Sự trầm cảm nghĩa là gì?
Theo Robert Priest...
Robert Priest - giáo sư tâm thần học tại Đại học London và là cố vấn của bệnh viện St Mary, London
Robert Priest nói...
-----
Về nhiều phương diện, sự trầm cảm, tức suy sụp tinh thần, tương tự như sự lo âu và cả hai có quan hệ với nhau. Trầm cảm là một cảm xúc có khía cạnh sinh lý rất mạnh. Thường thì nó có thể xuất hiện sau thời kỳ lo âu, hoặc do lo âu gây ra, hay xuất hiện song song cùng với sự lo âu. Khoảng 80% những người mắc phải lo âu hay trầm cảm đều bị ảnh hưởng bởi cả hai.
Tuy nó giống với lo âu thật, nhưng nói chung, nó do một điều gì đó đã xảy ra tạo nên.
Buồn là triệu chứng rõ rệt nhất của trầm cảm. Nó thường là do sự mất mát nào đó gây ra và có thể kéo dài trong vài phút, vài ngày, hoặc lâu hơn nữa...
Robert Priest đã nhắc đến những nguyên nhân phổ biến của trầm cảm:
- Quan hệ không hạnh phúc (không tốt đẹp)
-Bổn phận làm cha làm mẹ
-Ly dị/ly thân
-Con cái đi xa
-Khó khăn về tài chính
-Thất bại trong công việc
-Người thừa thãi trong gia đình (họ cho rằng họ như vậy)
-Già yếu, bệnh tật
-Mất người thân/người quan trọng nào đó...
Robert Priest nói rằng: Có thể trầm cảm đôi khi cũng là một việc tốt...
Trong một khoảnh khắc tôi rất khó hiểu câu nói này, nhưng nghĩ lại bạn sẽ cảm thấy nó có một phần nào đó khá đúng.
Đôi khi trầm cảm cũng là một việc tốt, nó có thể giúp chúng ta suy nghĩ về các thất bại hay thất vọng trong quá khứ và tính toán xem có thể có những biện pháp gì để tránh sự thất vọng tương tự trong tương lai.
Đó là cách để rút lui khỏi thế giới trong chốc lát, khi đầu óc cần ứng phó với sự đổi thay nặng nề và gây đảo lộn.
Triệu chứng thường gặp: buồn bã, mất hứng thú, mất năng lực, mất tập trung, suy nghĩ lung tung, tội lỗi, cảm thấy không xứng đáng...
Khi bị trầm cảm, bạn dễ cảm thấy hứng hờ. Bạn có thể thấy ngay cả chuyện rửa mặt, chải đầu vào buổi sáng cũng là quá cực khổ.
Trong trầm cảm, sự giải thích không phải lúc nào cũng rõ ràng. Những triệu chứng này là có thể hiểu được một khi bạn biết cái gì gây ra cho bạn cảm giác trầm cảm. Chúng sẽ trở nên bí ẩn -và có lẽ gây nhiều lo âu hơn- nếu có vẻ như không do một nguyên nhân nào cả. Những loại suy sụp tinh thần như vậy (có vẻ như là xuất phát từ bên trong) được gọi là trầm cảm nội sinh (nói thẳng ra là do trong lòng chúng ta tạo ra). Những trầm cảm có nguyên nhân rõ ràng (hay theo như tôi đã nói ở chương chứng bệnh trầm cảm thì là bị/được kích thích suy nghĩ) gọi là trầm cảm phản ứng.
Trầm cảm nghiêm trọng...
Trầm cảm có thể trở nên nặng, dẫu đó là tự sinh hay phản ứng -nói một cách khác, dẫu có nguyên nhân bên ngoài rõ ràng hay không. Những triệu chứng mà chúng ta đã thấy (cảm thấy chậm chạp, dễ la hét, cảm thấy thờ ơ, mất tập trung, mất hứng thú, đãng trí...) trở nên xấu hơn hay tăng thêm về số lượng; và nếu quá sức suy sụp, bạn có thể cảm thấy chẳng còn lối thoát. Bản thân cảm giác đó rất dễ dẫn đến sự trầm cảm và cũng như sự lo âu, càng cảm thấy tuyệt vọng, bạn càng trở nên trầm cảm nặng hơn và một thứ vòng tròn luẩn quẩn mỗi lúc một xấu thêm.
Tự một mình bạn khó có thể phá vỡ được vòng luẩn quẩn này. Nếu cứ phó mặc mình khi cảm thấy hết sức suy sụp tinh thần, bạn có thể có khuynh hướng nghĩ đến những điều không hay, cảm thấy bi quan về mọi chuyện và càng suy sụp hơn.
Trong các giai đoạn đầu của sự trầm cảm, bạn có thể nhờ bạn bè giúp đỡ và cảm thông. Nhưng nếu các cảm giác của bạn không có nguyên nhân rõ ràng và nếu sự trầm cảm của bạn trở nên nặng, dẫu có nguyên do hay không, bạn có thể bắt đầu muốn tránh né người khác và thích chìm trong cảnh cô độc -một điều sẽ chẳng tốt chút nào cho bạn cả.
Những triệu chứng xuất hiện sẽ làm cho bạn khó lòng phân biệt rõ ràng được mọi chuyện và tự cứu mình.
Vấn nạn nằm ở chỗ khi một sự trầm cảm nghiêm trọng như vậy không được chữa trị, người mắc phải cảnh đó cuối cùng có thể đi đến tình trạng tuyệt vọng hoàn toàn. Lối thoát của họ có thể là dưới dạng say sỉn hay lạm dụng ma tuý hay hơn thế nữa... nhưng chỗ trú chân cuối cùng dành cho những người cảm thấy cuộc đời hoàn toàn bế tắc chính là nguyên sinh và đây mới là mối nguy hiểm thật sự.
Robert Priest cho rằng trầm cảm có thể chữa trị theo cách ứng phó với những khó khăn trong đời sống hàng ngày...
Ngoài ra thì hãy đi gặp bác sĩ chuyên ngành...
-----
Chương này đều là Robert Priest nói....
---
Đọc xong hãy vote truyện K với a~~~
Có gì thắc mắc hay muốn K viết về chứng bệnh tâm lý nào đó hay có vấn đề muốn hỏi thì cứ việc cmt, K sẽ trả lời toàn bộ...
谢谢你们。。。
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro