Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

1. OCD ( Rối loạn ám ảnh cưỡng chế )

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế  (Obsessive Compulsive Disorder O.C.D) là một rối loạn dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại, như nỗi sợ sự dơ bẩn đi kèm với sự thôi thúc, thói quen thực hiện một hành động cụ thể, như tắm rửa quá nhiều. Những hành động này giúp kiểm soát và giảm bớt những nỗi sợ gây ra bởi những ý nghĩ ám ảnh. Một tình trạng thường thấy là những ý nghĩ ám ảnh không đi kèm hành động, và cũng có thể những hành động cưỡng chế lại không đi kèm ý nghĩ, tuy nhiêm trường hợp sau tương đối hiếm.

Vây, khi nào một thói quen được coi là hành vi cưỡng chế? Đây là một câu hỏi khó, vì luôn có một ranh giới rất nhỏ giữa việc có thói quen làm một việc gì đó mà không có vấn đề gì, và việc thực hiện hành động ấy một cách ám ảnh. Ví dụ, nếu bạn hút bụi nhà mình một lần mỗi ngày, bạn chỉ cho rằng bản thân mình là người biết chăm chút, tuy nhiên một số người khác sẽ thấy rằng việc ấy là thừa thãi – hầu hết mọi người chỉ hút bụi nhà một tuần một lần. Nhưng nếu một vài tiếng sau khi bạn hút bụi nhà, bạn lại thấy cần thiết phải hút bụi lần nữa vì còn một vài miếng bông trên thảm trải sàn, rất có thể bạn đang bị ám ảnh.

Một cách để kiểm tra là hãy không hút bụi nhà trong một ngày để xem bản thân cảm thấy thế nào. Bạn thấy thư giãn vì có thêm thời gian dành cho bản thân, hay bạn lo lắng liên tục vì nhà bẩn hoặc vì bạn chưa hoàn thành việc nhà? Hãy suy nghĩ về phản ứng của bản thân và quyết định xem bạn có thể mắc hội chứng này không.

Ví dụ về các ám ảnh (Obsessions)

• Sợ hành vi đáng xấu hổ của bản thân.

• Cái chết và thiên tai.

• Sự ô nhiễm, dơ bẩn.

• Suy nghĩ ám ảnh về tình dục.

• Sự sắp xếp có trật tự, hài hòa, đối xứng.

• Bị quấy rầy bởi những ý nghĩ, hình ảnh không mong muốn.

• Không hài lòng với cơ thể.

Ví dụ về các hành vi cưỡng chế (Compulsions)

• Lau chùi.

• Tắm giặt.

• Kiểm tra.

• Đếm.

• Đo.

• Những hành động, việc làm lặp đi lặp lại.

• Thú nhận những tội lỗi tự tưởng tượng ra.

• Tích trữ.

• Chậm chạp.

Nguyên nhân chính xác của chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế chưa được xác định, tuy nhiên đã có một số chứng cứ chỉ ra rằng sự thiếu cân bằng chất dẫn truyền thần kinh gọi là serotonin, hoặc sự gián đoạn quá trình sự trao đổi chất của serotonin có liên quan đến chứng rối loạn này. Điều này được chứng minh bởi sự phục hồi của các bệnh nhân khi họ sử dụng những thuốc làm tăng lượng serotinin trong não (ví dụ Anafranil, Prozac, Zoloft và Paxil). Lĩnh vực này cần được nghiên cứu sâu hơn.

Giống như các chứng rối loạn lo âu khác, OCD có thể được điều trị bằng cách tự “phơi nhiễm” (tức là không lảng tránh tình huống gây lo lắng và không thực hiện hành vi lặp lại) và các liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), đôi khi áp dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm (Anti-depressants). Quá trình phục hồi thường tương đối chậm nhưng việc cố gắng, nỗ lực sẽ đạt được kết quả tích cực và việc phục hồi hoàn toàn là điều có thể.

Thông tin bổ sung về các ám ảnh/hành vi cưỡng chế

Dưới đây là các loại suy nghĩ ám ảnh thường gặp nhất ở những người mắc OCD. Lưu ý: Chỉ là suy nghĩ ám ảnh. Đa phần những người măc OCD là những người không bao giờ hành động thật mà họ chỉ “lo sợ” rằng tại sao mình có những ý nghĩ như vậy mà thôi.

Sợ sự ô nhiễm, dơ bẩn – Những chất thải, chất tiết ra từ cơ thể, như nước tiểu, nước bọt và máu. Đất và vi khuẩn – thôi thúc phải lau chùi tắm giặt liên tục.

Tích trữ – Khiên cưỡng khi phải vứt đồ vật đi, bất kể giá trị hay tính hữu dụng của vật đó. Lục thùng rác để đảm bảo rằng các đồ vật giá trị không bị vứt đi. Sưu tầm những đồ vật vô dụng.

Sắp xếp – Muốn mọi thứ luôn hài hòa, đối xứng. Sắp xếp tất cả mọi thứ xung quanh. Muốn mọi thứ đều “hoàn hảo”, chính xác. Luôn tìm kiếm cảm giác “hài hòa, cân bằng”. Luôn bận rộn với việc sắp xếp các đồ vật như giấy tờ, sách báo một cách “hoàn hảo”.

Tôn giáo – Sợ bị trừng phạt, hoặc cảm thấy tồi tệ vì có những ý nghĩ xúc phạm, báng bổ hoặc có những phát ngôn xấu. Lo lắng về tôn giáo, tín ngưỡng. Nhắc đi nhắc lại hoặc luôn luẩn quẩn trong những ý nghĩ, hình ảnh về tôn giáo.

Hung dữ – Ý nghĩ ám ảnh về việc tự làm hại bản thân, làm hại người thân hoặc những người xung quanh. Sợ buột miệng nói ra những câu chửi rửa, tục tĩu. Sợ rằng mình sẽ làm theo những ý nghĩ thôi thúc dù không mong muốn, như đâm chém hoặc đâm xe vào ai đó.

Trách nhiệm – sợ rằng mình sẽ làm hại người khác vì bản thân vô ý. Nhặt những mảnh vỡ thủy tinh trên đường, báo với mọi người đèn giao thông bị hỏng, thu dọn những thứ có thể làm bị thương người khác. Sợ rằng những hành động vô ý này hoặc những hành động khác của mình có thể dẫn đến những tai họa khủng khiếp, như cháy nhà, hay trộm cắp đột nhập. Sợ những lời nói của mình có thể bị hiểu sai và làm tổn thương người khác, bắt người khác phải đảm bảo. Đây cũng là một trong những biểu hiện của sự thôi thúc luôn phải nói những điều “hoàn hảo”.

Tình dục – Những thôi thúc/hình ảnh/ý nghĩ về tình dục có thể trở nên đáng lo ngại. Ý nghĩ ám ảnh về việc xâm hại con mình hoặc con người khác (mặc dù không bao giờ xảy ra). Nghi ngờ giới tính của bản thân. Việc nhìn một người cùng giới có thể gây ra những ý nghĩ này vì họ cảm thấy mình có thể đang phát những tín hiệu “đồng tính”, hoặc nghĩ rằng việc chỉ đi qua những người đồng tính cũng có thể bị “lây nhiễm”. Ý nghĩ hoặc hình ảnh có xu hướng tình dục bạo lực đối với người khác.

Mê tín – Sợ hãi khi nói/nghĩ đến những từ nhất định vì những hậu quả có thể gây ra. Không thể dùng một số màu, con số, chữ cái nhất định vì cho rằng nó có tính tiêu cực, một số chữ số mang đến điều không may mắn. Tuân thủ một cách hà khắc những nỗi sợ hãi mê tín. Mọi thứ đều có thể trở nên “tích cực” hay “tiêu cực” và cách nghĩ này vô cùng cứng nhắc và luôn thường trực trong cuộc sống hằng ngày.

Hoàn hảo – Sự thôi thúc phải ghi nhớ những điều nhất định như các câu slogan, biển số xe, họ tên, từ ngữ hoặc những sự việc trong quá khứ. Đây cũng có thể được coi là Nỗi sợ quên. Sợ nói điều gì đó không đúng hoặc không “hoàn hảo” và/hoặc để sót các chi tiết. Điều này khiến họ luôn cố gắng hết sức để kể tất cả mọi thứ một cách chính xác nhất. Lo lắng về việc mắc lỗi. Hay bị khó chịu bởi cảm giác của quần áo, bề mặt da. Những khiếm khuyết nhỉ có thể khiến họ điên lên vì khó chịu.

Những ám ảnh khác – Hay bị khó chịu bởi các tiếng động như tiếng kim đồng hồ chạy, tiếng ồn lớn hoặc tiếng vo ve. Bị quấy rầy bởi những tiếng động, âm nhạc, từ ngữ. Luôn lặp đi lặp lại một bài hát trong đầu.

Bạn có mắc hội chứng này không?

Tất cả mọi người đều mắc chứng OCD ở hình thức này hay hình thức khác nhưng hầu hết đều có thể kiểm soát và không để những cảm xúc này ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Có một ranh giới rất mong manh giữa ám ảnh và các hoạt động bình thường hằng ngày. Những điều chúng ta làm hằng ngày có thể được coi là ám ảnh vì đó là những thói quen mà chúng ta phải làm. Ví dụ như đánh răng, tắm rửa, hút bụi nhà cửa, lau chùi, đổ rác, vứt đồ ăn hết hạn khỏi tủ lạnh, giặt là, dọn toilet, kiểm tra chắc chắn rằng cửa và cửa sổ đã khóa…v.v.

Nó chỉ trở thành một ám ảnh khi bạn cảm thấy cần phải làm việc ấy – đôi khi làm đi làm lại – và bạn không thể thoải mái hay vui vẻ cho đến khi bạn đã làm xong và tất cả mọi thứ đều “hoàn hảo”.

Tôi không cho rằng mình là một người mắc chứng OCD. Tuy nhiên tôi có những thói quen mà tôi thích tuân thủ, và vì vậy, cũng có thể nói rằng tôi bị mắc chứng này nhẹ.

Tôi từng để sẵn bát của mèo và hộp đồ mà tôi định sẽ cho chúng ăn ra một góc vào mỗi buổi tối. Tôi thậm chí còn lấy cả dĩa ra để sẵn sàng dầm đồ ăn ra nữa. Thời gian trước khi tôi còn uống trà, tôi thường để sẵn cốc trà và cả túi trà sẵn sàng ra bàn để ngày mai sẽ uống. Giờ tôi không còn làm thế nữa, nhưng đó là thói quen mỗi tối của tôi trong suốt một thời gian dài.

Tối là một người tương đối tự hào và chăm chút cho ngôi nhà của mình, vậy nên tôi thích mọi thứ luôn ở trong tình trạng mà tôi muốn. Không phải tất cả những điều này là OCD – hầu hết chỉ đơn giản là vì tôi không thể ngồi yên lâu và luôn tìm được một việc gì đó để làm! Đôi khi tôi bận rộn quanh quẩn cả đêm vì phải làm tất cả mọi việc.

Bạn trai tôi cũng không mắc chứng OCD nhưng anh ấy luôn phải kiểm tra để chắc chắn rằng tất cả các cửa đều đã được khóa mỗi đêm – dù tôi đã nói với anh ấy rằng tôi vừa khóa cửa xong!

Ý tôi muốn nói rằng, tất cả chúng ta đều có thể được liệt vào dạng ám ảnh ở một mức độ nào đó và việc những thói quen của bạn có thật sự ám ảnh hay không là do bạn quyết định. Nếu bạn không chắc chắn, tôi gợi ý nên bỏ thói quen ấy và xem bạn cảm thấy thế nào – bạn cảm thấy nhất thiết phải làm việc ấy hay bạn không làm việc ấy cũng vẫn không sao?

Nếu bạn bị gặng hỏi về các hành động của mình và tự bào chữa rằng “Tôi không thể không làm điều này” hoặc “Tôi cần phải làm điều này” thì bạn nên cân nhắc việc bạn có thể đang mắc chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Nguồn: Meg – admin/founder của nomorepanic.co.uk

Người dịch: Lini

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tâmlý