Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

taichinhquocte.loc

Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam

1.Các công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá

Là hoạt động của NHTW các nước trong việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đến một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi).Để tiến hành can thiệp thì NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh .Các hoạt động thay đổi cung tiền trong lưu thông có thể làm cho nền kinh tế bị áp lực lạm phát hoặc thiểu phát chính vì vậy đi kèm với các hoạt động can thiệp trục tiếp thì NHTW phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hoặc bổ sung sự thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông .

1.1 Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ

-Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nước, NHTW đóng vai trò là người mua bán tiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó.Để công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn.

-Trong lưu thông khi mà ngoại tệ bị thừa dẫn đến ảnh hưởng đến đồng VND bị định giá cao làm ảnh hưởng đến xuất khẩu thì NHTW tiến hành mua mua ngoại tệ vào và đẩy VND ra nhằm làm tỷ giá ổn định.

-Khi tính thanh khoản của các tài sản tài chính bị giảm xuống do thị trường thiếu VND thì NHTW cũng tiến hành hút ngoại tệ vào và bơm VND ra lưu thông.

-Khi nền kinh tế phát triển mạnh thu hút các luồng vốn ngoại tệ chảy vào cùng với các luồng kiều hối đổ về làm cho lượng ngoại tệ tăng lên tuy nhiên khi đầu tư vào Việt Nam thì phải quy đổi lượng vốn ngoại tệ này sang VND nên NHTW sẽ mua lượng ngoại tệ này và bơm VND ra ngoài.Tuy nhiên như vậy sẽ gia tăng áp lực lạm phát khi đó chính phủ sẽ phát hành các công cụ nợ để hút lượng VND từ lưu thông về nhằm chi tiêu cho các dự án quốc gia, nếu chính phủ không có khả năng hút ngoại tệ nữa thì khi đó NHTW sẽ ra tay phát hành các loại công cụ nợ như tín phiếu và hối phiếu để hút VND về như vậy áp lực lạm phát sẽ được giảm thiểu.

-Để đảm bảo cho công cụ này hoạt động thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam phải đủ mạnh tuy nhiên

Theo dự báo của IMF thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2011 là 19.2 tỷ USD.Theo thông tin thì tháng 1/2010 lượng kiều hối đã tăng 30.5% so với cùng kỳ năm trước, tới cuối tháng 6 có khoảng 3.6 tỷ USD kiều hối tuy nhiên trong năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên kiều hối, du lịch, đầu tư.. bị giảm xuống rất nhiều nên theo quan điểm cá nhân thì mức tăng này cũng không đáng kể nên với mức dự trữ quá mỏng như thế này thì việc áp dụng công cụ mua bán ngoại tệ, nội tệ (hoán đổi ngoại tệ) để tác động lên tỷ giá của NHTW là khá yếu (so với các nước khác ví dụ Trung Quốc-2447.1 tỷ USD).Thực tế thì cho đến cuối tháng 6 đầu tháng 7/2010 thì tình hình thị trường nội tệ và ngoại tệ vẫn bình ổn về tính thanh khoản có nghĩa là không dư thừa cũng như không thiếu hụt cho nên cho đến thời điểm hiện tại thì công cụ này cũng chưa cần thiết ( đến tháng 6 thì lượng ngoại tệ mà các NHTM hoán đổi với NHTW là 600 triệu USD).

1.2 Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý

-Nghiệp vụ này được sử dụng để thay đổi lượng cung tiền lưu thông từ đó làm thay đổi tỷ giá hoặc lãi suất thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá.Để công cụ này hoạt động có hiệu quả cần các điều kiện sau:

 Môi trường hoạt động của nghiệp vụ này là thị trường chứng khoán nên cần một thị trường chứng khoán phát triển để phát huy được tác dụng.Tuy nhiên nghiệp vụ này vẫn có thể được sử dụng trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường vốn.

 Các loại chứng khoán được giao dịch bằng nghiệp vụ này phải có độ rủi ro thấp, tính thanh khoản cao, ổn định và quen thuộc với tầng lớp dân cư.

 Nghiệp vụ này phải được tiến hành một cách khách quan, không tạo ra xung đột lợi ích, vai trò của NHTW với các thành viên là ngang nhau.

 Có một cơ chế giám sát lượng cung cầu tiền và giá cả của các loại chứng khoán được mua bán nhằm có thể thực hiện việc giao dịch một cách thường xuyên phù hợp với nhu cầu trong lưu thông.

-NHTW là người chủ động lựa chọn thành viên tham gia trên thị trường.Các đối tác này phải thoả mãn: có tình hình tài chính lành mạnh và việc giao dịch với các đối tác đó có lợi cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.Mức độ thứ bậc sẽ phân chia như sau:

 NHTM và các tổ chức tín dụng: là trung gian tài chính cho nền kinh tế, khi NHTW tác động đến thì chính là tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế.

 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: là nơi huy động được một lượng lớn vốn dư thừa của xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nên NHTW muốn tác động đến lưu thông tiền tệ thì cần tác động đến đội tượng này.

 Các khách hàng lớn

-Nghiệp vụ này ngoài chức năg tác động đên lãi suất còn có chức năng duy trì một tỷ giá hối đoái cố định với một số loại ngoại tệ nào đó.Trong trường hợp bản vị vàng thì nghiệp vụ này được sử dụng để duy trì tỷ giá tương ứng với biến động giá vàng (nghĩa là giá trị nội tệ cố định với giá vàng).

-Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của đối tác mà dẫn đến sự hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở.Nếu trong nền kinh tế mà hệ thống NHTM là nơi tích tụ nhiều vốn thì việc tác động duy nhất đến hệ thống NHTM là có thể tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế chứ không nhất thiết phải tác động đến toàn bộ các đối tác.

-Nghiệp vụ thị trưởng mở có thể tác động một cách linh hoạt lên cung tiềntác động lên tỷ giá và giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà vì bản thân NHTW khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở được xem như là một chủ thể kinh doanh bình đẳng trên thị trường nên có thể chủ động một cách nhanh chóng trong mua và bán giấy tờ có giá và chính vì vai trò kinh doanh này của NHTW mà khi thực hiện chính sách tiền tệ thông qua công cụ này cũng sẽ dễ dàng hơn ví dụ như có thể tăng lãi suất để hấp dẫn các thành viên mua giấy tờ có giá.

-Ở Việt Nam đa số là mua bán tín phiếu kho bạc tuy nhiên với tình hình thâm hụt ngân sách hiện nay ở VN thì tín phiếu kho bạc mang chức năng tài trợ cho thâm hụt là chính chứ chưa phát huy được tác dụng là công cụ của thị trường mở nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng để tác động lên tỷ giá.

-Bộ tài chính và NHNN cùng nắm chính sách tiền tệ nên có trường hợp NHNN ra mục tiêu “thắt chặt tiền tệ” còn bộ tài chính thì lại “nới lỏng tín dụng” do bị đọng vốn, điều này dẫn đến giảm bớt đi sự hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở.

-Tại Việt Nam thì các mặt hàng giấy tờ có giá kinh doanh trên thị trường mở còn hạn chế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và trình độ nhân lực phục vụ cho nghiệp vụ này còn kém.Các quy trình liên quan đến thị trường mở (đấu thầu..) còn nhiều vướng mắc cần được cải tiến, số phiên giao dịch còn thấp và số thành viên tham gia thị trường mở còn quá ít so với quy mô các tổ chức tín dụng đông đảo hiện nay đang có tại Việt Nam.

-Trong 6 tháng đầu năm 2010 thì NHTW đã thực hiện tăng lượng tiền cung ứng thông qua việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá 7 ngày và 28 ngày, giảm lãi suất kỳ hạn 7 ngày từ 7.8%/năm xuống 7.5%-7% /năm, đây là một trong các biện pháp mà NHTW thực hiện để thực hiện tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của CP 20-25% trong năm 2010.

1.2 Nghiệp vụ kết hối

-Là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối.

- Biện pháp này được áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối.

-Mục đích chính của biện pháp này là tăng cung ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội tệ.

Ví dụ:Năm 1997 do ảnh hưởng của khủng hoản tiền tệ nên các doanh nghiệp đều giữ ngoại tệ làm cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối CP ra quyết định 197/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cu trú là các tổ chức với tỷ lệ kết hối bắt buộc là 80%.Sau một thời gian khi tình hình ngoại tệ đã bớt căng thẳng hơn thì 30/8/1999 CP đã có quyết định giảm tỷ lệ kết hối xuống còn 50% sau đó xuống 30%.

-Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng người mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm mua ngoại tệ .Tất cả các biện pháp này để giảm áp lực thiếu hụt ngoại tệ, tránh đầu cơ và giữ cho tỷ giá cố định.

-Thực tế cho thấy việc sử dụng nghiệp vụ hành chính kết hối ngoại tệ đưa lại nhiều điều tiêu cực như sau:

 Vi phạm quy chế của Việt Nam khi gia nhập WTO về việc không được sử dụng phương pháp hành chính trong điều hành tiền tệ.

 Thiệt hại cho các nhà xuất khẩu do khi kết hối thì tỷ giá quy đổi VND/ngoại tệ sẽ thấp hơn mức thị trườnggây ra tâm lý mất niềm tin trong thị trường.Đồng thời như vậy thì các nhà nhập khẩu sẽ được lợinhập siêu tăng nền sản xuất trong nước bị phá huỷ dần dần.

 NHTM không đủ USD để cung cấp cho các nhà nhập khẩu nếu kết hối VND/USD vì khi đó các nhà xuất khẩu sẽ chuyển sang thu các loại ngoại tệ khác khi xuất hàng.Điều này lại dẫn đến sự mất cân bằng cung cầu ngoại tệ.

 Việc kết hối giữ tỷ giá VND/ngoại tệ thấp sẽ làm giới đầu cơ tích cực tích trữ ngoại tệ được kết hối dẫn tới cung cầu ngoại tệ mất cân bằng.

 Giao dịch qua NHTM gây cho các nhà xuất khẩu nhiều thiệt hại thì họ sẽ chọn các kênh phi ngân hàng để thực hiệ giao dịch như thị trường chợ đen, buôn lậu… dẫn đến không thể quan lý.

Vì những điểm tiêu cực như vậy cho nên trước khi tính đến biện pháp kết hối thì chúng ta nên xem xét cá biện pháp khác như sau để giảm căng thằng ngoại tệ :

-Điều chỉnh tỷ giá,tăng cung ngoại tệ bằng cách khuyến khích xuất khẩu, tăng xuất khẩu lao động, tăng nguồn kiều hối, giảm thủ tục hành chính, tăng lượng tiền mặt đem vào trong nước không phải khai báo, vấn đề sử dụng hiệu quả vốn ODA-FDI, giảm cầu ngoại tệ trong các hoạt động xa xỉ như mua sắm hàng không cần thiết.

-Quản lý hiệu quả thị trường tự do, quản lý hợp đồng kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, các đại lý thu đổi tiền tệ.

-Xem xét lại các chính sách đã ban hành, chính sách bán dự trữ ngoại hối.

2.Các công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá

2.1 Lãi suất chiết khấu

-Lãi suất chiết khâu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này.Lãi suất tái chiết khâu là một công cụ của chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng cung tiền và nó có tác động đến tỷ giá hối đoái.Đây là một công cụ điển hình đạt được nhiều hiệu quả cao trong các công cụ tác động gián tiếp đế tỷ giá.

-Khi dự trữ tiền mặt giảm xuống gần bằng với tỷ lệ an toàn tối thiểu thì NHTM cần cân nhắc việc có nên tiếp tục cho khách hàng hay không và chi phí của các khoản cho vay đó khi nhu cầu rút tiền của các khách hàng cũ tắng cao đột biến (nếu xảy ra) như thế nào.

Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thì trường thì các NHTM sẽ tiếp tục cho vay cho đến khi tiền mặt dự trữ đạt đến tỷ là an toàn tối thiểu bởi vì nếu xảy ra trường hợp các ngân hàng này thiếu tiền thì chính họ sẽ đi vay của NHTW về để thanh toán lại cho khách hàng mà vẫn không bị lỗ.

Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường thì các NHTM sẽ không mại hiểm cho vay quá nhiều mà sẽ hạn chế lại các khoản tín dụng sao cho đảm bảo khả năng thanh toán.

 NHTW có thể tăng lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường NHTM giảm cho vaycung tiền giảm tác động đến tỷ giá ; giảm lãi suất chiết khấu nhỏ hơn lãi suất thị trường NHTM tăng cho vaycung tiền tăngtác động đến tỷ giá.

-Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu thì mặt bằng lãi suất thị trường sẽ tăng hấpdẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm nội lên giá và ngược lại.

-Tăng lãi suất chiết khấu ở tình hình Việt Nam là một biện pháp hiệu quả để giúp cho các ngân hàng có thể chủ động trên thị trường tránh việc dựa dẫm vào NHNN đồng thời giúp cho việc gom các khoản tiền dư thừa do dân cư đang nắm giữ để hạn chế lạm phát nếu có nguy cơ xảy ra.Ngoài ra thì lãi suất chiết khấu có thể được sử dụng để phát triển các khu vực, ngành kinh tế yếu kém khi cho các khu vực đó được hưởng lãi suất thấp.

-Cho đến hiện nay tại VN thì theo quyết định 316/TB-NHNN 25/08/2010 của thống đóc NHNN lãi suất chiết khấu là 6%.

2.2 Thuế quan

-Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩucầu ngoại tệ giảmnội tệ lên giá (và ngược lại).Vì vậy cho nên không nên áp đặt một mức thuế quá cao sẽ dẫn tới khả năng xuất khẩu bị giảm sút (do nội tệ lên giá), thuế quan cũng gây ra tệ nạn buôn lậu, thuế càng cao buôn lậu càng tăng và những điều này làm giảm phúc lợi chung do đó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế.

-Đối với những nước có nền sản suất non trẻ thì thuế quan cũng là một cách để bảo hộ trước sự tấn công của hàng hoá các nước khác.

-Chính sách thuế quan trong điều kiện hội nhập hiện nay là các nước dần dần giảm bớt các mức thuế quan theo các hiệp định đa phương và song phương.Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan là một xu hướng trong mấy thập kỷ gần đây.Sự hình thành các liên minh thuế quan đã góp phần làm tăng trao đổi thương mại giữa các quốc gia và lợi ích của các quốc gia trong liên minh thuế quan được thực hiện trên nguyên tắc “cân bằng lợi ích”.

-Tình hình về thuế quan tại Việt Nam được tóm tắt những nét như sau

 Cần đơn giản hoá quy trình cũng như các biểu thuế để phù hợp với nhu cầu hội nhập.

 Cần ban hành các loại thuế như “thuế bán phá giá”, “thuế chống trợ cấp”… để phản kháng lại các “cuộc tấn công thương mại” núp bong “tự do thương mại” mà điển hình là sự tấn công thương mại của trung quốc vào Việt Nam đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất trong nước.

 Vấn đề nợ thuế kéo dài đã tạo điều kiện cho các tổ chức tìm cách trốn thuế, chay ì không chịu đóng thuế.Cần nâng cao khả năng quản lý.

 Trình độ nhận thức của người đóng thuế.

2.3 Hạn ngạch

-Hạn ngạch (hạn chế số lượng) là quy định một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức giấy phép.

-Hạn nghạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu do đó có tác dụng lên tỷ giá tương tự như thuế quan.Dỡ bỏ hạn nghạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.

-Hiện nay các nước ít sử dụng hạn nghạch mà sử dụng thuế quan để thay thế cho hạn nghạch và đây cũng là quy định khi gia nhập WTO.

-Hạn nghạch nhập khẩu:

 Đưa đến số lượng hạn chế của nhập khẩu, gây ra ảnh hưởng đến giá cả nội địa của hàng hoá

 Có tác động tương đối giống thuế nhập khẩu

 Dẫn đến sự lãng phí nguồn lực xã hội

 Không đem lại thu nhập cho chính phủ nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho người xin được giấy phép nhập khẩu từ chính phủ.

-Tác động của hạn nghạch

 Giá nội địa của hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên

 Lãng phí nguồn lực xã hội

 Có sự phân phối lại thu nhập

 Chính phủ không nhận được khoản thu về thuế (trừ hạn nghạch thuế quan)

 Có thể biến một doanh nghiệp thành một nhà độc quyền.

Ví dụ: Trong tháng 7/2010 Bộ công thương đã bổ sung lượng hạn nghạch thuế quan nhập khẩu đường tinh luyện và đường thô năm 2010 lên 100.000 tấn.Trước đó bộ này đã ra hạn nghạch lần 1 là 50.000 tấn.

2.4 Giá cả

-Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất.Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất tăng, làm tăng cung ngoại tệnội tệ lên giá.Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩunội tệ giảm giá.

-Trợ cấp chia làm 2 loại: trực tiếp bổ trợ tức là trực tiếp chi tiền cho nhà xuất khẩu và gián tiếp bổ trợ tức là ưu đãi về tài chính về một số mặt hàng cho nhà xuất khẩu như ưu đãi về thuế trong nước, thuế xuất khẩu…..

-Đây được xem như là một thủ đoạn để lũng đoạn thị trường thế giới.

2.5 Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM

-Khi thị trường khan hiếm ngoại hối thì NHTW có thể tăng dự trữ ngoại hối đối với các khoản ngoại tệ huy động được của các NHTMchi phí huy động ngoại tệ tăng caocác NHTM phải hạ lãi suất huy động để tránh bị lỗkhiến cho việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn so với việc nắm giữ nội tệtăng cung ngoại tệ trên thị trường.

Ví dụ: ngày 18/1/2010 NHNN đã có quyết định 74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.Theo đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đã giảm mạnh cụ thể tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; giảm mạnh so với mức 7% áp dụng từ 1/1/2009.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là 3%).

Lý giải cho điều này là vì 7 tập đoàn tổng công ty nhà nước đã bán ngoại tệ dẫn đến tình hình ngoại tệ đã bớt căng thẳng, việc giảm tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bắt buộc này sẽ giúp cho các NHTM có đủ ngoại tệ phục vụ cho thị trường.

2.6 Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: