Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tâm lý 10-12

Câu 10:Chú ý

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào nột hay một nhóm sự vật hiện tượng, để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

Chú í gồm có:

Xu hướng: hướng sự chú í vào 1 đối tg nào đó và lựa chọn nó trong 1 khoảng t gian nhất định. Thực chất của xu hướng là c ta x định h động t lí có í nghĩa.

Tập trung: là quá trình gạt bỏ tất cả n thứ k cần thiết, hướng h động t lí vào 1 đ tg đã chọn.

Vai trò: chú ý giúp con ng đặt ra mục đích, chủ trg và nỗ lực cao độ để tập trung vào đối tg đã lựa chọn. Cường độ tập trung càng cao, hiệu quả càng cao và ngược lại.

Chú ý giúp duy trì, t trung vào đối tg đã chọn trog 1 khoảng t gian và cường độ nhất định, đó chính là sự bền vững của chú ý, cũng tg tự như sức t trug, bền vững càng cao -> hiệu quả càng cao.

Tóm lại: chú í đóng 1 vai trò wan trọng trog c sống của con ng, chú ý giúp con ng thực hiện c việc 1 cak nhanh chóng, hiệu quả cao, ng có sức tập trug chú í càng cao càng dễ thành công trog c việc.

4.2 Các loại chú ý :

a) .Chú ý không chủ định

Là lọai chú ý không có mục đích đặt ra từ trước không cần sự nổ lực của bản thân, xẩy ra chủ yếu do những tác động bên ngòai gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm của kích thích bên ngòai, cụ thể:

- Độ mới lạ của kích thích

- Cường độ kích thích

- Sư trái ngược vật kích thích với bối cảnh

- Độ hấp dẫn ưa thích

a/Chú ý có chủ định

b/Chú ý sau chủ định

c) Các thuộc tính của chú ý :

+ Sức tập trung chú ý:

Là khả năng gạt bỏ những gìn không liên quan đến họat động, tập trung ý thức cao độ vào một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho họat động. Khái niệm sức tập trung chú ý liên quan đến khái niệm khối lượng chú ý.

+ Sự phân phối chú y là đồng thời cùng mốt lúc chú ý tới nhiều đối tượng hay nhiều họat động khác nhau một cách có chủ định. sự phân phối chú ý không phải là sự chia đều sức chú ý cho nhiều đối tượng, hoạt động

+ Sự di chuyển chú ý: Là sự chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động. Sư di chuyển chú ý là sức chú ý được thay thế có thức

+ Sự bền vững chú ý: Là khả năng duy trì lâu dài vào một hay một số đối tượng của chú ý

Câu 11: Xúc cảm, tình cảm

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật và hiện tượng có liên quan tới như cầu và động cơ của họ .

Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển quá trình cảm xúc rtong những điều kiện xã hội.

Người ta có thể chia tình cảm thành hai loại:

Tình cảm cấp thấp: Là tình cảm liên quan đến sự thõa mãn những nhu cầu sinh vật của cơ thể (Như nhu cầu về mặt sinh học )

Tình cảm cấp cao là tình cảm liên quan đến những thoã mãn những nhu cầu mang tính chất xã hội và nó nói lên thái độ của con người đối vơí những mặt khác nhau của đời sống xã hội.

3.2 Xúc cảm

Đó là mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó có những đặc điểm sau : xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ rõ rệt hơn so vơí màu sắc xúc cảm của cảm giác, nó do những sự vật hiện tượng trọn vẹn gây nên, có tính chất khái quát cao hơn và được chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác

Tuỳ theo mức độ và tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp người ta chia xúc cảm thành hai loại xúc động và tâm trạng

Xúc động là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh xảy ra trong một thơì gian ngắn, đôi khi con người không làm chủ được bản thân mình

Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm chung bao trùm lên toàn bộ các hoạt động và làm nền cho hoạt động của con người có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi của họ trong một thời gian khá dài

Trạng thái căng thẳng (Stress) là một trạng thái căng thẳng nảy sinh trong tình huống nguy hiểm, trong những tình huống phải chịu đựng mhững nặng nhọc về thể xác và tinh thần hoặc trong điều kiện phải giải quyết những hành động nhanh chóng và trọng yếu.

Bảng so sánh

Xúc cảm

- Có cả ở con người và con vật

- Là một quá trình tâm lý

-Có tính chất nhất thời , tình huống và đa dạng

Luôn luôn ở trạng thái hiện thực

Xuất hiện trước

Thực hiện chức năng sinh vật ( giúp con người định hướng và thích nghi vơí môi trường bên ngoài vơí tư cách là một cá thể

Gắn liền vơí phản xạ không điều kiện

Tình cảm

Chỉ có ở con người

Là thuộc tính tâm lý

Có tính chất ổn định

Thường ở trạng thái tiềm tàng

Xuất hiện sau

Thực hiện chức năng xã hội ( giúp con người định hướng và thích nghi vơí xã hội vơí tư cách là một nhân cách)

Gắn liền vơí phản xạ có điều kiện

Câu 12: Nhu cầu

a) Nhu cầu: là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển.

- Nhu cầu của con người thường có những đặc điểm sau đây:

+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Khi nhu cầu gặp đối tượng thì nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng.

+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức của nó quy định.

+ Nhu cầu có tính chất chu kỳ.

+ Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội.

- Nhu cầu của con người rất đa dạng: có thển phân ra thành 4 nhóm lớn; nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu lao động , nhu cầu giao tiếp

* Nhu cầu vật chất: Gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như: nhu cầu ăn, ở mặc, đây là những nhu cầu sơ đẳng nhất của con người

* Nhu cầu tinh thần:bao gồm nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ

Nhu cầu vật chất thường gắn với nhu cầu tinh thần

* Nhu cầu lao động : là nhu cầu đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về họat động chân tay và họat động trí óc nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, phục vụ cho con người

* Nhu cầu giao tiếp: Là nhu cầu quan hệ giữa người này với người khác , giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác. Thông qua đó mà nhân cách, mối quan hệ liên nhân ácch hình thành và phát triển.

- Nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo nên tính tích cực của cá nhân.

Vận dụng nhu cầu của cá nhân vào kinh doanh:

Trong xã hội công nghiệp và hiện đại,mức độ chuyên môn hoá xã hội cao,mỗi cá nhân thực hiện một dạng lao động nhất định để có thu nhập đảm bảo đời sống của mình,nhu cầu của cá nhân vào kinh doanh cũng là một trong những nhu cầu như vậy. nhu cầu của cá nhân trong kinh doanh là nhu cầu giao tiếp,nhu cầu tôn trọng và tự khẳng định mình. Trong kinh doanh,cá nhân luôn đòi hỏi nhận biết về người khác và người khác nhận biết về mình bởi 2 động cơ là quyền lực và uy tín.cá nhân đòi hỏi bộc lộ vai trò của mình trong xã hội,nhu cầu có môi trưòng kinh doanh tôt nhất để thể hiện năng lực hành vi nhất định.vì nhu cầu muốn kinh doanh nên cá nhân hình thành năng lực và phát triển nó trong kinh doanh mà động lưc thúc đẩy cá nhân là nhu cầu về thành tích-nhu cầu bản năng để khẳng định cái tôi trong xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: