Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Part 2. Phụ nữ châu á và kiểu thao túng điển hình


1. GASLIGHTING

Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trên các bài viết về tâm lí - tình cảm trong thời buổi hiện nay. Gaslighting được dịch là "Thắp sáng đèn ga", bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn trên các trang mạng, ở đây Jiang nói ngắn gọn: đây là một loại thao túng tâm lý mà trong đó, người thao túng sẽ khiến nạn nhân cảm thấy rằng những gì mình thấy, mình nghĩ, đều là sản phẩm của trí tưởng tượng, lâu dần khiến nạn nhân nghi hoặc chính mình.

"Những gì ba mẹ làm đều là vì con."
"Con còn nhỏ thì sao biết cái gì là tổn thương chứ?"
"Ba mẹ không bao giờ làm hại con cả, đó là cách ba mẹ yêu con."

Có lẽ, dù cách này hay cách khác, chúng ta đều nghe những câu (tương tự) như trên ít nhất vài lần trong đời. Phụ huynh luôn có cách biện minh và bao che cho hành vi độc hại của mình bằng cách dùng thứ vô cùng cao đẹp là "tình thân" làm lá chắn. Cách họ áp dụng câu "thương cho roi cho vọt" cũng là một hình thức gaslighting, điều đó khiến cho con cái của họ dần mất đi sự tin tưởng vào cảm xúc và suy nghĩ của chính mình, và chúng sẽ bắt đầu mặc định những tổn thương chúng chịu đều là xứng đáng.

2. DOWNPLAYING

"Con bé A kia 9 điểm còn bị cha mẹ mắng lên mắng xuống, con chỉ có 8 điểm đã vui rồi à?"
"Con đúng là vô dụng."
"Nhà này vô phúc lắm mới có đứa con như con."

Hạ thấp con cái là cái "gia vị" có vẻ không thể thiếu trong các gia đình. Downplaying thường được sinh ra từ tư duy sai lệch về "sống phải khiêm tốn" của phụ huynh châu Á. Sự khiêm tốn không đồng nghĩa với t.ự t.i, s.ợ h.ãi với thành tích của bản thân hay tham vọng không đáy. Hành vi thao túng này sẽ dẫn đến hậu quả là khiến đứa trẻ sinh ra cảm giác t.ự t.i, nặn.g n.ề, luôn nghĩ mình thất bại và có xu hướng ga.nh t.ị, đ.ố k.ị với người khác. Dần dà sẽ hình thành tính cách ch.ống đố.i vì phải cố tạo ra một vỏ bọc không cho ai chạm đến, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến tâm lí, tr.ầm c.ảm và có nguy cơ t.ự t.ử.

3. PERSONALIZING CRITICISM

Đây là một thuật ngữ ít được nhắc đến, thông thường nó sẽ hay gộp chung với downplaying nhưng cá nhân mình thấy nó có phần ti.êu cự.c hơn chút. Kiểu thao túng này có nghĩa là "c.hỉ trí.ch cá nhân" và cũng là loại thao túng phổ biến không kém.

"Con nhà em chẳng làm được tích sự gì cả."
"Ngày xưa con đã (một lỗi lầm nào đó trong quá khứ) thì bây giờ con cũng sẽ như thế thôi."
"Con vừa kém môn A lại vừa kém môn B, còn không có năng khiếu gì, đúng là đ.ồ ng.u."

Trong hành vi thao túng này, phụ huynh sẽ xoáy sâu vào những điều khiến con cái cảm thấy có lỗi, như sai lầm cũ hay một nhược điểm nào đó, sau đó liên tục nhắc đi nhắc lại trước mặt chúng, chúng không thể lờ đi, nên những gì họ nói sẽ dần ăn sâu vào tiềm thức, trở thành một bón.g m.a vô hình, khiến con cái rơi vào một cái hộp chật chội, không dám làm gì vì sợ phạm lỗi và sợ cảm giác bị c.hỉ trí.ch, cư.ời nh.ạo. Trong trường hợp này, lòng tự tôn của con cái sẽ bị h.ủy ho.ại, khiến chúng trở nên thu mình và dần dựa dẫm vào cha mẹ, không dám bộc phá hay tìm ra ưu điểm của bản thân.

4. SCAPEGOATING

"Con dê gánh tội" cũng là một thực trạng trong gia đình châu Á.

"Nếu không có con thì ba mẹ đã sớm ly hôn rồi chứ không cần khổ sở như này."
"Mẹ nghèo đi vì phải lo cho con đó."
"Sao con lại bệnh nhỉ? Tốn biết bao nhiêu tiền của ba mẹ."

Con cái bỗng trở thành lí do cho tất cả sự khó khăn và khổ cực mà phụ huynh phải gánh chịu. Họ đem tất cả những ấ.m ứ.c với đời đổ lên đầu của con mình. Hành động này dù vô tình hay cố ý vẫn gây ra cho chúng cảm giác d.ằn v.ặt, t.ự tr.ách mặc dù đó không phải lỗi của chúng. Có những phụ huynh chỉ con đó như câu than vãn cửa miệng, nhưng với con cái thì đó là tảng đá lớn vô cùng đè nặng trên lưng, khiến chúng không dám phản kháng lại những điều đ.ộc h.ại của cha mẹ vì cho rằng tất cả đều tại chúng mà ra.

5. THREATENING

Đe doạ chắc cũng là một điều không có gì xa lạ. Từ lâu, phụ huynh châu Á đã tự khoác lên mình cái áo của các bậc thánh nhân, và luôn có cái sĩ diện vô cùng lớn, thế nên khi bị phản biện hay chố.ng đố.i bởi con cái, ngay lập tức, họ sẽ đe doạ chúng bằng những câu điển hình:

"Con không có quyền cãi ba mẹ!"
"Im miệng!"
"Dù đúng hay sai, ba mẹ cũng là ba mẹ của con, con không được phép cãi lại người lớn."

Đây là hành động á.p đ.ặt và tướ.c qu.yền công dân cơ bản - được nói và được lắng nghe, của con cái. Phụ huynh sẽ dùng đò.n p.hủ đầ.u để chặn tất cả những ý kiến có thể khiến mình bẽ mặt và phải nhận sai. Hành động này ch.èn é.p nặ.ng n.ề về mặt tâm lí, cảm xúc, khiến con cái cảm thấy mình không được lắng nghe và không có quyền lên tiếng để biện minh cho bản thân, dần dần, chúng sẽ có xu hướng im lặng chấp nhận mọi lỗi lầm về mình, hoặc bị bùng nổ và khiến mối quan hệ trong gia đình thêm phần g.ay gắ.t. Những đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường như vậy sau này khi trở thành phụ huynh cũng sẽ tiếp nối tư tưởng độ.c hạ.i đã thấm nhuần từ nhỏ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro