Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chương 1- phần 2

§4. Đám đông cử tri

Đám đông cử tri là những người tham gia bầu cử để lựa chọn những người vào các vị trí công quyền, họ tạo nên những đám đông không đồng nhất; do vì những đám đông này chỉ phát huy tác dụng đối với một vấn đề hoàn toàn xác định, cụ thể là trong việc lựa chọn trong số nhiều các ứng cử viên, cho nên chúng chỉ thể hiện một vài đặc tính của trong số những đặc tính của đám đông đã được mô tả trước đây. Đặc biệt nổi bật là khả năng nhận xét rất thấp, sau đó là thiếu sự suy nghĩ mang tính phê phán, sự dễ bị kích động, nhẹ dạ, đơn giản. Người ta cũng nhận ra trong các quyết định của họ có ảnh hưởng của người lãnh đạo và tác động của những động lực đã được mô tả trước đây như: sự quả quyết, sự lặp lại, uy lực và truyền nhiễm.

Chúng ta hãy xem xét việc làm cách nào để giành được sự ủng hộ của đám đông này. Tâm lý của họ có thể xác định được qua những phương pháp tin cậy của tâm lý học. Tính chất đầu tiên là ứng cử viên phải có một uy lực nhất định. Uy lực cá nhân chỉ có thể được thay thế bởi sự giàu có. Tài năng và ngay cả thiên tài cũng không phải là điều kiện quan trọng cho thành công.

Do vậy uy lực cá nhân của ứng cử viên sẽ mang một ý nghĩa quyết định để có thể đạt được thắng lợi một cách không bàn cãi. Điều thực tế là một lớp các cử tri xuất thân phần lớn từ công nhân hoặc nông dân thường không lựa chọn những người của họ làm đại diện đã được giải thích là do những người đồng chí ngang hàng với họ không hề có uy lực. Họ bầu cho những người giống họ hầu như thường chỉ bởi những lý do rất phụ, ví dụ như để chọn ra một nhân vật có vị thế cao để có thể làm đối trọng với một ông chủ cứng rắn, bởi vì họ cảm thấy càng ngày càng bị phụ thuộc vào ông chủ đó và tưởng rằng làm như vậy có thể nhanh chóng áp đảo được ông ta.

Tuy nhiên việc ứng cử viên có một uy lực cũng chưa chắc đã đảm bảo thành công. Cử tri rất thích người ta tâng bốc sự thèm khát và tính tự cao tự đại của họ. Ứng cử viên vì vậy phải không phải ngại ngần gì trong việc tâng bốc họ hết cỡ và hứa hẹn những điều tuyệt vời. Đối với tầng lớp công nhân thì việc chửi rủa những ông chủ của họ có lẽ không biết thế nào là đủ. Đối với đối thủ cạnh tranh ngược lại luôn phải tìm cách triệt tiêu, bằng cách sử dụng các phương pháp khẳng định, lặp lại và truyền nhiễm để chứng minh rằng nó chính là một kẻ đê tiện hèn nhát nhất, ai cũng biết rằng nó từng phạm tội nhiều lần. Khi nói về bản thân không cần thiết phải chưng ra một cái gì có vẻ như một bằng chứng. Nếu đối thủ là một kẻ hiểu biết ít về tâm lý học nó sẽ thử tìm mọi bằng chứng xác đáng để phản biện thay vì cũng sử dụng một cách đơn giản những quả quyết mang tính vu khống hoặc tiến hành vu khống để phản đòn, và chính vì thế nó sẽ hầu như không có hy vọng để chiến thắng.

Văn bản các mục tiêu sẽ thực hiện của các ứng cử viên không nên viết một cách cương quyết là phải làm cái gì, bởi như vậy sau này các đối thủ có thể sẽ dựa vào đó để bắt bẻ, nhưng khi phổ biến các mục tiêu bằng nói miệng thì việc nói quá không bao giờ có thể nên gọi là đủ. Những cải cách đặc biệt nên đẩy ra xa trong tương lai. Đối với hiện tại làm như vậy nó có được tác dụng rất lớn nhưng đối với tương lai thì chẳng bị ràng buộc bởi cái gì. Các cử tri thực ra sau này họ cũng chẳng để ý gì đến chuyện xem ứng củ viên có giữ đúng những lời hứa hẹn hay không, và cũng chẳng nhớ lại những gì đã làm cho họ phấn khích mà bỏ phiếu và những gì có vẻ như là những lý do đưa đến quyết định cho sự lựa chọn của họ.

Ở đây chúng ta lại nhận thấy có mặt tất cả các phương tiện để quyến rũ như đã từng được mô tả ở trên đây. Chúng ta cũng sẽ lại gặp lại tác động của lời nói và khẩu hiệu mà chúng ta đã từng bàn về cái sức mạnh mãnh liệt của nó. Người diễn thuyết biết cách xử sự với đám đông sẽ có thể dẫn dắt họ tùy ý. Những khái niệm như: chủ nghĩa tư bản thối nát, những kẻ bóc lột đểu cáng, những người công nhân tuyệt vời, xã hội hóa các loại tài sản... luôn tạo nên được một tác động giống nhau tuy có cũ đi đôi chút. Tuy nhiên ứng cử viên nào phát hiện ra một khẩu hiệu mới nhưng không mang bất kỳ một ý nghĩa nhất định nào đó và vì thế có thể đáp ứng được với các niềm mong ước khác nhau, anh ta chắc chắn nhất định sẽ thắng lợi. Cuộc cách mạng Tây Ban Nha đẫm máu năm 1873 đã sinh ra từ những lời nói mê hoặc, đa nghĩa mà mỗi một người đều có thể hiểu theo cách của mình. Một tác giả đương thời đã thuật lại sự ra đời của những câu khẩu hiệu kiểu như vậy bằng một cách thức rất đáng nhớ cho nên cũng xứng đáng được dẫn ra đây để làm ví dụ:

"Những kẻ cực đoan phát hiện ra rằng một nền cộng hòa thống nhất chính là một chế độ quân chủ được che đậy, và để có thể vừa lòng họ phái Cortes đã đồng ý kêu gọi thành lập nền cộng hòa liên bang mà không hề nói phải biểu quyết cho cái gì, và ngay cả những người đồng ý trong số họ không có một ai có thể nói rõ họ đã bỏ phiếu cho cái gì. Nhưng khẩu hiệu đó đã làm mê hoặc cả thế giới, người ta ngây ngất, say sưa trong sự mê sảng. Sự thống trị của đạo đức và hạnh phúc như thể đã được thiết lập dưới trần gian. Người cộng hòa nào bị đối thủ từ chối không chấp nhận coi như một người theo chủ nghĩa liên bang, liền cảm thấy đó như là một sự lăng nhục bằng những câu chửi chết người. Trên đường phố người ta đến với nhau bằng những từ: 'Salud y republica federal'. Sau đó người ta ngâm nga những bài hát ca ngợi sự vô kỷ luật bất khả xâm phạm và sự tự đánh bóng mình của các binh sĩ. Hồi đó cái gì là 'nền cộng hòa liên bang'? Người thì hiểu đó là sự bình đẳng giữa các tỉnh lỵ, là sự tổ chức nhà nước kiểu nước Mỹ hoặc là sự loại bỏ nền hành chính thống nhất, người khác thì lại hiểu đó là sự loại bỏ tất cả các tổ chức hành pháp, là khởi đầu của một cuộc thanh toán lớn về mặt xã hội. Những người xã hội chủ nghĩa ở Barcelona và Andalusie rao giảng về sự độc lập không giới hạn của các đơn vị hành chính và đòi phải thành lập hàng chục ngàn đơn vị hành chính kiểu như vậy trên toàn cõi Tây Ban Nha, những đơn vị này có quyền tự đặt ra luật pháp riêng và đồng thời bãi bỏ công an cũng như quân đội. Chẳng bao lâu sau các cuộc nổi dậy ở các tỉnh phía nam đã lan khắp từ thành phố nọ đến thành phố kia, từ làng nọ đến làng kia. Chừng nào một đơn vị hành chính công bố 'pronunciamento' (tuyên ngôn) của nó thì vấn đề quan tâm đầu tiên sẽ là việc phá hủy các trạm điện tín và hệ thống xe lửa để cắt đứt liên lạc với các vùng xung quanh và với thủ đô Madrid. Ngay cả vùng khốn khổ nhất cũng tự nấu riêng cháo cho mình. Chủ nghĩa liên bang đã nhường chỗ cho một chủ nghĩa vùng miền đầy tang thương và chết chóc, khắp mọi nơi người ta hân hoan đón chào cảnh đầu rơi máu chảy."

Những gì liên quan đến sự tác động của các suy luận lôgic vào suy nghĩ của các cử tri mà người ta không nhận thấy, chẳng qua là vì người ta không bao giờ đọc các bài tường thuật về các cuộc miting tranh cử. Ở đó người ta giành cho nhau những khẳng định, những câu chửi và thỉnh thoảng cả những cú đấm nữa, nhưng không bao giờ có sự lập luận. Không khí chỉ yên lặng đôi chút khi một người tham dự khả kính nào đó lòng vòng tỏ ý muốn đặt ra một số câu hỏi rắm rối cho các ứng cử viên, những câu hỏi đã làm cho khán giả khoái chí. Tuy nhiên sự thỏa mãn của đối phương cũng kéo dài không lâu bởi chẳng bao lâu âm thanh của người đang diễn thuyết sẽ bị chìm trong tiếng la ó của những kẻ phản đối. Bài tường thật sau đây mô tả dạng thường thấy của các cuộc họp công cộng được đúc kết từ hàng trăm bài viết tương tự xuất hiện trên các mặt báo:

"Khi ban tổ chức lấy ý kiến đề bầu ra chủ tọa cũng là lúc bão tố bắt đầu. Những kẻ vô chính phủ lập tức chiếm giữ khán đài, đoạt lấy bục nói. Những người xã hội chủ nghĩa kháng cự kịch liệt, người ta xông vào nhau, chửi bới nhau, đổ cho nhau là gián điệp, là kẻ đút lót và những gì tương tự... một ai đó ôm đầu máu chạy ra.

Cuối cùng trong cái đám lộn xộn đó cũng có được một ban điều hành tạm chấp nhận và như vậy bục diễn thuyết lúc này thuộc về đồng chí X.

Kẻ diễn thuyết tấn công những người xã hội chủ nghĩa một cách cay độc đến nỗi họ phải ngắt lời anh ta và hét lớn: 'Thằng ngu, đồ kẻ cướp, thằng đểu'...

Đồng chí X liền phản công bằng cách đưa ra những bằng chứng chứng minh những người xã hội chủ nghĩa là những kẻ 'đần độn' hoặc là những 'thằng hề'.

Đảng quốc tế lao động tối qua đã triệu tập một cuộc họp tại phòng họp của các thương gia ở đường Rue Faubourg-du-Temple để bàn về lễ kỷ niệm ngày 1 tháng 5... Khẩu hiệu hành động là: 'thanh thản và yên lặng'.

Đồng chí G... nhận xét những kẻ xã hội chủ nghĩa là một bọn 'ngu ngốc' 'lừa đảo'.

Những lời này là nguyên nhân gây nên sự chửi rủa của người nghe, họ xông vào nhau; bàn, ghế, ghế băng đã đảm nhiệm vai trò của chúng..."

Đừng có tin rằng những va chạm kiểu này chỉ là một dạng riêng biệt của các cử tri và phụ thuộc vào địa vị xã hội của họ. Trong bất kỳ một cuộc miting bầu cử nào, và trong đó giả như chỉ gồm toàn những người có trình độ đại học, thì sự va chạm giữa họ với nhau cũng sẽ dễ xảy ra ở một dạng tương tự. Tôi đã nói, rằng những con người khi đã trở thành thành viên của đám đông, họ sẽ có xu hướng có chung một mức độ trí tuệ giống nhau, chúng ta sẽ tìm ra những ví dụ để chứng minh cho điều này. Sau đây là một bằng chứng được rút ra từ một bản tường thuật về một cuộc miting chỉ gồm các sinh viên:

"Càng về tối sự lộn xộn càng tăng. Tôi không nghĩ có một diễn giả nào lại có thể nói trọn hai câu mà không bị ngắt lời giữa chừng. Liên tục vang lên những tiếng la hét từ góc bên này hoặc từ góc bên kia, hoặc từ mọi phía cùng một lúc; tiếng vỗ tay tán thưởng, tiếng huýt sáo; những sự tranh cãi quyết liệt giữa những người tham gia chỉ tạm nghỉ để lấy sức và trong khoảng thời gian đó gậy gộc được vung lên đầy đe dọa trong tiếng dậm xuống sàn theo nhịp. Những câu hét giận dữ tiếp nối những kẻ phá quấy: Cút ra ngoài kia! Cút khỏi diễn đàn!

Ông C... trút xuống đầu hội đoàn hàng loạt những tính từ thối tha và ghê tởm như: đáng sợ, đểu giả, mua chuộc, đầy hận thù và ông tuyên bố sẽ tiêu diệt họ..."

Người ta tự hỏi, trong một quang cảnh như vậy làm sao có thể tạo nên được một chính kiến cho một cử tri? Nhưng để có thể đặt ra một câu hỏi kiểu như thế người ta phải dâng hiến mình cho một ảo tưởng đáng ngạc nhiên vượt lên trên mức độ của tự do để làm vừa lòng một tập thể. Đám đông chỉ có những quan điểm đuợc cấy từ ngoài vào và không bao giờ có được những quan điểm mang lý tính trong nó. Những quan điểm như vậy và quyết định bỏ phiếu của cử tri nằm trong tay ủy ban bầu cử mà lãnh đạo của nó thường là một vài chủ quán có ảnh hưởng lớn đến những người công nhân, và cũng chính là những người cho họ ghi sổ nợ. "Ông có biết ủy ban bầu cử là gì không?" Scherer, một người bảo vệ nhiệt thành nền dân chủ, viết. "Đơn giản quá đó là chìa khóa để vào các cơ quan nhà nước, là phần quan trọng nhất của bộ máy chính trị. Nước Pháp ngày nay được lãnh đạo bởi các ủy ban."

Các ủy ban, có thể là các câu lạc bộ, các tập đoàn... có lẽ là những cái tạo nên mối nguy hiểm đáng sợ nhất mà chúng đe dọa chúng ta qua quyền lực của đám đông. Chúng quả là dạng không phụ thuộc cá nhân nhất và do vậy cũng là mạnh mẽ nhất của bạo lực cai trị. Những lãnh đạo của các ủy ban, những người phát ngôn và hành động có vẻ như nhân danh một tập thể, là những người hoàn toàn được thoát khỏi mọi trách nhiệm và có thể được phép làm tất cả. Kẻ chuyên chế tàn bạo nhất cũng không bao giờ, cho dù chỉ là trong mơ, dám quyết định việc đày biệt xứ như ủy ban đã từng quyết định. Họ đã thu nhỏ quốc hội lại, đúng ra là đã cắt xén nó, ông Barras đã nói như vậy. Chừng nào còn được phép nói nhân danh quốc hội thì Robespierre còn là một ông chủ quyền lực không giới hạn. Cái ngày mà kẻ độc tài kinh tởm từ bỏ họ một cách ích kỷ thì cũng là suy tàn của nó. Sự thống trị của đám đông có nghĩa là sự thống trị của các ủy ban, và cũng chính là là sự thống trị của người lãnh đạo ủy ban đó. Một kẻ chuyên chế tàn bạo hơn thế người ta khó có thể tưởng tượng ra.

Và như thế cũng không có gì là khó để có thể tác động vào họ, nếu như ứng cử viên chỉ cần tương đối chấp nhận được và có đầy đủ các phương tiện. Theo sự thú nhận của phía chi tiền thì chỉ cần ba triệu là đủ để có thể tiến hành thắng lợi nhiều cuộc tranh cử của tướng Boulanger. Tất cả đó là tâm lý học về đám đông cử tri. Nó giống hệt như tâm lý học của các đám đông khác. Không tốt hơn mà cũng chẳng xấu hơn.

Quyền phổ thông đầu phiếu

Tôi hoàn toàn không muốn rút ra những kết luận chống lại quyền phổ thông đầu phiếu từ những điều đã viết trên đây. Nếu tôi có thể quyết định được khả năng của nó, thì tôi sẽ vẫn giữ nguyên trạng như hiện giờ, vì chính bởi những nguyên nhân thực tế nảy sinh trong nghiên cứu về tâm lý học đám đông và từ những nguyên nhân tôi sẽ tiếp tục tranh luận, nếu như một khi tôi nhớ lại những khiếm khuyết của nó.

Những khiếm khuyết của quyền phổ thông đầu phiếu đập vào mắt ta một cách rõ ràng không có gì để phải nghi ngờ. Điều không thể phủ nhận, đó là các nền văn hóa đều là sản phẩm của một thiểu số những cái đầu nổi trội; họ tạo nên cái ngọn của kim tự tháp, càng trở xuống dưới chúng càng rộng ra tương ứng với giá trị tinh thần giảm dần và thể hiện những tầng lớp thấp của một dân tộc. Mức độ to lớn của một nền văn hóa không thể để phụ thuộc vào quyền bỏ phiếu của các phần tử bên dưới một tập thể hoàn toàn không mang một ý nghĩa gì ngoài con số. Rõ ràng rằng việc biểu quyết của một đám đông quả thật thường rất nguy hiểm. Nó đã làm cho chúng ta bao lần tổn thất bởi các cuộc xâm lược từ bên ngoài, và với sự chiến thắng của chủ nghĩa xã hội, chúng ta chắc chắn sẽ còn phải trả giá đắt gấp bội cho những sáng kiến của sự cai trị bởi nhân dân.

Nhưng những sự phê phán như vậy, về mặt lý thuyết không có gì để chê trách, tuy nhiên trong thực tiễn chúng bị mất hết sức lực, nếu như người ta nhớ đến cái sức mạnh không gì ngăn cản nổi của những ý tưởng một khi đã trở thành những tín điều. Học thuyết cai trị của đám đông, theo quan điểm triết học cũng khó biện hộ như việc biện hộ cho những tín điều tôn giáo thời trung cổ, nhưng ngày nay nó đã đạt đến một quyền lực không giới hạn. Chính vì vậy cho nên nó cũng bất khả xâm phạm như những ý tưởng tôn giáo của chúng ta một thời. Chúng ta hãy hình dung một người hiện đại có suy nghĩ tự do, do một tác động huyền diệu nào đó đã được đưa trở về tít tận sâu thẳm của thời trung cổ. Nếu anh ta khi đó phát hiện ra những quyền lực không giới hạn của các ý tưởng tôn giáo đang ngự trị, liệu ta có tin, rằng anh sẽ tìm cách để chống lại chúng? Liệu anh ta có nghĩ là phải chối bỏ sự tồn tại của ma quỷ và chối bỏ ngày hội các quần ma, một khi anh ta rơi vào tay các quan tòa, những người muốn thiêu sống anh ta vì theo họ anh ta đã phạm phải tội liên kết với ma quỷ và đã tham gia vào ngày hội của quần ma? Người ta không nghĩ đến chuyện bàn cãi để chống lại quyền lực của đám đông y như không có chuyện bàn cãi để chống lại một cơn bão lốc vậy. Học thuyết về phổ thông đầu phiếu ngày nay đã có được cái quyền lực như ngày xưa giáo lý thiên chúa giáo đã từng có. Các diễn giả và các nhà văn nói về nó với một niềm kính trọng xen lẫn với sự tán dương, là những điều mà ngay cả Louis XIV cũng chưa được biết tới. Người ta phải chú ý theo dõi nó như đã từng theo dõi tất cả các giáo điều. Thời gian mình nó sẽ tác động vào chúng.

Hơn nữa sẽ càng chẳng được gì khi tấn công học thuyết này bởi vì bản thân nó có những lý do rõ ràng riêng cho nó. "Trong thời đại bình đẳng," Tocqueville đã nói rất chính xác, "không ai tin ai, bởi tất cả đều giống nhau; nhưng chính cái sự giống nhau này đã đem lại cho họ một niềm tin gần như vô hạn vào sự phán xét của tập thể. Bởi vì có lẽ nào sự thật lại không phải nằm ở phía đa số chỉ vì tất cả có cùng chung một cách nhìn nhận."

Liệu người ta có được phép cho rằng sự biểu quyết của đám đông được giới hạn bởi quyền biểu quyết của những người có năng lực - nếu người ta muốn vậy - là một phương pháp tốt hơn? Tôi không một phút giây nào có thể tin vào điều đó và cụ thể là vì những lý do như tôi đã trình bày ở trên và vì sự vô nghĩa về mặt trí tuệ của một tập thể, cho dù chúng được hợp thành một cách như thế nào. Tôi nhắc lại: trong đám đông mọi con người trở nên giống nhau cho nên sự biểu quyết của bốn mươi người có trình độ học vấn đại học về những vấn đề chung cũng không hơn gì biểu quyết của bốn mươi anh gánh nước thuê. Tôi hoàn toàn tin một cách chắc chắn, rằng không có một cuộc bỏ phiếu nào mà người ta thường sử dụng quyền phổ thông đầu phiếu để tiến hành, giống như việc cải cách chế độ quân chủ chẳng hạn, lại có thể có được kết quả khác hơn, nếu như những người tham gia bầu cử chỉ bao gồm những con người thông thái và có học. Người ta học hỏi ở người Hy Lạp, ở các nhà toán học, những kiến thức để trở thành các kiến trúc sư, các bác sĩ thú y, các luật gia, nhưng không hề có được sự nhìn nhận đặc biệt trong các vấn đề tình cảm.

(Dịch tối nghĩa, phải là, "không thể suy diễn từ việc một người biết tiếng Hy Lạp, hay biết toán học, hành nghề kiến trúc sư, thú y sĩ, bác sĩ hay luật gia, thì người ấy phải có khả năng đặc biệt thông hiểu những vấn đề xã hội".)

Tất cả các nhà kinh tế quốc dân của chúng ta đều là những con người rất thông thái, phần đông họ là giáo sư hoặc tốt nghiệp đại học. Nếu hiện nay đang có một vấn đề chung duy nhất, ví dụ như hệ thống bảo hộ thuế quan, thử hỏi rằng họ có thống nhất với nhau? Trước các vấn đề xã hội đầy rẫy những yếu tố không rõ ràng và bị ảnh hưởng bởi những logic ngầm và logic tình cảm thì sự thiếu hiểu biết của tất cả mọi người sẽ được san đều cho nhau.

Nếu như khối những cử tri chỉ được lập nên từ những con người lành mạnh và hiểu biết thì kết quả cũng không hơn gì của những cử tri hiện nay. Họ cũng vẫn để cho lý trí bị tình cảm hoặc tinh thần bè đảng lôi cuốn. Chúng ta do vậy chẳng những không hề bớt đi chút khó khăn nào so với hiện nay mà lại còn thêm vào trên đó sự chuyên chế tàn bạo của các đẳng cấp.

Cho dù là quyền bầu cử phổ thông hay giới hạn, cho dù nó xảy ra ở một nước cộng hòa hay là ở một nước quân chủ, cho dù nó xảy ra ở Pháp, ở Bỉ, ở Hy Lạp, ở Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, khắp mọi nơi quyền bầu cử của đám đông đều tương tự và thường phản ánh những đòi hỏi vô thức và những nhu cầu của giống nòi. Mức độ trung bình (dịch sai, phải là "quan điểm trung bình") của những người trúng cử đối với một dân tộc nó thể hiện mức độ trung bình của tâm hồn chủng tộc của dân tộc đó, là cái được giữ lại hầu như nguyên vẹn từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Và như vậy chúng ta lại quay trở lại với khái niệm cơ bản đó là khái niệm giống nòi, khái niệm mà ta đã liên tục gặp phải, và ta cũng gặp những ý tưởng khác được hình thành nên từ đó, rằng trong cuộc sống của các dân tộc những thiết chế và các dạng chính quyền chỉ đóng một vai trò không đáng kể. Các dân tộc chủ yếu được dẫn dắt bởi tâm hồn giống nòi, có nghĩa là bởi sự tích tụ của các yếu tố di truyền mà kết quả của sự tích tụ đó là tạo nên tâm hồn của giống nòi. Giống nòi và cơ cấu vận hành của các nhu cầu hàng ngày: đó chính là những quyền lực đầy bí ẩn điều hành lịch sử của chúng ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #meo