Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tam ly

Làm thế nào để biết bạn đang gây nhàm chán cho người khác

Tham khảo

7 Tips to Know If You're Boring Someone

Don’t get me started on happiness...

Published on October 6, 2011 by Gretchen Rubin in The Happiness Project

Giống như hầu hết mọi người, tôi có rất nhiều chủ đề mà tôi thích nói về - những chủ đề đôi lúc gây hứng thú cho người khác và đôi lúc không.

Tôi đã lập 1 danh sách những dấu hiệu cho thấy tôi có thể đang gây nhàm chán cho 1 ai đó. 1 người không bỏ đi hoặc thay đổi chủ đề không có nghĩa là người đó thực sự bị thu hút trong 1 buổi nói chuyện. 1 thách thức đó là 1 người càng khéo trong giao tiếp, anh/ cô ấy càng giỏi trong việc che giấu sự nhàm chán. 

Sau đây là những yếu tố mà tôi đã quan sát khi cố gắng xác định liệu tôi có đang kết nối với người khác. Chúng hoàn toàn không có tính khoa học mà chỉ là những quan sát của tôi (chủ yếu từ sự để ý bản thân tôi hành xử như thế nào khi tôi thấy buồn chán và cố che giấu nó):

1. Những phản ứng chiếu lệ, lặp đi lặp lại. 1 người nói rằng: "Ồ vậy sao? Ồ vậy sao? Cái đó thật hấp dẫn. Ồ vậy sao?" cho thấy có lẽ họ không hứng thú. Hoặc 1 người cứ liên tục nói, "Vui thật."

2. Những câu hỏi đơn giản. Người đang cảm thấy buồn chán hỏi những câu đơn giản. Người cảm thấy hứng thú hỏi những câu phức tạp hơn cho thấy sự tò mò, không chỉ là lịch sự. 

3. Ngắt lời. Dù nó nghe có vẻ thô lỗ, ngắt lời thực sự là 1 dấu hiệu tốt. Nó có nghĩa là 1 người ngắt lời để nói điều gì khác.

4. Yêu cầu làm sáng tỏ. 1 người thực sự hứng thú với những điều bạn đang nói sẽ cần bạn nói thêm chi tiết hoặc giải thích. Nó cho thấy họ đang cố gắng theo sát những điều bạn đang nói. 

5. Mất cân bằng về thời gian nói. Nhiều người có giả định ngớ ngẩn rằng họ luôn luôn nói 80% trong 1 cuộc nói chuyện vì mọi người thấy họ nói thú vị. Đôi lúc, điều đó đúng, 1 cuộc thảo luận bao gồm 1 lượng thông tin lớn được người nghe khao khát; đó là 1 cuộc nói chuyện rất thoả mãn. Nhưng nhìn chung, những người hứng thú với 1 chủ đề thì họ có những điều của họ để nói; họ muốn bổ sung thêm những ý kiến, thông tin và kinh nghiệm của họ. Nếu họ không làm điều đó, họ có lẽ chỉ muốn cuộc nói chuyện kết thúc nhanh hơn. 

6. Vị trí cơ thể. Nếu họ hứng thú với chủ đề bạn nói, họ tập trung chú ý vào bạn, thay vì nhìn chỗ khác hoặc xem điện thoại. 

7. Tư thế của người nghe. Năm 1885, Sir Francis Galton đã viết 1 bài báo được gọi là 'Đo lường sự cựa quậy' (The Measurement of Fidget). Ông đã xác định được rằng con người ngồi thườn thượt và ngả người khi họ buồn chán, do đó 1 người diễn thuyết có thể đo lường sự buồn chán của 1 thính giả bằng cách xem tư thế ngồi của họ. 1 người chú tâm thì ít cựa quậy; người đang buồn chán thì cựa quậy nhiều hơn. 1 thính giả ngồi thẳng lưng và ngồi yên cho thấy họ đang hứng thú, trong khi 1 thính giả ngồi không yên cho thấy họ đang buồn chán. 

Định nghĩa tình đơn phương

Tình đơn phương (Unrequited love) chỉ về tình yêu lãng mạn, đam mê được cảm nhận bởi 1 người đối với người khác mà người đó về căn bản cảm thấy ít bị thu hút trước người yêu đơn phương. Người được yêu đơn phương không nhất thiết là hoàn toàn vô cảm (hoặc tiêu cực và thù địch). Nhiều người từ chối tình đơn phương (rejector) cảm nhận về tình bạn và thích người ngưỡng mộ họ. Nhưng sự khác nhau giữa thích (liking) và yêu (loving) là rõ ràng. 

Khi tình yêu không có tính qua lại lẫn nhau - khi sự thu hút, khao khát và nhu cầu được cảm nhận bởi 1 người mà không được đáp lại bởi người kia - thì khi đó kết quả là cách xa sự thoả mãn. Bản thân tình yêu không mang lại sự thoả mãn, mà chỉ có tình yêu có tính qua lại. Yêu đơn phương không đem lại niềm vui và hạnh phúc. Tình yêu chỉ đáng khao khát khi nó có tính có qua có lại. 

Tại sao tình yêu đơn phương xuất hiện?

Chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi cơ bản nhất: Làm thế nào tình đơn phương có thể xuất hịện? Một người có thể nghĩ rằng câu trả lời thật đơn giản, tình yêu có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu mà không cần sự đền đáp lại. Tuy nhiên, quan điểm này là ngây thơ. Nghiên cứu đã xác minh xu hướng con người thích những người thích họ (Jone & Wortman,1973; Kenny & Nasby, 1980). Phát hiện thấy 1 ai đó thích bạn, thật khó để tránh né cảm xúc thu hút đối với người đó. Vì vậy, tình đơn phương là 1 ngoại lệ đối với 1 trong những quá trình thu hút cơ bản nhất của con người được gọi là tính có qua có lại (reciprocity). 

Ta cũng cần phân biệt giữa sự thích và sự thu hút tình dục. Có lẽ sự thu hút tình dục không tuân theo nguyên tắc có qua có lại như thích. Có lẽ con người đơn giản thấy bản thân họ bị thu hút tình dục đối với 1 số người nhất định chứ không phải người khác. Và không ai biết lý do tại sao và chúng ta không thể làm gì được về điều này.

Có thể con người bị thu hút trước những người làm họ nhớ về bố mẹ của họ. Tất nhiên điều này xuất hiện mà không cần sự đảm bảo của tính có qua có lại. Nhưng những quá trình trên dường như không đủ để cung cấp 1 bối cảnh khái quát để hiểu về tình đơn phương.

1 kiểu mẫu quan trọng trong mối quan hệ quan tâm đến tính công bằng. Tình yêu lãng mạn cũng giống những mối quan hệ khác, có 1 sự trao đổi hoặc mặc cả ngầm (Walster, Berscheid & Walster, 1976). Thuật ngữ "thị trường hôn nhân" truyền đạt chính xác một số ý nghĩa của sự kết đôi ở con người. Vì mọi người đi từ cửa hàng này sang cửa hàng khác để  mặc cả 1 bạn tình, sử dụng những tài sản của họ như thu nhập và sự quyến rũ về ngoại hình để thu hút 1 ai đó. Tài sản của các cá nhân không buộc phải phù hợp, ngang nhau 1 cách chính xác. 1 ngôi sao lớn tuổi có thể mang lại danh tiếng và sự giàu có để thu hút 1 đối tác trẻ tuổi và quyến rũ về ngoại hình. Như 1 nguyên tắc chung, con người có xu hướng trở nên bất mãn và thậm chí đau khổ nếu họ ở trong 1 mối quan hệ không công bằng thường xuyên (Walster et al., 1976)

Khi mọi người kết đôi, yêu, kết hôn, có 1 số quá trình để đạt đến sự công bằng. Có bằng chứng cho thấy con người có xu hướng kết đôi với những người giống họ. Xu hướng mọi người kết hôn với người giống họ về địa vị kinh tế xã hội khá rõ ràng trong nhiều thế kỷ ( Macfarlane, 1986). Ngay cả 1 đặc điểm quyến rũ ngoại hình, con nguòi cũng có xu hướng kết đôi với người ngang bằng họ. Nghiên cứu đã xác nhận rằng những người kết hôn có xu hướng ngang bằng xấp xỉ với đối tác của họ về sự quyến rũ ngoại hình (Murstein & Christy, 1976), trình độ giáo dục và trí thông minh (Jensen, 1977).

Nhưng có 1 vấn đề nghiêm trọng ở đây. Mọi người ban đầu thường không bị thu hút trước những người đơn giản là ngang bằng với họ. Trong 1 nghiên cứu về sự công bằng và kết đôi, các nhà nghiên cứu chia 1 nhóm lớn các sinh viên thành những cặp đôi ngẫu nhiên để hẹn hò. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng các cặp đôi gần như phù hợp, ngang bằng nhau sẽ thích buổi hẹn nhất, nhưng dự đoán và những giả thiết của họ bị phản đối. Họ phát hiện thấy, đối tác càng quyến rũ, mọi người càng thích anh/ cô ấy, và họ càng thích buổi hẹn (Walster, Aronson, Abrahams & Rottman, 1966). Sự thu hút không tuân theo những nguyên tắc của sự kết đôi hoặc sự công bằng; con người đơn giản là ưa thích những đối tác đáng được khao khát nhất. 

Do đó có sự khác nhau quan trọng giữa sự thu hút lãng mạn và hôn nhân. Con người cảm thấy bị thu hút và bắt đầu yêu những người  mà họ thấy quyến rũ nhất,  nhưng họ kết thúc lại kết hôn với ai đó ngang bằng với họ. Như 1 sự khái quát chung, ta có thể nói rằng con người có xu hướng bắt đầu yêu những đối tác ngang bằng hoặc cao hơn họ, chứ không phải thấp kém hơn họ. Kết quả là, rất nhiều người sẽ trở nên bị thu hút trước 1 ai đó lôi cuốn, quyến rũ hơn họ, nhưng cái người quyến rũ hơn này không có khả năng đáp trả lại tình yêu của đối tác ít quyến rũ.

Vậy, chúng ta có thể mong đợi 1 kiểu mẫu quan trọng trong tình đơn phương sẽ bao gồm 1 sự không phù hợp về sự quyến rũ hoặc sự đáng khao khát. Người ít quyến rũ hơn có thể yêu đơn phương, nhưng người quyến rũ hơn ít có khả năng đáp trả những cảm xúc đó. Tình yêu không tuân theo sự tính toán lý trí, vì vậy nguy cơ bị tổn thương trong tình yêu sẽ gia tăng.

1 vấn đề thứ 2 với quá trình chọn lựa 1 bạn tình phù hợp ngang bằng đó là con người có xu hướng đánh giá quá cao bản thân họ trong nhiều phương diện (Taylor & Brown, 1988) và do đó 1 người có thể nghĩ rằng anh/ cô ấy có cơ hội, trong khi đó đối tác (người này cũng phóng đại tính đáng khao khát của chính họ) nhìn thấy 1 khoảng cách lớn giữa họ với người yêu đơn phương. Ví dụ, Bob có thể kém quyến rũ 1 chút so với Mary, nhưng vì anh í có xu hướng đánh giá quá cao những phẩm chất tốt của mình, anh có thể nghĩ rằng 2 người họ ngang bằng nhau. Ngược lại, Mary nhìn Bob chính xác như anh í là trong khi phóng đại sự quyến rũ của cô ấy và do đó cô xem Bob là kém xa cô. Vì vậy, ngay cả nếu cả 2 đều tuân theo nguyên tắc tìm kiếm đối tác ngang bằng họ, Bob có thể vẫn là người yêu đơn phương.

1 con đường thứ 2 có thể thông qua tình bạn thuần khiết (platonic friendship). Con người có xu hướng chọn người yêu ngang bằng họ về sự quyến rũ, nhưng điều đó không áp dụng trong tình bạn thuần khiết. Do đó mọi người sẽ hình thành những mối quan hệ bạn bè gần gũi với những người khác giới có thể không ngang bằng với họ về sự quyến rũ, tính đáng khao khát. Khi những người bạn dành thời gian với nhau, thảo luận những vấn đề cá nhân, bộc lộ những cảm xúc và kinh nghiệm, họ có thể không tránh khỏi bắt đầu phát triển một số mức độ thân mật (intimacy). Sự thân mật là yếu tố cốt lõi của tất cả các mối quan hệ yêu đương (Sternberg, 1986). Do đó, tình bạn thuần khiết có thể dần dần tạo nền tảng cho tình yêu lãng mạn.

Sự thân mật và ưa thích nhau có thể khuyến khích 1 người phát triển những cảm xúc lãng mạn đối với người kia.  Kết quả có thể là 1 người muốn tiến đến 1 mối quan hệ lãng mạn trong khi người kia vẫn thích duy trì tình bạn. 

Cũng có thể con người đôi lúc từ chối đối tác quyến rũ hơn họ vì sợ rằng họ có thể không giữ được sự yêu thích của đối tác quyến rũ hơn hoặc không thể tạo nên 1 mối quan hệ thành công. 

Lý thuyết gắn bó (Attachment theory)

Lý thuyết gắn bó cung cấp 1 quan điểm đáng giá về tình đơn phương. 

Quan điểm cho rằng con người về cơ bản bị thúc đẩy bởi 1 nhu cầu được thuộc về. Điều này được ủng hộ bởi nhiều bằng chứng. Những người không có những gắn bó cá nhân gần gũi thường rất bất hạnh. Và khi mối quan hệ của họ tan vỡ, họ luôn luôn tìm 1 người mới để thay thế. 

Lý thuyết gắn bó hiểu tình yêu đam mê như 1 quá trình gắn bó. Và nó chuyển mối quan tâm từ người yêu đơn phương sang người từ chối tình yêu. Ta có thể dễ dàng để hiểu người yêu đơn phương theo quan điểm của lý thuyết gắn bó, anh/ cô í chỉ đơn giản là cố gắng hình thành 1 sự gắn bó thoả mãn, quan trọng. Điều đó tuân theo xu hướng tự nhiên và sinh học của loài người. Còn người từ chối tình yêu thì thật là ngược đời. Tại sao 1 ai đó lại từ chối hình thành 1 sự gắn bó? Lý thuyết gắn bó mô tả về con người như những sinh vật khao khát hình thành những mối quan hệ xã hội với người khác, và thật đáng ngạc nhiên khi phát hiện thấy 1 người từ chối sự gắn bó. 

1 ngụ ý quan trọng của lý thuyết gắn bó đó là việc từ chối tình yêu sẽ gây khó khăn về cảm xúc. Từ chối lời đề nghị gắn bó của ai đó là chống lại xu hướng cơ bản nhất của loài người . Người từ chối tình yêu có thể phải đương đầu không chỉ với nỗi đau khổ của người yêu đơn phương mà còn với nỗi đau của anh ta vì đã vi phạm xu hướng tự nhiên của con người. Điều này sẽ gây ra sự xung đột nội tâm. Người từ chối tình yêu có thể không hoàn toàn hiểu được lý do tại sao họ trải nghiệm sự đau khổ, nhưng lý thuyết gắn bó thì dự đoán chắc chắn rằng họ sẽ thấy khó khăn và khó chịu khi từ chối tình yêu. 

Bạn có thể hiểu lý do tại sao công thức phổ biến nhất để bộc lộ sự từ chối tình yêu là "Hãy chỉ là bạn." Bằng cách duy trì tình bạn thuần khiết, người từ chối có thể tránh phá vỡ mỗi quan hệ liên nhân cách với người yêu đơn phương. "Hãy chỉ là bạn" là 1 cách để xoa dịu những nhu cầu về sự gắn bó của người từ chối. Nhưng tình bạn thuần khiết hiếm khi là điều người yêu đơn phương mong muốn, nhưng người từ chối có thể thấy đó là cách xoa dịu nỗi đau khổ của họ khi từ chối tình yêu.

Phản ứng của người yêu đơn phương trước sự từ chối cũng có thể được dự đoán theo lý thuyết gắn bó. Bowlby (1969, 1973) đã quan sát thấy những phản ứng của đứa bé trước sự ra đi của  mẹ theo những giai đoạn sau. Giai đoạn đầu tiên bao gồm nỗi đau khổ và chống lại sự vắng mặt của mẹ. Giai đoạn thứ 2 bao gồm sự tuyệt vọng và trầm cảm dưới hình thức 1 nỗi buồn thụ động. Giai đoạn 3 bao gồm sự chia ly, đứa trẻ dường như vô cảm với  mẹ và thậm chí sẽ tránh bà khi bà quay lại. 

Vấn đề lòng tự trọng (Self-esteem) trong tình đơn phương

Lòng tự trọng là 1 trong những vấn đề rất được quan tâm trong cuộc sống. Con người quan tâm đến việc duy trì 1 sự đánh giá được ưa thích về bản thân họ cũng như cách người khác đánh giá họ. Nhu cầu giữ gìn và nâng cao lòng tự trọng được xem là 1 trong những động cơ cơ bản nhất và mạnh mẽ nhất của con người (Baumeister, 1982; Darley & Goethal, 1980; Greenberg & Solomon, 1986). Xuyên suốt các thời kỳ, mối quan tâm về lòng tự trọng từng là trung tâm và được thảo luận bằng những thuật ngữ khác như: danh dự, lòng tự hào, danh tiếng, uy tín, Tôn trọng.

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa lòng tự trọng và cảm xúc. Những sự kiện nâng cao hoặc xác nhận lòng tự trọng của 1 người tạo ra những cảm xúc tích cực, trong khi những sự kiện đe doạ hoặc hạ thấp lòng tự trọng của con người gây ra những cảm xúc tiêu cực. Sự thành công và sự ủng hộ mang lại niềm vui, sự thoả mãn và những cảm xúc vui vẻ khác. Sự thất bại và chỉ trích mang lại lo lắng, buồn bã, thất vọng, tức giận và những cảm xúc đau khổ khác (Higgins, 1987). 

Lý thuyết nhu cầu của Maslow (1968) khẳng định rằng con người đầu tiên phải thoả mãn những nhu cầu cơ bản (thức ăn, ngủ, oxy) và khi chúng ta thoả mãn thì chuyển sang thoả mãn những nhu cầu cao hơn (và nhu cầu cao nhất là đạt được sự tự thể hiện bản thân Self-actualization). Ông đề xuất rằng nhu cầu yêu thương và thuộc về đứng trước nhu cầu về lòng tự trọng. Do đó, nhìn chung tình yêu nên được ưu tiên trước lòng tự trọng. Lý thuyết của Maslow cung cấp 1 bối cảnh giá trị để xem xét nan đề mà người yêu đơn phương phải đối mặt. Người đó phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa việc rút lui có phẩm giá (để bảo vệ lòng tự trọng) và kiên trì 1 cách nhục nhã (để theo đuổi tình yêu).

Có 1 ai đó yêu bạn có lẽ sẽ nâng cao lòng tự trọng của bạn. Nhiều lý thuyết về sự phát triển nhân cách (Harry Stack Sullivan, 1953, Carl Rogers, 1959) đã nhấn mạnh tình yêu của bố mẹ như là nền tảng của lòng tự trọng. Tình cảm không mong muốn của 1 người yêu đơn phương có thể không có sức mạnh cảm xúc như tình yêu của mẹ nhưng nó vẫn thể hiện 1 lời khen tặng. Nó có nghĩa là 1 ai đó phát hiện thấy bạn là người tuyệt vời, thu hút và đáng được khao khát. 

1 người có thể lập luận rằng lòng tự trọng được nâng cao trong tình đơn phương nên lớn hơn lòng tự trọng được nâng cao trong tình yêu của mẹ. Mẹ của bạn chắc chắn đã đầu tư vào bạn, và đánh giá của bà ấy về bạn là thiên vị. Nhưng để có được tình yêu của 1 người trưởng thành thì khó hơn. Người ta cho rằng tình đơn phương là lời khen tặng lớn nhất trong tất cả. Nó cho thấy 1 ai đó trở nên bị thu hút bởi bạn mà bạn không phải nỗ lực để có được tình yêu đó. Thu hút được tình yêu mà không có bất kỳ nỗ lực nào cho thấy bạn là người cực kỳ đáng được khao khát.

Đối với người yêu đơn phương, nếu người mà bạn yêu không yêu bạn, thì phải có điều gì sai trong con người bạn, có điều gì ở bạn không đáng được khao khát - ít nhất đó là những gì người khác nghĩ. 

Tình đơn phương thường xuất hiện vì con người có xu hướng yêu 1 ai đó đáng khao khát và quyến rũ hơn họ. Họ có thể tự thuyết phục bản thân rằng họ xứng đáng với tình yêu của người kia, có thể vì họ có xu hướng phóng đại sự quyến rũ của bản thân. Tuy nhiên, người được khao khát kia có thể nhìn họ 1 cách chính xác trong khi đó thổi phồng bản thân mình, nhanh chóng kết luận rằng 2 người không tương xứng với nhau. Người yêu đơn phương sớm hay muộn cũng phải đối mặt với sự thật rằng đối tác dường như lý tưởng đó không xem anh/ cô ấy như 1 người tình lý tưởng.

Mọi người thường nói rằng yêu là làm cho 1 người dễ bị tổn thương. Tính dễ bị tổn thương này có thể xảy ra ở nhiều hình thức, nhưng 1 điểm quan trọng của tính dễ bị tổn thương đó là lòng tự trọng. Yêu người ở trên bạn (falling upward) có nguy cơ làm tổn thương cái tôi của bạn. Dù nó hiếm khi được thể hiện công khai giữa 2 người, và ngôn ngữ tình yêu có thể có nhiều hình thức, 1 thông điệp được mong mỏi từ người yêu là "Tôi nghĩ chúng ta rất tương xứng với nhau" và 1 thông điệp của người chối từ là "Bạn đùa à" hoặc chính xác hơn "Bạn không đủ tốt để xứng đáng với tôi." 

Người yêu đơn phương đã sử dụng những chiến lược khác nhau để phục hồi lại lòng tự trọng của họ:

Khẳng định trực tiếp lòng tự trọng của mình: họ có thể nói rằng đối tượng đó không xứng đáng với tình yêu mà họ đã cho. Họ cho rằng mình xứng đáng với người tốt hơn.

Hạ thấp giá trị của đối tượng. 

Một số người có xung đột giữa mong muốn yêu đối tượng và muốn xúc phạm, hạ thấp giá trị của anh/ cô ấy. Những cảm xúc của người yêu đơn phương có vẻ vô lý với họ nhưng lại có lý theo quan điểm từ bên ngoài. Hạ thấp giá trị của đối tượng là cách người yêu đơn phương dùng để đương đầu với sự bị từ chối và phá vỡ sự gắn bó cảm xúc với đối tượng, nhưng chiến lược này không thành công, và tâm trí họ vẫn muốn có cơ hội khác. 

Có lẽ chiến lược đảm bảo hơn để nâng cao lòng tự trọng của người yêu đơn phương là tìm 1 đối tượng khác mà người này có sự quyến rũ và sẽ đáp lại tình cảm của họ. 

* Vấn đề lòng tự trọng thường phức tạp trong tình đơn phương. Mọi người thường yêu những người đáng khao khát hơn họ chứ không phải thua kém họ, và vì vậy tình đơn phương là 1 dấu hiệu của sự không ngang bằng về sự quyến rũ và tính thấp kém. Vì vậy, mọi người có xu hướng thích nhớ về bản thân được yêu bởi người khác hơn là nhớ về những kinh nghiệm yêu đơn phương của họ. 

 Người yêu đơn phương thường phải đối mặt với nan đề giữa sự xung đột của nhu cầu về lòng tự trọng và nhu cầu về tình yêu. Báo cáo của chúng tôi ủng hộ ở mức độ nào đó giả thuyết của Maslow cho rằng nhu cầu về tình yêu được ưu tiên trước. Nhất quán với giả thuyết này, nhiều người rõ ràng đã hy sinh lòng tự trọng vì tình yêu. Họ chấp nhận sự bẽ mặt để theo đuổi tình yêu. Nhưng đến 1 điểm nào đó thì mối bận tâm về lòng tự trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định từ bỏ việc theo đuổi tình yêu. Điều này cho thấy nhu cầu vè tình yêu và về lòng tự trọng diễn ra đồng thời, cùng 1 lúc hơn là theo lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow. Lòng tự trọng có thể được ưu tiên trước tình yêu, đặc biệt khi rất nhiều lòng tự trọng của 1 người bị hy sinh và viễn cảnh có được tình yêu bắt đầu nhỏ bé.

Dường như có sự khác biệt cá nhân trong cách cân bằng những xung đột của tình yêu và lòng tự trọng. Ở 1 cực cực đoan là những cá nhân tiếp tục chấp nhận bị bẽ mặt hơn là phá vỡ mối gắn bó. 1 cực cực đoan khác là những cá nhân từ bỏ tình yêu trước 1 sự từ chối nhẹ nhàng nhất hoặc thậm chí tránh bày tỏ tình yêu vì nguy cơ bị từ chối. Chúng ta không thể chắc chắn liệu lòng tự trọng có phải là động cơ duy nhất đằng sau nỗi sợ bị từ chối mãnh liệt của họ không, nhưng ta có thể giả định rằng nó ít nhất là 1 nhân tố quan trọng. Họ rõ ràng thích sống mà không có tình yêu hơn là phơi mình trước nguy cơ bị từ chối. Sự từ chối tình yêu thường là 1 cú đánh vào lòng tự trọng của 1 người và sự phục hồi sau tình đơn phương có thể liên quan đến việc sửa chữa lòng tự trọng của họ.

Người từ chối tình yêu có thể nhận được sự nâng cao lòng tự trọng lúc đầu, nhưng sự nâng cao đó dường như không còn quan trọng về lâu dài. 

3 điểm khác biệt giữa người hướng ngoại và hướng nội 

Tham khảo: "The introvert advantage - How to thrive in an extrovert world" của Marti Olsen Laney.

1. Năng lượng

Khác biệt chủ yếu giữa người hướng nội và hướng ngoại là cách họ nạp lại năng lượng của họ. Người hướng ngoại được tiếp năng lượng bởi thế giới bên ngoài. Hầu hết hướng ngoại thích nói chuyện với mọi người, tham gia vào những hoạt động bên ngoài, làm việc ở gần mọi người. Họ không nhất thiết là năng nổ, hoạt bát hơn người hướng nội, mà sự tập trung của họ là ở bên ngoài bản thân. 

Người hướng ngoại tiêu dùng năng lượng thoải mái và gặp rắc rối trong việc làm chậm lại. Họ có thể làm cho bản thân tươi tỉnh lại dễ dàng bằng cách làm 1 điều gì đó bên ngoài, đặc biệt khi ngày nay có rất nhiều thứ để họ lựa chọn. Người hướng ngoại có thể trải nghiệm sự cô đơn và cảm giác bị cạn kiệt kho họ không được tiếp xúc với người khác hoặc thế giới bên ngoài. Điều khó khăn đối với họ là thư giãn và cho cơ thể nghỉ ngơi.

Ngược lại, người hướng nội được tiếp năng lượng bởi thế giới nội tâm - bởi những quan điểm, những cảm giác, những cảm xúc. Ngược lại với định kiến của chúng ta về người hướng nội, họ không nhất thiết là những người im lặng hoặc thu mình, mà sự tập trung của họ là vào bên trong đầu của họ. Họ cần 1 nơi yên tĩnh mà họ có thể suy nghĩ thông suốt mọi việc và nạp lại năng lượng cho bản thân. 

Tạo ra năng lượng không dễ dàng đối với người hướng nội, đặc biệt là trong thế giới chuyển động nhanh ngày nay. Người hướng nội tốn nhiều thời gian hơn để hồi phục năng lượng, và năng lượng của họ tuôn ra nhanh hơn so với người hướng ngoại. Người hướng nội cần tính toán 1 việc nào đó sẽ tiêu tốn bao nhiêu năng lượng và họ cần dự trữ bao nhiêu năng lượng và theo đó lên kế hoạch. 

2. Sự kích thích

Sự khác biệt thứ 2 giữa người hướng nội và hướng ngoại là cách họ trải nghiệm về kích thích bên ngoài. Người hướng ngoại thích trải nghiệm rất nhiều kích thích và người hướng nội thích biết rất nhiều về những gì họ trải nghiệm.

Đối với những người hướng nội có 1 mức độ cao về hoạt động bên trong thì bất kỳ điều gì đến từ bên ngoài làm gia tăng mức độ căng thẳng của họ nhanh chóng. Nó giống như kiểu bị cù léc, họ cảm thấy vui và nhột "quá nhiều" và cảm thấy không thoải mái. 

Người hướng nội thường không nhận ra lý do tại sao và họ cố gắng điều hoà những trải nghiệm bị kích thích quá mức thông qua việc hạn chế sự tiếp nhận kích thích bên ngoài. 

Người hướng nội thích sự phức tạp khi họ có thể tập trung vào 1 hoặc 2 lĩnh vực mà không bị áp lực. Nhưng nếu họ có quá nhiều dự án, họ dễ dàng cảm thấy bị quá tải.

Chỉ nội việc ở cạnh mọi người có thể là sự kích thích quá mức đối với người hướng nội. Năng lượng của họ bị cạn kiệt khi họ ở giữa đám đông, trong lớp học hoặc ở những môi trường ồn ào. Họ có thể thích ở với người khác rất nhiều, nhưng sau khi nói chuyện với bất kỳ ai, họ thường bắt đầu cảm thấy có nhu cầu đi khỏi, giải lao và hít thở không khí. Khi bị kích thích quá mức, tâm trí người hướng nội có thể dừng hoạt động và nói rằng, "Làm ơn không nạp thêm kích thích nào nữa."

3. Bề rộng và chiều sâu

Sự khác biệt thứ 3 liên quan đến khái niệm bề rộng và chiều sâu. Người hướng hoại thích bề rộng - rất nhiều bạn bè và nhiều trải nghiệm, biết 1 chút về mọi điều, là 1 người có năng lực trong nhiều lĩnh vực hoặc hoạt động khác nhau. Đối với họ, cuộc sống tức là sưu tập những trải nghiệm.

Còn người hướng nội thích chiều sâu và sẽ hạn chế những trải nghiệm của họ nhưng cảm nhận từng trải nghiệm 1 cách sâu sắc. Họ thường có ít bạn bè hơn nhưng thân mật hơn. Họ thích nghiên cứu sâu, đào sâu từng chủ đề và tìm kiếm sự phong phú hơn là sự nhiều hơn về số lượng. Đây là lý do họ cần thiết phải hạn chế những chủ đề xuống chỉ còn 1 hoặc 2, hoặc họ có thể trở nên quá tải. Tâm trí họ tiếp thu thông tin từ môi trường bên ngoài và sau đó suy ngẫm về nó và mở rộng nó.

Và rất lâu sau khi họ tiếp nhận thông tin, họ vẫn nhai và nghiền nó giống như những con bò nhai lại. Đây cũng là lý do tại sao người hướng nội tức giận khi bị làm gián đoạn. Rất khó để kéo họ ra khỏi sự tập trung cao độ của họ. Và để phục hồi lại sự tập trung đó thì tốn nhiều năng lượng mà họ thường không có.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: