Mở bài cho thơ
Mục lục
1. THƠ LÀ TÌNH CẢM, CẢM XÚC
2. SỨC SỐNG CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
3. VĂN HỌC VƯƠN ĐẾN CÁI CHÂN, THIỆN, MỸ
4. TÍNH NHÂN ĐẠO TRONG VĂN CHƯƠNG
5. PHONG CÁCH CỦA NHÀ VĂN
1. Thơ là tình cảm, cảm xúc
Âm điệu những vần thơ tự bao giờ đã ngân vang trong trái tim tôi. Là giọng ru ngọt ngào của mẹ, là câu thơ dậy lên màu xanh mướt của ruộng đồng, là tiếng ca lảnh lót của niềm yêu đời. Mỗi bài thơ mở ra một hình sắc riêng, một cảm xúc riêng về thế giới. “Từ đây bạn có thể liên hệ đến một câu nhận định về thơ là tình cảm nồng cháy mãnh liệt của ai đó.”
Hay :
Biển cả nghìn năm không ngừng dào dạt sóng. Sóng biển có lúc êm đềm nhưng cũng có khi thét gào dữ dội. Tâm hồn con người cũng như biển vậy. Thi nhân xúc cảm trước cuộc đời mà viết nên thơ. Con sóng lòng tràn bờ, tràn trên con chữ thành thơ.”Từ đây bạn có thể liên hệ đến một câu nhận định về thơ là cảm xúc, tình cảm”.
Hoặc :
Từ khi Ađam và Eva sinh ra trong khu vườn của chúa, con người đã có bao nỗi niềm cần gửi gắm. Kể từ khi con người cất lên tiếng gọi đầu tiên, đã có bao điều muốn tỏ bày. Sẻ chia cùng con người, thơ đến như một người bạn trải mình lắng nghe con người tâm sự. Tố Hữu từng nói : ” Thơ chỉ bật ra khi cuộc sống đã đủ đầy”.
2. Sức sống của một tác phẩm văn học
Cuộc sống trôi đi, bốn mùa luân chuyển, sinh vật cứ bị cuốn trôi vào vòng xoay của tạo hóa. Sinh ra, tồn tại, rồi lại tan biến vào hư vô. Có chăng còn lại với đời chỉ là cái đẹp, phải thế chăng mà vượt qua bao sự băng hoại của thời gian, những tác phẩm văn học vẫn cháy lên một sức sống mãnh liệt với đời như thể để chứng minh một sự thiên vị của tạo hóa. “Từ đây bạn có thể liên hệ đến một câu nhận định về văn chương, sức sống còn neo đậu trong lòng người đọc”.
Văn học là cuộc sống
Hay :
” Diệp phong một chiều lá cuốn
Địa đàng rơi lệ tiếc thương
Bình minh sau ngày khuất dấu
Nhân sinh rực rỡ nào lâu? “
Những câu thơ của Robert Frost vào những ngày chuyển thu như một lời thì thầm buộc con người phải suy ngẫm. Nó như một lời gợi nhắc về sự xoay chuyển, chênh vênh vô định của con người trong cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Thế nhưng đôi khi chính chúng ta lại vô tình lãng quên rằng vẻ đẹp thật sự của giá trị tâm hồn ấy đang nằm trong tay ta.
3. Văn học vươn đến cái chân thiện mỹ
Tâm hồn giống như một khúc nhạc, và khi được thể hiện qua ngôn từ, thì nó trở thành văn hương. Bởi vậy, khi những làn sóng từ cuộc đời nối tiếp nhau xô vào tâm hồn ta thì chính văn chương sẽ là cái đau xót, nhức nhối, hay cả những hài lòng, khon khoái cất lên từ sự va đập với những cái xấu xa của cuộc đời, khi thể hiện một tiếng nói của trái tim ấm nóng những kì vọng và khát khao vươn tới cái đẹp. Hay nói cách khác, văn học chân chính ngay cả khi nói cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm để thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện. Từ đây bạn có thể liên hệ đến một câu nhận định về văn học luôn hướng con người đến cái đẹp, cái thiện”.
Hay:
Có một câu chuyện kể rằng: Khi một tên trộm đánh cắp được chiếc va-li một người già có, hắn đã thấy trong đó một quyển truyện. Đọc xong quyển truyện ấy, cảm động với nhân vật trong truyện, ông đã trả lại cái va-li với một lời cảm ơn và đi đầu thú. Câu chuyện có phần hơi phóng đại nhưng cũng thể hiện rõ khả năng giáo dục của văn chương “nâng con người lên”.
4. Tính nhân đạo trong văn chương
Cuộc sống có bao điều ta nâng niu trân trọng. Bạn rất yêu bức phù điêu tạc chân dung vị thần công lí, người khác lại yêu cái sắc vòng rực rỡ như gói tâm tình của người nghệ sĩ trong mùa thu vàng của lê-vi-tan. Riêng tôi, tôi lại yêu những khám phá mới mẻ, những phát hiện sâu sắc đậm tính nhân đạo về con người qua mỗi tác phẩm nghệ thuật.Từ đây bạn có thể liên hệ đến một câu nhận định về tính nhân đạo trong văn học.
5. Phong cách của nhà văn
Như cây đàn mất đi một dây, vườn hoa mất đi những bông hoa giàu hương sắc, như bầu trời thiếu vắng những vì sao, không có Huy-gô, Ban-dắc, Puskin hay Nguyễn Du, Nguyễn Tuân, Nam Cao… nền văn học của nhân loại sẽ trống trải biết nhường nào. Bởi lẽ những tác giả ấy thực sự đã tìm được”giọng nói riêng của mình”. Và đó chính là điều còn lại đối với mỗi nhà văn, điều làm nên vị trí của họ trong lòng người đọc.
Hay :
Ai đó từng nói rằng hoa hồng ở lai giữa cuộc đời nhờ hương thơm say đắm, không nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan; loài chim sơn tước ở lại giữa đời bởi tiếng hót thiết tha vút lên giauwx dàn đồng ca của rừng núi. Câu chuyện ấy gợi nhắc trong lòng người đọc nỗi băn khoăn:“Có phải điều còn lại với mỗi nhà văn chính là giọng điệu của riêng mình”.
Hoặc :
Có ai đó từng ví mỗi nhà văn như một loài hoa một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên một giọng hót riêng. Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra được giọng hót, một hương thơm riêng của mình. Bởi lẽ điều còn lại đối với mỗi nhà văn, chính là giọng nói riêng của mình.
6. Thơ là ngôn từ
Người Nhật tin rằng mọi sự vật trên đời này đều có linh hồn. Kể cả ngôn từ. Mình thì tin rằng, những gì kiến tạo bởi tình yêu thương thì có sức mạnh lớn lao để bao dung và sưởi ấm tâm hồn con người. Có những tác phẩm mà ngôn từ của nó được dệt nên từ niềm thương cảm và bao dung sâu sắc với thi nhân, khi ta đọc lên, từng câu từng chữ vang vọng dịu dàng ùa vào tâm trí, mơn man khắp tâm hồn, đánh thức những mảng màu băng giá trong trái tim và xoa dịu những vết thương ta mang trong lòng.Từ đây bạn có thể liên hệ đến một câu nhận định về ngôn từ trong thơ.
7. Văn học là cuộc đời
Văn học phải chăng cũng tựa bản nhạc mà nhạc sĩ Eđua Grigow viết tặng nàng Đanhi – điệu nhạc du dương rạo rực phập phồng hơi thở cuộc đời, như tiếng tù và vang vọng cảnh rừng thông, tiếng gió reo ca trong những dây buồm… nơi thành phố Becghen, quê hương nàng. Văn học là cuộc sống, là kết tinh muối mặn cuộc đời. Vậy phải chăng công việc của nhà văn nhất thiết chỉ cần đơn thuần dựa trên sự quan sát chính xác, không cần đến sáng tạo, tưởng tượng? Cũng như nhiều nhà văn khác, Maupassant hoàn toàn bác bỏ ý..
Văn học là tấm gương phản chiếu
Vận mệnh đời người xoay vòng với những chọn lựa và quyết định. Mỗi một người khi đứng trước bất kì sự việc gì đều đặt vào trong những hoàn cảnh, những chuẩn mực của xã hội để đánh giá, xem xét. Con người có rất nhiều lúc muốn được sống. được chọn thật ” bản năng” như chính mình để vươn đến một chân trời mới. Nhưng cũng chính họ lại lo sợ, lại hoang mang, lo lắng vì mỗi ám ảnh…
1. THƠ LÀ TÌNH CẢM, CẢM XÚC
2. SỨC SỐNG CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
3. VĂN HỌC VƯƠN ĐẾN CÁI CHÂN, THIỆN, MỸ
4. TÍNH NHÂN ĐẠO TRONG VĂN CHƯƠNG
5. PHONG CÁCH CỦA NHÀ VĂN
6. VĂN HỌC LÀ NGÔN TỪ
7. VĂN HỌC LÀ CUỘC
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro