Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

No

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XHH-CTXH-ĐNÁ
-----------------------


     ĐỀ TÀI

TÂM LÝ TUỔI ĐẦU THANH NIÊN

Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp: DH15CT01
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Trà

Thành viên nhóm                                                MSSV
1. Quang Hồng Nhung 1556020069
2. Phạm Thị Chang 1556020008
3. Lê Thị Kiều Ly 1556020052
4. Thái Thị Thu Nga 1556020058
5. Phan Thị Trang 1556020117
6. Lê Thị Kiều 1556020042

MỤC LỤC
1. Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi đầu thanh niên 3
1.1 Khái niệm tuổi thanh niên 3
1.2 Thuật ngữ và giới hạn độ tuổi. 3
1.3 Những quan niệm về lứa tuổi thanh niên 4
2. Yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý 4
2.1 Sự phát triển về mặt thể chất: 4
2.2 Điều kiện sống và hoạt động 5
3. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ 5
3.1 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ 5
3.2 Hoạt động học tập 7
4. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của lứa tuổi đầu thanh niên 7
4.1 Sự phát triển tự ý thức: 7
4.2 Sự hình thành thế giới quan: 8
4.3 Xu hướng nghề nghiệp: 9
4.4 Hoạt động giao tiếp 10
5. Một số vấn đề thường gặp ở giai đoạn đầu thanh niên 11
6. Tài liệu tham khảo 13

1. Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi đầu thanh niên
1.1 Khái niệm tuổi thanh niên
- Trong tâm lí học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc vào tuổi người lớn.
Định nghĩa này nói tới 2 giới hạn:
 Giới hạn sinh lí (dậy thì)
 Giới hạn xã hội (tuổi người lớn).
Việc nghiên cứu lứa tuổi thanh niên là một việc rất phức tạp, vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm lí, sinh lí cũng trùng hợp với các thời hạn trưởng thành về mặt xã hội.
- Trẻ em ngày nay lớn nhanh hơn và đạt được sự trưởng thành đầy đủ sớm hơn. So với hai, ba thế hệ trước, sự dậy thì được kết thúc sớm hơn 2 năm.

1.2 Thuật ngữ và giới hạn độ tuổi.
Đến nay thuật ngữ chỉ giai đoạn phát triển này chưa hoàn toàn thống nhất.
- I.X. Kon gọi là tâm lý của học sinh phổ thông trung học vì đây là giai đoạn tương đương với lứa tuổi học sinh PTTH. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng được giáo dục PTTH.
- A.V. Petrovski gọi là tâm lý học lứa tuổi thanh xuân và chỉ xét ở học sinh phổ thông trung học.
- D.B Elkonin gọi là tâm lý học đầu tuổi thanh niên..
Để bao hàm được nội dung của tâm lý học phát triển thì thuật ngữ tâm lý học đầu tuổi thanh niên (đầu tuổi thanh xuân) dường như là hợp lý nhất.
- Giới hạn độ tuổi:
Việc giới hạn độ tuổi cho tới nay vẫn có những ý kiến chưa hoàn toàn được thống nhất nhưng nhìn chung độ tuổi được xác định trong khoảng:
 Từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
 Từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên).
Về cơ bản lứa tuổi đầu thanh niên (15-18 tuổi) là giai đoạn lứa tuổi tương đương với khoảng thới gian học THPT ở hầu hết các nước trên thế giới, ở Việt Nam nó trùng với lứa học sinh lớp 10,11,12.

1.3 Những quan niệm về lứa tuổi thanh niên
- Có nhiều lý luận khác nhau về lứa tuổi thanh niên:
 Quan niệm sinh vật học coi yếu tố đầu tiên xác định tuổi thanh niên là sự tiến hóa của cơ thể, các quá trình sinh vật của tuổi trưởng thành quyết định tất cả mọi cái khác.
 Các lý luận tâm lý học tập trung xem xét những quy luật tiến hóa của tâm lý học, của ý thức.
 Các nhà phân tâm học quan tâm nhiều nhất đến sự phát triển của tính dục.
 Nhà xã hội học lại chú ý trước hết đến tính xã hội của giai đoạn phát triển này
 Các nhà sinh lý học thì phân chia quá trình này thành ba giai đoạn: trước dậy thì, dậy thì và sau dậy thì. Tâm lý học lứa tuổi lại thường gắn tuổi thiếu niên với giai đoạn đầu và tuổi thanh niên gắn với giai đoạn thứ ba.

2. Yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý
2.1 Sự phát triển về mặt thể chất:
- Trong dân gian chúng ta thường có một câu nói “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Đây không phải chỉ là một câu nói bông đùa cho vui mà còn ẩn chứa một ý nghĩa quan trọng trong đó. Đây là một thời kỳ phát triển hoàn chỉnh về mặt thể chất, nó thể hiện qua 3 mặt sau đây:
 Về chiều cao: Nhịp độ tăng trưởng chiều cao đã chậm lại, các em đã đạt được sự tăng trưởng trung bình vào khoảng 16-17 tuổi đối với nam. Chính vì điều này mang tới cho các em một thân hình cân đối và khỏe mạnh.
 Về trọng lượng: Phát triển nhanh cân nặng của một thanh niên 16, 17 tuổi có thể cao gấp đôi cân nặng của một thiếu niên, cùng với đó là sự tăng cường của sức mạnh, sức bền và sự dẻo dai
 Về phát triển hệ thần kinh: Số lượng dây thần kinh dần tăng lên, liên kết các thành phần khác của cơ não lại, hoạt động trí tuệ của các em có thể hoạt động đến mức tối cao, tư duy ngôn ngữ, phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh
Thông qua 3 mặt trên thì ta có thể thấy sự phát triển thể chất của lứa tuổi này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập, sự lựa chọn nghề nghiệp sau này.
2.2 Điều kiện sống và hoạt động
- Vị trí trong gia đình:
Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, các em được cha mẹ trao đổi một số vấn đề quan trọng của gia đình. Đối với bản thân, các em cũng đã nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, đó là các em biết chú ý đến nề nếp, lối sống, sinh hoạt của gia đình mình hơn trước.
- Nhà trường:
Học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của các em, nhưng tính chất, mức độ phức tạp và đòi hỏi cao hơn hẳn. Nó đòi hỏi các em phải có tính tự lập, tích cực, tự giác, logic, sáng tạo trong việc học. Song song với việc học thì trong quan hệ nhà trường các em cũng có một sân chơi khá bổ ích  nữa đó là tham gia vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đây là một môi trường khá năng động giúp các em rèn luyện được tính nguyên tắc, tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình
- Ngoài xã hội:
 Về quyền lợi: Được Hiến pháp quy định: Công dân 18 tuổi có quyền bầu cử, quyền kết hôn, trách nhiệm thực sự trước xã hội...
 Về mối quan hệ: Mối quan hệ xã hội lúc này được mở rộng hơn trước, các em đã có dịp hòa nhập với cuộc sống đa dạng, phức tạp hơn, giúp các em có thể tích lũy được nhiều kiến thức.
Tuy nhiên, do hoạt động xã hội hiện đại đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao hơn, nên chúng ta phải dành nhiều thời gian cho việc học. Dẫn đến kéo dài giai đoạn trưởng thành nên xây dựng địa vị không phải nhất quán
Ví dụ: Về tuổi được coi là người trưởng thành nhưng mặt khác thì vẫn bị coi là trẻ em, vẫn còn đi học, phụ thuộc kinh tế gia đình.

3. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
3.1 . Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
- Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn
 Đặc điểm của sự phát triển cảm giác, tri giác là tính có ý thức, có mục đích dẫn đến óc quan sát có mục đích, có hệ thống rõ rệt
Ngoài ra quá trình quan sát thường gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Tuy nhiên sự quan sát của các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn còn đại khái, phiến diện rồi đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế. Ví dụ khi chúng ta gặp một cô gái “bán hoa” thì ngay lập chúng ta sẽ cho rằng đó là một cô gái hư hỏng không ra gì. Như vậy chúng ta đã không xem xét từ các phương diện mà vội vàng đánh giá người ta như vậy
- Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt: Trí nhớ có chủ định, có ý nghĩa chiếm ưu thế. Biết tìm ý chính của vấn đề, lập dàn ý làm điểm tựa cho trí nhớ
Các em biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Tuy nhiên một số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, hay có thái độ coi thường việc học và ghi nhớ máy móc học vẹt, không nhớ lâu dài được
- Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Đây là giai đoạn hoàn thiện các năng lực trí tuệ. Theo như G.Piaget ở tuổi này đã đạt được các thao tác trí tuệ bậc cao như người lớn đó là tư duy hình thức, tư duy logic
 Các em có khả năng tư duy lí luận, tu duy trừu tượng một cách  độc lập và sáng tạo hơn
 Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Ví dụ là khi có một khái niệm mới thì các em sẽ phân tích nó rồi đi so sánh với các khái niệm tương tự từ đó các em sẽ dễ dàng nắm bắt các khái niệm hơn
 Năng lực tư duy phát triển đa góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lí mới đó là tính hoài nghi khoa học. Nghĩa là các e thường đặt câu hỏi tại sao để các em có thể nắm bắt thông tin một cách rõ ràng chi tiết hơn
- Cấu trúc hoạt động trí tuệ ở lứa tuổi này phức tạp và có tính phân hóa rõ rệt so với lứa tuổi tiểu học
- Tóm lại ở lứa tuổi này sự phát triển trí tuệ đã đạt ở mức cao và đang được hoàn thiện trong quá trình học tập. Càng lên cao thì các năng lực trí tuệ càng phát triển, điều này tạo cơ hội cho khả năng tư duy độc lập, tư duy khái quát hóa, tư duy sáng tạo, chuẩn bị cho việc học lên cao, học nghề và vào đời của các em
Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng.

3.2 .Hoạt động học tập
-   Nội dung và tính chất hoạt động học tập của học sinh phổ thông trung học khác nhiều so với lứa tuổi trước đó. Hoạt động học tập của học sinh phổ thông trung học đòi hỏi cao về tính năng động, tính độc lập gắn liền với xu hướng học tập lên cao hay chọn nghề, vào đời
 Hoạt động học tập đòi hỏi cao tính năng động, tính độc lập
 Hoạt động học tập đòi hỏi đòi hỏi sự phát triển khả năng nhận thức cao, đòi hỏi tư duy lí luận, sự suy đoán logic
- Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt
Các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Thái độ có ý thức đối với việc học được tăng lên mạnh mẽ. Việc học tập có ý nghĩa sống còn trực tiếp vì các em đã có ý thức rõ ràng việc học tập sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bản thân sau này. Điều này làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình và các em có thái độ lựa chọn đối với từng môn học
- Ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em.

4. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của lứa tuổi đầu thanh niên
4.1 .Sự phát triển tự ý thức:
Tự ý thức là mức độ cao của ý thức, là khả năng nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình.
Khả năng tự ý thức phát triển khá sớm và hoàn thiện qua từng thời kỳ ở mỗi người, nhất là lúc 15, 16 tuổi là phát triển mạnh
- Biểu hiện đặc trưng:
 Có khả năng tự đánh giá về mình trong nhóm xã hội, cộng đồng xuất phát từ những hoạt động và yêu cầu của cuộc sống trên bình diện thể chất, tâm lý, đạo đức khá mạnh mẽ
 Có nguyên tắc tổ chức, kỷ luật cao hơn
 Khả năng tự đánh giá hình ảnh bản thân khá tốt, chú ý hơn đến hình dáng bề ngoài. Trong giai đoạn này, bạn nam và bạn nữ đã biết chải chuốt hơn, tạo phong cách, các tính cho mình, không còn xuề xòa như trước để tạo hình ảnh tốt hơn trong mắt người khác, nhất là đối với bạn khác giới
 Đánh giá về những phẩm chất giới tính
 Khát khao muốn biết mình là ai, có năng lực gì, muốn thể hiện cái khác biệt, cái tôi của mình qua việc tự nguyện nhận những nhiệm vụ khó khăn và cố gắng hoàn thành nó; hoặc ngầm so sánh mình với những người xung quanh để tự đánh giá những phẩm chất cá nhân của mình
Nó phụ thuộc vào cách giáo dục của gia đình và nhà trường có tạo cơ hội, điều kiện cho các bạn có sự phát triển tích cực không.
4.2 .Sự hình thành thế giới quan:
Thế giới quan: Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung quanh, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Học sinh THPT đã có quá trình tích lũy một hệ thống tri thức, kỹ năng, lối sống, hành vi...trong nhiều năm nên đã có khả năng đúc kết những suy nghĩ của mình trong việc nhìn nhận thế giới
- Học được những thói quen đạo đức, nhận thức được cái tốt, cái xấu...để dần đần ý thức được quy tắc và hành vi của mình                                                                                                                                                                                     Sự nhìn nhận về tự nhiên, xã hội, con người của thanh niên giúp họ có những lý giải đối với các hiện tượng trong cuộc sống cũng như bản thân mình

4.3 .Xu hướng nghề nghiệp:
- Nghề nghiệp là vấn đề quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Thế nhưng, câu hỏi học gì? làm gì? luôn là vấn đề trăn trở của các bạn khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời, đặc biệt là đối với học sinh trung học phổ thông. Trong giai đoạn đầu thanh niên này, nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc cần thiết của học sinh. Các bạn biết quan tâm suy nghĩ hơn vì hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựa chon một cách đúng đắn hay không. Có nhiều bạn biết so sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả năng của mình với yêu cầu nghề nghiệp. Tuy nhiên, theo thống kê gần đây, từ Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp Cao đẳng và Đại học thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM, chỉ có 5% học sinh hiểu biết về ngành mình chọn, 20% hiểu một cách tương đối, và đến 75% thiếu hiểu biết về quyết định của mình. Đại đa số các em hướng vào con đường đại học, cao đẳng trong khi chưa chắc đã dủ khả năng để theo. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM thuộc sở Lao động và Thương binh xã hội TP.HCM về xu hướng lựa chọn bậc học, trên 10.000 học sinh lớp 11, 12 tại 19 quận huyện trên địa bàn TP.HCM các năm 2012, 2013, 2014 rất đáng để suy nghĩ. Năm 2013 có 93.41% học sinh chọn đại học, cao đẳng và 6.69% học sinh chọn trung cấp. Khảo sát năm 2014, 2015 có 89% học sinh chọn thi đại học và 11.05% chọn thi cao đẳng, hoặc cứ 1/3 người không đậu đại học thì tiếp tục thi lại. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Quản trị nhân lực trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhận định: “Tâm lý của phụ huynh và học sinh là cứ phải học đại học mà không cần biết nhu cầu thực tế ra sao.”, vì họ chưa có đầy đủ hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp. Vậy nguyên nhân là do đâu? Chính yếu là do công tác hướng nghiệp của nhà trường và các đoàn thể còn nhiều bất cập.

4.4  Hoạt động giao tiếp
• Quan hệ với cha mẹ và bạn bè
- Tình bạn là tình cảm quyến luyến quan trọng nhất ở tuổi đầu thanh niên và là giai đoạn tất yếu của quá trình cảm thông và hiểu biết lẫn nhau của con người. Những công trình nghiên cứu xã hội học và tâm lý học hiện đại cho thấy rằng, sự giao lưu với các bạn bè cùng tuổi có màu sắc cảm xúc đặc biệt, nó mang tính chất ổn định và sâu sắc. Quan hệ với bạn bè cùng tuổi chiếm vị trí tuyệt đối, trong khi quan hệ với những người lớn hơn hoặc ít hơn chiếm một vị trí khá nhỏ bé. Điều này chững tỏ thanh niên có những khát khao muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống.
- Cùng với sự trưởng thành về nhiều mặt, lòng khát khao này được biểu hiện trong quan hệ của thanh niên đối với cha mẹ: quan hệ phụ thuộc dựa dẫm vào cha mẹ dần dần được thay bằng quan hệ bình đẳng tự lập.
• Tình bạn:
- Nhu cầu tình bạn đã có từ tuổi thiếu niên và sớm hơn nữa song nó trở nên mạnh mẽ và bức bách một cách rõ rệt ở tuổi thanh niên. Khác với lứa tuổi thiếu niên, tình bạn chủ yếu là cùng tính cách, sở thích, vui chơi, đọc sách... Nhưng đến giai đoạn này, tình bạn phát triển lên một mức độ cao hơn đó là cùng chung lý tưởng, chí hướng mà cá nhân họ muốn hướng đến. Tình bạn ở giai đoạn này đi vào một chiều sâu hơn. Họ có nhu cầu tâm sự, muốn có tình cảm ấm áp và cùng nhau phấn đấu vì một chí hướng, giá trị nào đó. Do khả năng tự ý thức phát triển mạnh mẽ và do những mâu thuẫn vốn có ở tuổi này mà thanh niên có nhu cầu chia sẽ những rung động của mình một cách gay gắt, các em luôn muốn dốc bầu tâm sự với bạn bè. Vì vậy, thanh niên hiểu bạn như hiểu một cái “tôi” khác của mình.
- Trong giai đoạn này, thanh niên khát khao muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu sống tự lập. Đặc biệt, nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Ở trong một tập thể, họ thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và phát huy được những điểm mạnh, hòa nhập được với bạn bè. Chính những điều này sẽ làm xảy ra hiện tượng có những người được nhiều người yêu mến và cũng có nhiều người không được yêu mến. Điều đo khiến họ phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân cho phù hợp.
• Tình yêu
- Ngoại trừ tình bạn ở độ tuổi này thì còn xuất hiện một loại tình cảm mới đã làm vui sướng và đau đớn biết bao nhiêu trái tim của cả học sinh lẫn phụ huynh, nó chính là tình yêu trai gái. Hay một cách gọi mộng mơ của người đời là tình yêu tuổi học trò
Mặc dù sự quan tâm và say đắm đối với người khác giới đã xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên nhưng nó chỉ thật sự mạnh mẽ và sâu sắc khi bước vào giai đoạn đầu thanh niên. Đây là một sự khởi đầu bình thường và tất yếu trong sự phát triển của một con người. Nhưng khi nhắc tới tình yêu tuổi học trò thì phụ huynh lại buồn rầu vì sợ con em mình có bầu, nhà trường lại ngao ngán vì điểm số các em rất chán, xã hội thì lại tức tối vì nhiều cặp yêu nhau trong góc tối. Đó là những góc tối, những mặt xấu trong tình yêu tuổi học trò. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn về một phương diện khác thì tình yêu ở lứa tuổi này vẫn còn những mảng hồng tươi sáng. Đó là gì? Những anh chàng lôi thôi lếch thếch lại bắt đầu biết tuốt lại vẻ bề ngoài. Những cô nàng sổ sàng, ăn nói to lớn lại bắt đầu đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên.
- Ở giai đoạn này, chúng ta có những rung cảm mà trước giờ chưa bao giờ có. Cái đá mắt ấy có nghĩa là gì? Nụ cười ấy có nghĩa ra làm sao? Đó là chúng ta đã bắt đầu biết tinh tế hơn. Không biết người ấy ăn cơm chưa, có học bài chưa, thậm chí là có tắm chưa. Đó chính là chúng ta biết quan tâm hơn đến đối phương. Khi bắt đầu yêu, chúng ta luôn muốn mình có một hình ảnh đẹp trọn vẹn hơn trong mắt người kia. Vì vậy, chúng ta sẽ tập rèn giũa bản thân mình. Cố gắng học giỏi hơn để người ta ngưỡng mộ, chú ý hơn đến mình, cố gắng sống tốt hơn để người ta yêu thương mình.
- Không phải tình cảm tuổi học trò nào cũng nhất thời. Nhưng cho dù vậy đi chăng nữa thì cũng là một kỷ niệm đẹp của thời áo trắng đó, trở thành hành trang cho chúng ta bước vào đời
- Không phải tình yêu tuổi học trò nào cũng xấu. Bản chất tình yêu ở tuổi học trò không xấu. Mà xấu hay không là do cách chúng ta yêu.

5. Một số vấn đề thường gặp ở giai đoạn đầu thanh niên
Ở lứa tuổi đầu thanh niên hiện nay, hầu hết các bạn được sinh ra trong một môi trường xã hội thuận lợi. Nhưng cũng vì thuận lợi đó mà ở các bạn thường có những ưu và nhược điểm:
- Thứ nhất, đây là khoảng thời gian mà các bạn bắt đầu quan tâm tới chính trị, xã hội. Ở một số thanh niên, tình cảm và ý chí phấn đấu còn yếu nên rất dễ dàng bị những thành phần phản động trên các trang mạng xã hội dụ dỗ và lôi kéo.
- Thứ hai, trình độ giác ngộ về xã hội còn thấp. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay. Thanh niên còn là lứa tuổi mộng mơ, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức, dáng vẻ bên ngoài dẫn đến tình trạng đua đòi, ăn chơi, sống xa hoa lãng phí, có mới nới cũ.
- Ở lứa tuổi đầu thanh niên này rất hăng hái, nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dễ bi quan chán nản, tự ti, mặc cảm khi gặp thất bại.
- Đây là lúc các em đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nên cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo, ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em có xu hướng nghĩ tới tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: