Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tam ly lam sang

A. PHẦN MỞ ĐẦu

Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm bệnh lý có bệnh cảnh lâm sàng giống nhau thể hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. Trước đây bệnh còn được gọi là thiểu năng tâm thần (Oligophrenia).

Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/4/2001 - tỷ lệ CPTTT nặng là 4,6% dân số các nước đang phát triển và khoảng 0,5 - 2,5% dân số ở các nước có nền kinh tế ổn định. Ở Việt nam theo số liệu điều tra 10 bệnh tâm thần thường gặp (ĐTNCKH cấp Bộ) thì tỷ lệ  chậm phát triển là 0,67% dân số.  Số liệu thống kê mới nhất về tỷ lệ phổ biến của CPTTT trên thế giới và ở Việt Nam là: Trên thế giới _DSM-IV: khoảng 1% tổng dân số bị CPTTT, trong đó loại nhẹ là 85%, trung bình là 10%,  nặng là 3-4%, rất nặng là 1-2%. Trong đó, số CPTTT loại trung bình, nặng, và rất nặng là ổn định, phần lớn phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình, các tổ chức xã hội. Tỉ lệ CPTTT giữa nam-nữ là 1.5/1. Còn ở Việt Nam có 80 triệu, trong đó có 30 triệu dưới 16 tuổi, khoảng 10% số này có nhu cầu đặc biệt.. CPTTT không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, năng lực nhận thức, nhân cách.. của bản thân trẻ, mà còn ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ với người xung quanh, người thân trong gia đình và cho sự phát triển của cộng đồng xã hội, của đất nước nói chung.

Vấn đề CPTTT ngày càng có tầm quan trọng nhờ tiến bộ của ngành Y tế, xã hội - nhiều trẻ em CPTTT được phát hiện và được cứu sống đòi hỏi sự chăm sóc lâu dài hơn. Nghiên cứu về  trẻ CPTTT đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn. Trong giới hạn bài tiểu luận này, tôi chỉ xin trình bày những tìm hiểu của bản thân về nguyên nhân gây chậm phát triển trí tu

B. PHẦN NỘI DUNG

Lí luận về chậm phát triển trí tuệ

Khái niệm

Trẻ chậm phát triển trí tuệ hay còn gọi là trẻ chậm khôn, chậm phát triển tâm thần. Đây là một dạng của chậm phát triển tâm lý, biểu hiện ở chỉ số trí tuệ thấp hơn so với tiêu chuẩn. Đây là hiện tượng ổn định, không đảo ngược bởi sự không hoàn thiện của hệ thống thần kinh trung ương.

Hình thức

Hình thức chậm phát triển trí tuệ phổ biến nhất là thiểu năng trí tuệ. Có hai nhóm cơ bản khác nhau là:

- Thiểu năng trí tuệ do bẩm sinh

- Thiểu năng trí tuệ được quyết định bởi yếu tố bên ngoài.

1.3. Dấu hiệu

Theo TS. Lê Quang Sơn, có thể nói đến các dấu hiệu bản chất sau của trẻ chậm phát triển trí tuệ:

- Tổn thương toàn diện não, rối loạn tất cả các quá trình thần kinh- tâm lý.

- Chức năng trí tuệ dưới trung bình (IQ dưới 70).

- Rối loạn thích ứng.

- Sự hủy hoại hay rối loạn mang tính bền vững, không thể đảo ngược.

Đối với cấu trúc tâm lý_lâm sàng, thiểu năng trí tuệ có hai dấu hiệu đặc trưng cơ bản: tính tổng thể và tính thứ bậc.

Tính tổng thể

Tính tổng thể xuất hiện ở sự kém phát triển tất cả các quá trình tâm lý thần kinh thậm chí cả ở chức năng thực thể, ở một mức độ xác định, bắt đầu từ sự không hình thành bẩm sinh các cơ quan bên trong, chậm phát triển chiều cao, các mô cơ và xương, các chức năng cảm giác, vận động, cảm xúc và kết thúc bởi các chức năng tâm lý cấp cao(ngôn ngữ, tư duy), cũng như sự không hoàn thiện nhân cách nói chung.

Tính thứ bậc

Tính thứ bậc xuất các rối loạn xuất hiện ở sự kém phát triển nhận thức, vận động, trí nhớ, cảm xúc và thường biểu hiện ở mức độ yếu hơn so với chậm phát triển của chính tư duy. Quy luật này lan đến cả các quá trình, động thái.

Phân loại

Dựa vào mức độ của khuyết tật trí tuệ, thiểu năng trí tuệ được chia làm ba nhóm: đần, ngu và suy yếu.

Đần là hình thức chậm phát triển trí tuệ loại nặng nhất (IQ < 20). Tốc độ phát triển tâm lý cực kỳ chậm, nên khả năng của người bệnh rất hạn chế. Chẳng hạn ngôn ngữ tích cực chỉ là lời nhắc lại từng từ, đôi khi còn ngọng, ngôn ngữ tiếp thu rối loạn rất nặng, kém phát triển vận động, cảm xúc cực kỳ sơ đẳng (thõa mãn hay không thõa mãn phụ thuộc vào sự thõa mãn các nhu cầu bản năng), không có khả năng tự phục vụ mà cần phải có sự theo dõi, chăm sóc..

Ngu _sự kém phát triển tâm lý được thể hiện rất rõ (IQ =20-50). Ngôn ngữ của bệnh nhi có phát triển hơn trẻ đần (lượng từ dự trữ khoảng 200_300); sự phát triển vận động chậm nhưng có khả năng học được nhiều thao tác đơn giản; trí nhớ máy móc là đặc trưng; các phản ứng xúc cảm tương đối đơn giản phát triển. Không có tính chủ động, dễ mất hứng trong tình huống lạ và thường xuyên cần phải có sự đánh giá, kiểm tra.

Suy yếu _  sự kém phát triển tâm lý nhẹ (IQ = 55-70). Là hình thức chậm phát triển trí tuệ phổ biến nhất. Ở dạng này trẻ có khả năng học theo chương trình đặc biệt (đọc, viết, tính đơn giản), song có thể nhận thấy sự thiếu hụt rõ nét của tư duy trừu tượng. Có thể nhận thấy sự tự ý thức trong nhân cách và quan hệ tình cảm với xung quanh được phát triển tương đối. Có khả năng thích nghi xã hội, học nghề, trong khi đó dễ bị ám thị tăng cường, tính bắt chước dễ dẫn đến các hành vi chống đối xã hội.

Tìm hiểu nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

Hiện nay, có rất nhiều cách lý giải về nguyên nhân của chậm phát triển trí tuệ.

Dựa theo mức độ phát triển trí tuệ, người ta chia ra chậm phát triển ra nhiều loại. Ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn có thể theo học ở các lớp tiểu học, song việc theo học rất khó khăn và kết quả học tập kém. Trẻ CPTTT mức độ vừa hầu như không theo học được, không tính toán được nhưng ngôn ngữ đủ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và có thể làm được những công việc đơn giản. Ở những trẻ CPTTT mức độ nặng và rất nặng, trí tuệ rất thấp, ngôn ngữ không có hoặc rất nghèo nàn, không thể giao tiếp được, luôn cần người chăm sóc thường xuyên.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến CPTTT như di truyền, các tác động có hại đến người mẹ khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu như mắc một số bệnh do virus, ký sinh trùng, uống một số loại thuốc gây hại cho thai, sinh non, trẻ bị ngạt, can thiệp sản khoa, các bệnh mắc phải trong những năm đầu và thiếu các kích thích của môi trường xã hội.

Trong các nguyên nhân kể trên, vai trò của di truyền hay môi trường xã hội thường luôn được đưa ra tranh luận. Một số tác giả nhấn mạnh vai trò của yếu tố di truyền và phủ nhận hay coi nhẹ nhân tố môi trường. Họ đưa ra các bằng chứng như con của những người CPTTT có tỷ lệ mắc CPTTT cao hơn trong dân số.

Kết luận này đã bị phê phán, bởi vì ngay những trẻ là con của những người CPTTT cũng chịu thiệt thòi là phải sống trong môi trường văn hóa không thuận lợi và như vậy trẻ phải chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền và môi trường.

 Nghiên cứu những trẻ là con của những người CPTTT nhưng được nhận làm con nuôi trong những gia đình có trí tuệ khá hoặc bình thường thì tỷ lệ CPTTT thấp hơn hẳn so với những trẻ sống trong gia đình sinh ra chúng. Trong số những trẻ rất nhỏ phải sống trong những điều kiện thiếu sự chăm sóc như bị bỏ mặc, trẻ sống mồ côi thì người ta nhận thấy có nhiều trẻ có mức độ phát triển trí tuệ thấp hơn bình thường..

Một số trường hợp người ta tìm được những trẻ hoang dã, vì lý do gì đó phải sống biệt lập trong rừng, hoàn toàn cách ly với môi trường văn hóa xã hội con người. Những trẻ này có trí tuệ rất kém và khó có thể dạy được nếu như trẻ đã tương đối lớn.

Vậy đâu là nguyên nhân?

Sau đây để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin phân tích kĩ hơn về các nguyên nhân gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Bao gồm nguyên nhân trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Sự phân chia này ở một mức độ nào đó chỉ là mang tính chất tương đối.

2.1. Nguyên nhân trước khi sinh.

Bao gồm : Di truyền, tiền sử gia đình, mẹ nhiễm Rubella, mẹ nhiễm Cytomegalo, mẹ nhiễm Toxoplasma, mẹ nhiễm HIV, hội chứng Down, hội chứng nhiễm sắc thể dễ gãy, khuyết tật..

*Di truyền, tiền sử gia đình : Nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ chậm phát triển tâm thần thì có khoảng 40% con sẽ bị chậm phát triển tâm thần theo kiểu có tính gia đình. Hay liên quan đến yếu tố gene, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng có hơn 750 các bất thường về gene gây ra chậm phát triển trí tuệ. Như vậy, những trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử chậm phát triển trí tuệ, hay bản thân người mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ trẻ, đứa con sinh ra có nguy cơ mang bệnh cao hơn những trẻ khác.

*Mẹ nhiễm Rubella trong khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu của dị dạng bẩm sinh và chậm phát triển tâm thần ở trẻ em. Thời điểm nhiễm rất quan trọng vì mức độ và tần suất các biến chứng tỷ lệ nghịch với thời gian mang thai: nếu nhiễm trùng xảy ra ở tháng đầu thì 50% trẻ bị ảnh hưởng, nếu nhiễm trùng ở tháng thứ ba thì 10 - 15% số trẻ bị ảnh hưởng. Con của các bà mẹ bị nhiễm Rubella, ngoài chậm phát triển tâm thần còn có thể kèm theo các bất thường khác như bệnh tim bẩm sinh, đục thuỷ tinh thể, điếc, đầu nhỏ, mắt nhỏ..

*Mẹ nhiễm Cytomegalo vius trước khi sinh con: nhiều trường hợp bệnh tồn tại dạng ngưng hoạt động nhưng vẫn gây hậu quả; một số trẻ chết trong bụng mẹ, số khác bị vàng da, đầu nhỏ, gan lá lách to và các dấu hiệu X quang chứng tỏ có vôi hoá trong não. Trẻ chậm phát triển tâm thần do bệnh này thường vôi hốc não, não úng thủy. Chẩn đoán bằng xác định virus ở họng và nước tiểu, để tìm các tế bào mang thể vùi trong nước tiểu.

*Mẹ nhiễm Toxoplasma: có thể chuyền từ mẹ sang thai, gây chậm phát triển tâm thần, não úng thuỷ, động kinh, đầu nhỏ và viêm võng mạc.

*Nhiễm độc do rượu: nếu bà mẹ thương uống rượu trong thời gian mang thai, khoảng 15% trẻ sinh ra bị hội chứng nhiễm độc rượu thai với biểu hiện chậm phát triển tâm thần (khó khăn trong việc học, giảm chú ý tập trung và hiếu động) và biến dạng khuôn mặt với đầu nhỏ, hai mắt cách xa nhau, khe mắt ngắn, mũi ngắn và hếch, có thể bị dị tật ở tim.

*Hội chứng Down: Là dạng rối loạn xảy ra trên bộ máy di truyền thường gặp nhất trong MR, tỷ lệ lưu hành là 1-1,5/1000 trẻ sinh ra. Trẻ có 3 NST 21 thay vì bình thường chỉ có 2. Gần đây, người ta thấy rằng có một vùng quan trọng trên NST 21 được xác định và  yếu tố chỉ điểm cho vùng này và vùng bên (flanking regions) của NST cho phép các nhà lâm sàng xác định được các trường hợp hội chứng Down mà có sự hoán vị rất tinh tế và các bất thường của chính NST hơn là tam nhiễm sắc thể ( về số lượng)(King,State, Shah, Davanzo,1997), vì thế nền tảng về gene trong hội chứng Down được mở rộng.

Do thừa một nhiễm sắc thể ở cặp 21. Hầu hết trẻ em bệnh Down bị chậm phát triển tâm thần ở mức độ trung bình và nặng, chỉ một ít chỉ số thông minh hơn 50. Người ta có thể phát hiện sớm hội chứng này trong ba tháng đầu thai kỳ.

*Hội chứng nhiễm sắc thể dễ gãy: do đột biến trên nhiễm sắc thể X, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới 1/1.000 và 1/2.000 ở phái nữ. Đứa trẻ đầu mặt dài, hai tay dài, vóc dáng nhỏ bé, bé trai sau dậy thì tinh hoàn phì đại. Chậm phát triển tâm thần nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng: trẻ có rối loạn hành vi (tăng hoạt động, giảm sự chú ý tập trung), khó khăn trong học hành, rối loạn phát triển lan toả (trẻ thu mình vào thế giới nội tâm, mất sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài). Điều trị bằng axit folic liều cao 0,5 - 1mg/kg cân nặng/ngày, kết qủa có cải thiện sự chú ý, giảm tình trạng tăng động, giảm các rối loạn hành vi nhưng ít hiệu quả trên khả năng nhận thức.

*Mẹ nhiễm HIV, giang mai: kết quả nhiên cứu cho thấy, có đến 50% bị bệnh lý não tiến triển, chậm phát triển tâm thần và các cơn động kinh trong năm đầu, có ở những trẻ mà người mẹ nhiễm HIV, thường thì những trẻ này thường chỉ sống được vài năm.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: nứt đốt sống, khuyết tật, khiếm khuyết một phần não, tràn dịch màng não, đầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến giáp, suy dinh dưỡng, mẹ thiếu I ốt.. cũng là những yếu tố có thể gây nên chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

2.2. Nguyên nhân trong khi sinh

Liên quan đến nhóm nguyên nhân này bao gồm: tổn thương, các tai biến trong quá trình sinh, thiếu oxy, đẻ non, trẻ quá nhỏ, lây nhiễm..

Các tai biến sản khoa sang chấn trong khi sinh (ngày trước can thiệp bằng sinh hút, sinh kiềm; nhưng hiện nay nếu cơn co tử cung yếu, sản phụ sẽ được sinh mổ), sau khi sinh (té do đứt dây võng) gây chảy máu trong sọ. Bé bị ngộp nước và trong khi sinh (do vỡ ối sớm, chuyển dạ quá lâu), và sau khi sinh (bé không khóc, không thở mà không được cấp cứu kịp thời) gây thiếu oxy não.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, những trẻ sinh non thường phát triển chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa, mặc dù không hề gặp bất kì vấn đề gì.

Nguyên nhân sau khi sinh

Liên quan đến nhóm yếu tố sau khi sinh bao gồm: viêm nhiễm, u não, nhiễm độc, tai nạn, môi trường xã hội..

*Một nguyên nhân nữa là do Galactosemie (tăng lượng đường galactose trong máu), bình thường khi trẻ bú sữa mẹ hay các loại sữa động vật (bò, dê, ngựa…), gan sản xuất ra một loại men để chuyển hoá galactose. Ở trẻ bị khiếm khuyết men này, ngay những ngày đầu mới sinh sau khi bú mẹ hay bú sữa bò sẽ bị nôn ói, rồi gan to, vàng da, tiêu chảy, không tăng cân, dễ bị giật mình, hay quấy khóc, dễ bị nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện giai đoạn sơ sinh, bệnh sẽ gây tổn thương gan, não, mắt và thận. Chẩn đoán bằng cách định lượng men trong hồng cầu và gan, cũng có thể xét nghiệm bằng nước tiểu để tìm galactose vì trẻ bệnh này bài tiết một lượng lớn galactose trong nước tiểu.

Nên tầm soát bệnh ở trẻ sơ sinh, nếu có bệnh phải loại bỏ ngay galactose hoặc lactose trong  chế độ ăn bằng cách ngừng cho bú mẹ hay các loại sữa thực vật, sữa đặc chế không có galactose. Chế độ ăn kiêng này phải được duy trì nhiều năm hoặc suốt đời. Các bà mẹ có con bị bệnh này khi mang thai lần tiếp theo nên ăn kiêng không galactose.

*Nguyên nhân do môi trường xã hội ( chăm sóc y tế, bị bỏ rơi, không được đi học, bị ép buộc..).

Nguyên nhân về chậm phát triển tâm thần có tính văn hoá- gia đình còn đang tranh cãi, về mặt sinh học có giả thuyết cho rằng não có tổn thương rất nhỏ và khó xác định . Ngược lại các tác giả theo thuyết môi trường thì cho rằng tình trạng kinh tế thấp làm cho sự phát triển về trí tuệ có nguy cơ bị chậm : các nguy cơ trước sanh, sau sanh, chăm sóc sức khoẻ không đầy đủ, gia đình đông con, môi trường trong nhà mất tổ chức thiếu sự quan tâm đến cá nhân,thiếu các đồ chơi hay sách vở để kích thích phát triển. Các nhà khoa học đã lấy dẫn chứng về những trẻ rất nhỏ phải sống trong những điều kiện thiếu sự chăm sóc như bị bỏ mặc, trẻ sống mồ côi thì người ta nhận thấy có nhiều trẻ có mức độ phát triển trí tuệ thấp hơn bình thường. Trong khi đó, nghiên cứu những trẻ là con của người chậm phát triển tâm thần nhưng được nhận làm con nuôi trong những gia đình có trí tuệ khá hoặc bình thường cho thấy, tỷ lệ bệnh này thấp hơn hẳn so với những trẻ sống trong gia đình sinh ra chúng. Những trẻ thiếu sự kích thích của môi trường xã hội, thiếu hụt tình cảm giữa mẹ và con, cha mẹ ít quan tâm chơi đùa, chăm sóc trẻ trong 3 năm đầu đời thì trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những trẻ được quan tâm, chăm sóc trong giai đoạn này. Cũng có những bằng chứng rằng trẻ chậm phát triển tâm thần thường không được các bạn bè bình thường chấp nhận. Nếu trẻ được chẩn đoán là chậm phát triển trí tuệ mà bị thiếu sự chấp nhận của bạn bè thường làm cho mức thành thạo về xã hội của trẻ chậm phát triển tâm thần thấp hơn. Trẻ chậm phát triển ít có kỹ năng diễn dịch các gợi ý xã hội, ít có chiến lược về xã hội tiến bộ nhằm để đối mặt với các tình huống khó khăn, ít khả năng tham gia vào nhóm và ít biết đáp ứng với các hành vi khiêu khích.

        Các nhà khoa học cũng đã nêu ra một nguyên nhân liên quan đến vấn đề giới tính. Trẻ trai mắc bệnh nhiều gấp 3 lần gái, sự khác biệt về giới tính rõ rệt có lẽ do bởi các rối loạn có liên kết với gene nhìn chung ảnh hưởng đến nam nhiều hơn nữ. Đồng thời họ cũng tìm ra mối tương quan giữa tình trạng kinh tế xã hội và chủng tộc với chậm phát triển trí tuệ. Chậm phát triển tâm thần lưu hành nhiều hơn trong những mẫu có sự không thuận lợi về kinh tế xã hội và cả ở những dân tộc thiểu số, điều này đúng với những trẻ có chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ.

        Cũng theo TS. Lê Quang Sơn, trong Tâm lý học trẻ chậm phát triển trí tuệ trong các nguyên nhân gây ra chậm phát triển trí tuệ, được chia làm 2 nhóm với các tỉ lệ khác nhau:

+ Nhóm nặng và rất nặng:

Di truyền: 40%

Trước khi sinh: 10%

Sau  khi sinh: 1%

Trong khi sinh: 5-10%

Không rõ nguyên nhân: 40%

+ Nhóm nhẹ và trung bình:

Di truyền: 20%

Trước khi sinh: 20%

Sau  khi sinh: 3%

Trong khi sinh: 7%

Không rõ nguyên nhân: 50%

Như vậy, ngoài những nguyên nhân về di truyền, nguyên nhân trước, trong và sau khi sinh, thì còn những nguyên nhân khác, những nguyên nhân mà các nhà khoa học, các nhà tâm lý, giáo dục.. vẫn chưa tìm ra và chưa lý giải được tại sao.

3. Các biện pháp can thiệp

3.1. Giáo dục đặc biệt: Giáo dục theo:

* chương trình giáo dục theo từng cá nhân (Individualized education program).

*Giáo dục trẻ trong một môi trường ít bị giới hạn nhất ( the least restricted invironment) : tạo điều kiện cho trẻ học tập về chữ và học tập các kỹ năng nghề nghiệp tối đa.

*Trẻ chậm phát triển có thể giáo dục được (Educable mentally retarded) : IQ từ 55-80. Trẻ có thể học được lớp 3, cũng có những trẻ đạt được lớp 6.

*Trẻ chậm phát triển có thể huấn luyện được ( Trainable mentally retarded): Trẻ này có IQ từ 25-55, được dạy trong môi trường đặc biệt và không đặt ra cho trẻ có thể đạt được các kỹ năng học chữ hay tính toán.

Ví dụ: Trẻ có thể giáo dục được: đối với trẻ từ 6-10 tuổi tính theo ngày tháng năm sinh, tuổi tinh thần của trẻ chỉ khoảng 3-6, giáo án tương ứng với trẻ mẫu giáo, chú trọng đến phát triển ngôn ngữ, lòng tự tin, các thói quen về chơi, làm việc và thói quen tốt cho sức khoẻ ( ăn ngủ, vệ sinh cá nhân…). Trẻ 9-13 tuổi, tuổi tinh thần khoảng 6-9 tuổi : giáo án tương ứng với các kỹ năng học tập cơ bản tới khoảng lớp 3.

Trẻ có thể huấn luyện được: Chú trọng đến tự chăm sóc, các kỹ năng giao tiếp, các thói quen làm việc, tuân theo các hướng dẫn, tham gia các hoạt động xã hội sơ đẳng ( chào, xếp hàng, biết các bảng hiệu đơn giản: dừng lại, dành cho phái nam, phái nữ…).

-Hoà nhập: Nhiều trẻ cho thấy có được lợi ích khi được giáo dục hoà nhập: giáo dục trẻ chậm phát triển trong một lớp học bình thường.

- Bổ trợ hành vi : Là kỹ thuật điều trị được sử dụng rộng rãi và thành công nhất đối với trẻ chậm phát triển. Kỹ thuật này liên quan đến điều kiện thao tác (Operant conditioning): thay đổi hành vi không mong muốn bằng cách thay đổi những hậu quả củng cố nó, đồng thời củng cố những hành vi mới, có tính xã hội và được chấp nhận hơn.

 Ví dụ: Mẹ đang làm bếp, trẻ khóc lớn(Hành vi gây khó chịu), mẹ ra ẵm trẻ, trẻ nín. Trẻ có khuynh hướng khóc lớn những lần sau khi thấy mẹ đang làm bếp!

Để thay đổi hành vi này người ta có thể thay đổi cách đáp ứng với hành vi khóc của trẻ: Trẻ khóc lớn, mẹ tiếp tục làm bếp (mất yếu tố cũng cố), khi trẻ nín, mẹ ra ẵm trẻ lên ( yếu tố củng cố mới). Lần sau trẻ có khuynh hướng nín vì trẻ biết rằng nín sẽ được ẵm!.

Các kỹ thuật về hành vi được áp dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực: các hành vi tự chăm sóc( làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, mặc); các hành vi hướng đến công việc ( làm việc , hoàn thành nhiệm vụ); các hành vi xã hội ( hợp tác, hoạt động nhóm), các hành vi không liên quan đến học tập trong lớp (  cùng tham gia, luân phiên, nói ở thời điểm thích hợp); các hành vi liên quan đến học tập ( tính toán, từ vựng). Cha mẹ cũng phải tham gia vào chương trình trị liệu tại nhà.

3.2. Phòng ngừa.

Những nguyên nhân sinh học nếu có thể tránh được thì tránh tối đa: Ví dụ không nên uống rượu, hút thuốc hay sử dụng chất ma tuý hay thuốc độc hại trong thai kỳ, phòng tránh các nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm siêu vi khi mang thai ( tiêm ngừa Rubella trước khi mang thai, tăng cường dinh dưỡng, uống folate trước khi dự định có thai 3 tháng và sau khi có thai 3 tháng nữa ….), khám thai đầy đủ, hạn chế các tai biến sản khoa..

Hầu hết các bà mẹ, gia đình đều gặp những khó khăn về kinh tế xã hội nhưng vấn đề cơ bản không phải là kinh tế mà là thiếu kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Các chương trình giáo dục bao gồm: giáo dục cho cha mẹ hoặc/ và mang trẻ đến một môi trường có nhiều yếu tố kích thích cho sự phát triển của trẻ hơn . Đặc biệt đối với trẻ, khi phát hiện có mẹ bị chậm phát triển thì chương trình giáo dục phải được tăng cường cho trẻ trong vòng 5 năm đầu đời và kết quả nghiêncứu cho thấy có những thay đổi rõ rệt về chỉ số IQ  và kỹ năng đọc so với trẻ không được can thiệp. Mẹ cũng có lợi vì có thời gian rảnh rỗi để làm việc và kiếm tiền khi gửi con vào một trường giáo dục đặc biệt.

C. PHẦN KẾT LUẬN

Hiện nay vẫn chưa có lời giải hay đáp số chính xác nào cho câu hỏi, đâu là nguyên nhân gây ra CPTTT. Có rất nhiều cách lý giải, trong đó có hai luồng quan điểm khác nhau xoay xung quanh vấn đề này, CPTTT đó là  do nguyên nhân xã hội hay là do nguyên nhân di truyền? Đây là một vấn đề khá khó khăn. Thật vậy, có những trẻ người ta xác định được nguyên nhân là do di truyền, do khuyết tật, mắc bệnh, tổn thương não ở một giai đoạn phát triển nào đó, sau đó phát triển trên nền tảng khiếm khuyết.. Cũng có những trẻ người ta xác định được là do môi trường xã hội, sự thiếu quan tâm, chăm sóc, gần gũi của người thân trong gia đình, sự yếu kém về kinh tế.. Nhưng người ta cũng chưa lý giải được những trường hợp bố mẹ, gia đình hoàn toàn bình thường, không bệnh tật, gia đình sung túc, đầy đủ, quan tâm.. nhưng vẫn bị CPTTT… Vậy nguyên nhân là do đâu? Tại sao lại như thế?.. Đây là  câu hỏi đặt ra nhiều thách thức với các nhà khoa học nói chung và các nhà tâm lý nói riêng.

Bởi thế, tôi cho rằng làm tốt công tác

tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho mọi người biết nguyên nhân gây ra CPTTT, làm tốt công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em, và việc phát triển ngành Di truyền học, tổ chức các phòng tư vấn tuyên truyền cho các bà mẹ, đồng thời tạo điều kiện cho người bệnh phục hồi chức năng và tái thích ứng xã hội mặc dù đó là  quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm của gia đình, xã hội.. nhưng là việc làm có ý nghĩa, thiết thực đối với trẻ CPTTT.

Đà Nẵng ngày 28/11/2010

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Hồi

Lớp: 07CTL_ Khoa TLGD

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU

B. PHẦN NỘI DUNG

Lí luận về CPTTT

Khái niệm

Hình thức

Dấu hiệu

Tính tổng thể

Tính thứ bậc

Phân loại

Tìm hiểu nguyên nhân CPTTT ở trẻ

Nguyên nhân trước khi sinh

Nguyên nhân trong khi sinh

Nguyên nhân sau khi sinh

Các biện pháp can thiệp

Giáo dục đặc biệt

Phòng ngừa

C. PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BS Cẩm Liên - T/c Thuốc & sức khoẻ, số 310, 15-6-2006, tr 14

Bs. Phan Thiệu: Trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm khôn

Lê Quang Sơn: Đề cương bài giảng Tâm lý học trẻ chậm phát triển trí tuệ

Lê Quang Sơn, Nguyễn Văn Lũy: Từ điển Tâm lý học, Nxb GD, 2009

Nguyễn Thị Duyên: Chậm phát triển tâm thần

Tạp chí Sức khỏe & Đời sống

Theo SKGD_http://gia dinh.net.vn/

Việt Báo (Theo_ VnExpress.net)

Tiêu đề: Các phương pháp tiếp cận trong tâm lý học lâm sàng

PHẦN THỨ NHẤT

CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Là một lĩnh vực ứng dụng, tâm lí học lâm sàng một mặt đem những kiến thức thu nhận được từ các nghiên cứu lí luận để ứng dụng vào thực tiễn. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu thực tiễn của tâm lí học lâm sàng góp phần kiểm nghiệm, làm phong phú và thúc đẩy sự phát triển về mặt lí luận.
Trong các nghiên cứu của tâm lí học lâm sàng, phương pháp đóng vai trò rất quan trọng. Để tác động vào đối tượng, bắt đối tượng phải bộc lộ những thuộc tính, dấu hiệu cần nghiên cứu, mỗi nhà tâm lí học lâm sàng phải có trong tay những  phương pháp/công cụ cần thiết. Điều này lại càng cần khi mà đối tượng nghiên cứu của các nhà tâm lí học lâm sàng nói riêng, tâm lí học nói chung lại là những hiện tượng tinh thần, những hiện tượng không thể nhìn thấy, sờ thấy.
Khi bàn về các phương pháp nghiên cứu từ góc độ lí luận có thể thấy có 2 ý. Thứ nhất: cơ sở lí luận của phương pháp. Như chúng ta đã biết, mỗi phương pháp được thiết kế đều dựa trên cơ sở lí luận nhất định. Ví dụ như cơ sở lí luận của các test phóng chiếu là phân tâm học, trắc nghiệm 16-PF dựa trên quan niệm về cấu trúc yếu tố nhân cách của Cattell.
Hai là: hệ thống lí luận mà chính nhà nghiên cứu lấy làm cơ sở. Việc một nhà nghiên cứu sử dụng test phóng chiếu cần phải nắm được lí thuyết phân tâm là điều cần thiết. Song như vậy không có nghĩa là nhà nghiên cứu chấp nhận toàn bộ và vô điều kiện các lí luận của phân tâm về cơ chế phòng vệ nói riêng và lí thuyết phân tâm nói chung. Mỗi nhà nghiên cứu đều có những luận điểm mà họ lấy làm nền tảng cũng như những khía cánh lí luận mà họ muốn giải quyết thông qua kết quả nghiên cứu của mình.
Tâm lí học mac xit lấy triết học Mác Lê nin làm cơ sở lí luận. Dựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tâm lí học mac xít định ra những nguyên tắc phương pháp luận cho các nghiên cứu của mình. Những nguyên tắc này cũng chính là những nguyên tắc chỉ đạo cho các nghiên cứu của tâm lí học lâm sàng.
Những nguyên tắc phương pháp luận là cơ sở chung nhất để các nhà nghiên cứu tiến hành việc lựa chọn nhóm phương pháp hợp lí và tiến hành phân tích cứ liệu thu được một cách tối ưu. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để chúng ta tiếp thu một cách có chọn lọc, có phê phán các quan điểm của các trường phái tâm lí lâm sàng khác nhau. 
I. CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN
I.1. Nguyên tắc quyết định luận
Tâm lí học mác xít khẳng định các hiện tượng tâm lí của con người được quy định bởi các yếu tố bên ngoài, trước hết là yếu tố môi trường xã hội. Khi mới ra đời, con người mới chỉ đơn thuần là một tồn tại sinh học, một cơ thể sống. Bản thân cá thể người, nếu không được sống trong môi trường xã hội thì không bao giờ trở thành con người với đúng nghĩa của nó. Chỉ sống trong xã hội loài người, cá thể người mới có đủ điều kiện để trở thành con người. Những cái mà thế hệ người trước truyền lại được cho thế hệ người sau như kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo... không phải bằng con đường sinh học. Đứa trẻ phải học tập, từ cách sử dụng đồ chơi đến sử dụng các đồ dùng khác và sau này là học cách sử dụng các công cụ lao động; trẻ phải học cách đếm, cách viết v.v... Chính từ những hoạt động tích cực của mình, con người đã lĩnh hội "kinh nghiệm" của xã hội, của người khác và biến nó thành vốn liếng của riêng mình.
Như vậy nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta khi xem xét tâm lí người bệnh là tâm lí của một con người cụ thể. Phải phân tích những vấn đề tâm lí của họ trong mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh gia đình, nơi mà họ được sinh ra, lớn lên, được dạy dỗ. Đó có thể còn là gia đình mà trong đó họ đóng vai trò là người vợ/mẹ quán xuyến công việc hoặc là người chồng/cha, người có thể đang đảm trách vai trò trụ cột của gia đình.Trong trường hợp này cần đặc biệt lưu tâm đến mối quan hệ vợ chồng, kể cả sự sinh hoạt gần gũi, vai trò, quan niệm và sự ảnh hưởng của người bệnh đến giáo dục con cái. 
Những mối quan hệ xã hội cũng có thể đóng vai trò rất đáng kể trong sự hình then và phát triển những vần đề tâm lí của người bệnh. Do vậy khi thăm khám tâm lí lâm sàng không thể bỏ qua việc tìm hiểu, xem xét các mối quan hệ nghề nghiệp của người bệnh: cương vị họ đang đảm trách và mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và với cấp dưới; quan hệ bạn bè hiện có của họ.
Bao trùm lên tất cả, nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta khi nghiên cứu tâm lí người bệnh là tâm lí của một con người cụ thể, trong những điều kiện, hoàn cảnh kinh tế- chính trị - xã hội - lịch sử cụ thể. Những gì mà các nhà tâm lí lâm sàng nước ngoài đã làm không thể đem áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc lên con người Việt Nam. Do vậy khi nghiên cứu tâm lí người bệnh cũng cần phải chú ý đến những đặc điểm văn hoá, dân tộc vốn đa dạng và phong phú ở nước ta.  
I.2. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động
Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động đòi hỏi phải nghiên cứu tâm lí, nhân cách người bệnh dưới góc độ các hoạt động, hành động của họ. Tâm lí, ý thức và các phẩm chất nhân cách của con người được hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động. Không có hoạt động thì con người không thể có bất kỳ một hiện tượng tâm lí nào, dù là đơn giản nhất. Chúng ta chỉ có thể hiểu và giải thích một cách đúng đắn các hiện tượng tâm lí con người trong điều kiện coi chúng là sản phẩm của hoạt động.
Do vậy nghiên cứu tâm lí người bệnh không chỉ đơn thuần là sự ghi nhận những biến đổi, rối loạn các chức năng tâm lí, hoặc là “đo đạc” mức độ suy giảm của chúng, mà phải xem xét chúng như một hoạt động. Phải đi sâu phân tích lĩnh vực động cơ, quá trình tạo mục đích, mối quan hệ động cơ - mục đích, cách thức sử dụng công cụ, phương tiện hoạt động, sự biến đổi trong quá trình hoạt động... của chủ thể. Điều này cũng có nghĩa là phải đi sâu tiếp cận các cơ chế vận hành bên trong của trạng thái bệnh lí, tâm lí và nhân cách người bệnh.
Một điểm đáng lưu ý nữa là các hiện tượng tâm lí không tồn tại một cách độc lập với nhau, chúng luôn kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Do vậy khi chúng ta bóc tách một hiện tượng nào đó để nghiên cứu thì sự bóc tách như vậy chỉ mang tính tương đối. Ví dụ, chúng ta nghiên cứu quá trình tư duy thì cũng cần phải nhớ rằng tư duy có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lí khác, ví dụ như trí nhớ, cảm xúc. 
I.3. Nguyên tắc phát triển
Có thể xem các hiện tượng tâm lí là những hoạt động, đồng thời cũng có thể xem chúng là những quá trình. Do vậy khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng tâm lí nào, chúng ta cũng phải nghiên cứu trong sự vận động và phát triển của chúng.
Nguyên tắc nghiên cứu hiện tượng tâm lí trong trạng thái động có một ý nghĩa đặc biệt trong lâm sàng. Một mặt, chúng ta phải thấy được các hiện tượng tâm lí luôn vận động và phát triển theo qui luật nhất định, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những nét riêng. Ví dụ, nghiên cứu tư duy ở người lớn tuổi khác với ở trẻ nhỏ. Do vậy khi nghiên cứu những biến đổi tư  duy ở trẻ em phải tính đến những đặc điểm tư duy của trẻ trong điều kiện phát triển bình thường. Mặt khác cũng phải thấy rằng sự phát triển bệnh lí của các hiện tượng tâm lí không phải đơn thuần là một sự mất mát, hao hụt về lượng hoặc là sự  “thoái lui” theo bậc thang phát triển. Không có một quy luật chung nào cho các rối loạn/biến đổi tâm lí. Sự phát triển các hiện tượng tâm lí bất thường là kết quả tác động qua lại của nhiều yếu tố: cơ chế phát triển bình thường và cơ chế bệnh lí, cơ chế bù trừ của chủ thể và những tác động từ phía môi trường bên ngoài v.v.. 
Các hiện tượng tâm lí của con người hoàn toàn không phải là những hiện tượng riêng lẻ, tách rời nhau mà chúng nằm trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Do vậy sự rối loạn/biến đổi ở một hiện tượng tâm lí này đồng thời cũng ảnh hưởng đến chức năng tâm lí khác. Ví dụ, trầm cảm lo âu làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt, hiệu quả của tư duy. 
I.4. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí kết hợp với sinh lí
Đối tượng nghiên cứu của tâm lí lâm sàng là các rối nhiễu tâm lí. Tuy nhiên cũng không nên quên rằng các hiện tượng không tồn tại một cách chung chung mà tồn tại ở một cơ thể con người cụ thể. Nói một cách khác, các hiện tượng tâm lí con người có liên quan mật thiết với các quá trình sinh học nói chung và các quá trình sinh lí thần kinh nói riêng diễn ra trong cơ thể. 
Mối tác động qua lại giữa các hiện tượng tâm lí và sinh lí của người bệnh diễn ra khá phức tạp. Bất kì một rối nhiễu tâm lí nào cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương ở các mức độ khác nhau. Đến lượt mình, hệ thần kinh, với vai trò là người điều hành, cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống khác, ví dụ hệ miễn dịch, hệ nội tiết. 
Mặt khác, bất kỳ một bệnh nào trong cơ thể cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và qua đó mà ảnh hưởng, làm biến đổi tâm lí người bệnh. Đó là chưa kể trường hợp khu vực bị tổn thương lại chính là hệ thần kinh trung ương. Những ví dụ như: loạn thần sau chấn thương sọ não, u não hoặc những trường hợp loạn thần nội sinh khác. 
Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy sự khép kín của một vòng tròn: khởi đầu có thể là một bệnh cơ thể hoặc bệnh của hệ thần kinh trung ương, bệnh làm biến đổi tâm lí người bệnh, những biến đổi này có thể làm cho bệnh diễn biến phức tạp thêm. Cũng có thể khởi đầu là một stress tâm lí, stress kéo theo một số thay đổi chức năng sinh lí như: ăn không ngon dẫn đến tiêu hoá kém, ngủ kém, làm người mệt mỏi. Những bất an về cơ thể càng làm xấu đi tình trạng của các chức năng tâm lí, ví dụ như nhớ kém, tư duy chậm chạp v.v..
Trong vòng tròn như vậy, nếu xem xét cắt ngang ở một thời điểm nào đó thì không dễ dàng gì có thể xác định được đâu là nguyên nhân và đâu là hậu quả, bởi lẽ tại thời điểm đó, một yếu tố có thể là hậu quả của một yếu tố khác song nó cũng có thể lại là nguyên nhân của các vấn đề khác nữa. Vì lẽ đó, chúng ta không thể tách các nghiên cứu tâm lí người bệnh ra khỏi những vấn đề về sinh lí, sinh lí bệnh, đặc biệt là các hoạt động sinh lí thần kinh cấp cao.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT BUỔI KHÁM TÂM LÍ LÂM SÀNG
II.1. Chuẩn bị
• Xác định mục đích khám
Phải xác định rõ mục đích và lí do tiến hành thăm khám tâm lí. Mục đích thường gặp nhất là đánh giá/chẩn đoán tâm lí. Trong trường hợp này cần phải xác định rõ việc đánh giá/chẩn đoán tâm lí được thực hiện theo yêu cầu của ai, yêu cầu bằng văn bản chính thức hay không chính thức. Đối với những trường hợp chẩn đoán tâm lí theo yêu cầu của một tổ chức, ví dụ, theo yêu cầu của hội đồng giám định sức khoẻ, thì yêu cầu như vậy phải được thể hiện bằng văn bản. Trên cơ sở yêu cầu như vậy, kết quả của chẩn đoán tâm lí cũng phải được trả lời bằng văn bản.
Một mục đích khác cũng thường gặp trong thực tiễn lâm sàng là khám tâm lí nhằm đánh giá sự cải thiện tình trạng tâm lí trong quá trình trị liệu nói chung, trong đó có cả chính trị liệu tâm lí. Cũng có trường hợp, khám tâm lí được thực hiện với góc độ là một hình thức trị liệu tâm lí.
Việc xác định rõ mục đích khám sẽ quy định việc lựa chọn những phương pháp dự định tiến hành đồng thời cũng để cho nhà tâm lí thấy được trách nhiệm của mình trong buổi khám tâm lí.
•  Thu thập các tư liệu cần thiết
Trước khi thực hiện buổi khám tâm lí, chúng ta cần biết người mà chúng ta sẽ làm việc là người như thế nào? Nói cách khác, nhà tâm lí cần phải nắm được những đặc điểm về sự phát triển thể chất, tâm lí và xã hội qua từng thời kì  của người bệnh.
Những vấn đề cần quan tâm về sự phát triển thể chất: đặc điểm thời kì mang thai của người mẹ; cân nặng khi sinh và là con thứ mấy; sinh đủ tháng hay không; khi sinh có phải can thiệp ngoại khoa gì không; sự phát triển về chiều cao và cân nặng qua từng thời kì; các bệnh nặng đã mắc phải, đặc biệt lưu ý đến những bệnh hoặc tai nạn có liên quan đến hệ thần kinh trung ương, ví dụ như sốt cao, co giật, ngã... 
Cần phải thu thập chi tiết các thông tin liên quan đến tình trạng bệnh mà người bệnh đang điều trị (nội trú hoặc ngoại trú): thời gian và những đặc điểm khởi phát; diễn biến và kết quả can thiệp qua các thời kì; tình trạng hiện tại…
Những vấn đề tâm lí cần quan tâm: sự phát triển tâm – vận động, ngôn ngữ thời nhỏ, các đặc điểm về hứng thú, sở thích, khả năng, năng lực học tập hoặc chuyên môn nghiệp vụ, đặc điểm đời sống tình cảm.
Những vấn đề về tâm lí – xã hội: đặc điểm quan hệ của người bệnh trong gia đình và các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp.
Toàn bộ những tư liệu này được thu thập từ các nguồn thông tin khác nhau như: từ phía gia đình và bạn bè, đồng nghiệp của người bệnh, từ các tài liệu về người bệnh hoặc từ chính người bệnh và phải được thể hiện trong hồ sơ tâm lí. Lẽ đương nhiên hồ sơ tâm lí không thể hoàn thiện được ngay trước khi khám. Hồ sơ cần được bổ sung theo tiến trình khám cũng như trị liệu sau này.
• Chuẩn bị các phương pháp, phương tiện cần thiết 
Trên cơ sở mục đích khám và những tư liệu về người bệnh, nhà tâm lí cần phải dự kiến những phương pháp cần làm và phải chuẩn bị trước. Ví dụ, nếu khám để phục vụ chẩn đoán phân biệt giữa tâm thần phân liệt với một trạng thái tâm căn thì cần phải lựa chọn những phương pháp khảo sát sâu về tư duy, cảm xúc và nhân cách như: pictogram, so sánh khái niệm, TAT, Rorschach. Nếu chỉ nhằm đánh giá mức độ thuyên giảm của trầm cảm, có thể dùng Thang Hamilton và test Beck.
Khi lựa chọn các phương pháp cần phải lưu ý rằng để nhằm phát hiện một vấn đề nào đó thì không nên chỉ lựa chọn duy nhất một phương pháp. Có những trường hợp, hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu có thể được bộc lộ rõ ở phương pháp này mà lại không rõ ở phương pháp khác. Do vậy cần phải lựa chọn các phương pháp có thể bổ sung cho nhau để khẳng định kết quả.
Thông thường mỗi phương pháp đều cần có một số mẫu biểu, vật dùng, ví dụ giấy và bút màu cho người bệnh vẽ hình trong phương pháp pictogram hoặc trong những phương pháp vẽ tranh phóng chiếu. Do vậy bên cạnh việc chuẩn bị các mẫu biên bản, cũng cần phải lưu ý đến những vật dùng cần thiết cho buổi khám.   
Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng các thiết bị nghe nhìn, ví dụ như ghi âm hoặc dùng camera ghi hình thì cần phải chuẩn bị trước, kiểm tra, nếu cần thì phải làm thử để đảm bảo chất lượng của hình ảnh và âm thanh. 
• Dự kiến thời gian, địa điểm 
Sau khi đã lập được hồ sơ, nhà tâm lí cần phải dự kiến thời gian và địa điểm để thực hiện buổi thăm khám tâm lí. Thông thường tại các phòng khám tâm lí, đây là bước lên lịch khám hoặc hẹn người bệnh. Trong một số trường hợp, khám tâm lí không thể thực hiện được tại phòng khám tâm lí thì nhà tâm lí phải lựa chọn địa điểm sao cho buổi khám có thể đạt được kết quả cao nhất. Ví dụ, trường hợp phải khám tâm lí tại trường học. Khi đó phải chuẩn bị phòng sao cho đủ về ánh sáng, không bị ồn, trang trí nội thất không có những gì “bắt mắt” dễ làm phân tán chú ý của khách thể, không có người ra vào trong lúc khám tâm lí.
II.2. Giai đoạn thực hiện
•   Chuẩn bị tâm lí cho người bệnh
Khi bước vào phòng khám tâm lí, người bệnh thường có những tâm thế khác nhau. Trong suy nghĩ của nhiều người bệnh, nhà tâm lí cũng là một bác sĩ, bác sĩ tâm lí. Do vậy họ cũng có những tâm thế khác nhau. Do vậy trước khi thực hiện các phương pháp, nhà tâm lí cần phải có bước chuẩn bị tâm lí cho người bệnh. Công tác chuẩn bị tâm lí thường được thực hiện dưới dạng hỏi chuyện lâm sàng (xem thêm trong mục hỏi chuyện trong khám tâm lí lâm sàng). Chỉ khi thấy người bệnh đã được chuẩn bị về tâm lí, khi đó nhà tâm lí mới thực hiện bước tiếp theo. 
•   Thực hiện các phương pháp theo dự kiến
Thông thường người bệnh được đề nghị thực hiện các phương pháp đã dự kiến. Lời đề nghị được đưa ra phải tự nhiên, đúng mực, không mang tính mệnh lệnh cũng không được mang tính năn nỉ. Việc thực hiện các phương pháp vừa phải đảm bảo theo đúng yêu cầu của bài, vừa phải có được tính linh hoạt. Trong một buổi khám tâm lí, tuỳ theo mục đích mà có thể có nhiều hoặc không nhiều các bài trắc nghiệm. Làm trắc nghiệm phải đúng theo kĩ thuật đòi hỏi. Thường để làm tốt được các trắc nghiệm, nhà tâm lí cần phải có các kĩ năng: kĩ năng theo dõi thời gian, theo dõi các phản ứng cảm xúc, hành vi của người bệnh và các kĩ năng giao tiếp khác.
Đối tượng của nhà tâm lí là người có các vấn đề về tâm lí (và thường không chỉ có các vấn đề về tâm lí). Do vậy tình trạng sức khoẻ, cả về sức khoẻ tâm lí và thể chất của họ đều có thể có những thay đổi thất thường. Trạng thái sức khoẻ lúc đến khám có thể không giống với lúc mà nhà tâm lí dự kiến kế hoạch làm việc. Chính vì vậy, trong những trường hợp cần thiết, nhà tâm lí phải điều chỉnh chương trình và cả nội dung làm việc của mình.   
Sau khi khám, nhà tâm lí cần làm ngay việc hoàn thiện các biên bản. Trong quá trình khám, do phải cùng một lúc theo dõi tiến trình thực hiện bài tập, các phản ứng cảm xúc, những nhận xét, bàn luận của người bệnh và theo dõi thời gian nên có những chỗ nhà tâm lí không kịp ghi chép mọi việc. Do vậy ngay sau khi tiễn người bệnh, nhà tâm lí phải ghi chép bổ sung những chỗ chưa ghi hoặc viết tắt. Đặc biệt lưu ý, ghi đầy đủ, nguyên văn những nhận xét của người bệnh và các phản ứng cảm xúc kèm theo. Ngay bên cạnh đó có thể ghi nhận xét, nhận định sơ bộ của mình về các hành vi, cảm xúc của người bệnh. 
•   Phân tích kết quả
Phân tích thường bắt đầu từ việc xử lí các kết quả. Trước hết là hoàn thiện các trắc nghiệm: bài tập được bao nhiêu điểm, quy ra chuẩn, nếu có, là bao nhiêu. Ví dụ, theo test Raven người bệnh có bao nhiêu câu trả lời đúng, đối chiếu với bảng phân phối kì vọng có đạt yêu cầu không và nếu đạt thì tương ứng với số điểm đó, IQ khoảng bao nhiêu.
Thực chất một buổi khám tâm lí là buổi thực nghiệm. Do vậy các kết quả cần phải được phân tích một cách tổng thể. Kết quả của một phương pháp nào đó, cho dù là trắc nghiệm có độ hiệu lực cao, cũng không thể là của riêng hiện tượng tâm lí đó. Ví dụ, kết quả trắc nghiệm trí nhớ không có nghĩa rằng nó phản ánh một hoặc một số khía cạnh nào đó của một trí nhớ thuần khiết. Luôn lưu ý rằng trí nhớ còn chịu sự chi phối của cảm xúc, tư duy...Bên cạnh đó, như các nhà tâm lí học Xô viết (Zeygarnik B.V., 1985; Rubinstein X.Ia., 1970) đã nhấn mạnh, mỗi người, cho dù đó là người khoẻ mạnh hay là những người có các vấn đề về tâm lí, khi thực hiện các bài tập tâm lí đều có những động cơ, mục đích nhất định. Một người, khi mà cố chứng tỏ rằng những vấn đề của mình là rất trầm trọng, sẽ khác với người đánh giá không đúng mức tình trạng sức khoẻ tâm lí của mình. 
Phải phân tích và lí giải các kết quả thu được trong mối quan hệ nhân quả. Trong quá trình phân tích có thể có những khía cạnh của giả thuyết chưa được khẳng định hoặc bác bỏ thì khi đó cần phải chuẩn bị tiếp cho buổi khám tiếp theo. Có thể lựa chọn bổ sung thêm phương pháp khác hoặc phiên bản khác của trắc nghiệm đã làm để có thêm cứ liệu. Mặt khác, trong quá trình hỏi chuyện cũng như thực nghiệm, nhà tâm lí có thể phát hiện thêm những vấn đề cần được trả lời, ví dụ về mối quan hệ vợ chồng. Khi đó cần phải xác định là sẽ tham khảo thêm tư liệu từ nguồn nào hoặc có thể hỏi thêm người khác để có câu trả lời xác đáng. 
•   Bổ sung
Thường khám tâm lí cho một người bệnh nên làm 2 buổi trở lên. Nếu sau khi tham khảo thêm tư liệu, thấy có vấn đề nào đó cần làm sáng tỏ thì có thể chỉ định thêm phương pháp. Cũng có thể đơn thuần là một buổi nữa, khi mà trong buổi trước không đủ thời gian cho người bệnh làm bài. Nói chung một buổi khám tâm lí chỉ nên  từ 1 giờ đến 1 giờ rưỡi (nếu  kéo dài 1 giờ rưỡi thì cần phải có khoảng nghỉ giải lao giữa buổi). Trong khi đó có nhiều các phương pháp mà nếu mới chỉ thực hiện riêng nó đã hết khoảng 30 –45 phút. Đó là chưa kể trạng thái tâm lí của người bệnh lúc làm thực nghiệm.
II.3. Giai đoạn kết thúc
Khám tâm lí cho một trường hợp thường được kết thúc bằng việc nhà tâm lí trình bày kết quả. Thông thường đó là một bản kết luận chẩn đoán tâm lí hoặc là một bản đánh giá tâm lí. 
Khám tâm lí có thể được tiến hành theo yêu cầu của một  tổ chức (Hội đồng giám định, Hội đồng tuyển chọn, toà án...) hoặc một chuyên gia có thẩm quyền (Hiệu trưởng nhà trường, bác sĩ điều trị, luật sư...). Khi đó kết quả cần phải được trình bày dưới dạng một bản kết luận tâm lí. Nội dung của kết luận tâm lí bao gồm một số mục chính:
•   Phần thủ tục hành chính
  Ghi những nét chính về lí lịch của thân chủ/người bệnh như: họ và tên, năm sinh, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp...
•   Phần nội dung  
-Tóm lược sự phát triển thể chất và tâm lí qua từng thời kì và những vấn đề chính để đưa đến chẩn đoán tâm lí
- Kết quả nghiên cứu 
Các phương pháp đã sử dụng
Kết quả của từng phương pháp 
Phân tích các kết quả
Nhận định về chẩn đoán tâm lí và biện luận chẩn đoán 
•   Kết luận chung
Chẩn đoán tâm lí 
Kiến nghị hướng giải quyết theo yêu cầu của bên đề nghị tiến hành chẩn đoán tâm lí 
•   Một số điểm cần lưu ý khi viết kết luận tâm lí 
-   Văn phong khoa học, rõ ràng, mạch lạc.
-   Phân tích, biện luận chặt chẽ, có dẫn chứng.
-   Nêu rõ ý kiến của mình (trên cơ sở kết quả thăm khám tâm lí) đối với bên yêu cầu thực hiện chẩn đoán: bác sĩ điều trị, luật sư, hội đồng giám định.... 

III. HỎI CHUYỆN LÂM SÀNG 
III.1. Thuật ngữ
Nhiều tài liệu tâm lí học nói chung, tâm lí lâm sàng nói riêng ở trong nước ta thường sử dụng thuật ngữ phỏng vấn. Cũng trên cơ sở tham khảo các tài liệu nước ngoài nên phỏng vấn được chia làm 3 cấp độ: phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn không cấu trúc. Phỏng vấn có cấu trúc là phỏng vấn trong đó các câu hỏi đã được định sẵn, trình tự câu hỏi cũng đã được quy định. Do vậy với phỏng vấn có cấu trúc, nghiệm viên hoặc bất kì một kĩ thuật viên nào cũng đều có thể thực hiện được sau khi có hướng dẫn. Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn được thực hiện theo những vấn đề chính đã định trước. Tuỳ theo từng trường hợp mà nghiệm viên/nhà tâm lí đặt câu hỏi cho phù hợp để thu được các thông tin cần thiết. Phỏng vấn không cấu trúc/tự do được thực hiện trong trường hợp mà nhà tâm lí chưa biết vấn đề của người bệnh là ở chỗ nào, cần phải hỏi để xác định.
Trong tiếng Việt cũng có những từ khác nhau có nội hàm gần nhau: trò chuyện, phỏng vấn, toạ đàm, hỏi chuyện. Tuy nhiên cũng có thể thấy mỗi từ có một sắc thái khác nhau. Ngoại trừ những phương pháp phỏng vấn đã được thiết kế chặt chẽ, được xây dựng thành thang đo, thuật ngữ hỏi chuyện/hỏi chuyện lâm sàng có lẽ gần với phỏng vấn bán cấu trúc và phù hợp hơn trong thăm khám tâm lí lâm sàng. Trong trò chuyện, vị thế và tính tích cực của cả 2 bên là ngang nhau, người này có quyền đặt câu hỏi cho người kia và ngược lại. Mặt khác, chủ đề của trò chuyện thường là không xác định, trò chuyện có thể chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, tuỳ theo tình huống và ý muốn của mỗi người. 
Trong hỏi chuyện lâm sàng, vai trò chủ động phải thuộc về nhà tâm lí: chủ động vào câu chuyện, chủ động trong việc đặt câu hỏi, tìm hiểu, xác định vấn đề. Mỗi một trường hợp khám tâm lí lâm sàng đều có những nét riêng cho nên cũng không có bộ câu hỏi phỏng vấn nào được thiết kế sẵn để dùng cho mọi trường hợp khám tâm lí.

III.2. Hỏi chuyện trong khám tâm lí lâm sàng  
Hỏi chuyện đóng vai trò rất quan trọng trong thực hành tâm lí lâm sàng. Nó có thể là phương pháp chủ đạo, ví dụ như trong nghiên cứu trường hợp. Mặt khác, cùng với quan sát, hỏi chuyện luôn đồng hành với các phương pháp khác trong quá trình thăm khám tâm lí lâm sàng. Khác với phỏng vấn (theo nghĩa hẹp) hỏi chuyện trong thăm khám tâm lí lâm sàng không chỉ quan tâm về nội dung câu hỏi, câu trả lời mà còn cần phải chú ý tới cách hỏi và cách trả lời.  
III.2.1. Yếu tố thông tin trong hỏi chuyện lâm sàng 
Thông tin từ phía người bệnh mà nhà tâm lí cần phải xử lí có thể xem như ở cả 3 cấp độ: nội dung câu chuyện (người bệnh kể về cái gì?); cách thức kể (người bệnh nói như thế nào?) và mục đích của câu chuyện (Tại sao lại nói chuyện đó?).
•    Nội dung câu chuyện
Hỏi chuyện lâm sàng trước hết là nhằm thu thập thông tin về người bệnh. Việc đặt câu hỏi của nhà tâm lí không thể như là buổi hỏi cung và nó cũng không giống với buổi phỏng vấn tuyển chọn nhân sự. Câu hỏi mà nhà tâm lí đưa ra không được rập khuôn, cứng nhắc, cách hỏi phải tự nhiên bởi đây là buổi hỏi chuyện.
Theo Maloney và Ward (1976), có 5 dạng câu hỏi mà nhà tâm lí có thể sử dụng trong thăm khám tâm lí:
- Câu mở. Câu mở là câu tạo cho người bệnh phạm vi rộng để trả lời. Ví dụ: “Bây giờ anh có thể kể cho tôi nghe mọi việc diễn ra như thế nào?”
- Câu cụ thể là dạng câu đi sâu, cụ thể về một sự kiện, một chi tiết nào đó.
- Câu sàng lọc: nhằm xác định rõ hơn ý kiến của người bệnh, ví dụ: “Như vậy là anh cảm thấy…”.
 - Câu đối lập: chỉ ra sự không nhất quán trong câu chuyện của người bệnh: “Nhưng lúc nãy hình như anh nói là.”
- Câu trực tiếp. Một khi quan hệ đã được xác lập, người bệnh đã có trách nhiệm với đối thoại, những câu hỏi trực tiếp cũng có thể hữu ích, ví dụ: “Chị đã nói với anh ấy như thế nào khi anh ấy phản đối sự lựa chọn của chị?”.
Việc lựa chọn câu hỏi dạng nào là tuỳ vào từng tình huống cụ thể. Mặt khác, nhà tâm lí cần phải lưu ý đến cả ngữ điệu, nhịp điệu trong quá trình hỏi chuyện sao cho thực sự “chinh phục” người bệnh. Muốn vậy, như C. Rogers đã nhắc nhở, nhà tâm lí phải thực sự chăm chú, quan tâm, kiên nhẫn, thấu hiểu những vấn đề mà người bệnh kể. 
•    Cách thức kể chuyện
Trong quá trình hỏi chuyện lâm sàng, nhà tâm lí luôn phải xử lí thông tin tức thời để có thể điều chỉnh, thay đổi chiến thuật thăm khám. Ngoài thông tin mà nội dung của câu chuyện mà người bệnh kể, cách thức kể cung cung cấp nhiều thông tin có giá trị. Ví dụ, cũng là sự phàn nàn về đau đầu, mất ngủ, giảm sút khả năng làm việc nhưng những phàn nàn đó được kể với một giọng điệu đều đều, nét mặt khá thờ ơ của một trường hợp tâm thần phân liệt khởi đầu sẽ khác với cũng phàn nàn như vậy nhưng được trình bày với vẻ mặt đau khổ, mệt mỏi của một trường hợp trầm cảm tâm căn. 
Như vậy có thể nói nhà tâm lí lâm sàng cần chú ý đến tất các những yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp của người bệnh: ngoài nội dung ngôn ngữ còn chý ý đến cường độ (nói nhỏ hẳn đi); đến nhịp độ (dồn dập hay chậm rãi). Thậm chí khoảng lặng trong khi nói cũng có thể cung cấp thông tin về sự xúc động hay né tránh vấn đề. Các yếu tố phi ngôn ngữ như: nét mặt, cử chỉ cũng không thể bỏ qua.
III.2.2. Yếu tố trợ giúp đánh giá[
Việc theo dõi người bệnh thực hiện các bài tập trong quá trình cũng hết sức linh hoạt. Nếu như đó là một bài trắc nghiệm có các yêu cầu nghiêm ngặt thì nên để cho người bệnh tập trung làm. Nếu bài tập được thực hiện dưới góc độ là một bài tập thực nghiệm hoặc là một bài trắc nghiệm nhưng không quá khắt khe về thời gian thì nhà tâm lí lâm sàng nên có các câu hỏi để làm sáng tỏ những chi tiết cần thiết. 
Ví dụ. Test Raven nhằm đo chỉ số trí tuệ. Tuy nhiên không nên rập khuôn một cách máy móc, để mặc cho người bệnh làm sau khi có hướng dẫn. Cần phải theo dõi tiến trình thực hiện của người bệnh. Nếu thấy người bệnh bắt đầu làm sai thì có thể đặt câu hỏi để làm sáng tỏ nguyên nhân: do kém tập trung hay do chưa hiểu rõ cách làm. Khi đó các câu hỏi được đưa ra ở các mức độ khác nhau:
- Anh vừa nói là hình số mấy? (Không phải là chúng ta không nghe thấy câu trả lời mà hỏi lại chính là nhằm xác định xem người bệnh có tập trung hay không và một lần nữa họ có dịp xem lại lựa chọn của mình).
- Theo anh là hình số 5? Đã đúng chưa? (  Vừa là câu hỏi lại vừa là sự gợi ý ở mức độ nhẹ. Nếu người bệnh lựa chọn lại chính xác câu trả lời thì bài tập lại được tiếp tục. Nếu lại lựa chọn sai thì khi này mới nên đưa ra câu hỏi-gợi ý).
- Anh xem lại xem, có lẽ hình đó chưa đúng đâu.
- Theo tôi là hình số...cơ.
- Tại sao anh lại lựa chọn hình...
- Tôi nói hình đúng phải là hình số...
Như vậy các câu hỏi đóng vai trò trợ giúp. Trợ giúp cho người bệnh thực hiện bài tập song về thực chất chính là trợ giúp nhà tâm lí lâm sàng có thêm thông tin về một số khía cạnh tâm lí của người bệnh. Như trường hợp trên, việc chỉ ra cụ thể đáp án đó giúp nhà tâm lí đánh giá xem liệu người bệnh có khả năng vận dụng hiểu biết đó để làm tiếp hay không, họ có khả năng tự phê phán bản thân (nhận thấy mình làm sai) hay lại quay ra phê phán thực nghiệm.
III.2.3. Yếu tố trị liệu  
Sau khi thực hiện xong các bài tập, có thể xuất hiện tình huống người bệnh tỏ ra quan tâm quá mức đến kết quả thực hiện. Họ hỏi xem như vậy đã tốt chưa, họ làm có kém không, buổi thăm khám này để làm gì, kết qủa của họ liệu có ảnh hưởng nhiều tới quyết định tiếp theo về chẩn đoán, điều trị và các chế độ khác hay không. 
Trong trường hợp này nên động viên người bệnh. Tuỳ theo thái độ của người bệnh đối với bản thân mà đưa ra những lời động viên hợp lí. Tuy nhiên cũng không được phép nói sai sự thật hoặc hứa hẹn điều không thể thực hiện được với người bệnh.
Trong nhiều trường hợp có thể lại gặp thái cực khác: người bệnh đánh giá quá cao bản thân, rằng ở họ không có vấn đề gì lớn....Thậm chí có người bệnh, ví dụ, tái hiện rất kém song vẫn khẳng định rằng trí nhớ của mình là tốt, không có vấn đề gì.
Trong trường hợp này nên chỉ cho họ những chỗ họ đạt kết quả chưa cao, động viên họ cần phải chấp hành chế độ chữa trị...  
Một điều cần phải lưu ý mang tính nguyên tắc là hỏi chuyện lâm sàng không được làm xấu đi tình trạng tâm lí của người bệnh. Ví dụ, trong tiền sử, bệnh sử của mình, người bệnh đã có những việc làm khiến họ cứ ân hận, day dứt. Hoặc một bé gái bị rối loạn stress sau khi bị cưỡng bức tình dục. Khi đó không được phép làm nặng nề thêm tình trạng của họ. Tuy nhiên có những thông tin chúng ta cần thu thập thêm hoặc cần làm sáng tỏ và chỉ có thể thông qua lơì kể của người bệnh. Khi đó, hoặc là phải chờ đến khi người bệnh đã thực sự ổn định, hoặc là phải chuẩn bị tâm lí thật kĩ, đến mức độ cảm thấy những câu hỏi không làm tổn thương người bệnh. Ngay trong những trường hợp như vậy, cần phải tạm dừng hoặc chuyển chủ đề khi thấy người bệnh quá xúc động.

Chương 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
I. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 
I.1. Khái niệm
Trong nhận thức khoa học có nhiều phương pháp khác nhau. Có những phương pháp mang tính chất cơ bản mà ở bất kì lĩnh vực nào cũng phải sử dụng. Cũng có những phương pháp phổ biến ở một số lĩnh vực và có những phương pháp mang tính đặc thù của một lĩnh vực. Có thể nói, thực nghiệm là phương pháp cơ bản của tâm lí học.
Trong tâm lí học, thực nghiệm có thể được định nghĩa như sau:
Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân - quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu (Nguyễn Quang Uẩn và CS., 1999).
I.2. Phân loại thực nghiệm
Có 3 cách phân loại chính:
 Cách thứ nhất: chia thực nghiệm thành 2 dạng:
- Thực nghiệm tự nhiên: thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện tự nhiên, trong điều kiện bình thường của cuộc sống hoạt động. Đặc điểm nổi bật là khách thể không nhận biết được mình đang tham gia vào thực nghiệm.
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện các biến số đã được khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Bằng cách thay đổi điều kiện một cách có kế hoạch (thay đổi biến số), nhà nghiên cứu ghi nhận những thay đổi trong hành vi của khách thể.
Trong thực hành tâm lí lâm sàng, thực nghiệm được tiến hành chủ yếu dưới dạng trong phòng thí nghiệm. Tại các bệnh khoa  tâm thần, cơ sở trị liệu hoặc tham vấn tâm lí thường có phòng thực nghiệm tâm lí. Tại đây, tuỳ theo mục đích khám (như đã đề cập trong chương 1), nhà tâm lí tiến hành các phương pháp thăm khám tâm lí đối với thân chủ.    
Cách thứ hai: Chia thực nghiệm thành thực nghiệm phát hiện/xác định và thực nghiệm hình thành.
- Thực nghiệm phát hiện/xác định: dựa theo giả thuyết đã được đặt ra, nhà tâm lí đi tìm các chứng cứ thực nghiệm để khẳng định hoặc ngược lại nhằm bác bỏ giả thuyết đó. Ví dụ, một bệnh nhân phàn nàn rằng mình có những vấn đề về trí nhớ. Qua hỏi chuyện, nhà tâm lí thấy có những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên chưa rõ là khía cạnh nào của trí nhớ bị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến mức độ nào. Do vậy những phương pháp thăm khám tâm lí lâm sàng được lựa chọn sao cho kết quả của chúng sẽ là cứ liệu để trả lời câu hỏi.
- Thực nghiệm hình thành: Trong tâm lí lâm sàng, thực nghiệm hình thành ít được sử dụng một cách độc lập. Để hình thành hoặc điều chỉnh một phẩm chất tâm lí nào đó, công việc này thường được thực hiện dưới góc độ trị liệu nhiều hơn. Mặc dù vậy cũng phải thấy rằng trị liệu cũng thường được tiến hành trên cơ sở kết quả của thực nghiệm, là bước ứng dụng triển khai mô hình mà thực nghiệm đã xác lập được. 
Cách chia thứ ba: thực nghiệm nhóm và thực nghiệm cá nhân
- Thực nghiệm nhóm: để chứng minh giả thuyết đã được đề ra, người ta thường tổ chức thực nghiệm trên nhóm khách thể. Đồng thời với việc lựa chọn nhóm thực nghiệm, người ta cũng thường lựa chọn nhóm đối chứng. Các tiêu chí giữa 2 nhóm phải đồng nhất: cùng độ tuổi, tỉ lệ về giới, trình độ học vấn, ngoại trừ biến số mà nhà nghiên cứu cần kiểm soát, ví dụ một nhóm bị trầm cảm còn nhóm đối chứng thì không. Các trắc nghiệm tâm lí được thực hiện trước, trong và sau thực nghiệm. Tuỳ theo quy mô nghiên cứu, số lần trắc nghiệm trong quá trình thực nghiệm có thể nhiều hay ít hoặc có thể không phải chỉ 1 mà là 2 nhóm thực nghiệm. Khi đó kết quả của từng nhóm được so sánh với nhóm đối chứng và so sánh với nhau. Thực nghiệm nhóm thường được sử dụng trong các nghiên cứu trị liệu và nó cũng thường là thực nghiệm hình thành.
Thực nghiệm cá nhân: thực nghiệm cá nhân thường là dạng thực nghiệm phát hiện/xác định. Ví dụ, bệnh nhân phàn nàn về hiện tượng giảm sút trí nhớ, kém tập trung. Trong trường hợp này, thực nghiệm được tiến hành không chỉ đơn thuần là nhằm xác định mức độ giảm sút trí nhớ hay chú ý mà nhằm phát hiện/xác định nguyên nhân của các sự giảm sút đó: do căn nguyên tâm lí hay thực thể.   
I.3. Các nguyên tắc xây dựng thực nghiệm tâm lí lâm sàng
I.3.1. Nguyên tắc mô hình hoá hiện tượng tâm lí 
- Các hiện tượng tâm lí có cấu trúc phức tạp
- Phân tích ra các thành tố và kiểm soát nó, tái lập lại một/ một số hành động, thao tác trong điều kiện đã được kiểm soát 
-Nói một cách khác, yêu cầu nghiệm thể thực hiện một số bài tập nhất định, qua đó bộc lộ khía cạnh tâm lí cần nghiên cứu. 
- Thay đổi điều kiện: cách thức, thời gian, can thiệp của nhà tâm lí... để theo dõi, ghi nhận sự thay đổi khía cạnh tâm lí cần nghiên cứu.
- Về thực chất, thực nghiệm tâm lí là tái tạo lại một hiện tượng/hoạt động tâm lí: nhận thức, cảm xúc...   
I.3.2. Ghi nhận các diễn biến một cách chính xác và khách quan
Tất cả các diễn biến của thực nghiệm cần phải được ghi lại một cách khách quan, chính xác. Bản thân thuật ngữ thực nghiệm đã phần nào nói lên tính chính xác của việc thu nhận các cứ liệu: thực – làm thực.
Mỗi buổi khám tâm lí đều có biên bản. Ngoài những thông tin chung như: số dăng kí; ngày và nơi thực hiện; người thực hiện và những thông tin về người bệnh, trong biên bản cần ghi lại những diễn biến của buổi khám. Cụ thể, cần phải đặc biệt  lưu ý đến những khía cạnh như hành vi, cảm xúc, những nhận xét, bàn luận…của người bệnh cũng như phản ứng của họ khi nhà tâm lí có nhắc nhở, gợi ý.

II. TRẮC NGHIỆM TÂM LÍ LÂM SÀNG 
II.1. Khái niệm
Trong các tài liệu tâm lí học, thuật ngữ trắc nghiệm tâm lí thường được dùng tương đương với thuật ngữ test tâm lí. Có nhiều định nghĩa khác nhau về test
- Test tâm lí về cơ bản là một phép đo khách quan mẫu hành vi đã được chuẩn hóa (A. Anastasi, 1976). 
- Theo từ điển  của các nhà tâm lí học Xôviết: test là hệ thống các bài tập cho phép đo mức độ phát triển của một phẩm chất tâm lí nhất định (Petrovxki, 1990). Trong trường hợp này, test được định nghĩa như là một bộ các phương pháp.
Test cũng còn được định nghĩa như là một bài tập: test là một dạng bài tập cá nhân hoặc nhóm đã được chuẩn hoá, nó có thể định tính hoặc định lượng, có nghĩa là xác định sự hiện diện hoặc thiếu vắng một năng lực, kiến thức hoặc một kĩ năng nào đó, hoặc xác định mức độ hiện diện của chúng (J. Drever, 1979).
Như vậy có thể nhận thấy test được quan niệm trên cả 3 bình diện: là một phép đo cụ thể, một bài cụ thể, ví dụ test trí tuệ Raven; test cũng còn được xem như là bộ test và test – trắc nghiệm là cách tiếp cận đối tượng. 
Trong chương này, test được bàn từ góc độ là một phương pháp tiếp cận.
II.2. Các nguyên tắc của trắc nghiệm 
II.2.1. Tính chuẩn 
Bản thân thuật ngữ trắc nghiệm/ phép đo đã nói lên yêu cầu chuẩn. Nói một cách ngắn gọn, trắc nghiệm tâm lí phải được thực hiện theo các chuẩn:
 - Điều kiện chuẩn
Bất kì một trắc nghiệm tâm lí nào đều phải được thực hiện trong điều kiện chuẩn, có nghĩa là đều phải có sự thống nhất chung, tránh những ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến tiến trình và kết quả thực hiện: tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng…phải được đảm bảo, không bị người khác quấy rầy. 
- Quy trình chuẩn
Mỗi trắc nghiệm đều phải được tiến hành theo đúng quy trình đã được xác định. Cũng có những trắc nghiệm có cách tiến hành đơn giản. Cũng có những trắc nghiệm đòi hỏi người hướng dẫn phải có kĩ năng. Ví dụ, để thực hiện tốt trắc nghiệm trí tuệ Wechsler, người hướng dẫn vừa phải theo dõi quá trình khách thể thực hiện, vừa phải theo dõi chính xác thời gian từng bài.
- Điểm chuẩn
Trong rất nhiều trắc nghiệm tâm lí, kết quả cuối cùng được quy ra điểm. Thang điểm cuối cùng này được gọi là điểm chuẩn (điểm ban đầu thường được gọi là điểm thô). Tuy nhiên cũng có rất nhiều thang điểm chuẩn khác nhau: thang bậc 9, thang bậc 10, thang điểm T, điểm z, điểm khuynh số, điểm bách phân…Hiện nay, nhiều trắc nghiệm tâm lí thông dụng trong tâm lí lâm sàng thường sử dụng thang điểm T và điểm khuynh số và điểm bách phân. 
  Điểm bách phân/phần trăm
Sau khi đã xác lập được bộ câu hỏi, các nhà thiết kế phải tiến hành đo trên một mẫu chuẩn hay còn gọi là nhóm đại diện. Ví dụ, trắc nghiệm trí tuệ Wechsler WAIS-R được chuẩn hoá dựa trên mẫu gồm 1.880 người của 9 nhóm tuổi khác nhau, đại diện theo điều tra dân số của Hoa Kì năm 1970. 
Điểm thô của nhóm đại diện này có thể được sử dụng để làm “thước đo”. Điểm bách phân biểu thị tỉ lệ phần trăm số người trong mẫu chuẩn/mẫu đại diện nằm dưới điểm thô cụ thể. Ví dụ, trong mẫu chuẩn có 28% số người đạt 15 điểm trở xuống trong trắc nghiệm. Như vậy điểm thô 15 tương ứng với 28 điểm bách phân (P28).
Điểm bách phân thể hiện cá nhân nằm ở vị trí nào so với nhóm chuẩn. Kết quả thấp thì điểm bách phân càng thấp, vị trí của cá nhân đó so với nhóm càng thấp. 
Điểm bách phân 50 (P50) tương ứng với trung vị. Điểm  bách phân bằng không không có nghĩa là điểm không mà là điểm mà cá nhân đạt được thấp hơn tất cả nhóm chuẩn, ngược lại, điểm  bách phân bằng 100 có nghĩa là điểm mà cá nhân đó đạt được cao hơn tất cả các thành viên của nhóm chuẩn. 
Nhược điểm của điểm bách phân là ở chỗ khoảng cách không đều nhau. Ví dụ giữa 40 điểm với 50 điểm bách phân chỉ cách nhau 4 điểm thô, trong khi đó giữa 80 điểm với 90 điểm  bách phân có thể có khoảng cách lớn hơn nhiều.
  Điểm khuynh số IQ
Người ta cũng có thể xử lí điểm thô của nhóm đại diện để từ đó xây dựng thang điểm chuẩn khác. Ví dụ, tính điểm trung bình của nhóm tuổi từ 20 đến 24. Điểm trung bình này được ấn định là 100 điểm chuẩn. Tuỳ từng trắc nghiệm, mỗi một độ lệch chuẩn (SD) được ấn định một số điểm nhất định. Ví dụ trong quá trình chuẩn hoá trắc nghiệm trí tuệ Wechsler, mỗi độ lệch chuẩn được ấn định là 15 điểm. Như vậy điểm thô ban đầu của trắc nghiệm được chuyển đổi sang hệ điểm chuẩn (vì vậy mà nó còn được gọi là điểm phái sinh). 
Điểm được tính theo độ lệch chuẩn còn gọi là điểm khuynh số. Các trắc nghiệm trí tuệ Wechsler là sử dụng điểm khuynh số. Theo thang điểm khuynh số IQ, có thể phân chia các mức độ

Trong thực tiễn tâm lí lâm sàng, các điểm phái sinh đã được tính toán sẵn. Khi xử lí kết quả, chúng ta chỉ cần căn cứ vào điểm thô, tra bảng theo tuổi (có thể cả giới) để xác định điểm chuẩn mà một cá nhân, một bệnh nhân cụ thể đạt được.   
 Điểm chuẩn T
Cũng là một dạng điểm trực tuyến phái sinh do McCall đề xuất năm 1922. Trên thang này, 50 điểm là trung bình, mỗi một SD tương đương với 10 điểm chuẩn. Ví dụ, trắc nghiệm nhân cách MMPI sử dụng thang điểm T.  
II.2.2. Độ tin cậy
Độ tin cậy của test nói lên mức độ ổn định, chắc chắn của nó. Nói một cách khác, test phải đủ tin cậy để một cá nhân cũng sẽ đạt điểm như vậy đối với trắc nghiệm đó ở lần sau. Tuy nhiên đó là mặt lí thuyết. trên thực tế, vẫn có “sai số” đo.
Theo G. Marnat (1990), có 2 khía cạnh chính liên quan đến sai số trong test 
-   Khía cạnh thứ nhất gắn với việc thực hiện/hành động của con người. Thường trắc nghiệm nhân cách dễ có nhiều sai số hơn so với trắc nghiệm năng lực. Tuy nhiên chính năng lực/trí tuệ của con người cũng có biến đổi do sự phát triển; còn các nét nhân cách phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc. Điều này càng rõ đối với những người có nét nhân cách lo âu.
-   Khía cạnh thứ hai: bản thân cái gọi là những phương pháp trắc nghiệm tâm lí cũng mang tính mơ hồ nhất định. Vấn đề là ở chỗ các phương pháp trắc nghiệm tâm lí chỉ đo một cách gián tiếp các hiện tượng tâm lí. 
Mặc dù có những sai số khó có thể loại bỏ được hết song mục đích chính của bất kì một trắc nghiệm nào cũng phải đạt được độ tin cậy nhất định, thường được thể hiện qua hệ số tương quan.
Trong thực tiễn, có những trắc nghiệm cần được nhắc lại. Tuy nhiên lại không nên dùng chính bài đã làm bởi hiệu ứng trí nhớ hoặc tập thành do đã được thực hiện trắc nghiệm. Do vậy khi xây dựng, có những trắc nghiệm được soạn thảo gồm một số phiên bản tương đương nhau. Khi ứng dụng, nhà tâm lí có thể lựa chọn một trong các phiên bản đó. Khi nhắc lại, dùng phiên bản khác song độ tin cậy vẫn được bảo đảm.
II.2.3. Độ hiệu lực (Validity)
 Nếu độ tin cậy đề cập đến cái bên ngoài, thì độ hiệu lực (độ ứng nghiệm) đề cập đến cái bên trong của trắc nghiệm. 
Về độ tin cậy, có thể phát biểu: trên cùng một khách thể ở những lần đo khác nhau, cùng một trắc nghiệm trên những khách thể tương đồng thì trắc nghiệm phải cho kết quả giống nhau.
Tính hiệu lực: trắc nghiệm phải đo được cái cần đo. Trắc nghiệm được thiết kế để đo trí nhớ thì cái mà trắc nghiệm đo được phải là trí nhớ. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp cái mà trắc nghiệm đo được mới chỉ là một phần chứ chưa phải toàn bộ trí nhớ. Mặt khác còn nảy sinh vấn đề là cùng một hiện tượng nhưng có thể có rất nhiều quan niệm khác nhau. Ví dụ, có rất nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc nhân cách. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta đánh giá tính hiệu lực như thế nào? 
Nhìn chung, theo quan điểm của nhiều nhà tâm lí học, có 3 loại tính hiệu lực chủ yếu: hiệu lực về nội dung, hiệu lực về quan niệm của tác giả và hiệu lực dự đoán. 
•   Hiệu lực về nội dung
Khi xây dựng test, nhà thiết kế phải xác định rõ nội dung lĩnh vực kiến thức hoặc kĩ năng mà test định đo. Các câu hỏi/bài tập phải tập trung vào những nội dung đã được xác định đó. Những bất cập có thể có: các mục nhỏ (item)/bài tập vượt ra ngoài miền đo (lạc miền), hoặc ngược lại, không bao trùm được tất cả các khía cạnh của miền đo.
•   Hiệu lực về quan niệm của tác giả
Trắc nghiệm được thiết kế dựa trên quan niệm nào về hiện tượng cần đo. Theo quan niệm như vậy thì thiết kế đã phù hợp và bao quát hay chưa. 
Ở đây chúng ta thấy có sự liên quan mật thiết giữa độ hiệu lực về nội dung và độ hiệu lực về quan niệm của tác giả. Lí thuyết, quan niệm của tác giả (về hiện tượng tâm lí cần đo) quy định, chỉ đạo việc thiết kế, xây dựng trắc nghiệm. Mặt khác các bài tập/câu hỏi là cần phải được xây dựng sao cho phản ánh được đúng và đầy đủ quan điểm lí thuyết. 
•   Hiệu lực về dự đoán
Đối chiếu với những hành vi/kết quả sau này của nghiệm thể.
II.3. Chuẩn bệnh lí
Nét đặc thù của trắc nghiệm tâm lí lâm sàng chính là ở chỗ nó cần phải trả lời rằng kết quả đó có phải là bình thường hay bệnh lí. Một hiện tượng tâm lí đến mức độ nào thì xem là bệnh lí? Gọi là bệnh lí có đúng không? Nếu không gọi là bệnh lí thì dùng từ gì? Rối loạn? Rối nhiễu? Dị thường? Lệch chuẩn?
Chưa bàn đến sự giống nhau và khác nhau giữa những khái niệm đó, vấn đề mà chúng ta quan tâm trước hết là tiêu chuẩn để xác định bệnh lí hoặc rối loạn đối với một hiện tượng tâm lí.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận hoàn toàn. Sự khó khăn tập trung vào một số khía cạnh sau:
Không có một tiêu chuẩn chung cho việc xác định như thế nào là bình thường và như thế nào là bệnh lí.
Không có ranh giới rõ ràng giữa bình thường và bệnh lí.
Người bình thường cũng có lúc biểu hiện giống với người bị bệnh.
Người bị bệnh cũng có những hành vi giống với người bình thường.
Hiện nay phần lớn các nhà tâm lí lâm sàng đều cho rằng có thể xem xét tiêu chí để đánh giá bình thường hay bệnh lí thường được bàn đến theo các bình diện:
Tuân theo mực chuẩn.
Những trải nghiệm (chủ quan) dị thường: đau khổ quá mức, ý nghĩ kì dị.
Mất khả năng hoặc rối loạn chức năng.  
II.3.1. Tuân theo mực chuẩn
Mực chuẩn ở đây gồm 2 loại: chuẩn mang tính thống kê và mực chuẩn xã hội. Chúng ta hãy phân tích 2 trường hợp.
Trường hợp 1: Billy A. (trích dẫn theo T. Trust & E. Phares, 2001)
Billy đang học lớp 2. Cậu bé có chiều cao và cân nặng bình thường, không có khuyết tật hoặc bệnh tật cơ thể. Billy cũng hay gây gổ và bắt nạt bọn trẻ con nhỏ tuổi hơn nó. Cậu bé sinh ra bình thường, đi và nói có chậm hơn chút nhưng cũng không nhiều. Năm lớp 1 cậu bé đã học kém, cuối năm đứng cuối lớp. Tuy nhiên Billy vẫn được lãnh đạo nhà trường cho lên lớp bởi người ta cho rằng có thể cậu bé “lớn” chậm hơn các bạn một chút và đâu đó đâu sẽ vào đấy. Nhưng rồi người ta nhận thấy Billy vẫn như một trẻ nhỏ, hay bám bố mẹ, giảm chú ý và hay gây gổ. Đây cũng là những lí do chủ yếu làm cho Billy học kém.
Đầu năm lớp 2, điểm trắc nghiệm kết quả (Achievement test) của Billy rất kém. Theo quy định, cậu được đưa đến nhà tâm lí học đường để khám. IQ theo Thang Stanford-Binet của cậu là 64; theo test vẽ người ( Draw-a-Person Test) khoảng 61. Kết hợp với các tư liệu trong hồ sơ, các tư liệu do cha mẹ cung cấp, nhà tâm lí học đường đi đến chẩn đoán Billy bị chậm phát triển trí tuệ.
Trường hợp 2
Hồi nhỏ Martha L. không có gì đặc biệt. Cô học vẫn tốt mặc dù cũng có một vài vấn đề với cha mẹ và thầy cô giáo. Có ít bạn nhưng Martha không phải là người cô độc. Khi Martha vào cấp 3, mọi việc dần thay đổi. Đầu tiên là tóc để theo phong cách rất đơn giản. Kế đó là mặc quần áo kì dị, có lẽ là mốt của 50 năm trước. Không trang điểm, không đồ trang sức. Nếu trước đây Martha cũng như những cô gái khác thì bây giờ dễ dàng nhân ra cô trong đám đông. 
Kết quả học tập của Martha ngày càng sút kém. Cô thường đóng kín cửa phòng và ngồi hàng giờ liền để đọc kinh thánh. Cô bắt đầu phê phán những cô gái khác là thiếu đạo đức khi nắm tay bạn trai hoặc đi nhảy. Martha bắt đầu chăm đi lễ nhà thờ. Có những chủ nhật, cô đến 5, 6 nhà thờ. Trong phòng ở và trên tường cô treo nhiều tranh ảnh về Chúa và tôn giáo.
Khi Martha nói với cha mẹ rằng cô sẽ gia nhập một tổ chức tôn giáo kín, sẽ đi khắp đất nước (Mĩ) để mang thông điệp của Chúa Giê su tới mọi người thì cha mẹ cô đã đưa cô đến gặp bác sĩ tâm thần. Ngay sau đó cô được nhập viện. Tuy nhiên cô cũng có nhiều chẩn đoán khác nhau về tình trạng của mình: tâm thần phân liệt thể paranoid; rối loạn nhân cách dạng phân liệt; và tâm thần phân liệt thể không biệt định.
Như vậy cả hai trường hợp : Billy và Martha đều không bình thường, lệch chuẩn. Tuy nhiên nếu Billy lệch chuẩn theo phương diện thống kê (ở vào mức độ kém mà cùng lứa tuổi, ít có người có kết quả như vậy) thi Martha lại lệch chuẩn theo phương diện: ít có ai ăn mặc và hành xử như cô.    
II.3.2. Những trải nghiệm đau khổ chủ quan (distress)
Nếu như những mực chuẩn được đánh giá từ phía bên ngoài, khách quan thì những trải nghiệm của chủ thể: sung sướng  hay đau khổ, buồn bã hoặc cô đơn lại mang tính chủ quan. Mặc dù vậy cũng không kém phần quan trọng trong việc xem xét bình thường hay không bình thường hoặc bệnh lí (ở đây thuật ngữ lệch chuẩn có lẽ không còn phù hợp).  
Trường hợp thứ 3: 
Cynthia đã lấy chồng được 23 năm. Chồng cô là một kĩ sư có năng lực và thành đạt. Họ có 2 con: 1 sinh viên và 1 đang học cấp III. Trong tiền sử, không có lí do gì để cho rằng Cynthia có những vấn đề về tâm lí. Cô có chỉ số trí tuệ trên trung bình, đã tốt nghiệp đại học 2 năm trước khi lấy chồng. Bạn bè của Cynthia đều nhận xét rằng cô là người cống hiến cho gia đình. Về cá nhân, Cynthia là người có trách nhiệm, có năng lực giải quyết mọi việc, vẫn tthực hiện công việc và đạt được mục đích dù cho có stress lớn. Cô được xem là người dễ chịu, cởi mở và bên ngoài của cô chẳng cho thấy một vấn đề nào.
Cynthia đang theo học một khoá buổi tối của đại học cộng đồng. Tại khoá học, người ta đã đề nghị sinh viên viết một bài luận về những nỗi niềm tâm sự sâu kín của mỗi người. Nhà tâm lí học, người đang giảng khoá học này đã rất ngạc nhiên khi đọc bài luận của Cynthia:
Cứ mỗi sáng tôi lại cảm thấy dường như mình không thể qua được  hết ngày. Tôi thường xuyên bị đau đầu và cảm thấy như mình sắp bị ốm. Tôi rất sợ khi phải gặp gỡ với người chưa quen biết và đặc biệt là phải làm chủ một bữa tiệc tiếp khách. Nhiều lúc tôi cảm thấy một nỗi buồn ghê gớm. Tôi không biết liệu có phải mình là người thiếu bản lĩnh hay không?
Có thể nói Cynthia đã cố gắng kìm hãm, khôg để biểu lộ những cảm xúc, trải nghiệm đó ra hành vi bên ngoài.

II.3.3. Rối loạn chức năng hoặc mất khả năng
Mỗi con người còn là một cá nhân, một chủ thể của các hoạt động cá nhân và xã hội. Rối loạn chức năng/mất khả năng thể hiện ở chỗ chủ thể không thể duy trì được những chức năng bình thường, ví dụ như duy trì các mối quan hệ liên nhân cách. Điển hình là những rối loạn nhân cách dạng như xung động ăn cắp, kiện cáo, phụ thuộc ma tuý.
Như vậy với mỗi cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau có thể có các cách xây dựng những tiêu chuẩn khác nhau cho các trắc nghiệm tâm lí. Sự phức tạp như vậy cũng gây không ít khó khăn cho các nhà tâm lí lâm sàng.   
II.4.Thích ứng hoá test 
Cũng như các lĩnh vực tâm lí học ứng dụng khác, trong thực tiễn tâm lí lâm sàng, một trắc nghiệm tâm lí được xây dựng ở một nước nào đó và sau được sử dụng ở nước khác. Trước khi ứng dụng, thông thường các trắc nghiệm được thích ứng hoá. Đây là các biện pháp nhằm đảm bảo cho test được sử dụng có hiệu quả trong điều kiện mới.
Thích ứng hoá test trải qua các bước sau:
- Phân tích cơ sở lí luận của test
Mỗi trắc nghiệm đều được xây dựng trên một cơ sở lí luận nhất định. Việc phân tích cơ sở lí luận của test nhằm giúp cho nhà nghiên cứu nắm vững hơn các thông  số kĩ thuật của test, đặc biệt là độ hiệu lực.
- Chuyển ngữ test và các hướng dẫn, kiểm định lại bằng ý kiến chuyên gia
Trong cấu trúc của nhiều test có thành tố ngôn ngữ. Chuyển ngữ là một công việc khá phức tạp bởi đây không phải đơn thuần là một phép dịch thuật. Một ví dụ đơn giản. Trong ngôn ngữ viết của nhiều nước Âu-Mĩ, câu bị động là dạng câu được ưa dùng. Người Việt Nam thường dùng câu chủ động hơn. Đó là chưa kể đến những đặc điểm văn hoá và dân tộc của nước đã xây dựng trắc nghiệm.
Thông thường việc thích ứng hoá test do một nhóm chuyên gia về lĩnh vực này thực hiện. Để đảm bảo độ tin cậy của test, cần phải lấy ý kiến chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan về phiên bản đã được chuyển ngữ. 
- Kiểm tra độ hiệu lực và độ tin cậy của test 
Sau khi đã chỉnh sửa test, các bước còn lại mang tính kĩ thuật nhiều hơn: kiểm tra, đánh giá lại các thông số của test như độ hiệu lực và độ tin cậy.  
- Chuẩn hoá test 
Đây là bước tiêu tốn thời gian cũng như các nguồn lực. Một loạt các thao tác kĩ thuật cần phải thực hiện như lựa chọn nhóm đại diện, tiến hành đo đạc và sau đó xử lí số liệu, xây dựng điểm chuẩn.

III. ĐÁNH GIÁ HÀNH VI
III.1. Khái niệm
Mặc dù trị liệu hành vi đã xuất hiện khá sớm, từ những năm 20 của thế kỷ 20, song phải mãi đến giữa thập kỷ 60, đánh giá hành vi (Behavioral Assessment) mới được sử dụng nhiều hơn trong lâm sàng. Theo các nhà tâm lí học hành vi, sự chậm trễ này là do nửa đầu thế kỷ 20, phân tâm học và tiếp theo đó, như nhiều nhà tâm lí thường gọi đối với định hướng phân tâm là tâm lí động thái (Psychodynamic) ngự trị trong tâm lí lâm sàng.
Đề cập đến những nội dung chính của đánh giá hành vi, các nhà hành vi thường đưa ra sự so sánh phân biệt giữa đánh giá hành vi với trắc nghiệm truyền thống. Sự khác biệt đó có thể được hệ thống lại như trong bảng 3.2.
III.2. Các kĩ thuật đánh giá hành vi
III.2.1. Phỏng vấn
Mục đích chính của phỏng vấn trong đánh giá hành vi là nhằm xác định hành vi có vấn đề, các yếu tố hoàn cảnh gây râ các hành vi đó và hậu quả của chúng. Mô hình chung, theo quan niệm như vậy là: ABC

Bảng 3.2. So sánh tiếp cận hành vi với tiếp cận truyền thống
Nội dung   Tiếp cận thành vi   Tiếp cận truyền thống
Mục đích   - Nhằm xác định những hành vi có vấn đề và hoàn cảnh/ tình huống xuất hiện những hành vi đó.
- Trợ giúp việc lựa chọn dạng trị liệu phù hợp.
- Trợ giúp đánh giá hiệu quả trị liệu.   Nhằm chẩn đoán và phân loại các rối loạn.
- Trợ giúp việc xác định các yếu tố nguyên nhân
- Trợ giúp tiên lượng (dự đoán)
Quan niệm      

  về nguyên nhân   Hành vi được thể hiện là do các yếu tố (biến số) hoàn cảnh hoặc do sự tương tác của hoàn cảnh với các yếu tố (biến số) cá nhân   Hành vi được xem là sự thể hiện của các yếu tố (biến số) bên trong hoặc của cá nhân.
  về ý nghĩa   Kết quả của test được xem là mẫu hành vi mà cá nhân sẽ thể thiện trong hoàn cảnh tương tự   Kết quả của test được xem là dấu hiệu của rối loạn hoặc nét bên trong của cá nhân.
Phương pháp    Nhấn mạnh đến các phương pháp trực tiếp (ví dụ: quan sát hành vi trong môi trường tự nhiên)   Chủ yếu là các phương pháp gián tiếp  (ví dụ: phỏng vấn và tự thuật)
Thời gian   Đánh giá hành vi là một quá trình: tiến hành trước, trong và sau trị liệu   Chủ yếu là trước (có thể cả sau) trị liệu phụ thuộc vào nhiều chẩn đoán
A- Những yếu tố của hoàn cảnh (Antecedents)
B- Hành vi (Behaviour)
C- Hậu quả (Concequence)
Những thông số chính về hành vi có vấn đề mà nhà quan sát cần quan  
tâm:
- Tần xuất
- Cường độ
- Độ dài
Nhằm tăng độ tin cậy của đánh giá/ chẩn đoán xu hướng chung hiện nay là sử dụng nhiều những phỏng vấn có cấu trúc.
III.2.2. Quan sát
Quan sát là kĩ thuật chủ yếu của đánh giá hành vi. Đối với một số trường hợp, ví dụ như bệnh nhân loạn thần hoặc trẻ nhỏ thì quan sát là kĩ thuật chủ đạo. Quan sát có thể do một chuyên gia hoặc là người đã được hướng dẫn, luyện tập. Đây thường là những người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng quan sát, ví dụ như: cô giáo, cha mẹ. Cũng có thể do chính đối tượng thực hiện (tự quan sát).
Có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật trợ giúp: đồng hồ, camera và các thiết bị điện tử hoặc đơn giản là giấy bút.
Quan sát trong gia đình.
Môi trường gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thích ứng của cá nhân. Do vậy có rất nhiều qui trình đánh giá hành vi đã được xây dựng. Một trong những qui trình như vậy là hệ thống mã hoá hành vi- BCS (Behavioral Coding System) do Patterson và CS soạn thảo năm 1975 (hình 3.1.). Qui trình này thường được dùng để quan sát những đứa trẻ có những hành vi hung hãn và không nghe lời. Người quan sát được tập huấn và sau đó có thể quan sát trẻ tại gia đình trong khoảng 1-2 giờ.
Điều khá lí thú là Patterson và Fongatch (1995) quan sát 67 trẻ đã phát hiện thấy rằng điểm hành vi chống đối ở trẻ tại thời điểm kết thúc trị liệu có giá trị dự báo cao với những trường hợp bị cảnh sát bắt giữ trong vòng 2 năm tiếp theo. Ngược lại, không có ai trong số những người quan sát : thầy cô giáo, cha mẹ lại dự báo được chuyện này.
Quan sát ở trường học
 Tương tự, cũng có những qui trình được thiết kế  để quan sát hành vi của trẻ ở trường học. Ví dụ quan sát trực tiếp Achenbach- DOF (Achenbach’s direct observation Forun, 1994).
Quan sát tại bệnh viện: một trong những qui trình được ưa dùng và phát triển phiếu liệt kê hành vi TSBC (Time Sample Behavioral Checklist) của Gordon, 1974.

III.2.3. Những kĩ thuật đánh giá hành vi hiện thời
Phương pháp đóng vai
Mặc dù phương pháp đóng vai được ứng dụng khá sớm (Moren O. 1946; Kelly, 1975) trong lĩnh vực lâm sàng cũng như một số lĩnh vực khác song nó vẫn đang là một trong những kĩ thuật được ưa dùng trong đánh giá hành vi hiện nay. Ví dụ Wentyman và Mc Fall (1975) đã xây dựng 6 tình huống xã hội để cá nhân thể hiện vai:
Anh đang giờ nghỉ trưa. Anh nhìn thấy một cô gái cũng tầm tuổi anh tại căng tin. Cô ấy làm ở bộ phận khác của cơ quan và anh không biết nhiều về cô ấy. Anh muốn bắt chuyện với cô ta. Vậy anh sẽ nói gì?
Các nhà lâm sàng quan tâm đến kĩ thuật đóng vai bởi nó đơn giản và cũng là một phương tiện đánh giá kĩ năng có hiệu quả. Tuy vậy, theo Phares (2001),các nhà lâm sàng cũng phải lưu ý rằng kĩ năng được hình thành trong phòng trị liệu chưa chắc đã bền vững trong đời sống thực.
Các dạng bảng hỏi (Inventory; Checklist)
Hiện nay các nhà lâm sàng cũng sử dụng nhiều phương pháp tự thuật (Self- report) để đánh giá hành vi, đáp ứng cảm xúc và khảo sát môi trường xung quanh. Ví dụ thang trầm cảm Beck-BDI (Beck Depression Inventory) được soạn thảo lần đầu năm 1972; Bảng tự thuật dành cho lứa tuổi trẻ (Youth Self- Report) của Achenbach năm 1991; Bảng hỏi về xung đột hôn nhân (Marital Conflict Form) của Weiss & Margolin, 1977. Đây là những bảng được sử dụng nhiều.

Đánh giá hành vi nhận thức
Trong vòng 30 năm trở lại đây, có nhiều nghiên cứu tập trung vào làm sáng tỏ những quá trình nhận thức đứng đằng sau các rối loạn hành vi. Những nghiên cứu này đã ảnh hưởng đáng kể đến nội dung đánh giá hành vi. Nhiều quy trình đã được soạn thảo nhằm đánh giá hành vi - nhận thức.

IV. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ
IV.1. Nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp cũng là một phương pháp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong Y học và Tâm lí Lâm sàng. 
Có một số quan niệm khác nhau về nghiên cứu trường hợp. Tuy nhiên từ góc độ tâm lí lâm sàng, nghiên cứu trường hợp thường được hiểu là nghiên cứu một cách tích cực, toàn diện của một trường hợp cụ thể.
 Nội dung của nghiên cứu trường hợp bao gồm:
- Các tư liệu: tiểu sử, nhật kí, tiền sử bệnh lí.
- Phỏng vấn.
- Kết quả của các lần thực nghiệm tâm lí.
- Kết quả trị liệu.
Giá trị lớn nhất của nghiên cứu trường hợp là ở chỗ nó có thể thu thập phong phú các tư liệu của 1 cá nhân, chính những kết quả của nó dẫn đến việc hình thành các giả thuyết khoa học.
 Đã có rất nhiều những nghiên cứu ca. Trong tâm lí lâm sàng đã có rất nhiều nghiên cứu trường hợp đã trở thành kinh điển như trường hợp bé Hans (Freud 1909), trường hợp bé Albert của Watson.
Nghiên cứu trường hợp có ý nghĩa rất lớn trong:
- Mô tả trường hợp khác thường, hiếm gặp hoặc mới.
 Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu trường hợp là ở chỗ kết quả của nó khó có thể khái quát thành các quy luật tâm lí- hành vi để có thể áp dụng cho trường hợp khác.
- Không thể đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả bởi nhà nghiên cứu không thể kiểm soát được những biến số quan trọng trong trường hợp cụ thể đó.
Tuy nhiên nghiên cứu trường hợp cũng chịu sự chi phối rất nhiều về quan điểm của nhà nghiên cứu. Những trường hợp nổi tiếng của Freud như: trường hợp bé Hans hoặc trường hợp Dora đều là những trường hợp được mô tả theo hướng phân tâm. Ngược lại, những trường hợp của các nhà hành vi thì cũng được trình bày theo hướng hành vi.
Trường hợp Karl S.
Trường hợp Karl S. được Phares mô tả vào năm 1976. Karl là một cựu binh độc thân được giới thiệu đến phòng khám ngoại trú dành cho cựu binh. Chỉ một thời gian ngắn sau, nhà trị liệu đã thấy rằng đây không phải là trường hợp điển hình của loạn thần kinh chức năng. Không có bất kì một triệu chứng loạn thần kinh kinh điển nào. Karl thường xuyên có lo âu và thỉnh thoảng cũng bị trầm cảm song vấn đề chủ yếu của anh ta là không có các kĩ năng xã hội. Karl thất nghiệp, chỉ sống bằng số trợ cấp ít ỏi của chính phủ và thỉnh thoảng được mẹ hỗ trợ thêm. Không kể mẹ, Karl không có bất kì mối quan hệ nào, có lẽ chỉ ngoại trừ những lần mua thuốc lá hoặc đổi tiền trên xe buýt.
Trị liệu được thực hiện không theo hướng chiều sâu mà là một quá trình huấn luyện kĩ năng. Mục đích chính của trị liệu là dạy cách tìm việc làm, duy trì được công việc, nói chuyện với phụ nữ và chiếm được cảm tình của họ. Công việc này mất rất nhiều buổi. Tuy nhiên kết quả tiến bộ rất chậm. Không phải Karl không hiểu hoặc không thích thú hay thậm chí miễn cưỡng áp dụng những kĩ năng vừa mới học. Vấn đề là ở chỗ khi Karl thể hiện hành vi mới và hành vi này có hiệu quả nhưng hiệu quả này lại ảnh hưởng không đáng kể đến hành vi tiếp theo. Điều này có nghĩa là kết quả của hành vi đã không có tác dụng củng cố. Dường như Karl là trường hợp ngoại lệ, không theo quy luật cơ bản của lí thuyết hành vi học tập.
Nhà trị liệu và các cộng sự đã phải đau đầu hàng mấy tháng trời. Ví dụ, sau khi áp dụng kĩ năng tìm việc và đã tìm được việc thì sự tự tin của Karl cũng không hề tăng lên. Karl kết quả có được là do may mắn chứ không phải  là do sự nỗ lực của bản thân. Một số tình huống khác cũng tương tự như vậy. Theo đề nghị rất mạnh mẽ của nhà trị liệu, Karl dã hẹn hò với một phụ nữ đồng nghiệp và cô ta đã nhận lời. Tuy nhiên anh ta vẫn cho rằng đó chẳng qua là sự may mắn tình cờ. 
Trường hợp của Karl chính là sự gợi mở, thúc đẩy hình thành giả thuyết về sự kiểm soát trong – ngoài hoặc trung tâm kiểm soát (Locus of control) (Rotter, 1968).
(Nguồn: T. J. Trull & E. J. Phares (2001), Clinical Psychology, 6th ed.)
IV.2. Nghiên cứu dịch tễ  
Nghiên cứu dịch tễ là nghiên cứu tỉ lệ mới mắc, tỉ lệ mắc điểm và sự phân bố của một bệnh hoặc một rối loạn nào đó.
Một số thuật ngữ thường dùng:
- Tỉ lệ mắc điểm: là tỉ lệ của một bệnh/ rối loạn nào đó tại thời điểm khảo sát. Ví dụ, theo kết quả khảo sát của chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần quốc gia ở Việt Nam năm 1999, tỉ lệ tâm thần phân liệt là 0,47%.
- Tỉ lệ mới mắc: tỉ lệ số trường hợp bị bệnh/ rối loạn mới xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định (trong điều tra dịch tễ, tỉ lệ này thường tính theo năm). Ví dụ, tỉ lệ mắc điểm của tâm thần phân liệt ở nước ta, cũng theo số liệu của chương trình, là 0,02%/ năm. Điều này có nghĩa là mỗi năm có khoảng 20 người bị TTPL trong tổng số 100.000 dân. Căn cứ vào cố liệu tỉ lệ mới mắc hàng năm, chúng ta có thể biết rối loạn/ bệnh đó tăng hay giảm.
Về mặt lịch sử, nghiên cứu dịch tễ xuất phát từ các nghiên cứu y học, ví dụ các nghiên cứu về dịch đậu mùa, sốt rét. Giá trị của nghiên cứu dịch tễ là ở chỗ khi phân tích sự phân bố các trường hợp rối loạn trong cộng đồng và xem xét/ phân tích những đặc điểm của nhóm bệnh, chúng ta nhận biết được bước đầu nguyên nhân của 1 bệnh nào đó. Ví dụ một nghiên cứu dịch tễ  nổi tiếng: Hút thuốc lá và sức khoẻ, đăng trên tạp chí Phẫu thuật đại cương của Mỹ (1964) cho thấy: có mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi (90% số trường hợp nam giới bị ung thư phổi là hút thuốc lá và số lượng hút hàng ngày cũng như thời gian hút tương quan thuận rất chặt với nguy cơ bị ung thư). 
Các phương pháp dịch tễ cũng rất quan trọng trong việc xác định những nhóm hoặc những cá nhân có nguy cơ cao. Ví dụ, những người nghiện ma tuý là những người có nguy cơ cao trong việc nhiễm HIV.
 Nghiên cứu dịch tễ cho phép nhận diện những yếu tố có thể là nguyên nhân (thường đó là những yếu tố xuất hiện trước khi bệnh xuất hiện). Tuy nhiên nghiên cứu dịch tễ cũng mới chỉ có thể dẫn đến nhận định về nguyên nhân chứ chưa thể chứng minh được nguyên nhân của bệnh. Chúng ta có thể chưa tin rằng hút thuốc lá chính là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi, hoặc chúng ta cũng có thể nghĩ rằng một số đặc điểm bẩm sinh di truyền nào đó tương tác với hút thuốc lá và gây nên ung thư. Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng những người đàn ông không hút thuốc thì giảm nguy cơ ung thư phổi.
 Phần lớn các nghiên cứu dịch tễ đều dựa trên phương pháp điều tra khảo sát và phỏng vấn. Do vậy nghiên cứu dịch tễ cần phải được thực hiện trên cơ sở 1 thiết kế tốt bởi nếu không chúng ta sẽ bỏ qua những yếu tố quan trọng. Ở đây thể hiện qua 2 khía cạnh:
- Thứ nhất: khi đưa ra các câu hỏi để điều tra, phỏng vấn, nhà nghiên cứu có thể chưa đề cập được hết những vấn đề cần tìm hiểu. 
- Thứ hai: câu hỏi phỏng vấn chưa tốt, đặc biệt là khi động chạm đến những vấn đề nhạy cảm nên người được phỏng vấn trả lời theo xu hướng ý muốn của xã hội, theo cái chung chứ không trả lời vấn đề của họ.
Thông thường, nghiên cứu dịch tễ trải qua các bước sau:
- Xác định vấn đề nghiên cứu: vấn đề cần khảo sát có thể nhiều hoặc ít, có thể rộng hoặc sâu. Giữa các vấn đề cần nghiên cứu có liên quan rất mật thiết với quy mô nghiên cứu. Quy mô nghiên cứu ở mức độ nhỏ thì không nên đặt ra quá nhiều vấn đề. Tương tự, để có được tư liệu về nhiều khía cạnh của vấn đề cần nghiên cứu thì quy mô của nó cũng phải đủ lớn. Xác định vấn đề nghiên cứu bao gồm cả việc xác định những biểu hiện của chính vấn đề và những dấu hiệu liên quan. Việc xác định được đầy đủ các biểu hiện như vậy sẽ giúp nhà nghiên cứu khảo sát được đầy đủ vấn đề. 
- Thiết kế các câu hỏi phỏng vấn điều tra. Nghiên cứu dịch tễ có nhiều điểm rất gần với điều tra xã hội học. Do vậy nhà nghiên cứu cũng cần phải nắm vững các kĩ thuật đặt câu hỏi phỏng vấn, điều tra như: câu hỏi đóng và câu hỏi mở, câu trực tiếp và câu gián tiếp. Tuy nhiên nét đặc thù của tâm lí lâm sàng là ở chỗ có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu nhưng lại rất nhạy cảm, ví dụ như: những vấn đề liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em, rối loạn lo âu- trầm cảm, tự sát.
- Làm thử. Tuỳ theo phạm vi nghiên cứu, bước làm thử cũng có thể ở các quy mô khác nhau. Mục đích chính của bước này là giúp nhà nghiên cứu rà soát lại những câu hỏi đã hợp lí chưa, các khía cạnh của vấn đề đã được bảo đảm chưa. Làm thử cũng còn là bước để nhà nghiên cứu kiểm tra lại độ tin cậy của các câu trả lời. Nếu  cần thiết thì cần phải có sự điều chỉnh cả về câu hỏi cũng như về  quy trình điều tra.
- Triển khai nghiên cứu theo kế hoạch. Tất cả các bước chuẩn bị chỉ để cho việc triển khai nghiên cứu thu được các tư liệu một cách khách quan nhất và đầy đủ nhất. 
- Xử lí kết quả: đây là khâu cuối cùng trong nghiên cứu dịch tễ. Xử lí kết quả nhằm cung cấp các dữ liệu để có thể trả lời cho vấn đề nghiên cứu.


Ngoài ra còn có các phương pháp chuyên biệt khác như:

Chương 3Những phương pháp nghiên cứu trí nhớ, chú ý và cảm xúc
   I. Các phương pháp khảo sát trí nhớ
   II. Các phương pháp khảo sát trạng thái chú ý
   III. Các phương pháp khảo sát cảm xúc
Chương 4    Các phương pháp khảo sát tư duy, trí tuệ
   I. Các phương pháp khảo sát tư duy 
   II. Các trắc nghiệm trí tuệ
Chương 5   Các phương pháp nghiên cứu nhân cách
   I. Các phương pháp sử dụng câu hỏi 
   II. Các phương pháp phóng chiếu


tài liệu trích dẫn từ nguồn của PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc

ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ

Định nghĩa về đánh giá tâm lý

Có ấn tượng với người khác trong cuộc sống hằng ngày.  hình ảnh về họ và phán xét về họ trong nhiều lãnh vực. Hình thành một cách tự động và  hiếm khi suy nghĩ về nó.

Các nhà tâm lý lâm sàng cũng tạo ấn tượng về con người nhưng khi làm như vậy họ tuân thủ theo một tiến trình hệ thống và được tổ chức. Lúc đó họ tiến hành đánh giá tâm lý.

Đánh giá tâm lý là một quá trình thu nhận thông tin một cách hệ thống về một người trong mối liên quan với môi trường của họ do đó có thể dựa vào thông tin này để đưa ra quyết định.

Tiến trình đánh giá tâm lý:

Giai đoạn 1: quyết định đánh giá cái gì

  Giai đoạn 2: Xác định mục tiêu đánh giá

Giai đoạn 3 : Chọn lọc các tiêu chuẩn để đưa ra quyết định

Gai đoạn 4: Tập hợp các dữ liệu đánh giá

Giai đoạn 5: Đưa ra quyết định và phán xét

Giai đoạn 6: Trao đổi thông tin

Giai đoạn 1: Quyết định đánh giá cái gì:

Quá tình đánh giá bắt đầu với hàng loạt các câu hỏi:

Có rối loạn tâm lý nào quan trọng không?

Bản chất rối loạn của bệnh nhân là gì?

Rối loạn chủ yếu là rối loạn của cảm xúc, tư duy hoặc hành vi?

Nguyên nhân có thể của rối loạn là gì?

tiến triển của rối loạn như thế nào nếu không được điều trị? nếu nó được điều trị?

Loại điều trị nào là hữu ích nhất?

 Ngoài rối loạn được xác định, các mặt mạnh nào và các năng lực nào đặc trưng ở bệnh nhân.

Giai đoạn 2:  Xác định mục tiêu đánh giá:

Đưa ra mục tiêu trong từng trường hợp cụ thể. Lúc này chúng ta phải đứng trước một một loạt các lựa chọn khi thực hiện đánh giá tâm lý.

- Chẩn đoán: để phân loại rối loạn của bệnh nhân  và nếu có thể xác định nguyên nhân và điều trị đặc hiệu cho rối loạn đó. Quyết định chẩn đoán thường là mục tiêu đầu tiên của quá trình đánh giá tâm lý.

-  Mức độ nặng nề:Sự khác biệt về mức độ trầm trọng của rối loạn đòi hỏi các dụng cụ và phương pháp đánh giá nhạy cảm với các sự thay đổi  về tần xuất, cường độ và thời gian của triệu chứng đặc hiệu. Ví dụ đối với một bệnh nhân bị trầm cảm chúng ta phải tập hợp thêm những thông tin về rối loạn như : số lượng các triệu chứng hiện diện, số lần cơn trầm cảm bệnh nhân đã bị, các cơn đó kéo dài bao lâu, triệu chứng nào hiện diện trong suốt các giai đoạn.

- Sàng lọc: Không phải tất cả các đánh giá tâm lý điều được làm cho bệnh nhân. Thường chúng ta sàng lọc thành các nhóm lớn trước, hoặc xác định sự hiện diện của vấn đề hoặc để tiên lượng ai sẽ có mức độ nguy cơ cao nhất.

- Tiên lượng: Chúng ta có thể tiên lượng trước được một người sẽ có hành vi như thế nào trong một thời điểm tương lai nhất định. Mức độ chính xác của việc tiên lượng này  thể hiện qua các thuật ngữ độ nhạy và độ đặc hiệu.

- Đánh giá kết quả điều trị: Đánh giá nên được thực hiện nhiều lần để kiểm tra và đánh giá hiệu quả điều trị..

Giai đoạn 3: Chọn lọc các tiêu chuẩn để đưa ra quyết định:

Quyết định và phán xét đòi hỏi các điểm tham khảo để so sánh.

Chuẩn được dùng để xác định có phải có rối loạn không, mức độ rối loạn như thế nào, và có phải người đó có sự thay đổi qua thời gian điều trị hay không.

Chúng ta có thể so sánh với chuẩn được làm với người khác (Chuẩn bình thường) hoặc so sánh với chính bản thân họ ở các thời điểm khác nhau ( chuẩn với bản thân).

Giai đoạn 4: thu thập các dữ liệu đánh giá:

Chúng ta phải quyết định các phương pháp nào sẽ được sử dụng.  Sự lựa chọn này bao gồm việc sử dụng các phỏng vấn có cấu trúc hoặc không có cấu trúc, đánh giá tiền sử cá nhân từ các ghi nhận ở học đường hoặc cơ sở y tế, đo các chức năng sinh lý, các trắc nghiệm tâm lý, các bảng tự báo cáo về cá nhân họ, các bảng báo cáo của những người thân và các phương pháp quan sát trực tiếp về hành vi trong môi trường tự nhiên hoặc trong môi trường tái tạo.

Quá trình đánh giá thường bắt đầu với phỏng vấn để có các thông tin tổng quát về bệnh nhân và lập mối quan hệ với bệnh nhân. Sau đó có thể thực hiện các test tâm lý, quan sát hành vi và đánh giá tâm sinh lý. Việc lựa chọn các phương pháp bị chi phối bởi một số yếu tố. Ví dụ tuổi, đối với người lớn người ta sử dụng phỏng vấn và các test tâm lý, nhưng đối với trẻ em người ta thu thập thông tin dựa vào các thông tin từ các người thân.

Giai đoạn 4: thu thập các dữ liệu đánh giá:

Vấn đề cơ bản mà chúng ta phải đối mặt khi tiến hành đánh giá tâm lý là độ chính xác của dữ liệu chúng ta thu thập được.

Độ tin cậy (reliability)đề cập đến sự hằng định của việc quan sát hoặc đo lường được thực hiện và độ tin cậy cho chúng ta biết thông tin thu được là có giá trị trung thực. Nếu độ tin cậy càng cao chứng tỏ phương pháp do đó có ít sai sót. Độ tin cậy có thể được xác định bởi : độ tin cậy test-pretest, độ tin cậy hằng định trong bộ test, độ tin cậy giữa những người làm test.

Mức độ giá trị (validity) phản ảnh kỹ thuật đánh giá xem cái chúng ta đề ra hoặc dự định đo chính xác mức độ nào. Nó bao gồm mức độ giá trị nội dung, mức độ giá trị cấu trúc và mức độ giá trị tiêu chuẩn

Giai đoạn 5: Đưa ra quyết định và phán xét

Mục đích của đánh giá:  xác định loại quyết định được đưa ra. Quá trình đưa ra quyết định là phức tạp và đầu tư nhiều công sức. Do đó chúng ta phải hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định và phán xét và hiểu được cách để cho có một quyết định tốt nhất.

- Các mặt nhận thức về đánh giá và phán xét lâm sàng: Tiến trình tạo thành ấn tượng về người khác và cố giải thích các hành vi của họ là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta. Quá trình này được gọi là cảm nhận cá nhân. Các nghiên cứu cho thấy con người có xu hướng bị phạm các sai sót trong quá trình thu nhận thông tin về thế giới, đặc biệt thu nhận thông tin về con người.

Có ba loại sai sót phổ biến:

(1) sai sót do chú ý chọn lọc vào các thông tin chúng ta có sẵn,

(2) sai sót trong thu giữ và truy cập lại thông tin sau khi chúng ta đã có nó và

(3) sai sót trong việc giải thích hoặc phán xét các thông tin chúng ta đã thu nhận và nhớ lại.

Các dữ liệu đó nên kết hợp với các kết quả trong nghiên cứu đánh giá thống kê hoặc kết hợp với phán xét chủ quan của chúng ta.

Người ta đã tiến hành hơn 100 nghiên cứu so sánh việc sử dụng các phương pháp lâm sàng và phương pháp thống kê để đưa ra quyết định phán xét đánh giá tâm lý

Kết quả cho thấy các phương pháp thống kê có tính ưu việt hơn nhiều trong việc đưa ra quyết định phán xét.

Kết luận này không có nghĩa quá trinh tạo ra quyết định chẩn đoán chỉ là quá trình khô lạnh và không có tính người, chỉ đơn thuần thực hiện trên máy vi tính. Vai trò của thầy thuốc rất quan trọng trong một số nhiệm vụ mà không có gì thay thế được.

Đánh giá tâm lý giống như một tiến trình nghiên cứu.

Nó bắt đầu với việc tạo ra giải thiết, một quá trình mà một phần dựa vào lý thuyết, một phần dựa vào các nghiên cứu trước kia và một phần dựa vào thiên hướng sáng tạo của cá nhân.

Chọn lọc các phương pháp cần dùng để kiểm tra giải thiết này. Các phương pháp này nên được chọn lọc dựa vào tính chất phù hợp của test đó với giải thiết và các đặc tính của test (độ tin cậy và tính giá trị).

Sau đó các dữ liệu được tập hợp và phân tích, các bước này thường đòi hỏi các kỹ thuật vi tính và so sánh với mẫu bình thường.

Cuối cùng là đưa ra quyết định phán xét hoặc tiên lượng.

. Giai đoạn 6: Trao đổi thông tin:

Trao đổi các thông tin và sự diễn giải cho các bộ phận liên quan. Thường chúng ta viết các bảng báo cáo để gởi cho bệnh nhân, các thầy thuốc khác, giáo viên và các nhân viên y tế.

Các báo cáo này đòi hỏi các thông tin phải chính xác, đưa ra các lời giải thích cơ bản về phán xét của mình và không dùng quá nhiều từ chuyên môn.

Phỏng vấn lâm sàng:

3.1. Mục tiêu của phỏng vấn lâm sàng:

Thu thập thông tin về bệnh nhân

Lấy những dữ liệu cấn thiết để chẩn đoán và đưa ra quyết định

Tạo nên mối quan hệ với bệnh nhân để tạo thuận lợi cho việc đánh giá và can thiệp sau này

Các loại phỏng vấn lâm sàng:

Phỏng vấn lâm sàng không được cấu trúc:

Trong giai đoạn giới thiệu được đặc trưng bởi sự không thoải mái của bệnh nhân. Vì vậy ngay khi gặp bệnh nhân thầy thuốc không nên bắt đầu hỏi lý do tại sao họ đến khám bệnh mà bắt đầu hỏi về các thông tin cơ bản của họ và thảo luận mục đích của cuộc khám bệnh này.

Phần chính của cuộc phỏng vấn có mục đích để thu thập các thông tin. Có một số người dùng các câu hỏi mở trước sau đó dùng các câu hỏi chuyên biệt. Một số người khác ngay từ đầu dùng các câu hỏi chuyên biệt, câu hỏi đóng làm cho bệnh nhân dễ trả lời đặc biệt các bệnh nhân khó giao tiếp.

Phần thứ ba là phần để kết thúc buổi phỏng vấn, nó bao gồm phần tóm tắt và diễn đạt lại nội dung mà chúng ta thu nhận được cũng như bàn kế hoạch cho buổi gặp lần sau. Khi phỏng vấn kết thúc chúng ta cũng muốn nhận được sự phản hồi từ bệnh nhân. Dùng ngôn ngữ mà bệnh nhân có thể hiểu được, bên cạnh đó cũng giải thích cho bệnh nhân biết về vấn đề của họ và lập kế hoạch cho tương lai.

Thăm khám trạng thái tâm thần:

Nó là một phần của thực hành tâm thần

Thăm khám tâm thần bao gồm đánh giá dáng vẻ và hành vi; lời nói và quá trình tư duy; ý thức; cảm xúc; tri giác; định hướng; trí nhớ; chú ý tập trung; các thông tin chung; trí tuệ; qua điểm và phán xét.

Không phải là một tiến trình đơn giản, được chuẩn hoá tốt. Bởi vì nó không được chuẩn hoá một cách đặc trưng, nên thăm khám trạng thái tâm thần là chủ quan, nó tuỳ thuộc sở thích và phong cách riêng của người khám bệnh.

Bên cạnh đó người ta cũng đặt vấn đề về độ tin cậy của phương pháp này.

Phỏng vấn chẩn đoán có cấu trúc:

Dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán các nhà tâm lý lâm sàng đã xây dựng

Mục tiêu là làm giảm tính chủ quan trong quá trình phỏng vấn lâm sàng và rất dễ sử dụng do đó các người không chuyên môn cũng có thể làm chẩn đoán

Mục đích là muốn có một phương pháp thu nhận được các thông tin phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đặc hiệu.

Trong loại phỏng vấn này nó mang nặng yếu tố khách quan hơn do đó nó cải thiện độ tin cậy của phương pháp. Đồng thời cũng giảm đi tính chủ quan do sự ưu chuộng và phong cách của thầy thuốc.

Đo lường trí tuệ và các test tâm thần kinh:

Định nghĩa về trí tuệ:

Trí tuệ là một cấu trúc mang tính chất lý thuyết, có nghĩa là trí tuệ là một khái niệm, nó chỉ tồn tại trong cách chúng ta chọn để định nghĩa nó.

Chúng ta không thể sờ mó trí tuệ được cũng như chúng ta cũng không thể trực tiếp quan sát nó được. Chúng ta chỉ quan sát được kết quả của trí tuệ khi nó được phản ảnh trong hành vi hoặc việc làm của cá nhân.

Vì nó chỉ là khái niệm mang tính chất lý thuyết nên có sự khác biệt giữa trí tuệ và cái chúng ta đo được bằng test trí tuệ-.

Test trí tuệ là những cố gắng để quan sát một khái niệm không có thể quan sát được. Do vậy, mặc dù test trí tuệ đại diện cho khái niệm trí tuệ nhưng nó không thực hiện vai trò của mình một cách hoàn hảo. Test trí tuệ chỉ phản ảnh một phần của khái niệm trí tuệ.

Định nghĩa về trí tuệ:

Do bản chất phức tạp của của khái niệm trí tuệ, do đó có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí tuệ.

Các định nghĩa này khác nhau ở mức độ quan niệm trí tuệ như là một khả năng bẩm sinh của con người chứ không phải con người thực hiện nó hiện tại như thế nào. sự khác nhau này bao hàm ý cho rằng test trí tuệ có thể phản ảnh sự kết hợp cái con người có thể làm với cái con người làm hiện tại.

Sự khác biệt thứ hai đó là một số định nghĩa quan niệm trí tuệ như một khả năng đơn giản, toàn thể, khái quát ngược lại một số người khác cho rằng trí tuệ là một loạt các khả năng đặc hiệu, các khả năng này có liên quan với nhau nhưng nó lại có tính độc lập của nó.

Sự khác biệt thứ ba đó là sự khác biệt trên quan niệm về mối liên kết của trí tuệ đối với các hoạt động tâm thần khác như cảm xúc, động cơ, và nhân cách. Một số định nghĩa quan niệm trí tuệ tương đối độc lập với các yếu tố khác, ngược lại có người cho rằng trí tuệ có mối quan hệ gắn bó với các hoạt động tâm thần khác và môi trường của cá nhân đó.

Theo Binet và Simon: Trí tuệ là khả năng thích ứng đối với tình huống của họ và các kỹ năng trong việc hiểu và lý giải các tình huống đó

Howard Gardner nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề gặp trong cuộc sống thực tế

Robert Sternberg tập trung vào khả năng giải quyết các tình huống và vấn đề trong thế giới thực

David Wechsler cho rằng trí tuệ là khả năng để suy nghĩ hợp lý, hành động có mực đích và giải quyết có hiệu quả môi trường của họ

đều đề cập đến khả năng thích ứng hoặc khả năng tương tác với môi trường và khả năng giải quyết vấn đề hoặc khả năng lý luận các sự kiện

Người ta tiến hành một nghiên cứu hơn 1.000 nhà chuyên môn trong lãnh vực tâm lý về đánh giá của họ đối với các thành phần trong trí tuệ.

Có 13 hành vi được các nhà chuyên môn đánh giá cao.

3 hành vi được đánh giá cao nhất ( trên 96%) là suy nghĩ hoặc lý luận trừu tượng, khả năng thu nhận kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề.

Sáu thành phần được đề cập tương đối nhiều (60-80%) là sự thích ứng với môi trường, sự sáng tạo, kiến thức chung, khả năng ngôn ngữ, trí nhớ, và tốc độ tâm thần.

3 thành phần hiếm được chú ý (ít hơn 25%) là động cơ thành đạt, định hướng mục tiêu và độ nhạy của cảm giác.

Theo Wechsler trí tuệ tổng thể không phải đơn thuần là tổng các phần phần cấu thành nên nó.

Ông ta nhấn mạnh sự phân biệt giữa trí tuệ ngôn ngữ ( Verbal intelligence) và trí tuệ thực hành (Performance intelligence).

Ông cũng tin rằng các hoạt động tâm thần khác như động cơ, cảm xúc có ảnh hưởng đến trí tuệ.

Những điều cơ bản của test trí tuệ:

làm sao chúng ta có thể chọn test trí tuệ nào phù hợp nhất với cá nhân cụ thể.

Trước hết chúng ta phải hiểu mô hình trí tuệ được phản ảnh trong thang đánh giá điều này đảm bảo chúng ta hiểu được ý nghĩa của các câu trả lời và điểm của cá nhân đó.

đòi hỏi phải có sự chỉ dẫn rõ ràng, chính xác và dễ hiểu.

Người ta cũng chú tâm nhiều đến thứ tự của các phần trong test trí tuệ.

Stanford-Binet (phiên bảng số 4)

Vì mục tiêu chính của test này là phân biệt đối tượng có bị chậm phát triển tâm thần hay không, do đó người ta chỉ tập trung vào việc tính ra chỉ số IQ và người ta không tính ra các điểm cho mỗi phần riêng biệt.

Trong phiên bản có 15 phần nhỏ, được chia trong 4 mục: lập luận ngôn ngữ (từ vựng, hiểu biết, sự vô lý, sự liên quan từ vựng). lập luận trừu tượng/hình ảnh (phân tích mô hình, sao chép, ma trận, cắt và xếp hình), lập luận chất lượng (chất lượng, dãy số, xây dựng phép tính) trí nhớ gần (trí nhớ xâu chuỗi, trí nhớ câu, trí nhớ dãy số, trí nhớ các đối tượng)

Thang đánh giá trí tuệ Wechsler cho trẻ em phiên bản III (WISC-III)

WISC-III là một test tâm lý làm cho cá nhân, đòi hỏi 1-2 giờ thực hiện test, nó phụ thuộc vào tuổi và mức độ trí tuệ của trẻ.

Nó bao gồm 13 phần để đánh giá các phần khác nhau của trí tuệ. Test này được chia làm 2 thành phần chính: test lời nói và test thực hành.

Test lời nói đánh giá các kiến thức cơ bản mà trẻ thu nhận được về thế giới và nó dựa vào tiến trình thu nhận và tích luỹ các thông tin lời nói.

các test thực hành kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề  dựa trên các nhiệm vụ ít liên quan đến kỹ năng ngôn ngữ hoặc lời nói.

Năm 1991 một mẩu chuẩn gồm 2.200 trẻ em và thanh niên từ độ tuổi 6-16 tuổi (200 người cho mỗi lứa tuổi) được nghiên cứu để đánh giá độ tin cậy và mức độ giá trị của test.

test này có thể là một phần để xác định xem đối tượng này có bị chậm phát triển tâm thần không

WISC -III cũng được dùng để xem xét các chức năng khác nhau của trí tuệ

Bộ đánh giá Kaufman cho trẻ em

Thang trí tuệ Wechsler cho người lớn phiên bản III

Đánh giá tâm thần kinh :Mục đích chính của đánh giá tâm thần kinh là phải đưa ra sự suy luận về các đặc tính chức năng và cấu trúc của não một người bằng cách đánh giá hành vi của người đó trong các tình huống kích thích- đáp ứng được xác định

Các test tâm thần kinh còn được gọi là 3 chữ L: phát hiện tổn thương (Lession detection): xác định các tổn thương hoặc chấn thương ở não; định khu (Location): xác định vị trí não bị tổn thương; và Xác định bên (lateralization): Tổn thương xuất hiện bên trái hoặc bên phải.

Có nhiều test được đề ra để đánh giá tâm thần kinh: trí tuệ, ngôn ngữ, lý luận trừu tượng, trí nhớ gần- xa, quá trình thị giác- không gian

test tạo đường nối (Trail making test)

Đánh giá nhân cách

Định nghĩa: Dựa vào Ozer và Reise (1994), đánh giá nhân cách

tìm kiếm để xác định các đặc trưng tạo nên sự khác biệt quan trọng của cá nhân về nhân cách,tìm kiếm để phát triển các cách đo chính xác các thành phần cấu thành nên nhân cách và thăm dò đầy đủ các ý nghĩa của các đặc tính được xác định.

Việc phát triển các cách đo nhân cách xuất phát từ một số câu hỏi:

Chúng ta nên dùng mô hình nhân cách nào?

Chúng ta nên chọn các thành phần nào trong nhân cách?

Các thành phần đó được tính điểm như thế nào?

Các điểm đó được giải thích như thế nào?

Test nhân cách được phân chia thành hai nhóm chính: test phóng chiếu (projective test) và test mục tiêu (Objective test)

Objective test:

Đó là chúng ta yêu cầu đối tượng báo trực tiếp các biểu hiện của họ.

 Thông thường trong các Objective test có các câu hỏi và các câu trả lời ở các mức độ khác nhau. Sau khi người làm test đọc các câu hỏi, đối tượng chọn một trong các câu trả lời phù hợp với chính họ.

Có nhiều test nhân cách thuộc loại này.

Minnesota Multiphasic Personality inventory (MMPI)

Đây là test nhân cách được sử dụng rộng rãi nhất và được nghiên cứu nhiều nhất.

Vào năm 1939,  Starke R Hathaway và J Charnly McKinly bắt đầu nghiên cứu MMPI. Lúc đầu mục đích của họ là phát triển một công cụ để hỗ trợ và chẩn đoán các bệnh nhân ở bệnh viện Minnesota

quan tâm đến các phương pháp trực tiếp và có hiệu quả để phân biệt những người có rối loạn tâm thần với những người không có rối loạn.

Trong MMPI có các thang đo các lãnh vực mà nó phản ảnh các vấn đề hoặc các rối loạn cụ thể như trầm cảm, tâm thần phân liệt hoặc paranoid.

Trong MMPI có 550 câu hỏi trả lời đúng hoặc sai,

chia thành 10 thang lâm sàng và 3 thang đánh giá độ giá trị.

MMPI được xem xét lại và được chuẩn lại vào nhưng năm 1980 và được gọi là MMPI -2,

 hiện nay test này được dùng để đánh giá nhân cách của người lớn và các nhà tâm lý đã phát triển một phiên bản khác gọi là MMPI-A cho thanh niên.

Do đó các nhà tâm lý đã thay đổi MMPI bằng MMPI-2 với mẩu đại diện gồm 2.600 người tuổi từ 18-85, được chọn mẩu ngẫu nhiên trong 7 vùng của Mỹ.

MMPI-A có mẩu chuẩn gồm 1.600 người tuổi 14-18.

Trong MMPI-2 có 567 câu. Chia làm hai loại thang chính: thang chẩn đoán và thang độ giá trị.

 Các thang độ giá trị được dùng để đánh giá kiểu làm test và thái độ của người làm test, từ đó nó cho chúng ta biết các câu trả lời của người làm test có giá trị hay không. Các thang này để đánh giá tính cởi mở, tính chân thật, sự phối hợp và tính sẵn lòng chia sẻ các thông tin cá nhân.

MMPI-2 đánh giá trạng thái tâm thần và các đặc trưng nhân cách của một cá nhân.

NEO PI-R (Revised NEO Personality inventory)

Thước đo này đo 5 mặt (lĩnh vực) của nhân cách, mỗi mặt bao gồm 6 chỉ số và mỗi chỉ số được đo bằng 8 hành vi thể hiện (8 items). Như vậy tổng cộng trắc nghiệm có 240 items.

Cân bằng cảm xúc

Hướng ngoại

Cởi mở, ham hiểu biết

Dễ thương, dễ chấp nhận

Tận tâm, chu đáo, có ý chí phấn đấu

Test phóng chiếu

Nguyên lý của test phóng chiếu: các kích thích hỗn độn, không cấu trúc được con người cảm nhận, nối kết với các trải nghiệm của cá nhân để  cấu trúc lại rồi thành các câu trả lời hoàn chỉnh.

Như vậy trong test phóng chiếu con người đưa ra  các xung động tiêu cực và các nét nhân cách vào các kích thích chung quanh họ một cách vô thức.

Người ta giải thiết rằng test phóng chiếu tránh được đề kháng có ý thức của con người và cho phép thầy thuốc có các thông tin tâm lý quan trọng của cá nhân mà họ không cảnh giác được điều này.

Lindzey chia kỹ thuật phóng chiếu thành 5 nhóm chính:

kỹ thuật liên kết bao gồm test các vết mực, test kết hợp từ;

kỹ thuật cấu trúc bao gồm test test vẽ hình người và test tạo ra các câu chuyện như TAT;

kỹ thuật hoàn thành như test hoàn thành câu;

kỹ thuật sắp xếp hoặc chọn lựa bao gồm test Szondi và test màu Luscher;

kỹ thuật diễn tả gồm chơi với búp bê hoặc phân tích chữ viết.

Test vết mực của Rorschach:

Hermann Rorschach đã dùng rất nhiều vết mực để đánh giá các bệnh tâm thần khác nhau và rồi dùng cho những người bình thường. Sau đó ông chọn những vết mức có sự khác biệt giữa hai nhóm đó.

Ông đã chọn 15 vết mực cho test của ông, nhưng nhà xuất bản chỉ in được 10 vết mực trong lần xuất bản đầu tiên vì họ không có cơ sở để in được 5 vết mực còn lại.

Trong đó có 5 vết mực xám và đen, còn 5 vết mực còn lại có các màu sắc. 5 nhà tâm lý học của Mỹ đã phát triển test này và đưa ra cách ghi điểm cho các câu trả lời.

Các câu trả lời được ghi điểm theo 5 nội dung sau:

-Vị trí: phần của vết mực mà người trả lời sử dụng để đưa ra câu trả lời. Nó có thể là toàn thể vết mực, một phần của vết mực, một phần nhỏ của vết mực, hoặc phần màu trắng, hoặc không có phần nào.

Các yếu tố quyết định: bao gồm

        * Dạng

        * Màu sắc của vết mực

        * Bóng sáng tối hoặc đậm nhạt của vết mực

        * Cảm nhận về sự chuyển động

Nội dung:

        * con người

        * Bộ phận của con người

        * con vật

        * Bộ phận con vật

        * Đối tượng không phải sinh vật

        * mây

        * thực vật              * bản đồ…

Tính phổ biến của câu trả lời: dựa vào

tần suất tương đối của các câu trả lời khác nhau trong quần thể người bình thường.

 So với bản thân người làm test

TAT (Thematic apperception test)

Henry Murray đã phát triển bộ test này.

Nó có  31 tấm có vẽ hình mơ hồ bằng màu đen và trắng, và  1 hình trắng không có vẽ gì.

Dựa trên các hình đó bệnh nhân tạo nên một câu chuyện gồm có phần mở đầu, thân bài và kết thúc, nó đòi hỏi bệnh nhân xác định vấn đề  bắt đầu như thế nào, cái gì đang xảy ra, vào lúc đó các đối tượng có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào. Sau đó người ta phân tích chất lượng của câu trả lời.

Thường mỗi khi đánh giá người ta chỉ dùng 8-12 hình, sự chọn lựa này tuỳ theo giới, độ tuổi và vấn đề nổi bật nơi bệnh nhân.

TAT thể hiện xu hướng chủ yếu, cảm xúc, tình cảm, mặc cảm và xung đột của nhân cách.

Đối với trẻ em có CAT, gồm 10 hình đen trắng, cách thức thực hiện như TAT.

. Đánh giá hành vi:

Mục đích của đánh giá hành vi: có 4 mục đích chính

- Xác định các hành vi có vấn đề và xác định các biến kiểm soát và duy trì các hành vi rối loạn đó.

- Đánh giá mối liên quan giữa các hành vi và các biến kiểm soát.

- Để ra điều trị thích hợp dựa vào kết quả đánh giá hành vi

- Đánh giá hiệu quả của điều trị.

Các phương pháp đánh giá hành vi:

Đánh giá hành vi được thu thập từ các nguồn khác nhau: thầy thuốc, báo cáo của chính bệnh nhân hoặc được đánh giá bởi những người khác (như cha mẹ, giáo viên…).

Thông tin này có thể thu nhận được từ các nơi khác nhau: tại nhà, nhà trường, cộng đồng..

Có 3 loại đánh giá hành vi: phỏng vấn hành vi, quan sát hành vi và bảng điều tra tự đánh giá.

Phỏng vấn hành vi

Phỏng vấn hành vi tập trung vào việc mô tả và hiểu được mối liên quan giữa yếu tố khởi đầu, hành vi và hậu quả.

Phỏng vấn hành vi cho phép thầy thuốc mô tả chi tiết hơn về hành vi có vấn đề và môi trường hiện tại của bệnh nhân.

Theo Kratochwill phỏng vấn hành vi có 4 bước giải quyết vấn đề:

- Xác định vấn đề: xác định hành vi có vấn đề và thăm dò nó, rối người ta chọn lựa phương thức để đo lường hành vi cần đánh giá đó.

- Phân tích vấn đề: tiến hành bằng cách đánh giá nguồn lực của bệnh nhân và hoàn cảnh hành vi đó xảy ra.                            

- Kế hoạch đánh giá, thầy thuốc và bệnh nhân xây dựng một kế hoạch đánh giá, bao gồm các cách thức để thu thập dữ liệu có giá trị cho việc đánh giá và can thiệp.

- Đánh giá điều trị, người ta phác thảo các chiến lược đánh giá sự thành công của điều trị, bao gồm các phương pháp đánh giá trước và sau khi điều trị.

Như vậy phỏng vấn hành vi không chỉ chú ý đến hành vi khi thăm khám mà còn chú ý đến hành vi ngoài thời gian phỏng vấn.

Một điều cấn chú ý trong phỏng vấn hành vi, người ta không mô tả hành vi với các từ trừu tượng mà phải bằng các từ cụ thể có thể quan sát và đánh giá được

Quan sát hành vi

phương pháp cơ bản nhất để đánh giá hành vi là quan sát trực tiếp hành vi.

Cho phép thầy thuốc thu thập các tài liệu về tần suất và cường độ của hành vi cụ thể và các biến liên quan mà nó kích thích và duy trì hành vi.

Chúng ta có thể đánh giá được cả tình huống xảy ra trước khi có hành vi và hậu quả của hành vi.

Hành vi có thể được quan sát trong môi trường tự nhiên hoặc trong môi trường được tạo dựng bởi thầy thuốc.

Tự kiểm soát

Bệnh nhân được hướng dẫn để quan sát và ghi nhận các hành vi của bản thân mình khi nó xảy ra. 

Phương pháp này khác với dùng bảng câu hỏi; trong bảng câu hỏi yêu cầu bệnh nhân ghi điểm hoặc phán xét về thời gian trước đây.

Tự kiểm soát đặc biệt hữu ích trong việc cung cấp thông tin về tốc độ và phạm vi của một hành vi và tình huống chung quanh khi sự kiện đó xảy ra.

Phương pháp này được dùng khi họ không có khả năng theo dõi bệnh nhân suốt cả ngày.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tamly