Nguyễn Tuân- Ngừơi lái đò sông Đà
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
1. Nguyễn Tuân từng muốn mỗi ngày đều có "cái say của rượu tân hôn", kì vọng mỗi trang đời là một trang nghệ thuật. Luôn luôn đổi mới cảm giác, nhận thức cũng như phương châm cảm thụ cái đẹp, ông coi đời là những “ trang hoa” luôn mở dưới ánh sáng nghệ thuật mới. Và chuyến đi Tây Bắc của nhà văn sau Cách mạng là một " trang hoa" như thế. Để từ đây vẻ đẹp thiên nhiên và con người được mở ra " dưới ánh sáng nghệ thuật" của " Người lái đò Sông Đà". Tác phẩm khắc họa về vẻ đẹp " hung bạo trữ tình" của con sông và vẻ đẹp " tài hoa trí dũng" ở con người trong cái nhìn đôn hậu tha thiết của Nguyễn Tuân.
2. Một thời xưa cũ, sống trong cảnh mất nước " thiếu quê hương", nhà văn Nguyễn Tuân lúc nào cũng bơ vơ, day dứt "thầm lén mà yêu thương, mà ngợi ca đất nước muôn vẻ, muôn hình của mình”. Và khi Đất nước giải phóng, nhà văn đã được thỏa lòng với thú miêu tả, thể hiện non sông muôn màu “Sức mạnh của đất nước luôn luôn hiện hình trên từng tấc gang đường xa”. Và " Người lái đò sông Đà" là áng văn viết về thiên nhiên và con người " trên từng tấc gang đường xa" như thế. Tác phẩm mang vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động miền Tây Bắc.
3. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng viết như một sẻ chia: " Mỗi khi cầm bút ướm thử lên tờ giấy trắng trong tinh khiết, tôi cảm thấy sung sướng vô vàn, sung sướng đến chảy nước mắt ra". Phải chăng đó là lí do mà ông thú nhận "tưởng như có thể chết ngay được nếu mất đi quyền viết". Và từ niềm hân hoan đối với mỗi phút giây được sáng tạo như thế mà Nguyễn Tuân viết nên "Người lái đò sông Đà". Tác phẩm là kết quả chuyến đi để kiếm tìm “chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc” và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người nơi đây.
4. Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ,của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội...Và "Người lái đò Sông Đà" là áng văn hội tụ đầy đủ những tính chất đấy. Một tùy bút mang phong cách tự do phóng túng của Nguyễn Tuân với những phát hiện tinh tế về thiên nhiên và con người Tây Bắc.
5. Nhà văn lớn Nguyễn Tuân được mệnh danh là “Người săn tìm cái đẹp”hoặc “Người đi tìm cái đẹp, cái thật”. Trên trang sách của ông trước Cách mạng, chúng ta bắt gặp một "Chữ người tử tù" với nghệ thuật cổ thanh cao của một nền văn minh xưa cũ. Và có cơ hội nhìn ngắm thêm sau Cách mạng tháng Tám con sông thơ mộng và dữ dội đã trở thành dòng chảy huyền thoại, người lái đò vật lộn thác lũ đã trở thành dũng sĩ – nghệ sĩ nhờ ngòi bút tài hoa của nhà văn qua "Người lái đò Sông Đà".
♥️✒Một số trích dẫn về chuyện " xê dịch ", về những chuyến đi có thể sử dụng khi mọi người viết tới " Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân hoặc dùng trong NLXH về trải nghiệm sống nhé
1. “Con người không dẫn dắt các chuyến đi, các chuyến đi dẫn dắt con người.” – John Steinbeck
2. "Xê dịch sẽ giết chết thành kiến, cố chấp, và bảo thủ.” – Mark Twain
3. “Tôi hoàn toàn thay đổi sau khi đã nhìn thấy ánh trăng chiếu soi ở nửa bên kia thế giới.” – Mary Anne Radmacher
4. ” Kẻ lữ hành mà không quan sát thì chẳng khác nào một con chim mà không có cánh.” – Moslih Eddin Saadi
5. “Chỉ có người lang thang mới tìm ra những con đường mới.” – Tục ngữ Na Uy
6. “Dù chúng ta lang thang khắp thế giới để tìm cái đẹp, nếu không mang theo nó bên mình, ta sẽ chẳng thể tìm được nó đâu.” – Ralph Waldo Emerson
7. “Đi càng xa, tôi càng tiến gần đến bản thân mình.” – Andrew McCarthy
8. “Tất cả những người hay mơ mộng đều biết rằng hoàn toàn có thể nhớ nhung một nơi hoàn toàn xa lạ, và thậm chí nhớ nhung nhiều hơn cả những vùng đất quen thuộc.” – Judith Thurman
9. “Những người sống nhìn thấy nhiều điều. Những kẻ lữ hành còn nhìn thấy nhiều hơn. “- Tục ngữ Ả Rập
10. “Phiêu lưu thật đáng giá.” – Aristotle
11. “Đích đến của chúng ta không phải là một vùng đất, mà là một cách nhìn mới.” – Henry Miller”
12.Kẻ lữ hành giỏi không có lịch trình cố định, và cũng chẳng có ý định cập bến.” – Lão Tử
13.Có một loại phép thuật đó là đi xa hơn nữa sau đó trở về và hoàn toàn thay đổi.” – Kate Douglas Wiggin
“… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).
“… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói- “hung bạo và trữ tình…” .( Nguyễn Đăng Mạnh).
“… Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”. (Nguyễn Đăng Mạnh).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro