táo bón
TÁO BÓN
I/ Nguyên nhân:
1) Do thuốc: Có nhiều loại thuốc gây nên táo bón như thuốc ngủ, hydroxyt nhôm, kháng acide, kháng tiết choline, thuốc bổ sung sắt, thuốc hạ huyết áp.
2) Do thiếu vận động, đau khi đi đại tiện (trĩ ngoại, nghẽn mạch, nứt hậu môn, hẹp hậu môn) và các bệnh hệ thống: đái đường, tăng năng tuyến cận giáp, thiểu năng tuyến giáp.
3) Các trường hợp đặc biệt không được cố gắng đi đại tiện như: sau nhồi máu cơ tim, sau mổ thành bụng.
4) Táo bón ở người trung niên hay già, cần loại trừ ung thư đại tràng.
5) Táo bón còn gặp ở bệnh nhân do bất động kéo dài.
II/ Điều trị:
Việc điều trị căn bản và việc hiệu chỉnh các yếu tố bẩm chất khác là những khía cạnh quan trọng nhất của việc điều trị táo bón. Tuy nhiên cần có điều trị phụ thêm
A – Chất Xơ:
Ở những bệnh nhân bị táo bón mạn không có bệnh cơ bản thường nên tăng lượng chất xơ không hòa tan trong chế độ ăn hay điều trị bằng các tác nhân tạo khối phân.
B – Thuốc nhuận tràng
1/ Cơ chế bón : có hai cơ chế
- Nhu động ruột : hoặc tăng hoặc giảm đều gây táo bón
- Vì một lý do nào đó, phải nhịn đi tiêu liên tục nên không còn phản xạ, hay ăn thiếu chất xơ.
2/ Nguyên tắc điều trị :
Từ cơ chế của táo bón mà nguyên tắc điều trị gồm :
- Tăng nhu động ruột trong trường hợp liệt ruột
- Giảm nhu động ruột khi đại tràng co thắt
- Gây lại phản xạ đại tiện ở người mất phản xạ bằng cách làm mềm phân , tăng khối lượng phân; xoa bóp kích thích đại tràng
3/ Chỉ định – chống chỉ định
Chống chỉ định : Các trường hợp đau bụng chưa rõ nguyên nhân và tắc ruột
Chỉ định sử dụng mỗi loại thuốc cho từng trường hợp cụ thể
+ Táo bón sau bị sốt mất nước; Sử dụng nhóm thuốc làm mềm phân , tăng khối lượng phân
+ Táo bón ở bệnh nhân lớn tuổi: Dùng thuốc làm mềm phân, tăng khối lượng phân, xoa bóp vùng hạ vị
+ Táo bón trên bệnh nhân sau sinh, sau mổ, sau khi mất máu nhiều, thuốc dùng là nhóm thuốc làm mềm phân, tăng khối lượng phân.
4/ Các vị thuốc chữa táo bón:
a/ Nhóm làm mềm phân, tăng khối lượng phân:
- Khoai lang: Chứa tinh bột, đường, nhựa. Liều dùng 60 – 100g lá tươi thay rau; 30 – 40g; lá khô; củ nghiền lấy nước uống
- Mồng tơi: Chứa saponin, nhầy, ăn lá tươi thay rau.
- Rau câu: hoạt chất là muối canxi liều dùng 1 – 10g bột /ngày
- Me: chứa acide hữu cơ (Tartrique), liều dùng 10 – 30g/ ngày
b/ Nhóm thuốc làm tăng nhu động ruột:
BA CHÚT CHÍT – BÃ MUỒNG TRÂU
NHỰA THẦU DẦU – HOA VỎ ĐẠI
ĐẬU CỌC RÀO – THẢO QUYẾT MINH
CÙNG BÌM BÌM
Ba đậu tây: Chứa dầu béo trong hạt liều dùng 2 – 3 hạt mỗi ngày
Chút chít: Chứa Anthraquinon aloin, nhựa, liều dùng 0,05 – 0,1, nhựa gây xung huyết ruột già. Chống chỉ định ở phụ nữ có thai và người bị trĩ.
Bã đậu: Dầu trong hạt ( độc bảng A), liều dùng 0,01 – 0,05g hạt đã ép hết dầu.
Muồng trâu: chứa Anthraquinon liều dùng 4 -5g mỗi ngày
Nhựa mủ: liều dùng 0,5 -0,7g
Thầu dầu: dầu trong hạt liều dùng 10 -30g, tẩy sổ không gây đau bụng
Hoa phấn: Chứa nhựa tẩy liều dùng 4-6g rễ tươi hay 1-2g rễ khô. Trẻ em dùng 0,1 -0,4g
Vỏ đại: chứa Resin ở vỏ thân liều dùng 5 – 10g
Đậu cọc rào: Chứa chất béo trong hạt liều dùng 6 -7g , có thể gây chết người với liều 20 -30 hạt
Thảo quyết minh: chứa Anthraquinon. Dùng sống liều 5 -10g mỗi ngày
Bìm bìm: Chứa Phacbitin, dùng 2-3g bột có tác dụng tẩy
5/ Các bài thuốc:
a/ Bài trị táo bón 1 ( thể thực ): sốt cao, khát nước, táo bón, bụng đầy đau.
- Muồng trâu 8g chứa Anthraquinon, tăng nhu động ruột Tả nhiệt thông tiện
- Vỏ đại 8g chứa Resin ở vỏ thân, tăng nhu động ruột Tả hạ thông tiện
- Lá me 20g Acide hữu cơ (Tartrique) mềm phân Nhuận trường thông tiện tăng khối lượng phân.
Phép trị: Trà nhuận trường được sử dụng tại bộ môn YHCT
Cách bào chế: dược liệu bào chế theo tỉ lệ bài thuốc. Dược liệu rửa sạch lá me sấy khô, muồng trâu phơi khô trong mát ( sấy ở nhiệt độ < 60oc … lá me, lá muồng tán thành bột thô. Vỏ đại nấu cao đặc. Tẩm dịch cao vỏ đại với bột thô rồi sấy khô ở < 60oC. Sau đó vào bao 10g mỗi gói.
Cách dùng: trà hãm nước sôi 10– 15 phút, lấy nước, bỏ bã trà, uống 1- 2 gói sau bữa cơm chiều.
Chỉ định: Táo bón do giảm nhu động, giảm trương lực cơ trơn ruột
Chống chỉ định :
+ Không dùng lâu dài cho các trường hợp táo bón mãn tính
+ Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, đang hành kinh
+ Không dùng cho bệnh nhân có trĩ hay vết loét trực tràng
+ Châm cứu: châm tả
Thiên xu Mộ huyệt của đại trường
Đại trường du Du huyệt của đại trường
Chi câu Huyệt đặc hiệu trị bón
Thiên lịch Lạc huyệt của đại trường
b/ Bài thuốc táo bón 2 ( thể hư chứng )
Hay gặp sốt cao, mất máu kéo dài, phụ nữ sau sinh. Có triệu chứng khát, uống nhiều, da niêm môi móng nhợt, khô, hoa mắt, chóng mặt, thở ngắn, lưỡi đỏ nhợt nứt
Phép trị :
Lá dâu Thanh nhiệt, nhuận phổi, tán phong, nhuận tràng sáng mắt, hạ sốt, bổ dưỡng
Mè đen Bổ âm sinh tân dịch, nhuận táo nhuận tràng
Hai vị lượng bằng nhau làm thành viên hoàn hay viên tễ dùng mỗi ngày.
Bào chế : dược liệu rửa sạch, sấy khô, tán bột mịn
Hoàn: làm viên nhỏ, sấy khô, đóng gói, mỗi ngày dùng 20 -40 viên
Tễ : mật ong cô “thành châu” , quết mật ong với bột dược liệu ( giã 1000 chày: đến khi hỗn hợp trộn đều nhau,mịn, không dính tay, làm thành viên 10g, đóng gói, mỗi ngày dùng 2-4 viên.
Châm cứu : Châm bổ
Thiên xu Mộ huyệt của đại trường
Đại trường du Du huyệt của đại trường
Hợp cốc Nguyên huyệt của kinh đại trường
Tam âm giao Huyệt đặc hiệu bổ hư
Liệt khuyết Lạc huyệt của phế
Huyết hải Huyệt đặc hiệu bổ hư
+ Dưỡng sinh : Xoa vùng hạ tiêu
6) Thành phẩm:
Bột nhuận trường
Hoàn tẩy sổ tôn vân đường
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro