Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

phong cach quan ly

2.3.3. Phong cách lãnh đạo

2.3.3.1. Khái niệm

Phong cách lãnh đạo là tổng thể các phương pháp làm việc, các thói quen và các hành vi ứng xử đặc trưng mà người lãnh đạo thường sử dụng trong quá trình giải quyết công việc hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ.

Điều gì làm cho một số người trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi hơn những người khác? Câu trả lời là muốn lãnh đạo hiệu quả cần phải có sự cân bằng giữa: 1) Phẩm chất và kĩ năng lãnh đạo; 2) Phong cách lãnh đạo; 3) Sự kết hợp của hai yếu tố này cho phù hợp với tình huống lãnh đạo.

2.3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách lãnh đạo

Yếu tố tâm lý của người lãnh đạo.

Hoàn cảnh lịch sử.

Môi trường làm việc

Giáo dục và đào tạo.

Dư luận xã hội.

2.3.3.3. Các phong cách lãnh đạo cơ bản

Phong cách lãnh đạo của một nhà quản lý chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan, và có tác động quan trọng tới hiệu quả lãnh đạo. Có rất nhiều nghiên cứu về phong cách lãnh đạo trong đó phải kể đến nghiên cứu của Kurt Lewin và đồng nghiệp tại Đại học tổng hợp Iowa, nghiên cứu của Đại học tổng hợp bang Ohio và nghiên cứu của Đại học tổng hợp Michigan.

a. Nghiên cứu của Kurt Lewin và đồng nghiệp tại Đại học tổng hợp Iowa của Mỹ

Kurt Lewin và đồng nghiệp tại trường Đại học tổng hợp Iowa đã phân thành ba loại phong cách lãnh đạo dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực:

·

       

Phong cách độc đoán

(autocratic style)

là phong cách của những người lãnh đạo thích tập trung quyền lực, sử dụng phương pháp “cầm tay chỉ việc”, tự mình ra quyết định và hạn chế sự tham gia của cấp dưới.

Phong cách này thường dẫn đến kết quả: (i) k

hông khí trong tổ chức căng thẳng, nhân viên ít thích lãnh đạo; (ii) không phát huy sáng tạo của cấp dưới; (iii) hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo.

·

       

 Phong cách dân chủ

(democratic style)

là phong cách của người lãnh đạo  thu hút tập thể tham gia thảo luận để quyết định các vấn đề của đơn vị, thực hiện rộng rãi chế độ ủy quyền và hệ thống thông tin phản hồi để hướng dẫn nhân viên. Phong cách dân chủ được chia thành hai loại: dân chủ có tham vấn (democratic-consultative) và dân chủ có tham gia (democratic-participative). Người lãnh đạo

theo phong cách dân chủ có tham vấn sẽ tìm kiếm mọi thông tin và lắng nghe các vấn đề cũng như mối quan tâm của nhân viên nhưng sau đó tự mình ra quyết định. Còn người lãnh đạo theo phong cách dân chủ có tham gia thường cho phép nhân viên tham gia vào việc ra quyết định. 

Phong cách dân chủ nói chung thường dẫn đến kết quả: (i)

không khí thân thiện, tạo được sự hài lòng của

n

hân viên; (ii) định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ, phát huy tính tích cực và trách nhiệm của nhân viên; (iii) năng suất cao, kể cả khi không có mặt lãnh đạo.

·

       

Phong cách tự do

(laisser-faire style)

là phong cách của người lãnh đạo cho phép nhân viên toàn quyền tự do ra quyết định và tự quyết định phương pháp làm việc.

Dựa trên những nghiên cứu của mình, Lewin và các đồng nghiệp đã đi đến kết luận là phong cách tự do không hiệu quả so với phong cách dân chủ và độc đoán. Nói chung phong cách tự do không phù hợp với phần lớn các hệ thống xã hội, vì nó có thể làm cho hệ thống rơi vào tình trạng vô tổ chức, vô kỉ luật, không thể kiểm soát được.

Tannenbaum và Schmidt đã tiếp tục phát triển nghiên cứu này và đưa ra một bảng phân loại phong cách lãnh đạo (xem hình 2.4). Người lãnh đạo có thể lựa chọn một trong bảy phong cách lãnh đạo khả thi giữa hai thái cực độc đoán và tự do, và sự lựa chọn này phụ thuộc vào các biến: (i) áp lực từ người lãnh đạo (năng lực, trình độ, thói quen, cá tính, v.v); (ii) áp lực từ nhân viên (mức độ nhu cầu độc lập của nhân viên, sự hứng thú và quan tâm của họ, khả năng sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm, v.v.); và (iii) áp lực từ tình huống (văn hóa tổ chức, áp lực về thời gian, nguồn lực, v.v.).

Tuy nhiên theo hai tác giả này, một người lãnh đạo có thể có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau tùy từng hoàn cảnh.

Ví dụ như  phong cách độc đoán có thể áp dụng hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp, khi không đủ thời gian để họp bàn tập thể; hoặc khi có nhiều mâu thuẫn và xung đột phát sinh trong hệ thống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: