Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tâm lý 13-15

Câu 13:Tưởng tượng

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mơí trên cơ sở những biểu tượng đã có

Vai trò

Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt động lao động và trong đời sống con người, là cơ sở của sáng tạo:

- Tưởng tượng cần thiết cho bất kì hoạt động nào của con người. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và hoạt động bản năng của con vật chính là ở biểu tượng và kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo nên. Ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của lao động

- Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tuơi sang, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới(lí tưởng); nó nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng nề , khó khăn của cuộc sống hướng con người về phía tương lai, kích thích con người hành động để đạt được những kết quả lớn lao

- Sản phẩm của tưởng tượng là nguyên liệu cho quá trình sang tạo

2 Các loại tưởng tượng

Tưởng tượng có 2 đặc điểm là tính tích cực và tính hiệu qủa . Căn cứ vaò hai đặc điểm đó người ta chia

* Tưởng tượng tiêu cực : là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được thực hiện

Tưởng tượng tiêu cực có thể xẩy ra một cách có chủ định. Điều này chủ yếu xẩy ra khi con người ở trạng thái trong giấc ngủ(chiêm bao), trong trạng thái bệnh lý ( ảo giác, hoang tưởng)

* Tưởng tượng tích cực

Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Tưởng tượng tích cực có hai loại

- Tưởng tượng tái tạo là loại tưởng tượng chỉ tạo ra những hình ảnh mơí đối vơí người tưởng tưựng và dựa trên sự mô tả của người khác

- Tưởng tượng sáng tạo: là loại tưởng tượng xây dựng hình ảnh mơí một cách độc lập những hình ảnh này là mơí đối vơí cá nhân và mơí đối với xã hội

- Ước mơ và lý tưởng: là một loại tưởng tượng hướng về tương lai, nó biểu hiện những mong muốn, ước mơ cuả con người. Ước mơ là một loại tưởng tượng sáng tạo, nhưng không hướng vào hoạt động trong hiện thực, ước mơ có lợi khi nó thúc đẩy cá nhân vươn lên, ước mơ có hại là ước mơ không dựa vào khả năng thực tế đó là mộng tưởng .

Lý tưởng có tính tích cực và tính hiện thực cao hơn ước mơ. Lý tưởng là một hình ảnh choí lọi, rực sáng cụ thể của tương lai mong muốn nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn lên giành tương lai.

1.1 Các cách sáng tạo mơí của tưởng tượng

* Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật : Nhấn mạnh các chi tiết thành phần của sự vật

* Chắp ghép, kết dính

Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới.

* Liên hợp; Phương pháp này có vẻ giống như phương pháp chắp ghép nhưng sự thật thì nó không phải là sự kết hợp máy móc. Khi tham gia vào một hình ảnh mới , các yếu tố ban đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong mối tương quan mới.

* Điển hình hoá: Là phương pháp tạo hình ảnh mơí phức tạp nhất, trong đó các thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách được biểu hiện trong hình ảnh mơí này.

Câu 14 Ý chí

a) Hành động ý chí là gì:

Hành động được điều chỉnh bằng ý chí gọi là hành động ý chí. Nói cách khác hành động có ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm đòi hỏi nổ lực khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đich1c đã đề ra.

Hành động có ý chí có những đặc điểm sau đây:

- Hành động ý chí có mục đích rõ ràng , và chứa đựng nội dung đạo đức

- Hành động có ý chí bao giờ cũng lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành.

- Hành động có ý chí có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn có sự nổ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đề ra.

b) Cấu trúc của một hành động ý chí .

Trong một hành động ý chí có 3 thành phần( hay 3 giai đoạn)

* Giai đoạn chuẩn bị:Gồm các khâu

+ Xác định mục đích hành động, hình thành động cơ:

Trong giai đoạn này có có sự đấu tranh động cơ để chọn lấy một mục đích một động cơ nổi bật. Việc đấu tranh động cơ diễn ra suốt quá trình hoạt động.

+ Lập kế hoạch hành động.

+ Chọn phương tiện và biện pháp hành động.

+ Quyết định hành động.

* Giai đoạn thực hiện:

Việc chuyển từ quyết định hành động đến hành động đó là sự thay đội về chất vì đó là chuyển từ nguyện vọng thành hiện thực. Sự thực hiện quyết định diễn ra dưới hai hình thức :

+ Thực hiện hành động bên ngoài

+ Hành động ý chí bên trong. Trong quá trình thực hiện hành động có thể có hai khó khăn: khó khăn bên trong( chủ quan) và khó khăn bên ngoài. Ý chí thể hiện tập trung nhất khi nó khắc phục các khó khăn.

*Giai đoạn đánh giá kết quả .

Khi hành động đã kết thúc con người đánh giá kết quả, việc đánh giá là để rút kinh nghiệm cho những hành động sau.

Vai trò của ý trí: ý trí giúp c ta định hướng đc quan điểm sống của chính bản thân mình, giúp c ta rèn luyện bản lĩnh cá nhân thông qua hành động, từ đó tìm ra các cách sống, cách giao tiếp phù hợp với bản thân, với chuẩn mực xã hội -> ý trí đóng vai trò quyết định tới cuộc sống của mỗi cá nhân, từ đó ảnh hưởng tới các chuẩn mực, các quy phạm chung trên toàn xh

Câu 15: Tính khí

4 kiểu khí chất cơ bản

- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng linh hoạt - Hăng hái

- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng , không linh hoạt - Bình thản

- Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng - nóng nảy

( Hưng phấn mạnh hơn ức chế)

- Kiểu yếu - Ưu tư.

Kiểu mạnh mẽ:

Cơ sở sinh lí : có cường độ thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt.Là người dễ thích ngi vứi đk sóng thay đổi. Là người tiếp thu nhanh, hứng thú rộng nhưng không sâu.Luôn cởi m, vui vẻ, dễ gần, quảng giao, nhiều bạn nhưng thân thì không nhiều.Dễ hình thành tình cảm nhưng chóng tan.Là người thiếu kiên trì.

Người sôi nổiNhững người thuộc nhóm cuối cùng này được gọi là người sôi nổi. Họ có nhiều điểm chung với người nóng nảy. Họ nhiều cảm xúc, nhiệt tình, yêu thích làm việc, cởi mở, thích giao thiệp. Những người thuộc nhóm này thường muốn lọt vào sự chú ý trong một đám đông ồn ào, từ đó họ quen biết nhiều và có nhiều bạn bè. Thế nhưng, khác với người nóng nảy, họ sẽ không đấu tranh đến cùng trong những trường hợp đòi hỏi sự kiên trì.

2. Kiểu Bình thản:

Cơ sở thần khinh: mạnh, cân bằng nhưng không linh hoạt.Là người khó thích nghi với điều kiện sốngthay đổi. Nhớ rất lâu. Là con người điềm đạm, chậm rãi chắc chắn không vội vàng.Đã quyết định rồi thì làm đến cùng do vậy có chút ngoan cố, bảo thủ.Là người suy nghĩ chín chắn, sâu sắc thâm thúy. Khó hình thành tình cảm.Là người không hứa ngay gì bao giờ mà đã hứa là làm đến cùng.Hay do dự, không quyết đoán.Nhìn bề ngoài người này thì dễ hiểu nhầm là không nhiệt tình.

Người lãnh đạmHọ là những con người rất khôn ngoan, điềm tĩnh, đồng thời cực kỳ chu đáo, tháo vát. Mỗi một lời nói do người lãnh đạm nói ra đều nghiêm túc và có sức nặng của nó. Sự tích cực về tâm lý của người lãnh đạm ở mức độ thấp. Họ khép kín bởi không biết thể hiện cảm xúc. Họ không có khả năng biểu cảm bằng khuôn mặt, từ họ luôn toát ra sự bình thản. Với những con người như thế này, những khó khăn trong cuộc sống không dễ sợ, họ có chỗ dựa là tính logic và sự tính toán hết sức thận trọng.

3. Kiểu nóng:Cơ sở sinh lí: mạnh, không cân bằng: hưng phấn mạnh hơn ức chế.Là người luôn luôn sôi nổi, nhiệt tình. Bộc tực, nghĩ gì nói đó, thiếu sự tế nhị. Tuy sôi nổi, nhiệt tình nhưng không bề vững.Tình cảm người này hay thay đổi. Và rất dế bị kích động.

Người nóng nảy Những người thuộc loại này không lúc nào chịu ngồi yên, họ được gọi là người bay xuyên qua thời gian. Sự trao đổi chất trong cơ thể họ diễn ra ở mức độ cao, ý chí mạnh mẽ và nghị lực tràn đầy tách họ ra khỏi một đám đông thụ động. Trong cuộc sống, ngay cả khi đã lớn tuổi, những người này vẫn còn có nhiều nét tính cách của tuổi trẻ: Họ tò mò, hay thay đổi, nhí nhảnh, nhẹ dạ... Họ cư xử tốt trong các mối quan hệ, họ nhiệt tình nhưng không đủ lâu bền cho các tình cảm sâu sắc.

4. Kiểu ưu tư:Cơ sở sinh lí: yếu, cả hưng phấn và ức chế đều yếu.Là người kiên trì, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong điều kiện quenthuộc. Có óc tưởng tượng phong phú, mơ màng. Là người tế nhị, nhạy cảm, nhút nhát, rụt rè.Rất dễ ốm đau khi điều kiện sống thay đổi.Là người chậm chạp, khôn năng động.

Người đa sầu Đây là những người dễ bị tổn thương và luôn luôn có những cảm nhận tinh tế. Với tính cách dễ xúc động, họ dành phần lớn thời gian chìm sâu vào thế giới nội tâm và thậm chí tự dằn vặt bởi những chuyện vặt vãnh. Người đa sầu hầu như không chịu đựng được những gánh nặng về tâm lý và những nặng nhọc về thể chất. Họ thường xuyên có những xúc cảm tiêu cực và rồi sau đó, có thể họ sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài. Họ là những con người dịu dàng và biết quan tâm đến người khác. Họ hầu như luôn là những người có văn hóa, khiêm tốn.

Mỗi kiểu khí chất có mặt mạnh mặt yếu. Trên thực tế con người có loại khí chất trung gian bao gồm nhiều thuộc tính của 4 loại khí chất trên. Khí chất có cơ sở thần kinh nhưng mang bản chất xã hội, chịu sự chi phối của đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: