Tiêu đề phần
Nhà Lý lấy được vùng Bố Chánh là Quảng Bình ngày nay.
Sau cuộc hôn phối đậm màu sắc chánh trị thì nhà Trần (chủ nước Đại Việt) có được sánh lễ là hao Ô Châu Ô Lý, mà không mất một giọt máu (xứ này nay là phần Quãng Tri - Thuận Hoá)
Nói sơ về cuộc hôn phối của nhà Trần với Chiêm Thành. Nhà Trần trị quốc và bảo tồn ngai vị với hai tôn chỉ chánh là Mỹ Nhân Kế và Loạn Luân trong gia tộc.
Ở đây nói về kế mỹ nhơn.
Bà Huyền Trân coi như là một kế sách hoàn hảo của nhà Trần để có được đất từ Chiêm Thành,
Bà Huyền Trân thân làm phi tử vua xứ người, đáng lý vua chết bà phải giữ đạo mà sống tại nhà chồng mà thờ chồng như câu ông bà thường nói : lấy gà theo gà , lấy chó theo chó" .
Nhưng bà lại theo chân tướng Khắc Chân của Đại Việt mà bỏ trốn về cố quốc như một sự phản bội nhà chồng.
Sử biện rằng vì sợ bà bị hỏa thiêu theo luật của nước Chiêm. Thực ra nói Huyền Trân bị thiêu là nói xạo, là vì chánh cung hoàng hậu mới lên dàn hỏa, Huyền Trân là vợ ba thân lẽ mọn cửa gì được thiêu theo chồng ?
Và luật Chàm trong vòng bảy ngày sẽ hỏa táng vua, nếu Huyền Trân bị Chàm bắt chết bằng lửa theo Chế Mân thì có Trời xuống cứu cũng hong kịp!
Có thể do trào thần Chàm trả Huyền Trân cho Trần Khắc Chung mang về Việt là thiện chí để đòi lại hai châu Ô và Lý.
Trần Khắc Chung đón Huyền Trân thay vì căng buồm về Thăng Long thì ông này chở Huyền Trân đi lòng vòng suốt một năm trời mới về lại Thăng Long. Sử kêu là "tư thông" tức là thông dâm.
Ngô Sỹ Liên kêu bà tiết hạnh thờ chồng - nếu tiết hạnh sao không lao đầu xuống sông khi bị Khắc Chân làm bậy ?
Sau khi bà về tới Thăng Long , mấy đời vua Chiêm qua đòi lại hai Ô Châu Ô Lý nhưng không ăn thua - tới khi Chế Bồng Nga xuất hiện thì hai Ô Châu Ô Lý trở về lại Chiêm Thành (tính ra đâu phải thuộc chủ quyền của Đại Việt từ thời Huyền Trân).
Lúc này Thăng Long thành như cái chợ - Nga muốn dzô là dzô muốn ra là ra , vua quan nhà Trần đêm ngủ còn không yên giấc ,
Nhưng không hiểu sao một ngày đẹp nắng miền Trung , Nga tự nhiên lăng đùng ra chết , từ đó Chiêm Thành hết khả năng chống lại Đại Việt , từ từ đứng trước họa diệt chủng sau này,
Ô Châu Ô Lý lúc này mới chánh thức thuộc về Đại Việt.
Bà Huyền Trân tính ra ở xứ Chàm manh danh là quốc mẫu nhưng thân cũng như cá chậu chim lồng, không đóng vai trò gì quan trọng cũng như không đóng góp được gì cho trào đình xứ này - chồng chết là bỏ chạy liền. Thiết tưởng bà cũng có khác gì con Điêu Thuyền bị gả bán cho Đổng Trác - hết phim thì một là chết hai là trở về nơi xuất phát.
Đất Ô Châu Ô Lý từ sau khi Chế Bồng Nga chết thì mới chánh thức sát nhập Đại Việt chứ không phải sau khi gả Huyền Trân
Từ đó trở đi cũng để hoang không ai dám ra khai phá, dân Chàm vẫn coi như là được tự trị.
Từ thời nhà Lê thì trào đình cũng không cần dòm tới vì đất này vốn được mệnh danh là "Ô Châu ác địa", thiệt không một ai có đủ gan đi lập đất.
Ngoài những kẻ trốn chạy cái nạn sát thân mới dám dấn thân ra tìm đường sanh lộ.
Đó là Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng - con trai của Tướng Nguyễn Kim trào Lê - người đã cứu sống lại cả một trào đình tưởng đâu đã bị xoá sổ trên bản đồ thời đó.
Cũng chính vì là "vùng đất chết, đất nguy hiểm" nên Trịnh mới để Hoàng đi nhằm lợi dụng sự khắc nghiệt của vùng này để gián tiếp giết Hoàng.
Từ khi có Chúa Tiên - Nguyễn Hoàng dứt áo bỏ xứ Đại Việt (ngày nay thuộc Bắc phần Việt Nam) thì đất này mới từ đất chết thành đất thiêng đất thịt thu hút dân Thanh Nghệ ồ ạt tới lập thân , các thương gia nước ngoài cũng từ từ tìm tới giao thương làm giàu cho nhà Chúa và dân chúng xứ này - từ đó tạo tiền đề cho cuộc lập quốc sau này của nhà Chúa Nguyễn.
Tới thời Chúa Sãi (vị chúa thứ 2 xứ Quãng Nam Quốc - tức xứ Đàng Trong) ông có con gái là Công Nữ Ngọc Vạn.
Nàng được gả cho Vua Chân Lạp là Chey Chetta II , lên ngôi ( từ năm 1618-1628),
Vua xây dựng kinh đô mới ở Oudong và cầu thân với chúa Nguyễn để chống lại sự khống chế của Xiêm La.
Để tỏ ra thân thiện, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chey Chetta II vào năm 1620, dù bản thân vua đã có chánh cung là người Chân Lạp, nhị cung là người Lào tuy nhiên bà Ngọc Vạn vẫn được chức phận ngang hàng với hai bà hoàng hậu trước lại được vua sủng ái nhứt co xây cung điện riêng.
Còn nói về tài đức tiết hạnh thì bà Ngọc Vạn thiết tưởng không thua chi bà Huyền Trân, Bà cũng không thua đấng nam nhi trong các chánh sách trị quốc làm lợi cho cả quốc gia của bà và chồng!
Khi vua Chey mất năm 1628, bà không bỏ về cố thổ mà lo chiếu cố các con bà lên làm Vua kế vị phụng sự nhà chồng. Công nữ từ hoàng hậu trở thành Thái hậu nước Chân Lạp.
Khi con còn nhỏ bà Ngoc Vạn nhiếp chánh trào đình Chân Lạp, nhờ bà mà Chân Lạp thoát khỏi nạn nội chiến và xâm lược từ Xiêm La .
Bà đã giúp các chúa Nguyễn củng cố được gốc rễ cho di dân người Việt sống trên đất Thủy Chân Lạp dần dần lập chủ quyền từ Sài Gòn cho tới hết vùng Đồng Nai, Sài Gòn bây giờ.
Sau khi hai người con bà đã chết, mặc dù những người khác trong hoàng tộc thay nhau lên làm vua, bà Ngọc Vạn vẫn tiếp tục giữ ngôi vị thái hậu.
Nhờ thế, mỗi khi có chuyện tranh chấp nội bộ trong chính quyền Chân Lạp, bà Ngọc Vạn vẫn "cố vấn" cho những người yếu thế chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Dĩ nhiên là chúa Nguyễn lúc nào cũng sẵn sàng "chiếu cố giúp đỡ"...
Cuối đời bà giao quyền hành cho trào đình , bà đi tu ẩn vật trên núi Chứa Chan ở Đồng Nai mà không nhận bất kỳ bổng lộc nào của hai bên trào đình.
Qua quá trình 52 năm đóng vai quốc mẫu Chân Lạp đó, Công nữ Ngọc Vạn đã làm được nhiều việc cho dân tộc Việt lẫn dân Chân Lạp mà thiết tưởng không có ai khác của nước Việt làm nổi.
Công ơn Bà tới cả dân Campuchia ngày nay còn thờ nói gì tới dân Việt mình.
Nam Quốc Sử.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro