Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tại sao phải nghiên cứu kinh tế học vĩ mô?

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong đời sống hằng ngày, con người cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vật chất và tinh thần. Nhu cầu của con người ngày càng tăng trong khi nguồn lực thì chỉ có hạn. Vì vậy, để tồn tại con người không còn cách nào khác là tiến hành các phương thức phân chia nguồn lực khan hiếm đó nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao.

Từ đó, các nhà kinh tế học đã cho hình thành một khái niệm là kinh tế học. Nó là một bộ môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia kinh tế nói riêng. Vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền kinh tế hay các đơn vị kinh tế phải lựa chọn. các nhà kinh tế cho rằng kinh tế học chính là “Khoa học của sự lựa chọn”.

Bộ phận của kinh tế học gồm: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Trong đó kinh tế học vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế tổng thể của một quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu kinh tế học vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ.

NỘI DUNG

I. Sơ lược về kinh tế học vĩ mô:

1. Khái niệm:

Kinh tế vĩ mô là bộ môn khoa học nghiên cứu hoạt động nền kinh tế với tư cách là một tổng thể.

Đây là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề của nền kinh tế tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế của “Một bức tranh lớn”.

2. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những cái gì? 

Kinh tế học Vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung, cán cân thương mại, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, các chính sách kinh tế (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập…).

Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Trong kinh tế vĩ mô, chúng ta sẽ khảo sát mỗi biến số ứng với mỗi khoảng thời gian khác nhau: Hiện tại, ngắn hạn, và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian lại đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến số kinh tế vĩ mô này. 

3. Phương pháp nghiên cứu:

 Các nhà kinh tế học nghiên cứu kinh tế học vĩ mô một cách khách quan. Khi nghiên cứu các nhà kinh tế sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế, mô hình kinh tế lượng,…

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu phân thành:

-Phương pháp quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát.

-Phương pháp sử dụng các mô hình.

II. Tại sao phải nghiên cứu kinh tế học vĩ mô?

1. Nghiên cứu kinh tế vĩ mô với tư cách là một tổng thể:

Nền kinh tế nhà nước là một nền kinh tế tổng thể, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản như: lạm phát, thất nghiệp, sản lượng bình quân,… theo thời gian.

Các nhà kinh tế học vĩ mô thu nhập số liệu, giá cả và nhiều biến số kinh tế khác nhau của một quốc gia theo từng thời kỳ. Sau đó họ tìm cách xây dựng những lý thuyết tổng quát, góp phần giải thích các số liệu này.

Các biến số kinh tế vĩ mô là những chỉ tiêu phản ánh rõ nét nền kinh tế của một quốc gia. Để đánh giá một nền kinh tế, các nhà khoa học thường sử dụng các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu sau:

-Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình. 

-Chu kỳ kinh tế (kinh doanh): là sự dao động của tổng sản phẩm quốc dân thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng lý thuyết (tiềm năng). 

-Thất nghiệp: khi những người trong độ tuổi lao động không có việc làm sẽ trở thành thất nghiệp. nạn thất nghiệp thực tế đã trở thành vấn đề nan giải của một quốc gia trong nền kinh tế thị trường. 

-Lạm phát: là sự tăng giá trung bình của hàng hóa dịch vụ theo thời gian. Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả, của toàn bộ hàng hóa cấu thành tổng sản phẩm quốc dân. Đây chính là GNP danh nghĩa trên GNP thực tế.

Nhìn chung, các biến số kinh tế có mối quan hệ mật thiết vói nhau không tách rời. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là thước đo cơ bản nhất đánh giá thành tựu của một nền kinh tế. Liên quan đến chu kỳ kinh tế là sự đình trệ sản xuất, thất nghiệp và lạm phát, nghiên cứu sự thiếu hụt sản lượng nhằm tìm ra các giải pháp ổn định kinh tế chống lại các chu kỳ kinh tế, thiếu hụt kinh tế về bản chất đó chính là lỗ hổng GNP. Khi một nền kinh tế tăng trưởng, có nghĩa là lực lượng lao động được sử dụng tốt hơn và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với việc lạm phát tăng lên và ngược lại. Trong thời kỳ ngắn hạn, thất nghiêp tỷ lệ nghịch với lạm phát còn trong dài hạn tỷ lệ thất nghiệp cơ bản phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát trong một thời gian dài. Các biến số kinh tế giải thích các vấn đề kinh tế cơ bản có liên quan đến nhau. Khi một vấn đề kinh tế xảy ra chúng sẽ kéo theo các vấn đề kinh tế khác.

Đứng trên vị trí nghiên cứu với tư cách là một tổng thể kinh tế. 

Ví dụ:

2. Các biến số kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của chúng:

2.1. Biến số kinh tế vĩ mô và đời sống xã hội:

Tất cả các biến số kinh tế vĩ mô đều đụng chạm đến cuộc sống của chúng ta. Như: Khi dự báo nhu cầu sản phẩm của chính mình, hội đồng quản trị ở các doanh nghiệp phải đoán xem thu nhập của người tiêu dùng tăng nhanh đến mức nào; Người già sống bằng thu nhập cố định thường băn khoăn về tốc độ tăng giá; Những công nhân thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm hi vọng nền kinh tế phục hồi và các doanh nghiệp tuyển thêm người… Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi thực trạng của nền kinh tế.

Để đánh giá được tầm quan trọng của kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế, chúng ta chỉ cần thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí, các phương tiện truyền thông,… với các mục đề như: Quỹ thu nhập cá nhân tăng 4%, ngân hàng và biến động kinh tế vĩ mô, giá vàng bất ngờ tăng mạnh,… hầu như không ngày nào là xuất hiện trên báo chí. Cho vd khác

Biến số kinh tế vĩ mô đánh giá được cuộc sống của người dân qua từng thời kỳ. Các số liệu thống kê các chỉ số kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, các doanh nghiệp các nhà kinh doanh,…

Ví dụ: 

Trong lạm phát, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, do công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính hạn chế. Do vậy, doanh nghiệp cần cơ cấu lại sản xuất, tập trung vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mình có lợi thế cạnh tranh, thâm dụng lao động (lạm phát tăng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ diễn ra, cần sử dụng lực lượng lao động giá rẻ, có tay nghề để giải quyết bài toán an sinh). Để cân bằng cán cân tiền - hàng, giải quyết lạm phát phải có lộ trình cụ thể. Song, cũng phải chấp nhận lạm phát, nhưng ở mức chịu đựng được của nền kinh tế để kích thích sản xuất phát triển.

2.2. Biến số kinh tế vĩ mô và chính sách phát triển kinh tế của chính phủ:

Các chính sách kinh tế vĩ mô là biến số kinh tế vĩ mô chịu sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của chính phủ. Thay đổi các chính sách này sẽ có tác động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô  của nhà nước. Đó là các mục tiêu sau:

•Mục tiêu sản lượng.

•Mục tiêu công ăn việc làm.

•Mục tiêu ổn định giá cả.

•Mục tiêu kinh tế đối ngoại.

•Mục tiêu phân phối công bằng

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, nhà nước có thể sử dụng nhiều chính sách khác nhau. Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu:

•Chính sách tài khóa.

•Chính sách tiền tệ.

•Chính sách thu nhập.

•Chính sách kinh tế đối ngoại.

Các chính sách của chính phủ thông qua các kế hoạch đầu tư phát triển, các nghị quyết của chính phủ,… những chính sách đó là công cụ để Nhà nước quản lý và phát triển nền kinh tế.

Ví dụ: 

Ngày 24/2/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, sẽ mạnh tay thắt chặt đầu tư công, không rót vốn đầu tư đối với dự án mới chưa bức thiết.

Biến số kinh tế vĩ mô cũng phản ánh rõ nét và trung thực nhất về hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước được triển khai qua từng thời kỳ (năm). Những chính sách kinh tế của nhà nước có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân với những bất ổn trong nền kinh tế hiện nay như: lạm phát tăng nhanh, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đồng tiền mất giá,… đã khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn, đặc biệt là đối với những người thu nhập thấp, những người sống dựa chủ yếu vào trợ cấp của chính phủ ( người già neo đơn, người tàn tật,…). Sự yếu kém của nhà nước trong các chính sách kinh tế không chỉ làm hao tổn nguồn lực quốc gia rất lớn mà còn làm suy giảm niềm tin của người dân đối với các môi trường chính sách vào năng lực quản trị vĩ mô.

Ví dụ:

Chỉ số CPI và GDP của Việt Nam qua 3 giai đoạn phát triển kinh tế

( Đơn vị: %)

CPIGDP

1996 – 20003,46,96

2001 – 20055,17,51

2006 – 201011,47,2

Như vậy, trong vòng 5 năm, tính cộng dồn đơn giản, lạm phát đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%. Chưa tính đến việc phân bổ lợi ích tăng trưởng có xu hướng tập trung cho nhóm người giàu và đầu cơ, chỉ hai con số nêu trên đã đủ chứng tỏ thu nhập thực tế và mức sống thực của người dân, nhất là tầng lớp nghèo, bị giảm sút rất mạnh.

Năm 2010, kinh tế việt nam có sự phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II 6,4%, quý III tăng lên 7,14%, quý IV là 7,41%. Đến năm 2010, tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 41% GDP thì tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,7%, chỉ số ICOR đã tăng tới mức quá cao trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Khi kinh tế thế giới bị suy trầm thì đà sa sút của Việt Nam lại không quá nặng vì kinh tế vẫn tăng trưởng hơn 5% vào năm 2009, là năm mà lợi tức bình quân một đầu người đã vượt cái ngưỡng tâm lý là 1.000 Mỹ kim một năm. Tuy nhiên, nguồn đầu tư quá lớn trong khi hiệu quả đầu tư không cao; sự yếu kém trong môi tường đầu tư; nhập siêu quá lớn trong khi xuất khẩu không tăng, nhập khẩu thì vẫn quá nhiều để duy trì nhịp độ sản xuất khiến giữ trữ ngoại tệ trong nước bị bào mỏng – chỉ còn 14 tỷ đô la giữ trữ. Đó là bất trắc về cơ cấu kinh tế vĩ mô, thứ nhất là sự thiếu quân bình, thứ hai là khả năng đối phó quá yếu của chính quyền.

Vì vậy, sự quản lý của nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô đã tác động trực tiếp lên các hoạt động kinh tế và đời sống của người dân. Nền kinh tế phát triển đi lên hay đi xuống đều do sự quản lý của nhà nước và hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô mang lại.

3. kinh tế học vĩ mô là một bộ môn khoa học chưa hoàn thiện:  

Kinh tế học vĩ mô là một ngành khoa học non trẻ và chưa hoàn chỉnh. Khả năng dự báo của các kinh tế vĩ mô về đường hướng phát triển tương lai của các sự kiện kinh tế chưa thể nắm vững hoàn toàn. Song, như các bạn sẽ thấy, chúng ta biết khá nhiều về phương thức hoạt động của nền kinh tế.

Mục tiêu của chúng ta trong việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô không phải chỉ dừng lại ở phạm vi lí giải các biến cố kinh tế, mà còn nhằm cải thiện chất lượng của chính sách kinh tế. Các công cụ tài chính và tiền tệ của chính phủ có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế - bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực – và khoa kinh tế vĩ mô giúp cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá những chính sách khác nhau. Nhà kinh tế vĩ mô phải nghiên cứu nền kinh tế như nó đang tồn tại và suy ngẫm xem chúng ta nên làm gì để cải thiện nó.

KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận trên, có thể nói rằng kinh tế học vĩ mô tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta.

Nghiên cứu kinh tế học vĩ mô, xây dựng các chính sách phát triển kinh tế hoàn thiện đưa nền kinh tế phát triển bền vững là mục tiêu của các quốc gia hiện nay. 

Mặc dù bộ môn khoa học kinh tế học vĩ mô còn non trẻ và chưa hoàn thiện. Nghiên cứu kinh tế học vĩ mô là công việc vô cùng quan trọng, cần thiết để hoàn chỉnh bộ môn và nắm vững hơn các phương thức hoạt động kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #uttit