
35. Rối loạn cư xử
CD/Conduct Disorder/Rối loạn cư xử (Rối loạn hành vi đạo đức)
Rối loạn cư xử được định nghĩa như là sự sai lệch của những hành vi xâm phạm đến những quyền lợi cơ bản của người khác (tài sản, thân thể) hay chống lại những quy định của xã hội, cộng đồng và pháp luật.
Rối loạn này có thể đi kèm với bệnh Limited Prosocial Emotions (Hạn chế cảm xúc hướng cộng đồng), một bệnh lý rào cản, ngăn trở cá nhân người bệnh biểu hiện những tương tác mang tính tích cực đối với xã hội. Prosocial Behavior (Hành vi thuận xã hội) là những hành vi mang tính tích cực, ảnh hưởng tốt đến xã hội, đơn cử là giúp giúp đỡ và hợp tác với mọi người.
Quan sát lâm sàng cho thấy rằng, chủ thể lo âu thường cố gắng giảm cảm giác lo sợ bằng cách điều khiển thế giới xung quanh, vì thế hành vi chống đối có thể là cách người bệnh cố tình thực hiện để làm cho mối quan hệ với người khác ít xâm lấn và dễ tiên liệu hơn. Rối loạn cư xử biểu hiện nặng hơn Rối loạn thách thức chống đối (ODD/Oppositional Defiant Disorder) với các hành vi thường liên quan đến phạm vi bạn bè, nhà trường và những người khác bên ngoài gia đình, chia làm 3 nhóm hành vi:
- Hành vi hướng ngoại và gây huỷ hoại như: hành hung, đánh nhau, bắt nạt...
- Hành vi hướng nội gây huỷ hoại như: ăn cắp, nói dối, đùa với lửa...
- Hành vi hướng nội không gây huỷ hoại như: trốn học, sử dụng các chất gây nghiện, chửi rủa...
Biểu hiện của rối loạn hành vi cư xử:
- Cư xử giận dữ: Thường dễ "chạm tự ái" hoặc dễ bị làm khó chịu bởi người khác, có thái độ ác ý hoặc hận thù, cố tình một cách rõ rệt làm những việc gây khó chịu cho người khác, phẫn uất, có các cơn cáu giận, hay cãi vã.
- Hành vi gian dối: Thường đổ lỗi cho người khác về các lỗi mà mình gây ra hoặc những hành vi sai trái của mình.
- Hành vi phá hoại: Cư xử hung hãn đối với người khác hoặc động vật, phá hoại tài sản của người khác, tài sản công cộng...
- Vi phạm các quy tắc: Thường chủ động từ chối các yêu cầu hoặc không tuân theo các luật lệ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro