôi! - Quý ròm chen ngang - Giáo viên chủ nhiệm nào mà chẳng có địa chỉ của học trò trong sổ tay!
- Ờ há! - Tiểu Long reo lên, và nó hớn hở - Vậy bọn mình đi hỏi cô Trinh!
- Sao Long mau quên thế? - Nhỏ Hạnh nhìn Tiểu Long - Vừa rồi cô chẳng dặn tụi mình không được dính dáng vô chuyện này là gì! - Rồi nó nói thêm, giọng trầm ngâm - Hơn nữa, có vẻ cô không muốn bạn bè trong lớp nghi ngờ lẫn nhau! Và ngay cả cô nữa, cô cũng không muốn nghĩ xấu về học trò của mình!
Nhận xét của Tiểu Long và nhỏ Hạnh bất giác ngẩn ngơ. Mãi một lúc, Tiểu Long mới chẹp miệng buồn rầu:
- Vậy chẳng lẽ tụi mình đành bỏ mặc cô với những khó khăn?
- Tất nhiên là tụi mình sẽ không bỏ mặc! - Nhỏ Hạnh chớp chớp mắt - Nhưng bọn mình phải tuyệt đối giữ kín mọi ý nghĩ trong đầu, không được để lộ cho cô biết, nhất là không được nhắc đến tên Quới Lương trước mặt cô!
Tiểu Long nhăn nhó:
- Nhưng nếu không gặp cô thì tui mình làm sao mò ra nhà Quới Lương?
- Rõ là đồ ngốc tử! - Câu hỏi ngớ ngẩn của thằng mập khiến Quý ròm một lần nữa buột miệng than thở - Khi nãy Hạnh chẳng bào ngoài cô Trinh ra còn một người nữa biết nhà Quới Lương là gì!
Tiểu Long lại "Ờ há" và lỏn lẻn quay sang nhìn nhỏ Hạnh:
- Thế còn người thứ hai là ai hở Hạnh?
- Người thứ hai là Lâm!
Mắt Tiểu Long sáng rỡ:
- Thằng Lâm ngồi chung bàn với Quới Lương và nhỏ Bội Linh ấy hả?
Nhỏ Hạnh gật đầu:
- Ừ. Đó là người bạn thân nhất của Quới Lương!
Điều đó thì không cần nhỏ Hạnh nói, Tiểu Long cũng biết. Lâm và Quới Lương không những ngồi bên nhau mà còn cặp kè với nhau mọi lúc mọi nơi. Hai đứa lúc nào cũng dính vào với nhau như hình với bóng, trong giờ ra chơi cũng như lúc ra về. Nhỏ Hạnh nói đúng! Tiểu Long mừng rỡ nghĩ - Thế nào thằng Lâm cũng biết nhà Quới Lương! Chơi thân với nhau như thế, đằng nào hai đứa chẳng lui tới nhà nhau!
- Vậy trưa nay ăn cơm xong, tụi mình tới nhà thằng Lâm ngay! - Tiểu Long sốt sáng đề nghị.
- Để làm gì? – Quý ròm nhếch mép.
Câu hỏi bất thần của Quý ròm làm Tiểu Long ngơ ngác:
- Thì để hỏi địa chỉ của thằng Quới Lương chứ để làm gì!
- Chắn chắn thằng Lâm sẽ không bao giờ hé môi! - Quý ròm nhún vai - Tự nhiên thấy bọn mình kéo một lô một lốc tới dò hỏi nhà của bạn nó, nó sẽ cảnh giác ngay!
- Đó là mày lo xa thế thôi! - Tiểu long chép miệng – Có tài thánh thằng Lâm mới biết được mục đích của tụi mình!
Quý ròm “xì” một tiếng:
- Chả cần tài thánh nó cũng thừa biết! Nếu Quới Lương đích thực là thủ phạm trong vụ này, tao không tin thằng Lâm lại không biết một tí gì!
- Ý mày muốn nói thằng Lâm đồng loã?
- Tao không nói như vậy. Nhưng dù có là đồng loã hay không, thằng Lâm chắc chắn sẽ biết rõ hành động của Quới Lương và bằng mọi cách nó sẽ che dấu tội trạng của bạn mình!
Tiểu Long chưa kịp nghĩ ra lý lẽ nào để bắt bẻ Quý ròm thì nhỏ Hạnh đã làm nó cụt hứng
- Hạnh cũng nghĩ như Quý! - Nhỏ Hạnh gật gù hắng giọng - Nếu tụi mình thình lình ập tới hỏi han về Quới Lương, dĩ nhiên Lâm sẽ thắc mắc đề phòng ngay
Cú “đánh bồi” của nhỏ Hạnh khiến quả bóng hăng hái trong lòng Tiểu Long lấp tức xẹp lép. Giọng nó xuôi xị:
- Thế chẳng lẽ tụi mình bỏ cuộc à?
- Không! Chiều nay tụi mình vẫn kéo tới nhà Lâm! - Nhỏ Hạnh vạch kế hoạch – Nhưng chỉ một người xuất hiện thôi! Hai người kia phải nấp kin, đừng để Lâm nhìn thấy!
Tiểu Long liếm môi:
- Thế ai trong tụi mình sẽ ra mặt?
Rồi không đợi nhỏ Hạnh trả lời, nó nói luôn:
- Hay là Hạnh đi! Hạnh là lớp phó học tập, dù sao cũng có “uy tín” hơn tôi và Quý ròm!
- Không đựơc! Nhỏ Hạnh lắc đầu – Chính vì Hạnh ở trong ban cán sự lớp nên mới dễ bị ngờ vực hơn! Hơn nữa, Lâm biết cô Trinh rất cưng Hạnh, nó lại càng nghi ngại!
Quý ròm liếc Tiểu Long, mỉm cười:
- Tao thấy mày tưói gặp thằng Lâm là hợp nhất! Bộ tịch của mày nom chất phác, thành thật hơn tao và Hạnh nhiều!
Nhưng ý kiến của Quý ròm bị nhỏ Hạnh phản đối ngay:
- Nhiệm vụ này không giao cho Long được! Người nhận lãnh trọng trách này không những phải nghĩ ra một lý do hợp lý để hỏi thăm chỗ ở của Quới Lương mà còn đủ bản lĩnh để ứng phó trước sự vặn vẹo của thằng Lâm tinh quái kia. Hơn nữa…
- Thôi, thôi, chừng đó đủ rồi, khỏi cần “hơn nữa” làm gì! - Nhỏ Hạnh chưa nói dứt câu, Quý ròm đã nhăn nhó cắt ngang – Nói tới nói lui thì rốt cuộc cái nhiệm vụ nặng nề nhất bao giờ cũng rơi trúng đầu người còm nhom ôm yếu nhất, lần nào mà chả vậy!
Vẻ giận dỗi của Quý ròm làm nhỏ Hạnh bật cười:
- Còm nhom thì đúng rồi, nhưng ốm yếu thì chưa chắc! Người ốm yếu không thể nào dùng “thế võ Oshin” đá văng dao bọn cướp được!
Thấy nhỏ Hạnh lôi chuyện cũ ra chọc mình, Quý ròm cáu lắm. Nhưng đã lo ngay ngáy về nhiệm vụ mới được giao, nó không còn đầu óc đâu nghĩ đến chuyện trả đũa cô bạn lém lỉnh. Quay sang Tiểu long, nó sầm mặt, gọn lỏn:
- Tụi mình về!
- Chiều mấy giờ đi? - Nhỏ Hạnh quýnh quíu kêu lên.
Quý ròm đáp, đầu không ngoảnh lại:
- Sáu giờ ghé nhà tôi! Tới trễ tui này không đợi đâu đấy!
Biết Quý ròm còn quạu, nhỏ Hạnh tủm tỉm cười và quay mình rảo bước.
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2NrtUt52G
Chương 4.
Cho xe chạy sát lề , cô Trinh khoan thai cuồng chân dưới bóng mát của những tán cây bên đường. Đó là cách tránh nắng quen thuộc của cô những trưa đi dạy về.
Hai đứa con cô học lớp bán trú, trưa ở luôn tại trường nên cô cũng chẳng vội vã gì. Mồ hôi lấm tấm trên trán, cô đạp từng vòng xe một cácg chậm rãi, cố thả lỏng các cơ bắp để cơ thể được thu giãn sau những giờ dạy căng thẳng, đôi chân hầu như đứng suốt buổi sáng trước bảng đen.
Gần tới nhà, cô ghé vào xe bánh mì đầu đường mua một ổ bánh mì thịt hai ngàn. Đó là bữa ăn trưa của cô. Chỉ buổi tối, khi các con về đông đủ, cô mới phải nấu cơm và làm thức ăn..
Buổi trưa mệt mỏi, cô Trinh rất ngại phải loay hoay nấu nướng. Chỉ có một mình, cô thường ăn bánh mì trừ bữa. Hôm nào quá mệt, nuốt bánh mì không trôi, cô thay thực đơn bằng mì gói.
Thường, ăn qua loa bữa trưa xong , cô nằm nghỉ đến hai giờ. Sau đó cô ngồi vào bàn chấm bài của học trò hoặc soạn giáo án mãi đến tận giờ cô đi đón con.
Việc soạn giáo án thật ra cũng chẳng nặng nề lắm. Công việc này thực sự mất nhiều thì giờ trong những năm dạy học đầu tiên của cô. Hồi đó cứ mỗi năm giáo viên bị bắt buộc phải soạn giáo án mới. Về sau, quy định mới cho phép giáo viên được sử dụng lại giáo án cũ, chỉ cần thêm phần bổ sung hằng năm.
Nhưng bây giờ thì mình phải soạn tất cả lại từ đầu.! – Vừa uể oải nhai bánh mì cô Trinh vừa thẫn thờ nghĩ – Mọi thứ bỗng nhiên mất sạch, từ các sổ giáo án đến sổ công tác chủ nhiệm, sổ ghi điểm, sổ bộ môn, sổ dự giờ, sổ kế hoạch hàng tuần và các loại nhật ký linh tinh khác! Cứ như thể vừa trải qua một trận cháy nhà.
Thoạt đầu, khi vụ trộm tai hại kia xảy ra, cô Trinh đã phát hoảng lên. Thậm chí cô bối rối và lo lắng đến phát khóc. Trong cơn bấn loạn, ngay hôm sau vừa vào lớp cô đã không ngăn được mình lên tiếng dò hỏi. Dĩ nhiên cô không nói thật về vụ mất trộm. Cô chỉ bảo cô đánh rơi sổ sách dọc đường và hỏi xem có em nào nhặt được không.
Mặc dù đã nói trớ đi nhưng khi chạm phải những ánh mắt ngơ ngác và căng thẳng của học trò, cô thốt nhiên cảm thấy xấu hổ về hành động vội vã của mình. Không! Một người thầy đứng trên bục giảng không được phép nghi ngờ hay nghĩ xấu về học trò! – Cô Trinh hối hận nghĩ – Một khi đã đánh mất niềm tin vào những học trò mà mình dạy dỗ, người thầy cũng đồng thời đánh mất luôn vai trò cao quý của mình và như vậy cũng chẳng còn lý do để tiếp tục đứng trên bục giảng! Không! Vụ mất trộm kia chẳng liên quan gì đến những học trò của mình! Có thể đó là sự phá quấy nghịch ngợm của một kẻ bí mật nào đó! Và rồi sớm muộn gì kẻ đùa nghịchtai ác đó cũng sẽ đem hoàn trả lại mọi thứ cho mình!
Những ý nghĩ tươi sáng vừa chớm lên trong đầu giúp cô Trinh dần dần thanh thản trở lại. Và sau ngày thứ bảy đáng hổ thẹn đó, cô không hề nhắc tới sự mất trộm của mình trước mặt học trò thêm một lần nào nữa. Chỉ với nhỏ Hạnh, đứa học trò mà cô cưng nhất, cô mới tiết lộ sự thật về vụ mất trộm khi nó tìm tới tận nhà cô dò hỏi vòng vào một cách ranh mãnh.
Trong khi chờ kẻ trộm bí mật nào đó, có thể là anh chàng hàng xóm độc thân hay trêu chọc cô, đem trả lại mọi thứ, cô Trinh lặng lẽ lên văn phòng nhà trường mượn hồ sơ học bạ của học trò để soạn lại một vài sổ sách cần thiết. Nhưng cố tự trấn an mình đến mấy, chừng nào các loại giáo án của cô, đặc biệt là sổ ghi điểm, chưa quay về với cô, cô vẫn không che giấu được vẻ bồn chồn phiền muộn trước cặp mắt của những đứa tinh quái như nhỏ Hạnh và Quý ròm. Vì vậy mới xảy ra cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa cô và bọn nhỏ Hạnh ngay trước cổng trường, khi cô vừa dắt xe ra.
Cô Trinh chẳng hề nghi ngờ gì học trò mình. Nhưng nhỏ Hạnh, Quý ròm và Tiểu Long lại nghĩ khác. Và chúng đã đón đường cô để nói thẳng với cô điều đó. Tất nhiên cô Trinh đã tìm cách dẹp tan nỗi ngờ vực trong đầu bọn trẻ mặc dù sự quan tâm củc chúng đối với cô làm cô xiết bao cảm động. Bây giờ nhớ lại vẻ mặt lo lắng chân thành của bọn trẻ, lòng cô không khỏi bồi hồi và tự dưng cô cảm thấy cuộc đời bỗng trở nên đáng yêu hơn
Mà ba đứa học trò của mình cũng buồn cười thật! – Vẻ hăm hở “khai báo” của Quý ròm hiện ra trong đầu khiến cô Trinh chợt mỉm cười – Tưởng chúng nghi ai, hóa ra lại nghi Quới Lương! Chúng lại nghĩ ra đủ thứ “chứng cớ” khủng khiếp nữa chứ! Chúng đâu có biết hiện nay mình đang âm thầm tìm cách giúp đỡ Quới Lương!
Câu chuyện bí mật đó bắt đầu cách đây hai tháng. Cô Trinh nhớ như in hôm đó là ngày thứ sáu. Vừa bước vào lớp, nhìn về phía bàn chót, chỉ thấy Lâm và Bội Linh, còn Quới Lương vẫn tiếp tục vắng, cô đã chau mày bực bội. Đây là buổi thứ ba liên tiếp Quới Lương nghỉ học tiết văn. Lại không hề có một tờ đơn xin phép.
Đợi lớp trưởng Xuyến Chi báo cáo sĩ số xong, cô nghiêm nghị nhìn xuống cuối lớp:
- Em Lâm!
- Dạ! – Lâm xanh mặt đứng dậy, tưởng cô Trinh gọi nó lên bảng kiểm tra bài.
Nhưng nó mới vớ lấy cuốn tập, chưa kịp bước ra khỏi chỗ, cô Trinh đã hắng giọng hỏi:
- Em có biết tại sao hôm nay bạn Quới Lương nghỉ học không?
Lâm thở phào. Hóa ra cô “kiểm tra” chuyện khác. Nó liền hớn hở khoanh tay:
- Thưa cô, em không biết ạ!
- Em chơi thân với bạn Quới Lương, sao lại không biết?
Lâm vẫn tươi tỉnh:
- Thưa cô, tại ba ngày vừa rồi em về quê ăn giỗ với mẹ em. Tối hôm qua em mới lên tới ạ!
Câu trả lời của Lâm khiến cô Trinh ngớ ra. Ừ nhỉ, ba ngày trước đây mẹ Lâm đã làm đơn xin phép cho nó nghỉ học để về quê dự giỗ đầu của ông ngoại nó, chính cô đã đồng ý mà lúc này đang tức bực chuyện vắng mặt chuyện liên tục của Quới Lương, cô quên bẫng đi mất.
- Thôi, em ngồi xuống đi!
Cô khẽ khoát tay, thở dài nói. Rồi đảo mắt một vòng khắp lớp, cô hỏi một cách vô vọng:
- Có em nào biết em nào biết tại sao bạn Quới Lương nghỉ học mấy ngày nay không?
Quả như cô nghĩ, thằng Lâm chơi thân nhất với Quới Lương mà không biết thì những đứa khác khó mà biết được. Nghe cô hỏi, cả lớp đưa mắt nhìn nhau và đồng thanh đáp:
- Thưa cô, không ạ!
Cô Trinh lắc đầu ngán ngẩm:
- Học hành mà cứ nghỉ ngang hoài như thế này thì đến ở lại lớp mất thôi!
Câu vừa rồi chỉ là câu cô Trinh than thở với chính mình, nhưng vì cô bực bõ lớn giọng nên cả lớp đều nghe thấy. Lớp trưởng Xuyến Chi cảm thấy có trách nhiệm phải báo cáo đầy đủ với cô chủ nhiệm về tình hình học tập của Quới Lương, bèn đứng dậy:
- Thưa cô, bạn Quới Lương không chỉ nghỉ các giờ học môn văn mà suốt cả đầu tuần đến nay, bạn ấy chẳng đến lớp ngày nào cả!
Thông báo của nhỏ Xuyến Chi khiến cô Trinh tròn xoe mắt:
- Em nói sao? Suốt cả tuần nay bạn Quới Lương không đi học ngày nào?
- Dạ không phải!
Cô Trinh định hỏi tiếp “thế em có biết tại sao không?” nhưng vừa mấp máy môi, cô vội im bặt, nhớ là mình vừa hỏi câu đó với cả lớp và chả thu được một tẹo kết quả nào. Cô đành vẫy tay ra hiệu cho nhỏ Xuyến Chi ngồi xuống và tặc lưỡi lật cuốn sổ trước mặt ra chuẩn bị gọi dăm đứa học trò lên kiểm tra bài cũ.
Tuy cố tập trung vô bài giảng nhưng suốt buổi dạy hôm đó, cô không ngớt băn khoăn về sự nghỉ học bất thường của Quới Lương .
Quới Lương thật ra chỉ là một học sinh làng nhàng, chẳng có điểm gì nổi bật ngoài tính ương bướng, dễ tự ái và hay gây gổ với các bạn cùng lớp. chính vì tính khó chịu đó mà trong lớp chẳng ai chơi với Quới Lương ngoài Lâm, một đứa tính tình cũng kì quặc không kém.
Nhưng không vì vậy mà cô không quan tâm đến trường hợp của Quới Lương. Thậm chí, chính vì sức học của Quới Lương không bằng các bạn, cô càng lo lắng cho nó nhiều hơn. Chỉ còn không đầy hai tháng nữa là thi học kì, Quới Lương học đã yếu, lại nghỉ liên miên như thế này, làm sao nó làm bài được cơ chứ! Cô Trinh than thầm trong bụng và trưa đó, ăn quấy quá một tô mì gói, cộ vội vã đạp xe đến nhà nó.
Nhà của Quới Lương là một căn nhà cực kì khó tìm. Nhà nó ở trong một xóm lao động nghèo với vô vàn ngóc ngách luồn quanh co khúc khuỷu giữa những dãy nhà hầu hết là mái tôn vách ván nằm nhếch nhác lô nhô cái trồi cái sụt như những hàm răng lồi xỉ. Đã vậy số nhà, số hẻm lại chồng cái này lên cái kia, số chẵn số lẻ lung tung, thỉnh thoảng lại nhảy cóc cả chục số, hệt như những mê lộ trong các trò đánh số bí hiểm.
Sau gần một tiếng đồng hồ tìm đỏ con mắt và hỏi thăm đường đến mỏi cả miệng, cô Trinh mới tìm tới nhà của Quới Lương.
Cũng như những căn nhà khác trong xóm. Đó là một căn nhà gỗ tuềnh toàng. Khi cô Trinh tới, cửa nhà mở toang nhưng chẳng thấy ai thấp thoáng bên trong.cô dưng xe vào vách đứng chong mắt nhìn vào nhà một lúc lâu mới lờ mờ nhận ra có ai đó đang nằm trên giường kê sát góc nhà, có lẽ đang ngủ trưa.
Đứng lóng ngóng thêm một hồi đợi cho người nằm trên giường thức dậy nhưng rồi thấy người nọ chẳng buồn nhúc nhích, cô đành sốt ruột gõ tay lên vách.
Cô Trinh gõ đến lần thứ ba thì người trên giường bỗng cựa mình và uể oải chống tay ngồi dậy, ngóng cổ hỏi:
- Con về đó hả Quới Lương?
Nghe câu hỏi, cô Trinh biết ngay người vừa lên tiếng là ai. Cô liền bước thẳng vào trong nhà, lễ phép:
- Thưa bác, cháu là cô giáo của Quới Lương ạ!
Người đàn bà lập tức cuống quít:
- Ôi, cô giáo đó hả? cô tới lúc nào mà tôi không biết? Mời cô ngồi chơi, để tôi đi rót nước!
Người đàn bà nói một tràng, vừa nói bà vừa hấp tấp quấn lại mái tóc không biết sổ ra từ hồi nào và lập cập định bước xuống khỏi giường.
Cử chỉ yếu ớt của mẹ Quới Lương khiến cô Trinh đâm nghi. Cô bước vội lại giường giữ lấy tay bà:
- Bác cứ ngồi nghỉ đi! Hình như bác đang ốm phài không?
Người đàn bà vội đáp:
- Không sao đâu cô giáo! Tôi đi lại được mà!
Vừa nói bà vừa cố nhổm dậy nhưng cô Trinh vẫn giữ chặt lấy tay bà:
- Bác cứ mặc cháu! Cháu mới uống nước xong!
Rồi sợ mẹ Quới Lương cứ nằng nặc đòi đi rót nước, cô lật đật chuyển đề tài:
- Bác ốm mấy ngày rồi?
- Khoảng gần nửa tháng nay, cô giáo! – Người đàn bà chép miệng – Tôi đi bán mắc mưa, tưởng cảm xoàng thôi, nào ngờ bị cúm nặng nằm li bì mười mấy ngày liền. nhưng hôm nay đã bớt nhiều rồi, cô giáo!
Tới đây thì cô Trinh dần dần đoán ra nguyên nhân nghỉ học của Quới Lương. Cô gật gù giọng thông cảm:
- Hóa ra suốt tuần qua em Quới Lương phải ở nhà để chăm sóc bác?
Nào ngờ mẹ Quới Lương lắc đầu:
- Không phải đâu, cô giáo! Nó nghỉ học để đi làm đấy! Mọi ngày, tôi vẫn phải gánh xôi chè đi bán để nuôi hai anh em nó, nhưng từ hôm tôi nằm một chỗ, nó phải đi làm để kiếm tiền mua gạo!
Câu trả lời của người đàn bà làm cô Trinh chưng hửng. Mặt cô ngơ ngác:
- Em Quới Lương đi làm? Thế em làm gì vậy hở bác?
Mẹ Quới Lương thở dài:
- Nó chả có nghề ngỗng gì cả, chỉ theo bạn bè đi giữ xe ở các nhà hàng, quán nhậu thôi!
Cô Trinh ngập ngừng đưa mắt nhìn quanh nhà một thoáng rồi hỏi:
- Thế bác trai làm gì hả bác?
- Ba thằng Quới Lương làm bốc vác ở cảng. Nhưng ổng đã qua đời cách đây chín, mười năm rồi. Khi ổng mất, anh em thằng Quới Lương chừng hai, ba tuổi chứ mấy!
Giọng người đàn bàn tự nhiên chùng xuống khiến cô Trinh bất giác cảm thấy ray rứt về câu hỏi vụng về của mình. Cô chép miệng, giọng áy náy:
-Cháu xin lỗi bác!
Rồi không để người đàn bà kịp lên tiếng, cô liền hỏi sang chuyện khác:
-Thế bao giờ Quới Lương mới đi học lại hả bác?
Người đàn bà lộ vẻ lúng túng. Bà chớp chớp mắt và mấy lần định quay mặt đi chỗ khác nhưng lại sợ vô lễ với cô giáo của con mình. Thấy vậy, cô Trinh liền hắng giọng trấn an:
-Nếu gặp hoàn cảnh khó khăn quá thì em Quới Lương nghỉ thêm vài hôm nữa cũng chẳng sao bác ạ! Cháu sẽ báo lại với nhà trường về trường hợp của em!
Trước thịnh tình của cô giáo, mẹ Quới Lương vẫn im lặng. mãi một lúc, bà mới ngần ngừ buột miệng:
-Tôi tính cho nó nghỉ luôn, cô giáo à!
Câu nói của mẹ Quới Lương khiến cô Trinh thoáng sững sờ. Cô mở to mắt:
-Sao thế hở bác? Sao bác lại định cho Quới Lương nghỉ học?
Trước vẻ ngỡ ngàng của cô Trinh, người đàn bà cảm giác như mình là người có lỗi. Bà cúi mặt phủi tay lên vạt áo, khẽ thở dài:
-Hoàn cảnh của gia đình tôi thì cô giáo cũng biết rồi đó! Khó khăn quá! Trong khi đó, sức khỏe của tôi mỗi ngày một giảm, chẳng biết có đi bán được bao lâu nữa. nếu thằng Quới Lương không đi làm phụ thêm với tôi thì có khi cả hai anh em nó phải nghỉ học luôn. Chi bằng để nó đi làm, coi như hi sinh cho thằng em nó được đi học!
Rồi sợ cô giáo còn phiền trách mình về chuyện Quới Lương nghỉ học, bà vội vã nói thêm:
-Chứ tôi lúc nào chẳng muốn cả hai đứa đều được học hành đến nơi đến chốn. vợ chồng tôi cả đời vất vả là do ít học, lẽ nào tôi lại muốn con cái đi vào cái vết chân của mình!
Cô Trinh lộ vẻ buồn buồn trước những lời bộc bạch tâm sự của người đàn bà nghèo khổ đang ngồi thừ ra vì bất lực kia. Trước nay cô vẫn xem Quới Lương như những học trò bình thường khác. Cô chẳng có cảm tình đặc biệt gì với nó, nếu không muốn nói là thỉnh thoảng bực mình vì những trò nghịch ngợm hoặc gây gỗ do nó khởi xướng trong lớp học.
Nhưng từ khi đối diện và trò chuyện với người mẹ của Quới Lương, lòng cô không khỏi bần thần xao xuyến. lạ lùng thay, hoàn cảnh của người đàn bà tội nghiệp kia giống như tạc hoàn cảnh của cô. Cũng mất chồng khi con còn nhỏ. Cũng tảo tần vất vả một nách hai con. Cũng tay chèo tay chống một mình bươn chải giữa cuộc đời. Cũng hi vọng đặt toàn bộ niềm tin và hi vọng vào tương lai của những đứa con sớm mồ côi cha. Sống một mình, cô đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn gian khó, nhọc nhằn và cho đến trước khi gặp mẹ Quới Lương, cô tưởng không có ai lận đận hơn mình. Hóa ra không phải thế. Cuộc đời của người đàn bà đang ngồi trước mặt cô kia xem ra còn lao đao, sóng gió hơn cô nhiều.
-Không nên cho Quới Lương nghỉ học, bác ạ! – Cuối cùng cô nói sau một thoáng trầm ngâm – Cháu sẽ chuyện này với ban giám hiệu và cháu tin rằng nhà trường sẽ có cách giúp đỡ gia đình ta!
Đôi mắt người đàn bà mừng rỡ xen lẫn nghi hoặc:
-Nhà trường giúp đỡ được sao, cô giáo?
Cô Trinh mỉm cười:
-Cháu nghĩ là nhà trường sẽ có cách. Trước nay cũng không hiếm em rơi vào hoàn cảnh như Quới Lương nhưng rốt cuộc vẫn được nhà trường giúp đỡ để tiếp tục học tập. bác cứ yên tâm!
Sự khẳng định của cô khiến mẹ Quới Lương thôi ngay ngờ vực. bà hớn hở nói giọng tin cậy:
-Thế thì mẹ con tôi đội ơn cô giáo quá…
-Bác đừng nên khách sáo! – cô Trinh đỏ mặt ngắt lời - đây chỉ là trách nhiệm của cháu thôi!
Đang nói, cô bỗng nhíu mày lại:
-Nhưng cháu có một đề nghị nho nhỏ này với bác! – rồi không đợi người đàn bà hỏi lại, cô tiếp ngay- tất cả những chuyện này theo ý cháu, bác không nên để cho Quới Lương biết!
-Sao thế hả cô giáo? – người đàn bà có vẻ phân vân.
-Cũng chẳng có gì quan trọng! Cô Trinh ôn tồn giải thích – Nhưng tính Quới Lương giàu tự ái, nếu biết chuyện này, sợ rằng em sẽ suy nghĩ này nọ không hay!
Cô Trinh cảm thấy ngần ngại khi phải nhận xét về đứa con trước mặt người mẹ. nhưng người đàn bà nhanh chóng đồng tình ngay:
-Cô nói phải đó, cô giáo! Tính thằng Quới Lương tôi biết, nó hay tự ái lắm! được rồi, tôi hứa với cô giáo sẽ không nói gì với nó!
Rồi chợt nghĩ ra một chuyện, bà cẩn thận dặn:
-Mai mốt cô giáo có đến gặp tôi, cô không cần phải đến thẳng nhà. Cô cứ ghé bà Ba bán cháo lòng đầu hẻm, nhờ bả vào kêu tôi ra. Đến nhà, rủi gặp thằng Quới Lương xớ rớ đâu đó là hết mong giấu giếm, cô giáo!
Cô Trinh nghĩ bụng: Nhưng nếu Quới Lương xớ rớ quanh quẩn ngoài đầu hẻm, thấy mình ngồi trong quán cháo lòng, có khi còn “nguy” hơn! Cô Trinh mỉm cười với hình ảnh hoạt kê vừa nảy ra trong đầu và khẽ chào mẹ Quới Lương, cô lật đật dắt xe ra về.
Khi ra tới đầu con hẻm, cô đảo mắt nhìn quanh quất để xem cái quán cháo lòng có hai cánh cửa gỗ màu xanh mà mẹ Quới Lương vừa “mô tả” là căn nhà nào.
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2NrtWfWUE
Chương 5.
Cô Trinh trình bày hoàn cảnh của gia đình Quới Lương với ban giám hiệu nhà trường vào ngay sáng sớm hôm sau.
Và đến giờ ra chơi, thầy Khải tổng phụ trách đội liên đến gặp cô. Thầy đi thẳng vào đề:
-Tôi nghe bán giám hiệu nhà cho biết về trường hợp của em Quới Lương lớp chị!
Cô Trinh hồi hộp:
-Thế thầy tính sao?
-Chị đừng lo! – Thầy Khải nói với vẻ tự tin – Liên đội nhà trường trước nay vẫn có phong trào “giúp bạn vượt khó” và đã từng giúp đỡ em lâm vào hoàn cảnh tương tự như em Quới Lương! Nói chung là rất có kết quả! Cô Trinh bất giác lộ vẻ nghi ngại:
-Kiểu làm này tôi biết rồi nhưng e không thực hiện được trong trường hợp em Quới Lương đâu thầy!
Thầy Khải ngạc nhiên:
-Sao chị lại nói thế?
Cô Trinh vẫn điềm tĩnh:
-Thầy định thông báo hoàn cảnh của em Quới Lương trên loa phóng thanh vào giờ chào cờ đầu tuần và sau đó kêu gọi các em nhịn quà sáng để đóng góp giúp đỡ bạn chứ gì?
-Thì thế!
-Thế thì không được! – Cô Trinh thở dài – Em Quới Lương không giống như những em khác! Em hay tự ái, lại thường mặc cảm mình là con nhà nghèo, nếu làm như cách vừa rồi, em sẽ xấu hổ bỏ học ngay!
Thầy Khải bóp bóp trán:
-Chà, gay go nhỉ!
Cô Trinh chớp mắt:
-Có cách nào khác không thầy?
-Để tôi tính xem! – thầy Khải nhíu mày nghĩ ngợi một hồi rồi bỗng buột miệng “à” lên một tiếng – Hay là như thế này!
Cô Trinh thấp thỏm:
-Là sao hả thầy?
-Vẩn vận động các em đóng góp như trước nay! – Thầy Khải huơ tay – Nhưng thay vì thông báo trên loa thì bên chỉ huy liên đội sẽ thông báo miệng xuống từng chi đội của tất cả các lớp!
Trong khi thầy Khải đang hân hoan trình bày kế hoạch đầy sáng tạo của mình thì cô Trinh vẫn buồn so. Đợi thầy nói xong, cô khẽ lắc đầu:
-Không được, thầy ơi! Cách này cũng không được!
Thầy Khải gãi đầu:
-Mình có thông báo trên loa đâu!
-Thông báo trên loa hay không thông báo trên loa cũng thế thôi! – Cô Trinh thở dài – Hễ vận động quyên góp là thế nào em Quới Lương cũng biết! – Tôi muốn làm sao giúp đỡ em mà em chẳng hay biết chút gì kia!
Yêu cầu của cô Trinh khó đến mức thầy Khải tặc tặc lưỡi và ngẩn người ra mất một lúc.
-Không còn cách nào khác sao thầy? – Cô Trinh hỏi, không giấu vẻ nôn nóng và lo âu.
-Cách thì vẫn có! – Thầy Khải nhún vai – Nhưng cách này thì chẳng liên quan gì đến phong trào “giúp bạn vượt khó” của liên đội!
Giọng thầy Khải có vẻ kém hào hứng vì trong cái cách của thầy sắp nói ra, đội thiếu niên của thầy chẳng được trực tiếp góp phần vào việc giúp đỡ bạn. Nhưng cô Trinh vô tình không chú ý đến điều đó. Nghe nói có cách, mắt cô Trinh mở to:
-Thầy nói đi! Cách gì vậy?
Thầy Khải chép miệng:
-Nhờ hội phụ huynh giúp đỡ!
Cô Trinh nghe như có một luồng điện xẹt ngang đầu mình. Tệ thật! Có thế mà mình cũng chẳng nhớ ra! Cô nhìn thầy Khải, mắt long lanh:
-Cảm ơn thầy nhiều! Nếu thầy không nhắc tôi đã quên khuấy đi mất!
Nhưng niềm hi vọng to lớn của cô Trinh nhanh chóng xẹp ngay sau đó. Đầu giờ chiều khi cô vào trường dự cuộc họp giữa đại diện ban giám hiệu và bác Mẫn, chủ tịch hội phụ huynh học sinh, để bàn về biện pháp giúp đỡ Quới Lương, cô Trinh mới hay ngân quỹ của hội rất eo hẹp. thật ra nói eo hẹp cũng không thật chính xác. Tiền bạc thì vẫn có nhưng vì trường lớn, học sinh đông, số học sinh có gia cảnh cần giúp đỡ khá nhiều nên mỗi trường hợp chỉ được quỹ của hội cấp tối đa là hai trăm ngàn đồng.
Hai trăm ngàn thì chỉ phụ giúp gia đình Quới Lương được khoàng một tháng thôi! Cô Trinh buồn rầu nhủ bụng, nhưng vì đó là quy chế tài chánh của hội từ trước đến nay, cô biết mình khó lòng nài nỉ thêm. Vả lại, đâu chỉ một Quới Lương của lớp cô gặp khó khăn. Những lớp khác chẳng thiếu gì học sinh gặp túng quẫn, cô Trinh chẳng nỡ giành phần hơn về cho học trò mình.
Dẫu biết rằng hội phụ huynh nhà trường chỉ giúp ngặt chứ chẳng thể giúp nghèo và mình không nên yêu cầu hội làm quá khả năng, nhưng vì không kiềm được nỗi bứt rứt về tương lai học tập của Quới Lương, khi tan họp cô Trinh không về ngay mà quanh quẩn đợi bác Mẫn trước cổng trường.
Bác Mẫn vừa bước ra là cô tiến đến ngay:
-Chào bác!
-Chào cô giáo! – bác Mẫn tỏ vẻ ngạc nhiên – Cô chưa về sao?
-Dạ chưa ạ! – Cô Trinh liếm môi và quyết định nói thẳng – Cháu đợi ở đây để được gặp bác!
Bác Mẫn hình như cũng đoán ra cô Trinh muốn gặp bác để làm gì. Bác nói ngay:
-Về trường hợp của em Quới Lương, tôi rất thông cảm với băn khoăn của cô giáo. Tôi biết hai trăm ngàn trong thời buổi này chỉ như muối bỏ bể. Nhưng cô giáo cũng biết đấy, số học sinh cần giúp đỡ ở trường ta rất đông. Và đâu chỉ học sinh. Chả lẽ giáo viên trong trường đau ốm hoặc rủi ro gặp tai nạn, hội phụ huynh lại khoanh tay đứng nhìn. Chúng tôi vẫn phải quan tâm giúp đỡ. Rồi còn phần thưởng cho các em vào cuối năm học. Rồi…
Biết bác Mẫn sắp sửa sa đà vào việc trình bày kế hoạch công tác của hội phụ huynh học sinh “trong năm nay và những năm sau tới” và có nguy cơ bản báo cáo ngẫu hứng này sẽ kéo dài đến tận bữa cơm chiều, cô Trinh đành đấm bụng ngắt lời:
-Thưa bác, cháu gặp bác không phải đòi hỏi thêm quyền lợi cho em Quới Lương! Cháu hiểu những khó khăn của công tác hội. cháu chỉ muốn biết có bao giờ có một trường hợp ngoại lệ xảy ra trong trường ta chưa thôi ạ!
Bác Mẫn không hiểu:
-Ý cô sao tôi chưa rõ!
Sực nhận ra câu nói vừa rồi của mình không được rõ ràng lắm, cô Trinh bẽn lẽn:
-Cháu muốn hỏi là có trường hợp nào một học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn được hội giúp đỡ nhiều hơn số hai trăm ngàn đồng không ạ! Như năm trăm ngàn hay một triệu chẳng hạn!
Bác Mẫn nhíu mày:
-Có lẽ không! Một số tiền lớn như vậy thì quá lớn so với khả năng của hội! – Đang nói bác bất thần đập tay lên trán, gật gù - Ờ, ờ, nhưng mà thỉnh thoảng cũng có đấy!
Cô Trinh mừng rơn:
-Có hả bác?
-Có! Nhưng không phải quỹ của hội!
Cô Trinh ngơ ngác:
-Thế là sao hở bác?
-Nghĩa là như thế này này! – Bác Mẫn chậm rãi nói – Quỹ của hội thì không thể chi một số tiền lớn như thế! Nhưng anh phó chủ tịch hiện nay của hội phụ huynh trường ta…
Bác Mẫn nói chưa dứt lời, cô Trinh đã reo lên:
-Cháu biết rồi! Bác muốn nói đến bác Diêu chứ gì!
-Đúng rồi! – Bác Mẫn mỉm cười – Trước đây, gặp những trường hợp ngạch nghèo, việc yêu cầu giúp đỡ vượt quá khả năng của hội, anh Diêu thường ủng hộ năm trăm ngàn hoặc một triệu với tư cách cá nhân! Nhưng cô giáo nên nhớ, đấy chỉ là những trường hợp thật sự đặc biệt thôi!
Giọng cô Trinh thấp thoáng hi vọng:
-Thế theo bác, trường hợp em Quới Lương có thể gọi là đặc biệt không ạ?
Bác Mẫn “e hèm” một tiếng:
-Tất nhiên hoàn cảnh của em này đặc biệt, vô cùng đặc biệt rồi! Chuyện đó không cần phải bàn cãi!
Niềm vui vừa mới chớm lên trong lòng cô Trinh thì bác Mẫn đã xoa xoa cái trán hói, bối rối “e hèm” thêm một tiếng nữa:
-Nhưng lần này học trò của cô không gặp may rồi!
Cô Trinh hỏi và nghe tim mình thót lại:
-Sao thế hở bác?
Bác Mẫn tặc lưỡi:
-Anh Diêu vừa đi công tác nước ngoài! Khoảng hai tháng nữa mới về!
Rồi thấy gương mặt cô Trinh vừa mừng lên đã vội xịu ngay xuống, bác Mẫn động lòng vỗ nhẹ lên tay cô Trinh:
-Nhưng cô Trinh đừng Tiểu Long! Thế nào tôi cũng nói chuyện với anh Diêu để bàn cách giúp đỡ em Quới Lương! Hễ ảnh về là tôi sẽ tới gặp ảnh ngay!
-Thế thì cháu xin cảm ơn bác trước!
Cô Trinh nói với giọng cảm kích và sau khi chào bác Mẫn, cô Trinh lặng lẽ đạp xe về, lòng ngốn ngang trăm mối.
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2NrtYGqNf
Chương 6.
Chiều hôm đó cô Trinh lại một mình quay trở lại xóm lao động nghèo nơi mẹ con Quới Lương cư ngụ.
Lần này quen đường thuộc lối, cô không phải dọ dẫm lần mò như hôm qua. Nhưng cô Trinh không đến thẳng nhà Quới Lương mà dừng xe trước căn nhà có cánh cửa gỗ màu xanh đầu hẻm.
Thấy có khách, một phụ nữ đẫy đà lật đật bước ra, vồn vã:
-Mời cô Trinh ngồi! Cô dùng chi ạ?
Đây ắt hẳn là bà Ba cháo lòng! Cô Trinh thầm đoán và mỉm cười đáp:
-Thưa bác, cháu không đói ạ!
Bà Ba chưng hửng:
-Ủa, thế không phải cô vào đây ăn cháo hả?
-Dạ không ạ! – Cô Trinh lễ phép – Cháu vào đây định nhờ bác một chuyện!
Cặp mắt của người đàn bà vẫn mở to:
-Chuyện gì thế cô Trinh? Chắc cô Trinh định tìm nhà ai trong xóm này phải không?
-Dạ cũng gần như thế! Cháu định nhờ bác đi nhắn dùm một người đến đây gặp cháu!
Bà Ba “à” một tiếng rồi vui vẻ chỉ tay vào chiếc ghế cạnh đó:
-Vậy cô Trinh ngồi nghỉ đi! Để tôi đi kêu cho!
Nói xong, bà Ba hấp tấp rảo bước ra cửa. sự nhanh nhẹn của bà chủ quán khiến cô Trinh hoảng hốt. Cô quýnh quíu gọi:
-Khoan đã, bác ơi! Cháu đã kịp nói cho bác biết cháu định nhắn ai đâu!
Bà Ba đáp một cách tự tin, chân vẫn không ngừng bước:
-Không cần nói tôi cũng biết! Cô giáo định nhắn mẹ thằng Quới Lương chứ gì!
Cô Trinh lập tức ngẩn người ra. Mãi đến khi bà Ba đi khỏi một hồi lâu, cô Trinh mới thôi sững sờ và đoán ra được bà đã được mẹ Quới Lương dặn dò trước về sự xuất hiện của cô Trinh.
Khi bà quay lại, mẹ Quới Lương đã thấp thoáng phía sau. Vừa thấy cô Trinh, mẹ Quới Lương đã buột miệng hỏi ngay:
-Cô giáo! Có việc gì mà cô phải quay ngay lại thế?
-Bác ngồi xuống đi! – Cô Trinh nhoẻn miệng cười và đợi cho mẹ Quới Lương ngập ngừng ngồi xuống chiếc ghế đối diện, cô thủng thỉnh tiếp – Sáng nay cháu đã trình bày hoàn cảnh của gia đình bác với ban giám hiệu nhà trường và cuối cùng hội phụ huynh học sinh đã đồng ý phụ giúp nhà ta mỗi tháng hai trăm ngàn, hi vọng sẽ giải quyết được phần nào khó khăn để em Quới Lương có điều kiện tiếp tục việc học tập!
Nói xong, cô Trinh cho tay vào túi xách lấy ra hai trăm ngàn đựng trong bao thư nhẹ nhàng đặt vào tay người đàn bà trước mặt, ân cần nói:
-Bác cứ cầm lấy đi! Số tiền này thật ra cũng không nhiều nhặn gì đâu!
Mẹ Quới Lương cảm động cầm phong thư. Bà nói và nghe mắt mình ươn ướt:
-Nhiều lắm, cô giáo! Đối với tôi là nhiều lắm! Tôi tuy ít học nhưng cũng biết câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no” mà, cô giáo!
Cô Trinh tự dưng cũng nghe sống mũi mình cay cay. Cô phải giả vờ nhìn ra cửa.
Tiếng mẹ Quới Lương lại rụt rè vang lên:
-Cô bảo nhà trường sẽ cấp cho mẹ con tôi mỗi tháng hai trăm ngàn hả cô Trinh giáo?
-Dạ.
Mẹ Quới Lương chép miệng xuýt xoa:
-Nhà trường đối xử với học sinh như thế thì tốt quá!
Nhưng liền sau đó, bà bỗng lộ vẻ ngại ngần:
-Nhưng không được đâu, cô giáo! Nếu tháng nào cũng nhận tiền của nhà trường tôi thấy kỳ quá! – Rồi không để cô Trinh trấn an, bà nói luôn, vẻ kiên quyết – Tôi đã tính rồi, cô giáo! Sắp tới, sức khỏe suy yếu, không buôn gánh bán bưng được thi tôi bắt chước bà Ba cháo lòng đây sửa sang lại nhà cửa cho thông thoáng một chút rồi mở quán xôi chè bán cho bà con trong xóm. Trước mắt, tôi chỉ xin làm phiền nhà trường chừng hai, ba tháng thôi. Sau đó, làm ăn khấm khá, tôi sẽ hoàn trả lại khoản tiền mà nhà trường đã giúp mẹ con tôi!
Suy nghĩ và tấm lòng của mẹ Quới Lương khiến cô Trinh vừa cảm động lại vừa buồn cười. Cô Trinh âu yếm bóp chặt aty bà:
-Những dự định của bác theo cháu là rất hay! Nhưng bác không cần phải nghĩ đến chuyện hoàn trả các khoản tiền mà nhà trường phụ giúp cho nhà ta đâu! Chẳng ai lại làm như vậy cả!
Cuộc gặp gỡ lần thứ hai với mẹ Quới Lương càng nung nấu quyết tâm mở lớp dạy thêm của cô Trinh.
Từ khi bắt đầu dạy học đến nay, chưa bao giờ cô Trinh nghĩ đến chuyện mở lớp dạy thêm. Một phần do sức khỏe của cô không được tốt, chỉ dạy đủ chương trình chính khóa trên lớp cô đã mệt phờ người, lấy đâu ra sức mở thêm lớp. Nhưng phần khác, quan trọng hơn, cô muốn dành tất cả thời gian và sức lực để làm tròn trách nhiệm của mình. Ngoài những lúc chăm sóc con cái, trọn thời gian còn lại của buổi chiều cô dành cho việc chấm bài của học trò, bổ sung giáo án và mày mò soạn thêm những bài tập mẫu. Cô muốn trang bị dầy đủ nhất và tốt nhất cho các học trò của mình. Cô muốn các học trò của cô không cần cắp cặp đi học thêm vẫn nắm vững được kiến thức trong chương trình học, vẫn đủ sức vượt qua bất cứu một kỳ thi nghiêm ngặt nào.
Nhưng hôm nay tâm niệm đó của cô Trinh đã không còn đứng vững. Cô đang định mở lớp dạy thêm tại nhà. Tất nhiên cô sẽ không dạy nhiều, chỉ mỗi tuần hai buổi thôi. Cô chỉ cần đủ tiền để giúp đỡ mẹ Quới Lương. Cô cần giữ trọn lời hứa với bà. Cô bảo với bà nhà trường sẽ phụ giúp bà mỗi tháng hai trăm ngàn trong khi thực ra hội phụ huynh chỉ giúp được có một tháng thôi. Bác Diêu hội phó, người duy nhất có khả năng giúp mẹ con Quới Lương vượt qua cơn khốn khó này thì lại đang ở nước ngoài, ít nhất phải hai, ba tháng nữa mới về.
Trong khi chờ đợi cái quán xôi chè trong mơ ước của mẹ Quới Lương trở thành hiện thực, cô Trinh đành phải nghĩ cách kiếm tiền giúp bà. Cô buộc phải làm ngược lại với những suy nghĩ của cô trước nay. Nhưng không sao! – Cô tự trấn an – Mỗi tuần hai buổi cũng chả tốn bao nhiêu thì giờ! Nếu cần mỗi tối mình sẽ thức khuya hơn một chút để làm bù những gì không kịp làm trong ngày! Miễn sao đừng để chất lượng giảng dạy trên lớp bị ảnh hưởng là được!
Cái tin của cô Trinh mở lớp dạy thêm tại nhà lập tức lan ra toàn trường và nhanh chóng được học sinh nồng nhiệt hưởng ứng. Chúng rủ nhau ùn ùn kéo tới nhà cô ghi tên. Phải hết sức vất vả cô mới khống chế được lớp học dừng lại ở con số hai mươi lăm em. Cô phải vỗ về và xoa dịu các em không được nhận học bằng cách kể lể hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa chật chội, nói tới nói lui cả buổi trời như vậy, học trò của cô mới thôi hờn giận và chịu lủi thủi ôm cặp ra về.
Cô Trinh nói nhà cửa chật chột không phải là nói ngoa. Cô phải bỏ ra cả ngày chủ nhật loay hoay sắp xếp đồ đạc, tủ giường dồn cả vào một góc, mới thu dọn được một khoảng trống đủ để kê năm chiếc bàn dài cũ kỹ mua rẻ từ kho dụng cụ của nhà trường.
Hai mươi lăm học sinh, cứ năm em dồn vào một bàn, như vậy là quá chật so với tỉ lệ ba em một bàn trên lớp. Nhưng cô Trinh chẳng còn cách nào khác. Thoạt đầu cô chỉ định nhận vào hai mươi em nhưng rồi nhân nhượng mãi trước những lời năn nỉ của học trò, cuối cùng lớp học tăng thêm năm em so với dự định ban đầu.
Học phí lớp dạy thêm của cô Trinh hai mươi ngàn đồng một tháng. Trừ năm em có gia cảnh khó khăn được miễn phí, mỗi tháng cô Trinh thu được bốn trăm ngàn đồng. Cô dành ra một nửa để tu sửa bàn ghế, mua phấn viết, mắc thêm bóng đèn và chi dùng lặt vặt trong nhà. Một nửa còn lại, cô bỏ trong bao thư lớn rồi hớn hở đạp xe tới nhà bà Ba cháo lòng.
Tháng đầu tiên đem số tiền do chính mình kiếm được đến cho mẹ Quới Lương, cô Trinh không khỏi bồi hồi. Cô cảm thấy những vòng bánh xe quay nhẹ hẫng dưới chân cô. Cô cảm thấy con đường dẫn đến khu xóm nghèo không còn gập ghềnh như trước. Và đến khi trao tiền tận tay mẹ Quới Lương, nhìn thấy niềm vui và mối cảm kích ánh lên từ đáy mắt bà, cô hiểu rằng những vất vả của mình trong bốn tuần lễ vừa qua, khi phải vừa dạy ở nhà vừa dạy trên trường, đã được đền bù xứng đáng và ý nghĩ đó đã đem lại cho cô một nỗi ấm áp dễ chịu.
Cô Trinh mỉm cười hỏi mẹ Quới Lương:
- Bác ra đây, Quới Lương có biết không?
- Không đâu, cô giáo! – Mẹ Quới Lương chớp chớp mắt – Cô giáo đã dặn, tôi đâu có dám cho nó biết!
Rồi bà hớn hở khoe:
- Khoảng hai, bà tuần nữa là tôi mở quán được rồi, cô giáo! Lúc đó chắc tôi khỏi phải làm phiền đến cô giáo và nhà trường nữa!
Cô Trinh cảm thấy vui lây niềm vui của mẹ Quới Lương:
- Dạ, nếu vậy cháu xin chúc mừng bác! Cháu sẽ về báo lại với ban giám hiệu và hội phụ huynh!
Tuy nói vậy, đến tháng sau cô Trinh lại tiếp tục gói tiền vào bao thư cầm tới.
Lần này, mẹ Quới Lương giãy nảy:
- Cảm ơn cô giáo nhiều! Nhưng thôi, cô giáo cầm về đi! Nhà trường giúp đỡ mẹ con tôi hai tháng ngặt nghèo vừa qua là đã quý hóa lắm rồi! Bây giờ tôi đã buôn bán được, mười ngày nay đã có đồng ra đồng vô, đâu có dám nhận tiền của nhà trường thêm nữa!
Thái độ cương quyết của người đàn bà khiến cô Trinh thoắt bối rối. Cô hạ giọng khẩn khoản:
- Bác nhận thêm lần này nữa thôi! – Rồi sợ người đàn bà nhất mực từ chối, cô làm ra vẻ nghiêm trọng – “Ở trên” đã “duyệt chi” rồi, đâu có “hồi” lại được! Nếu cầm về có khi cháu bị “kỷ luật” không chừng!
Không ngờ chuyện nhận tiền hay không nhận tiền lại sinh ra lắm thứ rắc rồi như vậy, mẹ Quới Lương đành nhượng bộ. Bà giơ tay cầm lấy bao thư cô Trinh đưa, mặt nhăn nhó:
- Lần này là lần chót nghen, cô giáo!
Cô Trinh cố nén cười:
- Dạ, lần chót! Bác cứ yên tâm!
Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại vẻ mặt khó xử của mẹ Quới Lương hôm nọ, cô Trinh không khỏi mỉm cười một mình và trong lòng dậy lên bao cảm mến. Đó là một người phụ nữ số phận long đong, nghèo khó nhưng tự trọng và biết lễ nghĩa.
Người mẹ đã như vậy thì người con không thể là đứa hư hỏng! – Cô Trinh thầm nhủ khi nhớ lại cuộc gặp gỡ với bọn Quý ròm hồi trưa trước cổng trường – Tất nhiên Quới Lương không thật hoàn toàn giống mẹ. So với người đàn bà cởi mở, hoạt bát mà cô đã gặp, Quới Lương ít tươi tắn hơn. Mặt mày nó lúc nào cũng quạu quọ, khó gần, tính tình khép kín, nhạy cảm, giàu tự ái vì vậy dễ phản ứng gay gắt trước bất cứ một tác động nhỏ nào chung quanh.
Chính vì Quới Lương là một đứa như vậy nên rất nhiều lần cô Trinh muốn giúp đỡ nó bằng cách kêu nó vào học miễn phí tại lớp dạy thêm ở nhà nhưng cô cứ lưỡng lự. Quới Lương học môn văn tương đối yếu, nhưng nếu nó biết nó đi học thêm mà không phải đóng tiền như các bạn, chắc chắn nó sẽ không chịu. Người tự ái thường là người nhiều mặc cảm. Phải chăng vì lâm vào hoàn cảnh mồ côi cha từ bé mà Quới Lương trở thành một đứa trẻ như vậy?
Cô Trinh không trả lời được câu hỏi này. Nhưng cũng không vì vậy mà cô vội tin những suy đoán vớ vẩn của Tiểu Long, nhỏ Hạnh và Quý ròm.
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2NrtaGvJD
Chương 7.
Cô Trinh không tin những suy đoán của bọn trẻ. Nhưng bọn trẻ thì chẳng nghi ngờ gì vê mục tiêu hành động của mình. Bọn chúng đâu có biết về những giúp đỡ lặng thầm của cô Trinh đối với mẹ con Quới Lương. Bọn chúng đâu có đọc những hồi ức đẹp đẽ vừa xảy ra trong đầu cô.
Y hẹn, đúng sáu giờ kém mười lăm, nhỏ Hạnh lọc cọc đạp xe tới nhà Quý ròm.
-Đúng giờ ghê hén!
Quý ròm vừa chạy ra cổng đón bạn vừa cất giọng trêu.
Nhỏ Hạnh bật chống xe, cười đáp:
-Hồi trưa Quý doạ ghê quá, Hạnh đâu có dám chậm trễ!
Quý ròm cũng cười:
-Vậy nếu tôi không dọa chắc bảy giờ Hạnh mới tới?
Nhỏ Hạnh lắc mái tóc:
-Dù Quý không dọa Hạnh cũng phải tới sớm!
Mặt Quý ròm thuỗn ra:
-Cũng phải tới sớm?
-Ừ.
-Chi vậy?
Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi:
-Để hỏi xem Quý đã nghĩ ra cách nào nói chuyện với Lâm chưa!
-Hạnh khỏi lo! Tôi đã nghĩ ra rồi!
Nhỏ Hạnh liếm môi:
-Quý nghĩ ra cách gì thế?
-Không thể nói được! – Quý ròm làm bộ bí mật – Nói trước mất hay! Cứ “đón xem hồi sau sẽ rõ”!
Đúng lúc đó, Tiểu Long xuất hiện. Nó nhìn hai bạn:
-Đi thôi chứ!
Nhỏ Hạnh định hỏi Quý ròm thêm mấy câu nhưng lời hối thúc của Tiểu Long làm nó cụt hứng, bèn tặc lưỡi quay mình bước ra cổng, bỏ mặc chiếc xe nằm chỏng chơ giữa sân.
Nhà Lâm là tiệm tạp hóa lớn nằm ngay cổng chợ trên đường đến trường nên đứa nào cũng biết.
Lúc sắp đến chợ, Tiểu Long hồi hộp nói:
-Không biết giờ này thằng Lâm có nhà không!
Quý ròm khịt mũi:
-Chắc là có!
-Sao mày biết?
-Tao đoán vậy.
-Sao mày đoán vậy?
Những câu hỏi lẵng nhẵng và cắc cớ của Tiểu Long làm Quý ròm bực mình. Nó sầm mặt:
-“Sao, sao” cái đầu mày! Điều quan trọng là bây giờ mày và Hạnh kiếm một chỗ thật kín đáo để chui vào chứ không phải tò tò theo tao hỏi những câu ấm ớ như vậy!
Vẻ sửng cồ của thằng ròm làm Tiểu Long hết ham vặn vẹo. Nó nhìn quanh quất một hồi rồi kéo nhỏ Hạnh chạy lại nấp sau những giỏ cần xé đang chất thành từng đống cao nghều ở kế nhà ***g chợ. Trong khi đó, Quý ròm vẫn phom phom đi thẳng.
Quý ròm đoán bừa mà trúng phóc: thằng Lâm đang ở nhà.
Đang ngồi ăn vặt trên đi-văng ngó ra, thấy Quý ròm thập thò trước cửa, Lâm không khỏi ngạc nhiên. Thằng ròm bữa nay đi đâu vậy kìa? – Nó tự hỏi rồi nó tự trả lời – Chắc là thằng ròm đi vào chợ mua gì đấy! Nhưng rồi thấy thằng ròm cứ dáo dác dòm vô, Lâm đâm chột dạ: Hay là nó định mua thứ gì trong cửa hàng của mình?
Thằng Lâm chỉ nghĩ đến đó. Nó và Quý ròm ở trên lớp không chơi với nhau, trò chuyện hầu như cũng rất ít, vì vậy nó không nghĩ là Quý ròm đi tìm nó. Và cũng vì vậy nó vô cùng sửng sốt khi nghe Quý ròm buột miệng gọi sau một hồi láo liên quan sát:
-Lâm! Mày đang làm gì thế?
Trước nay, Lâm rất không ưa những đứa như Quý ròm hoặc nhỏ Hạnh. Nó chung, nó “dị ứng” với tất cả những đứa nào học giỏi. Không những thế, nó còn không ưa những thầy cô dạy những môn nó bị điểm kém.
Thực lòng nó chẳng muốn gặp Quý ròm tí nào nhưng biết thằng ròm đã nhìn thấy mình, Lâm đành đứng dậy lững thững đi ra.
-Mày đi đâu đây? – Lâm hỏi.
Quý ròm nhe răng cười thân thiện:
-Tao đi tìm mày!
Bụng đầy thắc mắc nhưng ngoài mặt Lâm vẫn tỉnh bơ. Nó hừ mũi:
-Rồng đến nhà tôm hả?
Biết Lâm cà khịa nhưng Quý ròm phớt lờ. Nó khôi hài, cố tìm cách xua tan bầu không khí nặng nề:
-“Rồng” quái gì tao! Thằng Tiểu Long mới là “rồng”!Còn tao là “ròm”!
Quả như Quý ròm dự liệu, giọng điệu cà rỡn của nó khiến thằng Lâm toét miệng cười:
-Cỏm rỏm còm ròm hả?
-Ừ
Quý ròm vui vẻ đáp, bụng rủa thầm “Cỏm rỏm cái đầu mày!”.
Lâm hếch mắt:
-Thế mày tìm tao có việc gì?
Quý ròm “nhập đề” theo kiểu “lung khởi”:
-Ngày mai có tiết toán của thầy Hiếu!
-Thì sao? – Lâm không hiểu.
-Tao cần phải giải những bài tập thầy vừa cho!
Lâm càng ngẩn tò te. Nó gãi tai:
-Thì mày về nhà ngồi giải! Sao lại đi kiểm tao?
Quý ròm nhún vai:
-Nhưng cuốn tập của tao đứa khác mượn mất rồi!
Tới đây thì Lâm mơ hồ hiểu ra. Nó gật gù:
-Và mày định tới mượn cuốn tập toán của tao?
-Không! – Quý ròm lắc đầu – Tao sẽ đòi lại đứa tao đã cho mượn!
-Tao chẳng hiểu gì cả! – Lâm bắt đầu bực mình - Vậy mày tìm tao làm chi?
Quý ròm khụt khit mũi:
-Tao không biết nhà đứa đã mượn tập của tao!
-Đứa nào vậy? – Tâm tò mò.
Quý ròm ngó lên trời:
-Thằng Quới Lương!
-Qưới Lương? – Lâm không nén được một tiếng kêu kinh ngạc.
-Ừ! – Quý ròm hít vào một hơi - Tiết toán vừa rồi, nó mượn tập của tao để xem lại những bài giải kỳ trước. Thế rồi nó giữ rịt luôn cuốn tập toán của tao đến giờ, báo hại tao phải tìm nhà nó muốn chết
Đến lúc này thì Lâm đã biết Quý ròm tìm mình vì mục đích gì. Thì ra thằng ròm này muốn dò hỏi chỗ ở của Quới Lương. Nhưng tại sao Quý ròm lại tìm Quới Lương trong lúc này? – Lâm chột dạ nghĩ - Chẳng lẽ tụi bạn trong lớp đang nghi ngờ gì Quới Lương? Tất nhiên Lâm chẳng tin một mảy vào câu chuyện bịa đặt của Quý ròm. Lâm thừa biết Quới Lương chẳng phải là đứa ham học tới mức mượn tập của bạn về nhà để “nghiên cứu”. Và giả như Quới Lương bỗng nhiên cao hứng đến mức đó, chắc chắn nó sẽ mượn tập của một đứa nào đó trong lớp và cái đứa nào đó dứt khoát không thể là Quý ròm.
Lâm chẳng lạ gì tính khí của Quới Lương. Một đứa tự ái đầy mình như Quới Lương chẳng bao giờ lại mở miệng mượn tập của Quý ròm về để “học hỏi”. Chuyện đó hoạ may chỉ có trong mơ. Chắc chắn thằng ròm này cất công đi tìm Quới Lương vì một nguyên nhân hoàn toàn khác. Và nó định lừa mình như lừa một thằng ngốc. Làm gì có chuyện dễ dàng đó, ròm ơi! Lâm khoái trá nhủ bụng và đưa mắt nhìn kẻ đối diện, nó nặn ra một bộ mặt ngây thơ hết biết:
-Tóm lại mày muốn tao chỉ nhà thằng Quới Lương cho mày chứ gì?
Quý ròm cười nịnh nọt:
-Thì đại khái là vậy!Ngoài mày ra, trong lớp mình đâu có đứa nào biết nhà nó!
-Thế thì mày lầm rồi! – Lâm tỉnh rụi – Ngay cả tao cũng chẳng biết nhà thằng Quới Lương ở đâu!
Câu trả lời của thằng Lâm làm Quý ròm chết điếng. Nó xịu mặt:
-Đừng dóc, mày! Mày không biết nhà thằng Quới Lương ở đâu chỉ có trời mới biết!
Lâm cười hề hề:
-Mày nói đúng đấy! Mày đi mà hỏi ông trời ấy!
Sau khi buông thõng một câu đầy khiêu khích, Lâm quay mình bỏ vào nhà mặc Quý ròm đứng trơ mắt ếch giữa đường.
Phải mất đến ba, bốn phút chôn chân tại chỗ, Quý ròm mới nuốt trôi được “cục tức” đang trồi lên ngang cổ họng. Cho đến khi quay lại chỗ Tiểu Long và Nhỏ Hạnh ẩn nấp, mặt Quý ròm vẫn còn đỏ phừng phừng.
-Tốt đẹp cả chứ? - nhỏ Hạnh thì thảo hòi.
-Tốt cái khỉ mốc! – Quý ròm cau có
-Sao thế? - Nhỏ Hạnh chưng hửng – Khi nãy Hạnh thấy Quý và Lâm đứng nói chuyện với nhau lâu lắm mà!
Quý ròm nghiến răng ken két:
-Đó là một đứa khốn khiếp!
Nhỏ Hạnh nhăn mặt:
-Sao Quý lại mắng bạn?
Quý ròm vẫn hầm hầm:
-Chẳng lẽ lại khen nó!
Rồi trước vẻ mặt ngơ ngắc của Tiểu Long và nhỏ Hạnh, Quý ròm cay cú thuật lại cuộc đối đáp giữa nó và “đứa khốn khiếp” kia.
Nghe xong, nhỏ Hạnh bật cười khúc khích:
-Tại Quý cả thôi! Lý do Quý nêu ra khó tin như vậy bảo sao Lâm chẳng nghi ngờ!
Tiểu Long cũng khịt mũi chen vào:
-Làm gì có chuyện thằng Quới Lương hỏi mượn tập toán của mày! Nói thế bố ai mà tin nổi!
Chưa nguôi tức vì “cú đòn” của thằng Lâm, lại bị nhỏ Hạnh và Tiểu Long thi nhau lên tiếng chê bai, Quý ròm điên tiết:
-Mày và Hạnh giỏi sao không đi gặp thằng Lâm mà kêu tao đi!
Thấy Quý ròm nổi quạu, Tiểu Long đinhj lên tiếng phân bua nhưng vừa mở miệng nó đã vội rụt cổ hốt hoảng kêu:
-Thụp đầu xuống mau! Thằng Lâm ra kìa!
Nhỏ Hạnh và Quý ròm giật thót, vội nép sát người vào sau đống giỏ cần xé, nín thở dòm ra.
Quả nhiên, Lâm vừa bước ra khỏi nhà. Sau khi đảo mắt một vòng để xem Quý ròm có còn lẩn quất đâu đó không, nó mới yên tâm cắm cúi bước đi.
Chờ Lâm qua khỏi, Tiểu Long hạ giọng băn khoăn:
-Nó đi đây vậy kìa?
Nhỏ Hạnh nhíu mày:
-Nếu những suy đoán của mình về chuyện mất trộm của cô Trinh không sai thì chắc chắn Lâm đang trên đường đến nhà Quới Lương!
Lần này Tiểu Long tỏ ra “thông thái” hơn thường lệ. Nó gật gù:
-Vì sự xuất hiện lúc nãy của Quý ròm chứ gì!
-Đúng vậy! - Nhỏ Hạnh liếm môi - Sự dò hỏi của Quý đã khiến Lâm lo lắng. Và nó vội tìm cách báo ngay cho Quới Lương biết để Quới Lương kịp đề phòng!
Tiểu Long tiếp tục “thông thái”:
-Và bây giờ tụi mình chỉ cần lén đi theo thằng Lâm là sẽ biết được nhà Quới Lương?
-Hẳn nhiên rồi!
Quý ròm không bỏ lỡ dịp may. Nó vỗ ngực:
-Công của tao đấy! Nếu tao không cố ý làm cho thằng Lâm ngờ vực dễ gì nó chịu dẫn tụi mình đến nhà Quới Lương!
-Ôi! Hoá ra là Quý đã sắp đặt sẵn cả đấy ư? - Nhỏ Hạnh vờ kinh ngạckêu lên.
Thoáng nghe giọng điệu giễu cợt của nhỏ Hạnh, Quý ròm biết ngay là chẳng dễ gì khoác lác được với cô bạn tinh quái này. Nó đành nhe răng cười hì hì:
-Ờ thì tôi không sắp đặt! Nhưng nếu tôi không “dũng cảm” ra nặt làm gì tụi mình có dịp may này!
Tiểu Long cầm tay Quý ròm lay lay, giọng nôn nóng:
-Mày sắp đặt hay không sắp đặt thì cũng thế thôi! Đuổi theo lẹ đi kẻo thằng Lâm mất hút rồi kìa!
Lâm đi rất nhanh. Nhoáng một cái nó đã quẹo qua hai góc phố. Đã vậy, dường như nghi hoặc điều chi, cứ chốc chốc nó lại ngoái đầu nhìn lại phía sau. Có vẻ nó không tin Quý ròm rời bỏ mục tiêu một cách dễ dàng như thế.
Bước chân thoăn thoắt và sự cảnh giác cao độ của Lâm khiến bọn Quý ròm bám theo nó một cách vất vả. Đi gần quá thì sợ nó phát hiện. Nhưng đi xa xa thì sợ bị “đứt đuôi”. Vì vậy, bọn trẻ vừa dọ dẫm bước vừa thận trong giấu mình sau các cột điện và các quầy thuốc lá dọc đường trong khi vẫn không ngừng căng mắt dõi theo dáng đi lùi lũi của thằng Lâm, chẳng dám lơ là một tí ti.
Lẽo đẽo đi theo thằng lâm một hồi, bọn Quý ròm dừng lại trước một khu lao động nhà cửa xô bồ, ngóc ngách chằng chịt.
Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi:
-Chắc Quới Lương ở khu này!
-Sao Hạnh biết? - Tiểu Long hỏi câu “muôn thuở”.
-Hạnh đoán thế! - Nhỏ Hạnh đáp, mắt vẫn không rời chiếc áo trắng sọc đỏ của Lâm – Nhà cửa ở đây rất lộn xộn, khó tìm! Chỉ sống trong khu này, chỗ ở của Quới Lương mới “bí hiểm” đến thế!
Tiểu Long gãi đầu:
-Thế nếu...
Nhưng lần này nhỏ Hạnh không để Tiểu Long nói hết câu. Nó cuống quít kêu:
-Băng qua đường mau! Lâm biến vào hẻm rồi!
-Hẻm nào đâu?
-Đằng kia kìa
Nhỏ Hạnh vừa chỉ tay vừa băng mình lên trước. Quý ròm và Tiểu Long cũng không chậm trễ, lật đật co giò đuổi theo.
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2NrtbzPK0
Chương 8
Chính vì không hay biết gì về sự giúp đỡ âm thầm của cô Trinh với mẹ con Quới Lương trong thời gian qua nên Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh với khăng khăng nghi Quới Lương là thủ phạm trong vụ mất trộm ở nhà cô. Và cũng chính nhờ không biết gì về chuyện đó, bọn trẻ đã đi đúng hướng.
Bởi vì một khi cô Trinh đã quyết định giấu kín mọi chuyện thì không những bọn Quý ròm mà cả Quới Lương cũng chẳng biết mảy may về những chuyện cô làm.
Quới Lương chỉ biết mỗi một điều: Chính do môn văn của cô, nó đã bị xếp loại học sinh yếu trong học kỳ một.
Đề thi môn văn học kỳ một gôm ba phần. Phần văn: Đề nghị học sinh chép lại đúng nguyên bản của bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà. Phần ngữ pháp: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 12 dòng trong đó sử dụng dấu hai chấm (: ) và dấu chấm lửng (...). Phần tập làm văn: Chứng minh tình yêu quê hương của các nhà thơ nhà văn tring giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945 qua những bài thơ, bài văn mà học sinh đã học và đọc thêm trong sách giáo khoa.
Trong ba phần, hôm đi thi Quới Lương chỉ làm mỗi phần ngữ pháp. Nó làm đúng đc hai phần ba, được 1,5 điểm. Và đó cũng là toàn bộ điểm thi môn văn của nó. Hai phần còn lại, nó chỉ nghệch ngoạc vài ba dòng, viết quấy quá cho xong.
Quới Lương học văn vốn kém nhưng điểm trung bình các bài kiểm tra của nó trong môn học này cũng không đến nỗi quá tệ. Nó đạt 4,4, cũng hơn được vài ba đứa, như thằng Lâm ngồi cạnh nó chẳng hạn. Nhưng vì điểm số đạt được như tỏng kì thi quá thấp, điểm trung bình môn văn của nó tụt xuống chỉ còn 3,4. Và chính vì vậy mà nó bị xếp loại học sinh yếu mặc dù điểm trung bình của các môn còn lại nó đều đạt trên 5.
Chỉ chừng đó thôi cũng đủ khiến một đứa dễ bùng nổ như thằng Quới Lương nhìn cô Trinh bằng cặp mắt thiếu thiện cảm rồi. Huống gì ở đây, hai cái đề thi văn và tập làm văn mà Quới Lương “bó tay” lại chính là hai cái đề cô Trinh giảng trên lớp đúng vào tuần lễ nó nghỉ học vì mẹ ốm.
Rõ ràng đây là một sự cố ý! - Quới Lương hậm hực nghĩ – Mình biết từ lâu là cô Trinh không ưa những đứa như mình! Cô chỉ cưng những đứa học giỏi như Quý ròm hoặc nhỏ Hạnh. Còn những đứa học hành lẹt đẹt như mình, thằng Lâm, thằng Quốc Ân và nhỏ Kim Em cô đều chẳng coi ra gì. Mình không những học kém mà còn hay gây gổ trong lớp, lại thường xuyên nghỉ học, cô lại càng ghét. Nếu không thì cô đã không ra những đề thi như thế, những đề thi mà cô thừa biết là mình sẽ không làm được!
Hôm cô Trinh công bố điểm số và bảng xếp loại học sinh học kỳ một, ý nghĩ u ám đó cứ cháy phừng phực trong đầu Quới Lương làm người đó như muốn sôi lên. Và cuối cùng không chịu đựng nổi tâm trạng bức bối đó, Quới Lương ôm cặp ra về ngay khi có trống đổi giờ, bỏ luôn mấy tiết học sau.
Cho đến tận buổi chiều, Quới Lương vẫn chưa vơi ấm ức. Trong khi nó chưa biết làm gì để phát tiết cơn phẫn uất trong lòng thì Lâm lò dò dẫn xác tới.
-Hồi sáng có chuyện gì mà mày bỏ về ngang vậy? - Vừa bước vào nhà, Lâm hỏi ngay.
Quới Lương buông thõng:
-Tao chán quá!
-Chán? – Lâm nhìn bạn bằng ánh mắt tò mò – Chán chuyện gì? À, mày buồn về chuyện bị xếp loại học sinh yếu chứ gì!
Rồi không để Quới Lương kịp trả lời, nó gật gù động viên:
-Chán làm quái gì tao cũng bị xếp loại yếu mà tao có chán đâu!
Mắt Quới Lương long lên:
-Không phải tao đang chán vì chuyện đó!
-Chứ vì chuyện gì? – Lâm ngơ ngác.
Quới Lương nghiến răng:
-Chuyện cô Trinh cố tình “chơi khăm” tao!
Cặp mắt tròn xoe:
-Cô Trinh “chơi khăm” mày?
-Ừ! - Giọng Quới Lương đầy cay đắng – Cô cố tình lựa những bài tao không học để ra đề!
Rồi vẫn bằng một giọng phẫn nộ, Quới Lương hùng hồn vạch ra những “tội ác” của cô Trinh trong việc “hãm hại” học trò.
Lâm vốn chẳng ưa gì cô Trinh. Vì vậy, nghe Quới Lương công kích cô giáo, nó khoái lắm. Quới Lương nói tới đâu, nó gật đầu lia lịa tới đó:
-Đúng rồi! Đúng rồi! Như vậy rõ ràng cô Trinh cố tình hạ mày sát ván!
Rồi như sực nhớ ra chuyện gì, Lâm nhíu mày lẩm bẩm:
-Hoá ra cô Trinh “thù” mày từ lâu rồi! Bây giờ tao mới hiểu!
Quới Lương chồm người tới trước:
-Mày vừa nhớ ra chuyện gì thế!
Lâm huơ tay:
-Mày có nhớ dạo trước mày nghỉ học liền tù tì cả chín, mười ngày không?
-Nhớ! - Quới Lương liếm môi – Đó là dạo mẹ tao bị cúm!
-Đúng rồi! – Lâm gật đầu – Và vì vậy mà cô Trinh kêu tao lên. Cô hỏi tao tại sao mày nghỉ học. Tao bảo tao không biết, thế là cô chửi tao te tua! Cô còn chửi cả mày nữa! Chửi nặng lắm!
Quới Lương nóng bừng mặt:
-Cô chửi sao?
Lâm hấp háy mắt:
-Cô bảo mày là đứa vô tổ chức vô kỷ luật! Cô còn bảo học hành như mày thì chẳng đáng được lên lớp! Cô doạ sẽ cho mày lưu ban!
Cặp lông mày của Quới Lương nhăn tít:
-Cô Trinh có bảo vậy thật hả?
Lâm nhún vai:
-Chứ chẳng lẽ tao bịa ra à!
Như vậy là mình đoán không sai! Cô Trinh đã “chiếu cố” đến mình từ lâu! Kỳ thi học kỳ một chỉ là dịp để cô “ra tay” thôi! Quới Lương nhủ bụng một cách hằn học, trán nó mỗi lúc một cau lại ra chiều tức tối.
Thằng lâm tinh quái không bỏ sót bất cứ một biểu hiện nào của bạn mình. Thấy Quới Lương mặt nhăn mày nhó, nó tưởng thằng này chưa thực sự tin lời mình, bèn tặc lưỡi “đế” thêm:
-Thực ra cô Trinh chỉ quan tâm nâng đỡ những đứa nhà giàu học giỏi thôi! - Rồi sực nhớ mình cũng thuộc loại “con nhà giàu”, nó liền lật đật chữa lại – Những đứa nào chịu đóng tiền học thêm với cô đều được cô dạy bảo tận tình. Còn với mấy đứa “học chay” trên lớp như tụi mình, cô chỉ dạy qua loa, thành ra tụi mình bao giờ cũng bị điểm kém.
Lập luận của Lâm lúng túng và lỏng lẻo. Bằng chứng nó đưa ra cũng chẳng mảy may thuyết phục. Cả lớp chỉ có nó, Quới Lương và nhỏ Kim Em bị điểm kém môn văn. Những đứa khác dẫu không học thêm với cô vẫn đạt điểm cao như thường.
Nhưng đang ở trong tâm trạng bất bình, Quới Lương không đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai. Đầu nó lúc này đang bừng bừng. Lâm đổ thêm dầu vào lửa một hồi, Quới Lương nóng gáy:
- Tao không thể để như thế này được! Cô Trinh “trù dập” tao, tao phải tìm cách “quậy” lại cô cho bõ tức!
Nói xong, Quới Lương bỗng giật bắn người, lấm lét nhìn quanh. Nó sợ mẹ nghe thấy. Nó biết mẹ là người sống phép tắc, lễ nghĩa. Mẹ nó mà biết nó đang bàn mưu tính kế đối phó với thầy cô chắc chắn mẹ nó sẽ không tha. Nhưng may làm sao, Quới Lương đảo mắt nhìn quanh quất một hồi vẫn chẳng thấy mẹ đâu. Nhưng để đề phòng mọi bất trắc, nó cầm tay Lâm kéo ra cửa:
- Tụi mình ra ngoài này nói chuyện!
- Giờ mày tính sao? – Lâm tựa lưng vào vách, nheo mắt hỏi.
Quới Lương gằn giọng:
- Tao nhất định không để yên vụ này!
Lâm nhếch mép:
- Không để yên là sao?
Quới Lương chém tay vào không khí:
- Tao sẽ làm một cái gì đó!
Lâm tỏ vẻ phật ý trước lối ăn nói thiếu rõ ràng của bạn. Nó hừ mũi:
- Một cái gì đó là một cái gì?
Lâm hỏi dồn làm Quới Lương đâm bối rối. Thật ra cho đến lúc này ngay cả nó cũng chưa hình dung ra một cái gì đó là một cái gì. Tất nhiên nó sẽ tìm cách “trả đũa” cô Trinh. Nó đang hùng hổ lắm lắm. Nhưng “trả đũa” bằng cách nào thì nó chưa nghĩ ra. Nó không thể hành hung cô giáo của nó như những đứa học trò du côn khác được. Mỗi khi đọc những mẩu tin loại này trên báo, bao giờ nó cũng cảm thấy ghê sợ. Nó là một đứa ưa gây gổ trong lớp. Nhưung nó chỉ gây gổ với bạn bè thôi. Còn xúc phạm đến thầy cô là điều nó không dám nghĩ tới. Đối với Quới Lương, học trò đánh thầy là một hành động đại nghịch chẳng khác nào cái cái đánh lại cha mẹ, chỉ có những đứa nào bị đứt dây thần kinh mới làm những chuyện ngu ngốc như thế!
Quới Lương không đứt dây thần kinh. Vì vậy, nó cứ ấp a ấp úng trước những “phỏng vấn” tới tấp của bạn mình.
Sự lóng ngóng của Quới Lương làm Lâm sốt ruột:
- Thế nào? Mày chưa nghĩ ra cách à?
Quới Lương khịt mũi:
- Gượm đã! Đằng nào tao cũng sẽ…
Đang nói, nó bỗng reo lên:
- A, tao nghĩ ra rồi!
- Sao? Cách gì vậy? – Lâm hấp tấp hỏi, mắt nó mở căng.
Quới Lương không trả lời thẳng câu hỏi của bạn. Mà hỏi lại:
- Mày bảo cô Trinh chỉ lo dạy dỗ những đứa có tiền đi học thêm còn bỏ bê tụi mình phải không?
Lâm nuốt nước bọt:
- Thì tao đã nói rồi!
Quới Lương xoa ngực:
- Hà hà! Nếu vậy tao sẽ làm cho cô Trinh xanh mặt chơi!
- Mày định đón đường “uýnh” mấy đứa đi học thêm hả? – Lâm hồi hộp hỏi dò.
- Hừ! – Quới Lương nhún vai – Tao dại gì làm những trò đó cho công an tó cổ!
Lâm liếm môi:
- Chứ mày định làm gì?
- Tao sẽ tìm cách đánh cắp giáo án của cô! – Quới Lương hùng hồn trình bày kế hoạch của mình, nó vừa nói vừa vung tay ra chiều khoái trá – Thế là cô Trinh hết đường dạy dỗ bọn tiểu thư công tử đó!
- Hay đấy! – Lâm gục gà gục gặc, và bất chợt nó nheo nheo mắt – Nhưng tao báo cho mày biết, tội ăn cắp còn nặng hơn tội đánh nhau đấy!
- Tao cóc sợ! – Giọng Quới Lương ung dung - Ở đây là tao lấy trộm! Lấy trộm thì chẳng ai biết!
- Tao biết! Lâm đùa, nhưng Quới Lương vẫn giật thót:
- Mày biết thì sao?
Lâm cười hì hì:
- Thì tao sẽ đi theo phụ với mày một tay chứ sao!
Nói là làm, sáng hôm sau Lâm và Quới Lương nghỉ học. Để đánh lừa mọi người, hai đứa vẫn ôm cặp đi ra khỏi nhà, nhưng thay vì đến trường tụi nó trực chỉ đến nhà cô Trinh.
Nhà cô Trinh buổi sáng không có người. Cô đi dạy, hai đứa con đi học. Lâm liếc hai cánh cửa đóng im ỉm, giọng lo âu:
- Làm sao chui vào?
- Quành ra phía sau!
Quới Lương hạ giọng nói và sau khi đưa mắt ngó quanh một vòng, nó chắp tay sau lưng lững thững bước, ra vẻ ta đây chỉ thích dạo mát chứ chả thích đánh thó đồ đạc gì của ai.
Cửa phía sau nhà cô Trinh chỉ có một cánh. Quới Lương bảo Lâm:
- Mày đứng đây canh chừng! Hễ có gì khả nghi, mày giả bộ ho lên ba tiếng!
Nói xong, Quới Lương tiến lại chỗ cánh cửa.
Nhà cô Trinh chẳng có đồ đạc gì quý giá nên cửa nẻo không được cẩn mật lắm. Chắc cô nghĩ phải tên trộm nào xui rủi lắm mới chui nhầm vào nhà cô! Quới Lương cầm cánh cửa kéo nhẹ. Cánh cửa không bung hẳn nhưng hé ra một tí. Qua khe hở, Quới Lương nhìn rõ mồn một thanh móc nằm vắt ngang phía trong.
Chỉ trong một tích tắc, Quới Lương đã tìm được một cọng cây nhỏ. Nó tuồn cọng cây vào khe cửa, bẩy thanh móc lên.
Lúc đó, ở trên lớp, cô Trinh đang hỏi nhỏ Bội Linh có biết vì sao hôm nay Lâm và Quới Lương vắng mặt hay không.
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2NrtdrRly
CHƯƠNG 9.
Lâm và Quới Lương bày “chiến lợi phẩm” ra đầy bàn. Sau buổi sáng sớm tấp nập người ra kẻ vào, giờ này quán xôi chè của nhà Quới Lương vắng teo. Mẹ nó cũng bỏ đi đâu mất. Chắc mẹ lại chạy ra chợ! Quới Lương nhủ bụng và yên tâm chúi đầu vào mớ tập trước mặt.
Sổ sách của cô Trinh khá nhiều, đủ thứ đủ loại. Lúc nãy, khi lẻn vào nhà cô, tim Quới Lương đập thình thịch. Nó không đủ can đảm để nấn ná chọn lựa. Thấy một đống sổ sách trên bàn, nó quơ vội lấy và ba chân bốn cẳng vọt ra cửa. Mãi đến khi về tới tận nhà, nó mới bớt hồi hộp chút xíu.
- Này, này, mày xem này! – Tiếng Lâm đột ngột vang lên bên tai.
- Gì thế? – Quới Lương ngoảnh lại.
Lâm đập đập tay lên cuốn tập trước mặt:
- Sổ ghi điểm!
Quới Lương tò mò nghiêng đầu nhìn vào cuốn sổ. Đây là cuốn sổ riêng của cô Trinh dùng để cho điểm học trò các lớp cô dạy. Mỗi tháng cô lấy trung bình cộng các cột điểm trong sổ này để ghi vào cột điểm chính thức trong sổ gọi tên và ghi điểm vẫn thường được cất giữ trên văn phòng ban giám hiệu.
Quới Lương dò cột điểm có tên mình: 4, 5, 4, 7, 5… Điểm văn hằng tháng của mình không đến nỗi nào! – Nó tặc lưỡi nghĩ – Nếu kỳ thi vừa rồi cô Trinh không cố tình “chơi khăm” mình chắc chắn mình sẽ không bị tụt xuống loại yếu!
Giọng thằng Lâm lại vang lên, lần này đầy phẫn nộ:
- Mày xem cột điểm của tao nè!
Quới Lương liếc xuống chỗ ngón tay Lâm chỉ: 4, 4, 3, 5, 2… Nó chẳng ngạc nhiên gì về điểm sổ của bạn mình. Thằng Lâm là chúa lười, về nhà chẳng bao giờ rớ lấy cuốn tập. Không chỉ môn văn mà các môn học khác, Lâm ít khi đạt được điểm trên trung bình. Nhưng vì văn và toán là hai môn chính, Lâm đâm ra “ghét” cô Trinh và thầy Hiếu nhất. Cô Trinh là giáo viên chủ nhiệm, nó lại càng “ác cảm”.
Quới Lương chưa kịp nó gì thì giọng Lâm đã rít lên:
- Tụi mình không chịu đi học thêm với cô, đừng hòng được cô cho điểm cao!
Quới Lương tất nhiên cũng không ưa gì cô Trinh. Nó “thù” cô về chuyện cô ra đề thi hóc búa để “hại” nó. Nó đã đánh bạo lẻn vào nhà cô đánh cắp sổ sách để “trả thù”. Nhưng không vì vậy mà nó đồng tình với giọng lưỡi thù địch vô lối của bạn mình.
Khi chưa thực hiện được “trò trả đũa”, đầu óc Quới Lương nóng như thiêu, Lâm nói gì nó nghe nấy. Nhưng sau khi đánh thó được sổ sách của cô Trinh rồi, nỗi phẫn nộ trong lòng Quới Lương bỗng nguội lạnh, thậm chí nó đâm ra áy náy không biết hành động của mình vừa rồi là đúng hay sai.
Vì vậy, lần này nghe Lâm lên tiếng công kích cô Trinh một cách bừa bãi, Quới Lương cảm thấy ngứa ngáy quá chừng. Nó hừ mũi:
- Học chính khóa mày còn không chịu học, nói gì đến học thêm với học thiếu!
Bị Quới Lương thình lình “kê tủ đứng” vào miệng, Lâm ngớ người ra có đến mấy giây. Mãi một lúc, nó mới chớp chớp mắt:
- Chơi trò gì “dễ xa nhau” vậy mày?
- Tao chả chơi trò gì cả! – Quới Lương nhún vai – Tao chỉ nói sự thật thôi!
Lâm nhìn vẻ mặt lì lì của Quới Lương, ngơ ngác không hiểu tại sao thằng này tự dưng “dở chứng” làm vậy. Rồi thấy Quới Lương chẳng lộ vẻ gì vui vẻ, nó khụt khịt mũi và chép miệng phân bua:
- Đâu phải tư nhiên tao không thích học bài! Những gì hay ho nhất, cô Trinh đều đem giảng cho tụi học thêm. Còn ở lớp cô dạy chán phèo, bố ai học nổi!
Quới Lương không hiểu thằng Lâm căn cứ vào đâu mà nhận xét như vậy. Nhưng nó chưa kịp hỏi lại thì tiếng mẹ nó đột ngột vang lên trước cửa:
- Ối dào, hai đứa siêng học ghê nhỉ!
Sự xuất hiện bất ngờ của mẹ Quới Lương khiến hai đứa trẻ xanh mặt. Lâm lia mắt về phía những cuốn tập đang giăng bừa bãi trên bàn và lật đật cúi đầu:
- Thưa bác, cháu về ạ!
Vẻ vội vã của Lâm khiến mẹ Quới Lương ngạc nhiên:
- Ủa, cháu không ở lại học chung với Quới Lương nữa sao?
- Dạ, tụi cháu học xong rồi ạ!
Lâm lí nhí đáp và len lét chuồn ra cửa.
Trong khi đó Quới Lương nhanh tay thu dọn mớ sổ sách trước mặt.
- Sao hôm nay con về sớm thế?
Câu hỏi thình lình của mẹ khiến Quới Lương giật thót. Nó quên bẵng sáng nay nó không đến lớp.
- Dạ, bữa nay tụi con được nghỉ hai tiết sau! – Quới Lương ấp úng, nó vừa đáp vừa lo lắng nhìn mẹ.
Nhưng đang bận bịu với hai chiếc giỏ trên tay, mẹ nó không có thì giờ phát hiện ra vẻ lúng túng của nó. Bà đi thẳng xuống bếp, giọng vui vẻ:
- Con tự giác học tập như thế là tốt lắm! Thế mới không phụ lòng các thầy cô, con ạ!
Khi nói ba chữ “các thầy cô” thực ra trong đầu óc người mẹ lúc đó chỉ thấp thoáng hình bóng của cô Trinh. Và lạ lùng thay, khi nghe ba chữ đó, người con cũng tự dưng nghĩ đến cô giáo chủ nhiệm của mình. Dĩ nhiên ý nghĩ của hai mẹ con hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi người mẹ cảm thấy một tình cảm ấm áp dâng lên trong lòng thì người con lẩm bẩm: “Nếu mẹ biết cô Trinh đã tìm cách “hại” mình như thế nào có lẽ mẹ đã không nói những lời như thế!”.
Quới Lương ngồi thần ra trước đống sổ sách. Mẹ nó sẽ còn loay hoay ở sau bếp với mớ đường, đậu, nếp kia đến trưa. Thằng oắt Hưng Vinh, em nó, thì mãi mười hai giờ mới tan trường. Quới Lương chẳng sợ ai bắt gặp nó đang ngồi với mớ sổ sách của cô giáo. Nhưng không hiểu sao nó vẫn cứ thấy lo lo.
Quới Lương không biết cô Trinh sẽ phản ứng ra sao khi trưa nay trở về nhà bỗng phát giác ra toàn bộ sổ sách của mình không cánh mà bay. Chắc là cô sẽ phát hoảng lên, mặt cô sẽ xanh như tàu lá! Thầy cô giáo không có giáo án cũng chẳng khác nào người lính không có súng, người thợ mộc không có đục, cưa… Hẳn nhiên cô sẽ chạy nhắng lên, sẽ cuống cuồng đập cửa hàng xóm, sẽ rối rít hỏi han người qua kẻ lại và cuối cùng là ngồi ôm đầu ủ rũ bên góc giường.
Những hình ảnh vừa hiện ra trong óc khiến Quới Lương cảm thấy trống ngực đập loạn. Nó đưa tay lau mồ hôi trán rồi cố ưỡn ngực hít vào một hơi dài và tìm cách tự trấn an: Tại cô cả thôi! Ai bảo cô chỉ lo o bế tụi học thêm với cô, bỏ bê những đứa nhà nghèo như mình! Đã thế, cô còn ghét mình đến mức lựa những bài cô biết chắc mình không nắm vững để ra đề thi! Cô làm thì cô chịu, còn biết trách ai!
Trong lúc thì thầm lên án cô giáo của mình, Quới Lương không biết nó đang lặp lại từng lời giọng lưỡi thù địch của thằng lâm mà nó từng phản đối. Nhưung dù được những lý lẽ của Lâm trợ giúp, Quới Lương vẫn cứ cảm thấy lòng dạ bồn chồn, bứt rứt sao sao ấy!
Để thoát ra khỏi tâm trạng nặng nề đang đeo đẳng, Quới Lương lắc mạnh đầu và thò tay cầm từng cuốn tập lên săm soi.
Bỏ cuốn sổ ghi điểm mà nó và thằng Lâm vừa xem qua một bên, Quới Lương cầm lên mấy cuốn giáo án. Nó lật lật vài trang rồi đặt xuống, cầm lên cuốn sổ khác. Nói chung các loại sổ sách chuyên môn của cô Trinh chẳng khiến Quới Lương chú ý mấy. Sổ dự giờ, sổ kế hoạch hằng tuần, sổ công tác chủ nhiệm, sổ họp bộ môn, cuốn nào nó cũng xem qua loa vài trang rồi thờ ơ gấp lại.
Cuốn cuối cùng Quới Lương cầm lên không có nhãn ghi bên ngoài. Lật vào bên trong, ngay trang đầu tiên là sáu chữ được viết khá nắn nót: “Nhật ký giáo viên chủ nhiệm”.
“Nhật ký giáo viên chủ nhiệm” là cái gì nhỉ? Quới Lương chớp chớp mắt và lật tiếp qua trang sau:
Ngày… tháng… năm…
8A4, đó là một lớp học mới mẻ, một thế giới bí ẩn mà mình sắp bước vào với tư cách giáo viên chủ nhiệm. Trước khi nhận lớp, thầy hiệu phó chuyên môn đã trao cho mình một bản danh sách kéo dài đến con số 55. Cuối cùng vào ngày nhập học có 13 học sinh không đến lớp, như vậy lớp mình chỉ còn đúng 42 em. Đó là con số chính thức cho đến nay. Đó cũng là 42 khuôn mặt mà mình sẽ nhớ rất lâu…
Hóa ra đây là những ghi chép của cô Trinh về lớp mình! Quới Lương ngạc nhiên nhủ bụng và vẻ hờ hững lập tức biến mất, nó cắm đầu vào cuốn sổ, chăm chú đọc:
Ngày… tháng… năm…
Lớp học của mình thật là hỗn độn. Nó ồn ào, mất trật tự không thể tả. Mình nói rát cả cổ, hết thuyết phục đến răn đe, nhưng dường như chẳng gây một ấn tượng nào. Nhốn nháo nhất là những học sinh ngồi ở dãy bàn cuối lớp…
Hừ, ngay từ đầu năm cô đã “lưu ý” đến mình rồi! Hèn gì! Quới Lương nghĩ thầm, vẫn không rời mắt khỏi trang giấy:
Ngày… tháng… năm…
Lúc phổ biến bản chấm điểm thi đua, mình đề nghị tổ trưởng tổ một chấm tổ hai, tổ trưởng tổ hai chấm tổ ba, cứ thế đến khi vòng lại tổ một. Mình cho rằng với cách thức này, các tổ trưởng sẽ không có điều kiện thiên vị cho tổ viên trong tổ mình được. Không ngờ cách chấm điểm này lại gặp đủ thứ khó khăn rắc rối. Lớp mình tiếp tục ồn ào như một cái chợ, có vẻ như đám học trò của mình chẳng xem chuyện thi đua là việc gì nghiêm chỉnh. Tổ trưởng cắm cúi trừ điểm, tổ viên cắm cúi làm ồn, ai lo phần nấy. Mà các tổ trưởng dường như chẳng tha thiết gì đến nhiệm vụ cầm cân nảy mực của mình, thích thì chấm, không thì thôi. Tổ trưởng tổ phía trên lại không thể chấm chính xác tổ phía dưới vì sau ót không có con mắt nào. Thế là tha hồ chấm lung tung.
Hôm công bố điểm thi đua tuần đầu tiên, các tổ khiếu nại, kiện cáo lẫn nhau hăng say đến át cả giọng cô giáo của chúng. Các tổ trưởng lại không nhớ tại sao mình trừ điểm người này người nọ. Khi được hỏi thì các tổ trưởng ấp a ấp úng, nhíu mày nhăn trán cố nhớ lại lý do trừ điểm và cố nhiên là không thể nào nhớ được, cuối cùng đành bịa ra một lý do tưởng tượng nào đó để lại bắt đầu một cuộc tranh cãi mới. Trong khi đó, những “nhân vật” chuyên làm ồn và thường xuyên gây gổ trong lớp không hiểu sao lại được điểm cao chót vót…
Đọc đến đây Quới Lương lại giật mình: Chắc là cô Trinh nói mình! Tuy nhiên nó không khỏi mỉm cười khi đọc những nhận xét nhuốm vẻ khôi hài của cô chủ nhiệm về tình trạng mất trật tự của lớp học trong những tuần đầu.
Dĩ nhiên sau đó lớp học dần dần đi vào nề nếp. Những ghi chép tiếp theo của cô Trinh đã xác nhận như vậy. Quới Lương cũng nhớ như vậy. Học sinh 8A4 sau này đã chăm ngoan hơn nhiều dưới sự dạy dỗ và uốn nắn của cô. Tất nhiên trừ một vài ngoại lệ, như mình và thằng Lâm chẳng hạn.
Ý nghĩ bất chợt đó khiến Quới Lương không buồn dò dẫm từng dòng nhật ký trên tay nữa. Nó giở thoăn thoắt, mắt lướt nhanh trên những con chư xem có chỗ nào cô Trinh “nói xấu” nó hay không.
Đây rồi! – Bàn tay Quới Lương khựng lại và nó bật kêu khe khẽ khi nhìn thấy tên mình trên trang giấy – Biết ngay mà! Dễ gì cô Trinh chịu “bỏ qua” một “nhân vật” như mình! Đôi lông mày Quới Lương nhíu lại và những dòng chữ đầu tiên đập vào mắt càng củng cố thêm những suy đoán trong lòng nó:
Ngày… tháng… năm…
Nghe Xuyến Chi báo lại, mình mới biết Quới Lương bỏ học cả tuần nay. Mình cứ tưởng Quới Lương chỉ nghỉ những tiết văn. Nghỉ học lâu như thế lại chẳng có lấy một tờ đơn xin phép của phụ huynh, lạ thật!
Quới Lương nhếch mép: Mình chuẩn bị lên “giá treo cổ” rồi đây!
Nhưng rốt cuộc chẳng có “giá treo cổ” nào cả. Càng đọc đôi mắt Quới Lương càng trố lên:
Mình hỏi cả lớp, nhưng chẳng ai biết tại sao Quới Lương nghỉ học. Em học yếu, nếu cứ bỏ bài vở như thế này, kỳ thi tới chắc chắn em sẽ gặp khó khăn. Ý nghĩ đó khiến mình cứ đâm lo. Chiều nay mình sẽ tới nhà em. Có thể em bị ốm…
Nhưng rồi cuối cùng cô đã không tới! Lúc đó cô chỉ nghĩ thế thôi! Lúc đó cô cao hứng…
Quới Lương không kịp nghĩ nốt những ý nghĩ trong đầu mình. Những dòng nhật ký tiếp theo đã kịp chứng mình là cô không cao hứng. Chiều hôm đó cô đã tới thật. Không những tới, cô còn gặp và trò chuyện với mẹ nó.
Mắt Quới Lương mỗi lúc một hoa lên. Những dòng chữ không ngừng nhảy múa dưới mắt nó và cứ sau mỗi điệu nhảy chúng lại hé lộ ra cho nó những bí mật mới, những bí mật mà dù giàu tưởng tượng đến mấy nó cũng không tài nào hình dung nổi. Thế ra cô không chỉ tới nhà nó một lần, mà nhiều lần. Và bất chấp tình trạng sức khỏe kém cỏi của mình, cô đã bấm bụng mở lớp dạy thêm để kiếm tiền âm thầm giúp đỡ mẹ con nó. Cô không muốn nó phải nửa chừng bỏ học và mẹ nó phả buồn lo sầu héo. Trong khi đó, nó lại hùa theo thằng Lâm nói xấu cô, nói xấu chuyện dạy thêm của cô. Tệ hại hơn nữa, nó đã “đền ơn” cô bằng cách lẻn vào nhà đánh cắp toàn bộ những sổ sách quan trọng của cô như một tên lưu manh hạng bét.
Người run rẩy, Quới Lương cố cắn chặt môi để đè nén nỗi thổn thức đang dâng lên trong lòng. Nhưng Quới Lương chỉ kềm chế được một lúc thôi. Đến khi đọc tới đoạn nhật ký sau đây thì nó òa lên khóc:
Nỗi lo ngại của mình cuối cùng đã xảy ra. Khi phòng giáo dục đề nghị các gióa viên văn lớp tám của các trường soạn đề thi học kỳ một đưa lên, mình đã bàn với cô Phương Mai và thầy Đăng Trường sẽ dựa vào chương trình học của tháng cuối cùng để ra đề, với hy vọng các em đều làm được. Không ngờ đến phút chót phòng giáo dục lại chọn đề của trường khác. Đề thi này oái oăm thay lại rơi đúng vào tuần lễ Quới Lương nghỉ học khiến mình lo đến không ngủ được. Quới Lương đang ở trong tình cảnh có thể bỏ ngang việc học bất cứ lúc nào, nếu không làm bài được, mình sợ em sẽ chán nản. Mình lại được phân công chấm bài các lớp của thầy Đăng Trường, thầy Đăng Trường chấm bài các lớp của cô Phương Mai, cô Phương Mai chấm bài học sinh các lớp của mình. Với kiểu chấm chéo này, mình có muốn nâng đỡ Quới Lương một chút cũng chẳng biết làm sao. Chỉ hy vọng Quới Lương đừng nản chí và cố gắng vươn lên trong học kỳ hai…
Tiếng nức nở của Quới Lương khiến mẹ nó hấp tấp chạy lên:
- Gì thế con?
Quới Lương nói trớ:
- Con nhức đầu quá!
Vừa đáp nó vừa ôm đầu ra vẻ đang phải chịu đựng một cơn đau khủng khiếp.
- Đau đầu thì lấy thuốc mà uống! – Mẹ nó thở phào – Con trai gì mà hở một tí lại nhè ra!
Quới Lương dĩ nhiên không phải là đứa hay nhè, nhưng nó không muốn thanh minh. Chẳng thà để mẹ nghĩ như thế còn hơn là để mẹ biết được những hành động sai trái của mình, những hành động mà nếu biết, chắc chắn mẹ sẽ không bao giờ tha thứ!
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2NrtfP3VZ
CHƯƠNG 10.
Sau vụ đó, Quới Lương nghỉ học mấy ngày liền. Nó sợ phải giáp mặt cô Trinh. Nó sợ phải gặp gỡ bạn bè. Dĩ nhiên đấy không phải là nỗi sợ bị mọi người phát giác ra hành vi sai quấy của mình. Cho đến lúc đó, Quới Lương vẫn chưa biết nó đã lọt vào “tầm ngắm” của Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh và ba đứa này đang bắt đầu vạch kế hoạch theo dõi nó.
Nỗi sợ của Quới Lương là nỗi sợ của kẻ trót làm điều xấu bây giờ không đủ can đảm nhìn thẳng vào mắt những người quen thân, dù điều xấu đó chẳng ai hay biết. Nói chính xác hơn, đó là sự xấu hổ cộng lẫn với nỗi ân hận dày vò.
Quả thực, Quới Lương không thể nào ngờ cô Trinh có thể sẵn sàng làm tất cả vì một đứa học trò làng nhành, kém cỏi và hay gây mất trật tự trong lớp như mình. Hóa ra đằng sau những điểm số lạnh lùng, những lời phê nghiêm khắc trên mỗi bài làm và những câu quở trách đôi khi nặng nề trước lớp là một trái tim đầy yêu thương dành cho học trò. Tình yêu rộng lớn và lặng thầm thầy cô dành cho học trò đó, học trò ít khi nhìn thấy.
Quới Lương không những không nhìn thấy, lại còn nghi oan cho cô giáo của mình. Và đã tìm cách “trả đũa” một cách nông nổi và dại dột. Để bây giờ bứt rứt và hổ thẹn, nó không dám bén mảng đến trường. Mỗi buổi sáng, nó vẫn ôm cặp ra khỏi nhà cho mẹ khỏi nghi. Sau đó, dằn vặt và đau khổ, nó lang thang ngoài phố đến tận trưa, đầu loay hoay nghĩ cách chuộc lại lỗi lầm.
Đã mấy lần, Quới Lương định một mình lẻn vào nhà cô âm thầm đặt sổ sách mà mình đã lấy trộm vào chỗ cũ. Có lẽ đó là cách êm thấm nhất! Mừng rỡ vì bất ngờ tìm lại được sổ sách, hẳn cô Trinh sẽ chẳng bận tâm đến chuyện ai đã “đùa giỡn” với cô làm gì! Và nếu thằng Lâm không ngứa miệng nói ra, sẽ chẳng ai biết được mình là thủ phạm!
Kế hoạc độc đáo đó thoạt đầu có khiến mặt mày Quới Lương tươi lên đôi chút. Nhưng sua khi nghĩ tới nghĩ lui, nó lại xịu ngay xuống. Không được! Mình không thể hành động lén lút và hèn nhát như vậy được! Tốt nhất là đem toàn bộ sổ sách đến trả tận tay cô Trinh, thành khẩn thú tội trước cô và xin cô tha lỗi! Có như vậy họa may tâm hồn mình mới có thể thanh thản!
Nhưng mặc dù quyết tâm như vậy, Quới Lương vẫn không đủ dũng cảm thực hiện ý định của mình. Nó cứ lừng khà lừng khừng, dùng dằng dục dặc. Nhiều lần đã bỏ sổ sách của cô vô cặp và xách ra tới cửa rồi, nó bỗng đâm ra hoang mang lo lắng vu vơ, cuối cùng lại tiu nghỉu quay vào.
Cho đến chiều ngày thứ tư, tức là cái buổi chiều Quý ròm đột nhiên xuất hiện trước cửa tiệm tạp hóa của thằng Lâm, thì Quới Lương biết mình không thể trì hoãn hơn được nữa. Nó biết nếu nó cứ nấn ná, chắc chắn cô Trinh sẽ bắt tay vào soạn lại sổ sách mới và nếu điều đó xảy ra, sự thú tội muộn màng của nó sẽ giảm đi rất nhiều ý nghĩa. Vì vậy sau một hồi nhắm nghiền mắt và áp tay lên ngực để trấn tĩnh, Quới Lương đứng vụt dậy, khoác chiếc túi đã bỏ sẵn sổ sách của cô Trinh lên vai và tiến ra cửa bằng những bước chân hăm hở, dứt khoát.
Khi quẹo qua khúc ngoặt thứ ba thì Quới Lương nhìn thấy Lâm. Nó chưa kịp tránh mặt, Lâm đã oang oang:
- Quới Lương! Mày định đi đâu đấy?
Chẳng biết làm sao, Quới Lương đành dừng bước. Đợi Lâm đến gần, nó khịt mũi hỏi lại:
- Thế còn mày? Mày đi đâu đây?
Lâm cười hề hề:
- Tao đi tìm mày chứ đi đâu! Còn làm bộ hỏi!
Rồi không để Quới Lương hỏi tiếp, nó thu ngay nụ cười và hạ giọng:
- Tao tìm mày để báo một tin quan trọng!
- Gì thế? – Giọng Quới Lương hờ hững.
Lâm nuốt nước bọt:
- Có người đang theo dõi mày.
Quới Lương nheo mắt:
- Công an hả?
- Tao không đùa đâu! – Lâm nhăn mặt – Khi nãy thằng Quý ròm đến tìm tao để hỏi địa chỉ của mày!
- Kệ nó!
Quới Lương nhún vai và thản nhiên cất bước.
Thái độ thờ ơ của Quới Lương khiến Lâm há hốc miệng. Nó thò tay níu tay bạn:
- Gượm đã!
- Gì? – Quới Lương vẫn cộc lốc.
- Mày không sợ sao? – Lâm liếm môi – Tụi nó đang nghi mày!
- Không! – Giọng Quới Lương ráo hoảnh – Bây giờ thì tao không sợ gì cả!
Lâm không biết đã có nhiều thay đổi trong con người của Quới Lương. Thằng Quới Lương bây giờ không còn là thằng Quới Lương lúc trước. Vì vậy, nó giương mắt ếch:
- Mày trở nên bất cần từ bao giờ thế?
- Mày không cần biết!
Quới Lương lạnh lùng đáp và dợm chân định bước.
Đoán bạn mình đang buồn bực điều chi, Lâm nhanh chóng nghĩ kế. Quới Lương không buồn quan tâm đến Quý ròm nhưng chắc chắn nó quan tâm đến cô Trinh! Nghĩ vậy, Lâm nói:
- Từ hôm mày nghỉ học đến nay, cô Trinh dò hỏi quá trời!
Quả nhiên, Quới Lương bị câu nói của Lâm thu hút ngay. Nó dừng chân lại:
- Cô dò hỏi sao?
Lâm tặc lưỡi:
- Cô hỏi có em nào trong lớp nhặt được sổ sách cô đánh rơi không?
- Cô không bảo là cô bị mất trộm ư? – Quới Lương ngạc nhiên.
- Không! Cô chẳng nói gì về chuyện đó cả!
Như vậy là cô không muốn các học trò của mình nghi ngờ lẫn nhau! – Quới Lương bùi ngùi nghĩ – Cô muốn bảo vệ học trò của mình ngay cả khi học trò cố tình “chơi khăm” cô!
Lâm không đọc được những ý nghĩ trong đầu Quới Lương. Thầy thằng này gục đầu tự lự, nó lại hiểu theo cách của nó, bèn gật gù:
- Tao thấy cô Trinh chả coi chuyện mất trộm vừa rồi ra cái quái gì cả! Thậm chí cô chẳng buồn nhắc đến! Đòn “trả đũa” của mày xem như không tác dụng!
Quới Lương ngẩng đầu lên:
- Thế bây giờ phải làm sao?
Nó hỏi mà răng nghiến lại. Lâm nhìn thấy cái nghiến răng của bạn, nghĩ “Chắc nó “thù” cô Trinh lắm lắm!” và hí hửng đáp:
- Phải nghĩ ra cách “trả đũa” khác!
- Tao đã nghĩ ra cách rồi!
Quới Lương vừa nói vừa nhích chân bước tới.
- Cách gì vậy? – Lâm tò mò hỏi.
- Cách này nè!
Cùng lúc, trong khi Lâm chưa kịp hiểu ra chuyện gì, nắm tay của Quới Lương đã tung thẳng vào ngực nó.
Cú đấm bất ngờ của Quới Lương khiến Lâm ngã chổng gọng. Nó nằm bẹp dưới đất, ngoác miệng chửi:
- Đồ khốn kiếp! Mày làm trò gì vậy?
Quới Lương không đáp, cũng không nhìn bạn. Nó lẳng lặng bỏ đi về phía đầu hẻm. Ở phía sau, tiếng thằng Lâm vẫn ông ổng đuổi theo:
- Đồ kẻ cắp! Tao sẽ kêu công an bắt mày!
Nhưng mặc cho Lâm nguyền rủa và hăm dọa, Quới Lương làm như không nghe thấy. Nó khẽ xốc chiếc túi trên vai rồi làm thinh cắm cúi đi thẳng.
Những diễn biến của cuộc gặp gỡ giữa Lâm và Quới Lương dĩ nhiên không lọt khỏi mắt của bọn Quý ròm. Bám theo Lâm tới lưng chừng hẻm, thoáng thấy Quới Lương từ trong xồng xộc đi ra, bọn Quý ròm lập tức chui ngay vào một ngách cụt bên đường, thò đầu dòm ra.
Đứng từ xa nên ba đứa không nghe rõ cuộc đối đáp giữa Lâm và Quới Lương. Tuy vậy, chúng vẫn nhận ra vẻ thờ ơ của Quới Lương đối với Lâm. Quới Lương có vẻ đang nôn nóng đi đâu đó và rõ ràng nó không muốn tiếp chuyện với thằng bạn chí thiết của mình.
- Lạ thật! – Tiểu Long quẹt mũi nhận xét – Trước nay hai đứa này gặp nhau bao giờ cũng như cá gặp nước, sao bữa nay trông có vẻ khang khác!
Quý ròm cũng gật gù:
- Hình như hai đứa đang hục hặc nhau chuyện gì!
Quý ròm vừa nói xong, Quới Lương đã nhanh chóng chứng minh liền. Cú ra đòn bất thần của nó khiến Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh bất giác đưa mắt nhìn nhau. Cả ba cái miệng cùng sửng sốt:
- Sao vậy kìa?
Vừa thốt xong, cả ba vội ngồi thụp xuống. Từ phía trong, Quới Lương đang lầm lũi đi ra.
Cùng lúc đó, lời đe dọa đầy phẫn nộ của thằng Lâm “Đồ kẻ cắp! Tao sẽ kêu công an bắt mày!” đập vào tai ba đứa trẻ.
Quý ròm quay sang nhỏ Hạnh:
- Thế là rõ! Quới Lương đích thị là thủ phạm không sai!
Nhỏ Hạnh chớp chớp mắt và biểu lộ đồng tình bằng một cái gật đầu.
Tiểu Long nhấp nhổm:
- Vậy phải bám theo nó chứ?
Quý ròm đặt tay lên vai bạn:
- Ừ, tụi mình phải đón đường nó bắt nó đem sổ sách trả lại cho cô Trinh!
Thấy Quý ròm nhanh nhẩu tán thành đề nghị của mình, Tiểu Long khoái chí nhỏm người dậy, quên phắt bàn tay Quý ròm vẫn còn đặt trên vai mình. Bàn tay đó lập tức đè nó xuống:
- Đồ ngốc! Đợi cho thằng Lâm biến đi đã!
Sực nhận ra sự bộp chộp của mình, Tiểu Long ngọ ngoạy đầu cười lỏn lẻn. Và tất nhiên là nó không quên đưa tay quẹt quẹt mũi.
Thằng Lâm để cho bọn Quý ròm ngồi sốt cả ruột mới lếch thếch đi ra. Nó nhăn nhó bước, tay chốc chốc lại thò xuống xoa xoa nơi mông khiến ba kẻ đang theo dõi nó phải cố lắm mới khỏi phì cười.
Lâm vừa khuất dạng ngoài đầu hẻm, Quý ròm đã đứng vụt dậy:
- Tụi mình đi!
Không đợi giục đến lần thứ hai, Tiểu Long và nhỏ Hạnh lật đật phóng ra khỏi chỗ nấp hối hả chạy theo Quý ròm.
Ra tới đường, chưa đứa nào kịp hỏi, Quý ròm đã phất tay:
- Quẹo trái!
- Quẹo trái? – Giọng Tiểu Long ngập ngừng.
- Ừ! Khi nãy tao thấy thằng Quới Lương rẽ hướng này!
Tiểu Long vẫn chưa yên tâm:
- Nhỡ thằng Lâm cũng rẽ hướng này thì sao?
Lần này Quý ròm chưa kịp trả lời, nhỏ Hạnh đã mỉm cười lên tiếng:
- Yên chí! Hạnh đã nhìn thấy Lâm rẽ phải! Hơn nữa, chợ nằm bên phỉa, nếu Lâm rẽ trái làm sao về được nhà?
Nhỏ Hạnh giải thích mà y như chọc quê. Tiểu Long nhột nhạt quá chừng. Nó bặm môi chạy theo hai bạn, cố tưởng tượng đến bộ mặt méo xệch của Quý ròm và nhỏ Hạnh khi bất thần nhìn thấy chiếc áo trắng sọc đỏ của thằng Lâm đang nhởn nhơ phía trước.
Nhưng Tiểu Long chỉ hoài công. Hai đứa bạn nó xưa nay luôn liệu việc như thần. Đang đi, Quý ròm bỗng hô khẽ:
- Chậm lại!
Lúc này, Tiểu Long và nhỏ Hạnh cũng vừa phát hiện ra Quới Lương đang lùi lũi rảo bước phía trước, chiếc túi trên vai không ngừng đánh qua đánh lại.
Tiểu Long đánh mắt sang bạn:
- Phải tiến lên chặn đường nó chứ?
- Từ từ đã! – Quý ròm nhún vai – Chặn đường nó thì lúc nào chặn chả được!
Tiểu Long nhăn mặt:
- Chứ không chặn thì mình làm gì?
Quý ròm khoát tay, mắt vẫn không rời mục tiêu phía trước:
- Cứ âm thầm bám theo nó! Không hiểu sao tao thấy bộ tịch của thằng Quới Lương hôm nay rất khả nghi!
- Khả nghi?
- Ừ! – Quý ròm chép miệng – Trông nó có vẻ nôn nao! Dường như nó đang có âm mưu gì!
- Hạnh cũng thấy vậy! – Nhỏ Hạnh đột ngột chen lời. Một lần nữa nó lại đồng tình với nhận xét của Quý ròm.
Một khi Quý ròm và nhỏ Hạnh đều “thấy vậy”, Tiểu Long biết mình khó lòng thấy khác. Và tự dung nó cũng đam ra nghi nghi. Ừ nhỉ, thằng Quới Lương này hôm nay đi đâu mà bổ nháo bổ nhào thế không biết! Bỗng một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu Tiểu Long. Nó liền hớt hải kêu:
- Bỏ xừ rồi! Thằng Quới Lương đang trên đường đến nhà cô Trinh!
Tiếng kêu hốt hoảng của Tiểu Long khiến Quý ròm và nhỏ Hạnh giật bắn người. Cả hai lập tức đảo mắt nhìn quanh và khi nhận ra mình đang đứng ở đâu, đứa nào đứa nấy thoắt lộ vẻ hoang mang. Theo tình hình này, nếu Quới Lương tiếp tục đi thêm hai mươi mét rồi quẹo vào con hẻm bên trái, chắc chắn là nó đến nhà cô Trinh.
Sau một thoáng ngẩn ngơ, nhỏ Hạnh nhíu mày lẩm bẩm:
- Ừ, có thể lắm!
- Lạ thật! – Quý ròm gãi cổ - Nó đến nhà cô Trinh làm gì trong khi mấy ngày nay nó tìm đủ mọi cách để tránh mặt cô?
Nhỏ Hạnh lúc lắc mái tóc:
- Làm sao mình biết được! Nhưng cứ đợi xem Quới Lương có quẹo vào hẻm nhà cô không đã!
Quới Lương chẳng để bọn Quý ròm “đợi” lâu. Nhỏ Hạnh vừa nói xong, Tiểu Long quýnh quáng chỉ tay ra phía trước:
- Nhìn kìa!
Thoắt một cái, Tiểu Long chưa kịp buông tay xuống, Quới Lương đã biến mất vào trong hẻm.
- Quả là nó đến nhà cô Trinh thật!
Quý ròm ngỡ ngàng thốt lên và vội vã xoay mình nôn nóng đuổi theo.
Cô Trinh vô cùng ngạc nhiên khi thấy Quới Lương xuất hiện trước cửa.
- Vào đây em! – Giọng cô dịu dàng.
Quới Lương rụt rè bước vào, tay vẫn ôm khư khư chiếc túi trước ngực.
Cô Trinh chỉ chiếc ghế dài tụi học trò học thêm vẫn ngồi:
- Em ngồi đi! – Rồi thấy Quới Lương có vẻ lúng túng, cô mỉm cười thân thiện – Em đến thăm cô phải không?
Quới Lương vẫn đứng cạnh bàn, miệng khô đắng. Trên đường đến đây nó hăm hở bao nhiêu thì khi đứng trước mặt cô giáo nó đâm luống cuống bấy nhiêu. Nghe cô hỏi, nó tự dưng bấn loạn và ngớ ngẩn đáp:
- Dạ, không ạ!
Cô Trinh cố nén cười:
- Thế em đến tìm cô có chuyện gì không?
Cho đến lúc đó, cô vẫn chưa hiểu điều gì đã thúc đẩy Quới Lương đến tìm cô. Hay là mẹ Quới Lương đã nói tất cả mọi chuyện với con mình? Ý nghĩ đó khiến cô đột nhiên lo lắng. Đến khi Quới Lương ấp úng nói “Em đem những cái này đến trả cho cô!” và ngập ngừng cho tay vào túi xách thì cô tin rằng mình đã đoán không sai: Rõ ràng Quới Lương không muốn nhận bất cứ một khoản tiền giúp đỡ nào!
Cô Trinh nghe tim mình đập thình thịch. Nhưng khi Quới Lương rút tay ra thì nỗi lo âu của cô lập tức biến thành sửng sốt. Trước mặt cô không phải tiền mà là những sổ sách quen thuộc đã bị mất trộm trước đây.
- Thế ra…
Cô chỉ thốt hai tiếng rồi ngưng bặt, mặt ngẩn ra.
- Thưa cô, chính em… - Giọng Quới Lương sụt sịt, phải thu hết can đảm nó mới có thể nói tiếp – Chính em đã lấy cắp sổ sách của cô!
Cô Trinh nhắm mắt lại cho nỗi bàng hoàng qua đi. Khi mở mắt ra, cô nhìn thấy những giọt lệ lăn tròn trên gò má đứa học trò trước mặt. Cô nói:
- Cô cảm ơn em! Cảm ơn em vì em đã quay lại!
Giọng Quới Lương nghẹn ngào:
- Em đã có lỗi với cô!
Cô Trinh nhìn ra cửa, cô không biết bọn Quý ròm đang nấp bên ngoài, và nói:
- Ai lại chẳng một lần phạm lỗi! Điều quan trọng là biết sửa chữa lỗi lầm!
Sự bao dung của cô giáo càng khiến Quới Lương thêm xót xa. Nó thút thít:
- Thưa cô, em xứng đáng nhận hình phạt…
- Phạt ư! – Cô Trinh mỉm cười đặt tay lên vai đứa học trò nhỏ - Được rồi, cô sẽ phạt em! Bắt đầu từ tuần sau cô phạt em bằng cách bắt em mỗi tuần hai buổi ôm tập đến học thêm với cô, em chịu không?
Hai đứa con nhỏ của cô Trinh ngồi học bài đằng góc nhà nãy giờ vẫn tò mò lấm lét liếc về phía mẹ. Quới Lương nhìn thấy hai đứa bé ngay từ khi mới bước vào nhà nhưng lúc này nó chẳng màng xấu hổ. Hai tay run run cầm lấy tay cô giáo, nó mặc cho tiếng khóc vỡ òa và nức nở kêu lên:
- Cô!
Quới Lương chỉ đủ sức thốt lên một tiếng. Một tiếng thôi. Tiếng “cô” bình thường ngày ngày vẫn gọi nhưng chưa bao giờ nó hiểu nghĩa là chi…
Ở bên ngoài, Tiểu Long mừng rỡ huých vai Quý ròm:
- Hình như thằng Quới Lương tự động đem trả sổ sách cho cô!
- Tao thấy rồi!
Tiểu Long vẫn chưa thỏa mãn. Nó lại cựa quậy:
- Thằng Quới Lương còn khóc nữa!
- Ừ.
- Sao thế hở mày?
- Ai mà biết!
Lối trả lời phát chán của Quý ròm làm Tiểu Long cụt hứng. Nó quay sang nhỏ Hạnh:
- Sao thế hở Hạnh?
- Sao chuyện gì?
- Sao thằng Quới Lương tự nhiên lại tìm đến nhận lỗi với cô? Lại còn khóc nữa!
Câu hỏi của Tiểu Long khó quá xá quà xa! Có tài thánh nhỏ Hạnh mới biết điều gì đã biến đổi tâm tính thằng Quới Lương như vậy! Nó ậm à ậm ừ một hồi rồi ấp úng đáp:
- Ai mà chả vậy! Thầy cô dạy dỗ và yêu thương mình chẳng khác nào cha mẹ, nếu mình làm điều quấy thì có lúc mình cũng sẽ hối hận như Quới Lương thôi!
Khi trả lời Tiểu Long như vậy, nhỏ Hạnh nghĩ là mình nói quấy quá cho xong. Nó không biết những lời nó nói đơn giản, dễ hiểu và chính xác biết bao!
Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=15701#ixzz2Nrth7Pdc
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro