tâm trạng của Kiều trong Trao Duyên
Trao duyên là đoạn thơ có ý nghĩa đặc biệt trong Truyện Kiều.Đó là một trong những đoạn thơ mở đầu cho bi kịch cuộc đời,bi kịch tình yêu mà Thúy Kiều phải gánh chịu.Vì chữ hiếu,nàng đành phải chi tay môi tình đầu vừa chớm nở với Kim Trọng để chấp nhận về làm vợ Mã Giám Sinh. Đêm trước khi ra đi, Kiều bồi hồi thương cho Kim Trọng và tìm cách trả nghĩa cho chàng. Không còn cách nào khác, nàng đau đớn nhờ em mình là Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
Nếu nói Nguyễn Du là nói đến nghệ sĩ tài hoa bậc thầy về miêu tả tâm lí nhân vật thì đoạn này là đoạn xuất sắc nhất. Tâm trạng Kiều dường như toát ra cả dáng ngồi ủ rủ. Bên ngọn dầu leo lét, hình bóng nàng trông nhỏ nhoi đến tội nghiệp. Không một tiếng thở than nhưng còn hơn vạn lời, sự độc thoại ko lời ấy đã tuôn thành dòng lệ nghẹn ngào cay đắng và bất lực:
Thương cho bản thân mình là một,nàng thương cho Kim Trọng đến hai và tự nhận lỗi về mình
Chính vì thế,lựa chọn cách trao duyên lại cho em, với Kiều là trọn vẹn nhất. Thế nhưng mở lời nhờ em như thế nào đây? Thật là khó cho Kiều! Tuy nhiên càng khó mở lời bao nhiêu thì ta càng nhận ra sự sắc sảo, khéo léo của nàng bấy nhiêu. Nàng đã lực chọn cách nói mà Thuy Vân ko thể nào từ chối đc:
“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”
Ta nhận thấy hai từ rất đáng giá là “cậy” và “chịu”. Tại sao ko dùng “ nhờ “ và “ nhận? Ngoài lí do thanh điệu “trắc”, gây điểm nhấn thì hai từ trên có sắc thái biểu cảm rất cao. Từ “cậy” bao hàm cả sự tin tưởng, gửi gắm và cả ý hi vọng chỉ có mình em mới giúp được cho chị. Từ “chịu” lời mang ý nghĩa bắt buộc, hơn nữa Kiều như ngầm nói rằng mình hiểu đc nỗi khó xử của em, hiểu rằng em sẽ chịu thiệt thòi khi giúp mình. Song song với lời nói cử chỉ Kiều yêu cầu Thúy Vân ngồi lên cho chị “lạy” rồi mới “thưa”. Đó là lễ nghi trang nghiêm,trịnh trọng. Thử hỏi ai ở hoàn cảnh Vân mà từ chối đc?
Hai câu thơ cho thấy Kiều vừa khẩn khoản, vừa tha thiết, vừa như đặt cả niềm tin, hi vọng vào Thuý Vân và đặt Vân trong mối quan hệ bình đẳng, ngang hàng. Chỉ có Thúy Vân mới có khả nhận lời gửi gắm, chỉ có 1 thời điểm gửi gắm, gửi gắm tài sản duy nhất, hi vọng cuối cùng của người sắp ra đi. Đằng sau những lời nói tha thiết, cách mở lời trân trọng, ta nhận thấy Thúy Kiều quả ko hổ danh là trang quốc sắc thiên hương mà tài mạo hơn người. Hơn thế nữa, ở Kiều còn toát lên 1 nhân phẩm cao quý. Nàng thà chịu hy sinh tuổi thanh xuân của mình còn hơn nhìn gia đình tan đàn xẻ nghé. Đứng trước những tai ương, nàng đắn đó cân nhắc. Và rồi ngậm ngùi chấp nhận thua thiệt vì 1 đạo lí ở đời mà Kiều thông suốt:
:
“Duyên hội ngộ đức cù lao,
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn.
Nhớ lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.”
Trong nỗi đau đớn, Kiều cố gắng phân bày cho Thúy Vân về tình cảm trong mình:
“Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em,
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.”
Người xưa xem tình yêu là 1gánh nghĩa vụ. Mà đứt gánh giữa đường thì dang dở vô cùng, khó lòng mà gánh hết. Hình ảnh ẩn dụ “Giữa đường đứt gánh” ta đã từng gặp trong ca dao. Thì ra sự đau khổ của Thúy Kiều nào có xa lạ già với người phụ nữ xưa. Hình ảnh đưa ra gợi sự bất lực của Thúy Kiều trước thực trạng nan giải. Mọi việc giờ đây Kiều chỉ còn biết phó thác cho em. 2 từ “mặc em” thể hiện sự thấu hiểu của Thúy Kiều trước sự thiệt thòi mà Vân phải gánh lấy mối “tơ thừa” thay mình. Vì thế nàng chỉ nói vắn tắt tình cảm của mình với Kim Trọng mà thôi. Tuy nhiên, dù chỉ 2 câu thơ ta cũng nhận ra tình yêu giữa nàng với Kim Trọng thật sâu nặng. Họ đã cùng khắng khít bên nhau thề nguyện, cùng nhau hẹn thuỷ chung và lúc nào khăng khít bên nhau: “Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”. Chính vì lẽ đó mà nàng càng day dứt hơn khi mang tiếng phụ tình.
Sau lời lẽ diụ dàng gần như năn nỉ, van nài, Kiều chuyển sang thuyết phục em bằng tình máu mủ:
“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non,
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngâm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”
Thật ra, đó là sự nhắc lại, thêm thiết tha với ngôn từ “cậy em em có chịu lời” và “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”. Nhưng đó là cái nhìn tổng quát. Đi dần và trong tâm trạng Kiều, ta mới hiểu đc hạt nhân hợp lí bên trong. Tâm trạng ấy dường như đang dằng xé dữ dội. Đối với Kiều, cái ơn của Thúy Vân cao như núi, sâu như biển. Để tương xứng với “lời nước non” Kiều phải dùng đến “tình máu mủ” mà thuyết phục. Nếu Vân nhận lời thì Kiều có chết thê thảm cũng cam lòng. Tác giả sử dụng linh hoạt 2 thành ngữ dân gian “Thịt nát xương mòn” và “Ngậm cười chín suối” nhằm nhấn mạnh sự tri ân của Kiều đối với em. Tất cả là 1 lời khẩn cầu tha thiết. Nhưng khi mục đích đặt đc thì bi kịch tình yêu ko mất đi càng tăng lên gấp bội. Nàng trao lại cho em những kỉ vật tình yêu với sự xót xa vô hạn
“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ,vậy này của chung”
Chiếc vành là vật đầu tiên nàng tặng Kim Trọng, tờ mây là tờ hoa tiên có ghi lời thề. Duyên đã trao rồi nhung tình chưa thể dứt. Hai từ “của chung” như một sự níu kéo chút hương còn sót lại của mối tình đầu .Của chung là của ai? Bao nhiêu ngậm ngùi đau đớn ẩn vào 2 tiếng đơn sơ
“Dù em nên vợ nên chồng,
Xót ng' mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”
Nàng trao từng món quà kỉ vật thể hiện tâm trạng nuối tiếc vô biên.Miệng nói trao mà tay ko nỡ rời. Tất cả rồi đây sẽ trờ thành 1 kí ức xa xôi,những gì minh chứng cho tình yêu ngọt ngào từ đây sẽ ko còn thấy nữa .Ta cảm nhận từng giọt lệ dầm tuôn thấm đẫm Kiều. Chao ôi là bi kịch !Cái bi kịch xuất phát từ 1 nghịch lí trớ trêu của cuộc đời. Bi kịch lớn trong tim Kiều là nàng phải lìa xa mối tình đầu tươi đẹp mà nàng lại ko thể quên đi tình yêu ấy. Chính vì lẽ đó mà nàng xem như mình đã chết Đó là cái chết của 1 trái tim, của 1 tâm hồn đang vụn vỡ nát tan vì bất lực trước 1 thực tế phũ phàng:
“Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.”
Kiều hình dung đến tương lai mình, nó tăm tối như là cõi chết. Hơn thế nữa, nàng hình dung linh hồn mình vất vưởng nơi bụi cỏ lá cây bởi chết oan, bởi còn nặng tình mà ko sao siêu thoát đc. Còn gì có thể gây thương cảm nhìu hơn nữa khi nghe những lời trăn trối của 1 người con gái trẻ trung tuổi thanh xuân vừa chớm. Lúc chia tay Kim Trọng, nàng đã hẹn ngày tái ngộ mong cùng nhau đi tiếp 1 con đường. Nào ngờ cơ sự như thế này. Tình yêu vừa mới hôm qua làm sao nguôi quên đc. Vì thế Kiều khao khát trở lại gặp người xưa, dù chỉ là 1 cơn gió thoảng:
“Hồn còn amng nặng lời thề,
Nát than bồ liễu đề nghìn trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.’
Từ khi trao kỉ vật, Thuý Kiều như quên hẳn thực tại. Nàng chìm vào nỗi đau đớn tận tâm can. Để rồi từ đây, ko giấu được lòng mình, Kiều cất lên 1 tiếng than day dứt:
“Bây giờ tram gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.”
Tiếng khóc than nghe sao não ruột, bao nhiêu ngậm ngùi trào dâng trong tâm trí Kiều. Giờ đây nàng mới thấm thía đến tận cùng trước nỗi đau mất mát lớn lao. Kiều đã nhận ra khoảng trống đáng sợ là tự đánh mất đi hạnh phúc lớn nhất mà mình vừa có, vừa cầm nắm ở trong tay.
Rõ ràng là nàng đã có 1 dự cảm ko hay về mối lương duyên này. Bây giờ Thuý Kiều ngồi bên Thúy Vân mà tâm tư gửi trọn cho người yêu. Kiều tâm sự, than khóc với người yêu bằng những lời lẽ tận đáy lòng. Cuộc “đối thoại đơn phương” giữa Thúy Kiều và Kim Trọng chỉ gói gọn trong 8 câu nhưng đầy hàm súc. Sự đối lập nghiệt ngã giữa hiện tại và quá khứ, sự bi thương tuôn thành dòng lệ bẽ bàng.
“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”
Tất cả đc tạo ra vì sự dang dở. Dang dở mà ko biết vì đâu. Ko hiểu mà phải chấp nhận nên bao nhiêu uất ức ngổn ngang trong lòng. Câu thơ đối lập giữa cái “bây giờ” và “bao giờ”. Bây giờ là hiện tại tan vỡ, bao giờ là cái đã qua tốt đẹp. Hạnh phúc đời người như 1 giấc mộng ngắn ngủi, hão huyền. Nhìn lại Kiều thấy mình chỉ có mất mát, mất cho mình và mất cho cả người yêu mình. Nàng cho đó là lỗi ở mình nên nàng gửi cho người yêu nghìn lạy như 1 lời tạ từ sau cuối, nó chứa đựng sự dày vò, ân hận khôn nguôi. Câu thơ “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” thấm thía và chua chát đến tận cùng. Bất giác nàng cất lên một câu hỏi như 1 lời óan trách:
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Phận là số trời, là định mệnh. Còn “Bạc như vôi” là thành ngữ. Cách lặp lại từ “phận” tựa 1 lời đay nghiến, 1 câu hỏi ko 1 lời giải đáp. Câu thơ như mở ra những trang đời, thuyết minh cho nhiều số phận, nhiều kiếp người, thậm chí là đáp số chung cho cả kiếp “hồng nhan” bạc mệnh.
Bao nhiêu đau đớn, cay đắng dồn lại ở 2 câu thơ cuối:
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Đó là 1 tiếng khóc nấc, 1 tiếng kêu xé lòng của Kiều trước nỗi mất mát quá lớn. Tuổi xuân vừa chớm, tình yêu vừa đượm men nồng, thế mà giờ đây, những giây phút cuối cùng, Thúy Kiều phải đối diện với 1 thực tế đầy đau khổ. Tâm tư nàng bị dằng xé ra làm muôn mảnh, tuyệt vọng vì bất lực
Lời thơ đã dứt mà âm vang như còn vương lại đâu đây. Những giọt lệ của Kiều hoà chung giọt lệ của Nguyễn Du làm xúc động trái tim độc giả. Tất cả nhờ vào tài năng miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà thơ. Trên hết thảy là tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du trước bao số phận bất hạnh của con người trong xã hội phong kiến mà Thúy Kiều là 1 nhân vật điển hình. Đoạn trích “Trao Duyên” có thể đc xem là 1 mở màn đầy đau khổ của Thúy Kiều.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro